Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Sinh học lớp 7: 1 lí thuyết cá chép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.32 KB, 1 trang )

BÀI GIẢNG: CÁ CHÉP
CHUYÊN ĐỀ: LỚP CÁ - LỚP LƯỠNG CƯ - LỚP BÒ SÁT
MÔN SINH LỚP 7
GIÁO VIÊN: NGUYỄN ĐỨC HẢI - TUYENSINH247.COM
I. ĐỜI SỐNG
- Cá chép sống trong môi trường nước ngọt (hồ, ao, đồng, ruộng,…), ưa các vực nước lặng.
- Dinh dưỡng: Cá chép ăn tạp (ốc, giun, ấu trùng côn trùng, thực vật thủy sinh,…)
- Thân nhiệt: Nhiệt độ cơ thể cá chép không ổn định, phụ thuộc vào môi trường → động vật biến nhiệt.
- Sinh sản:
+ Cá chép đẻ trứng với số lượng lớn (15 – 20 vạn trứng) vào cây thủy sinh.
+ Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng, thụ tinh cho trứng → Thụ tinh ngoài.
+ Trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.
II. CẤU TẠO NGOÀI
- Thân hình thoi gắn với đầu thành khối vững chắc.
- Vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhày.
- Mắt không có mi.
- Vây cá có dạng như bơi chèo, gồm vây ngực và vây bụng (vây chẵn) và vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi (vây
lẻ), vây có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân.
→ Cá có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước.
III. CHỨC NĂNG CỦA VÂY CÁ
- Vây đuôi và khúc đuôi có vai trò chính trong việc giúp cá di chuyển.
- Đôi vây ngực và vây bụng giúp cá giữ thăng bằng, giúp cá bơi hướng lên trên hoặc xuống dưới, rẽ sang trái
hoặc sang phải, dừng lại hoặc bơi đứng.
- Vây lưng và vây hậu môn giúp cá giữ thăng bằng theo chiều dọc.
→ Các vây và cử động của đuôi phối hợp giúp ca di chuyển trong môi trường nước.

1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!




×