Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 6: Đề thi hoán dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.17 KB, 2 trang )

THI ONLINE_HOÁN DỤ
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Môn: Văn – lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Mục tiêu:
- Học sinh nắm được khái niệm hoán dụ
- Học sinh nhận biết được hoán dụ trong câu và nhận thấy điểm giống nhau, khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
Câu 1: (ID: 218837) Nhận biết
Thế nào là hoán dụ? có những loại hoán dụ nào?
Câu 2: (ID: 218838) Vận dụng
Xác định biện pháp hoán dụ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào?
a.
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
b.
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân.
c.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
d.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
e.
Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.
Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu.
Câu 3: (ID: 218839) Vận dụng cao
So sánh để thấy sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM



Câu 1

1

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Hoán dụ
Cách giải:
- Khái niệm: hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái
niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy bộ phận để gọi cái toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu cửa sự vật để gọi sự vật.

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Câu 2

Câu 3

2

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Hoán dụ.
Cách giải:
a. Mồ hôi (quá trình lao động vất vả, nặng nhọc): lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
b. Bắp chân đầu gối vẫn săn gân. (tinh thần kháng chiến dẻo dai): lấy cái cụ thể để gọi cái trừu
tượng.
c. Ba cây (biểu thị nhiều cây) : lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

d. Không sử dụng hoán dụ.
e. Miền Bắc, miền Nam (những người sống ở vùng đó): Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa
đựng.
Phương pháp: căn cứ nội dung bà Hoán dụ, Ẩn dụ. phương pháp phân tích, so sánh.
Cách giải:
- Giống nhau: gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
- Khác nhau:
+ Ẩn dụ: dựa vào mối quan hệ tương đồng, giống nhau.
+ Hoán dụ: dựa vào mối quan hệ tiệm cận, đi đôi. Cụ thể:
• Bộ phận – toàn thể.
• Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng.
• Dấu hiệu của sự vật – sự vật.
• Cụ thể - trừu tượng.

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×