Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 7: Đề thi ý nghĩa văn chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.87 KB, 2 trang )

THI ONLINE_Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Môn: Văn – lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Mục tiêu:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương.
- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận của Hoài Thanh.
- Biết cách tìm hiểu một văn bản nghị luận.
- Tích hợp với một số kiến thức văn học, tiếng việt và tập làm văn được học.
Câu 1: (ID: 216851) Thông hiểu
Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Ý nghĩa văn chương.
Câu 2: (ID: 216853) Vận dụng
Trong văn bản Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh khẳng định:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù
phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm, rộng rãi đến trăm nghìn lần”.
(SGK Ngữ văn 7 – Tập 2, trang 61)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ?
Câu 3: (ID : 216855) Vận dụng
Từ văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu lên công
dụng của văn chương, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn.(Chỉ rõ câu rút gọn đó).
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Câu 1

1

Phương pháp: Dựa vào nội dung giáo viên đã dạy.
Cách giải:
* Nghệ thuật
- Lí lẽ, tình cảm, có cảm xúc, hình ảnh.


- Hệ thống luận điểm phong phú, chặt chẽ, thuyết phục.
* Nội dung
- Nguồn gốc của văn chương: lòng thương người, vạn vật
- Công dụng của văn chương:
+ Hình dung sáng tạo sự sống
+ Khơi gợi, luyện tình cảm.
- Khẳng định vai trò của văn nhân.

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Câu 2

Phương pháp: Dựa vào nội dung giáo viên đã dạy; phân tích
Cách giải: Có thể trình bày theo nhiều cách, song phải nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Người ta thường nói: học văn là học làm người, phải chăng văn chương đối với đời sống con
người thật vô cùng hữu ích?
- Đúng vậy! Nhà phê bình Hoài Thanh cũng nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta
không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Bởi văn chương là khoa học về tâm lí, tâm hồn con
người.
+ Nó gây cho ta những tình cảm không có nghĩa là nó khơi gợi trong ta những gì ta chưa có,
chưa biết. Chẳng hạn khi ta đọc những tác phẩm trong đó xây dựng được những nhân vật đẹp,
có tâm hồn trong sáng, có ước mơ, lí tưởng cao đẹp, có hành động trượng nghĩa… khiến ta thần
tượng, khâm phục và rất tự nhiên, những tấm gương đẹp ấy đã đi vào tâm hồn ta, tỏa sáng,
truyền thấm cho ta lí tưởng, ước mơ, hoài bão, khat vọng cao đẹp,…
+ Nó bồi dưỡng cho ta những tình cảm lớn lao như: lòng yêu thương con người, yêu gia đình,
yêu đất nước, yêu thiên nhiên, yêu lao động…
+ Nó không chỉ khơi gợi tư tưởng, tình cảm trong ta mà còn rèn luyện, bồi đắp cho ta những
tình cảm sẵn có để ta hoàn thiện mình hơn, sống tốt, sống đẹp, có ý nghĩa hơn.


Câu 3

Phương pháp: Dựa vào nội dung giáo viên đã dạy; phân tích.
Cách giải:
a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn có sử dụng câu rút gọn. Đoạn văn đúng chủ đề,
diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, đủ số câu (7 - 10 câu), chỉ ra được
câu rút gọn.
b.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh phải đảm bảo các ý sau
– Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha
+ Văn chương mang đế n cho ta những tiǹ h cảm ta chưa có, luyê ̣n những tiǹ h cảm sẵn có. (Dẫn
chứng)
+ Một người đọc văn chương có thể vui, buồn, mừng, giận cùng với cuộc sống trong văn
chương.
+ Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi
đến trăm nghìn lần.
+ Có văn chương mới thấy núi non, hoa cỏ đẹp, mới nghe tiếng chim, tiếng suối hay.
Đoạn văn phải có câu rút gọn, học sinh phải chỉ ra câu rút gọn đó

2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×