Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vật lý lớp 6: Lý thuyết kiểm tra 1 tiết học kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.54 KB, 3 trang )

BÀI GIẢNG: KIỂM TRA MỘT TIẾT – HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÍ LỚP 6
CÔ GIÁO: NGUYỄN THỊ LOAN – GV TUYENSINH247.COM

I: Trắc nghiệm
Câu 1. Trong các câu sau, câu nào là không đúng?
A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực
C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực
D. Ròng rọc động không có tác dụng làm thay đổi hướng của lực
Câu 2. Các tấm lợp mái nhà thường có dạng lượn sóng vì :
A. Để khi co dãn vì nhiệt, mái nhà không bị hỏng

B. Để trang trí.

C. Để ít tốn nguyên liệu.

D. Để dễ lợp

Câu 3. Cái khuy vỏ chai nước ngọt thực chất là một
A. Mặt phẳng nghiêng

C. Đòn bẩy

B. Ròng rọc

D. Palăng

Câu 4. Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng:
A. Bay hơi


C. Đông đặc

B. Nóng chảy

D. Dãn nở vì nhiệt.

Câu 5. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật tăng.

B. Thể tích của vật tăng.

C. Khối lượng của vật tăng.

D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng

Câu 6. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
A. Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên.

B. Vỏ bóng bàn nóng lên nở ra

C. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra

D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng.

II: Tự luận
Câu 1: Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ:
a. Xác định đâu là ròng rọc cố định, đâu là ròng rọc động.
b. Để kéo quả nặng có trọng lượng P = 20N lên cao bằng hệ thống ròng rọc này thì lực kéo nhỏ nhất là bao
nhiêu?


1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử
- Địa – GDCD tốt nhất!


Câu 2:
a. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất.
b. Người ta dùng một đai tròn bằng sắt để đánh đai cho một bánh gỗ. Tại sao phải nung nóng đai trước khi
vào đai?
Câu 3: Cho nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể như hình vẽ.
a. Xác định giới hạn đo của nhiệt kế.
b. Nhiệt độ cơ thể lúc đó là bao nhiêu oC?

2

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử
- Địa – GDCD tốt nhất!


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
I: Trắc nghiệm
1.B

2.A

3.C

4.D


5.B

6.C

II: Tự luận
Bài 1:
a)

(1) là ròng rọc động
(2) là ròng rọc cố định

b) Ròng rọc động giúp giảm lực kéo đi một nửa so với khi kéo trực tiếp vật nên lực kéo cần bỏ ra để kéo vật
nặng 20N là F= 10N
Bài 2:
a) Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
- Các chất rắn, chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
- Các chất khí nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng và chất khí
b) Khi nung nóng, đai sắt nở rộng ra nên vào đai sẽ dể dàng, khi nguội đai sắt co lại và siết chặt vào bánh gỗ
Bài 3:
a) Giới hạn đo là từ 35 đến 42oC
b) 39,6oC

3

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử
- Địa – GDCD tốt nhất!




×