Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Địa lý lớp 7: Bài giảng 3 BG bai 19 khi ap va gio tren trai dat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.94 KB, 1 trang )

y giáo: Vũ

BÀI GIẢNG: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
CHUYÊN ĐỀ: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
MÔN ĐỊA: LỚP 6
THẦY GIÁO: VŨ HẢI NAM - Tuyensinh247.com

1. Khí áp trên Trái Đất.
a) Khí áp
- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất
- Khí áp được đo bằng khí áp kế, khí áp trung bình chuẩn là 760mm thủy ngân (mặt nước biển).
b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất
- Trên bề mặt Trái Đất, khí áp được phân bố thành các đai khí áp cao, thấp từ xích đạo đến cực:
+ Áp thấp xích đạo và vòng cưực
+ Áp cao chí tuyến và cực
- Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau qua áp thấp xích đạo.
- Các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu.
2. Gió và hoàn lưu khí quyển.
- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.
- Hoàn lưu khí quyển là sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ
thống gió thổi vòng tròn.
- Các loại gió thường xuyên trên bề mặt Trái Đất là: gió tây ôn đới, gió tín phong và gió đông cực.
+ Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao chí uyến và áp thấp ôn đới
+ Gió tín phong thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo
- Do Trái Đất tự quay, các loại gió không thổi thẳng theo kinh tuyến mà bị lệch hướng.

TỔNG KẾT
- Khí áp là sức nén của không khí lên bề mặt đất, phân bố thành các đai khí áp.
- Không khí chuyển động từ áp cao về áp thấp tạo thành gió. Hệ thống gió thổi vòng tròn trên Trái Đất
gọi là hoàn lưu khí quyển.
- Tín phong và gió Tây ôn đới là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.



------------------ HẾT ------------------

1

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!



×