Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lịch sử lớp 9: Đề thi đảng cộng sản việt nam ra đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.3 KB, 6 trang )

THI ONLINE – ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945
MÔN LỊCH SỬ: LỚP 9
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔNTUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU
- Ghi nhớ những nội dung trọng tâm về hội nghị thành lập Đảng, Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị.
- Suy luận nguyên nhân triệu tập hội nghị thành lập Đảng, nội dung chính của Cương lĩnh và Luận cương, ý
nghĩa sự ra đời của Đảng.
- Phân tích, đánh giá điểm khác của Cương lĩnh và Luận cương, hạn chế của Luận cương.
- Liên hệ sự ra đời của các Đảng Cộng sản khác trên thế giới.

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

15 (100%)

6 (40%)

5 (30%)

3 (20%)

1 (10%)



PHẦN I: NHẬN BIẾT
Câu 1. Tại Hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam để thành
lập
A. Đông Dương Cộng sản đảng.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 2. Cương lính chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (đầu năm 1930) bao
gồm
A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt.
B. Chính cương vắn tắt, Sách lược tóm tắt, Điều lệ vắn tắt.
C. Chính cương tóm tắt, Sách lược tóm tắt, Điều lệ vắn tắt.
D. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt.
Câu 3. Ngày 24-2-1930, tổ chức cộng sản nào xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Đông Dương Cộng sản đảng.

B. An Nam Cộng sản đảng.

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Đông Dương cộng sản đoàn.

Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp và đường lối cách mạng Việt Nam?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.


B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.

C. Ba tổ chức cộng sản ra đời.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Câu 5. Luận cương chính trị của Đảng được thông qua tại
A. Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng (10-1930).
B. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930).
C. Đại hội lần thứ nhất BCH TW Đảng (3-1935).
D. Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng (5-1941).
Câu 6. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các nhân tố nào?
A. Phong trào công nhân, phong trào dân tộc dân chủ.
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
1


B. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
C. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phong trào công nhân.
D. Phong trào dân tộc dân chủ, phong trào yêu nước.
PHẦN II: THÔNG HIỂU
Câu 7. Điểm hạn chế lớn trong quá trình hoạt động của các tổ chức cộng sản là gì?
A. Đi chệch hướng chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

B. Tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.

C. Đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. Không muốn thành lập Đảng Cộng sản.


Câu 8. Nhân tố nào đã tạo nên làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước vào năm 1929?
A. Sự truyền bá sâu rộng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng.
C. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào nông dân.
D. Tác động của phong trào “tư sản hóa” cuối năm 1928.
Câu 9. Nội dung nào sau đây nhận xét không đúng về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo.
B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào hoàn cảnh Việt Nam.
C. Mang tính dân tộc và tính giai cấp sâu sắc.
D. Coi công nhân và nông dân là động lực của cách mạng.
Câu 10. Tại sao nói: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phong trào công nhân và
phong trào cách mạng Việt Nam?
A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
B. Chứng tỏ liên minh công – nông là sức mạnh nòng cốt của cách mạng.
C. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh chống Pháp.
D. Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời đại mới.
Câu 11. Ý nào sau đây không thuộc nội dung của Luận cương chính trị (10-1930)?
A. Xác định động lực cách mạng là công nhân và nông dân.
B. Xác định nhiệm vụ chiến lược và chống đế quốc và chống phong kiến.
C. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
D. Sau khi hoàn thành cách mạng tư sản dân quyền, tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội.
PHẦN III: VẬN DỤNG
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930)?
A. Không thấy được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương thuộc địa
B. Không đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
C. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc
D. Không xây dựng được mối quan hệ quốc tế với phong trào cách mạng thế giới
Câu 13. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng có điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị (2-1930)?
A. Xác định động lực cách mạng là công nhân và nông dân.
B. Xác định nhiệm vụ chiến lược là đánh đổ đế quốc và phong kiến.

C. Chủ trương đoàn kết với phong trào vô sản quốc tế.
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
2


D. Đảng cộng sản đại diện cho giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng.
Câu 14. Vì sao có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản
cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo?
A. Phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và thực tế Việt Nam
B. Giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin.
C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam
D. Phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam
PHẦN IV: VẬN DỤNG CAO
Câu 15. Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản khác trên
thế giới là gì?
A. Có sự kết hợp với phong trào yêu nước
B. Chủ nghĩa Mác- Lênin giữ vai trò quyết định
C. Chủ nghĩa Mác- Lênin được biến đổi sang tư tưởng Hồ Chí Minh
D. Phong trào công nhân giữ vai trò quyết định.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện bởi Ban chuyên môn Tuyensinh247.com

1.B

2.A

3.C

4.D


5.A

6.B

7.B

8.C

9.D

10.A

11.B

12.D

13.A

14.B

15.A

Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 69.
Cách giải:
Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam
để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là: Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn: B
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 70.

Cách giải:
Tại Hội nghị thành lập Đảng (đầu năm 1930), Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt được thông
qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 70.
Cách giải:
Ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
3


Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 71.
Cách giải:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) đã đánh dấu chấm dứt hoàn toàn thời kì khủng hoảng về giai
cấp và đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 70.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng (10-1930) đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng
Cộng sản Đông Dương và thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo.
Chọn: A
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 71.
Cách giải:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của ba nhân tố: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phong trào công nhân,
phong trào yêu nước.

Chọn: B
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 69, suy luận.
Cách giải:
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản (1929) đã phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động cứu nước theo khuynh
hướng theo khuynh hướng vô sản. Tuy nhiên, các tổ chức cộng sản này lại mang trong mình hạn chế lớn trong
quá trình hoạt động là: hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn.
Chọn: B
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 69, suy luận.
Cách giải:
Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao, thuế nặng, chống
cướp ruộng đất, các phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiêu thương đã tạo nên làn sóng đấu tranh cách
mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước vào năm 1929.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 70, suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án A, B, C: đều là đặc điểm của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Đáp án D: là nội dung của Luận cương chính trị (10-1930).
>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
4


Chọn: D
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 71, suy luận.
Cách giải:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phong trào công nhân và phong trào cách mạng
Việt Nam do đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Trước năm 1930, phong trào yêu nước của nhân đan ta diễn ra lien tục, sôi nổi, quyết liệt song đều thất bại vì
khủng hoảng về đường lối. Từ khi Đảng ra đời đã vạch ra một đường lối cách mạng đúng đắn đó là trước làm
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chọn: A
Câu 11.
Phương pháp: sgk trang 70-71, suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án A, C, D: đều thuộc nội dung của Luận cương chính trị (10-1930).
- Đáp án B: Luận cương đưa ra nhiệm vụ chiến lược là chống phong kiến và chống đế quốc. Nội dung trên thuộc
Cương lĩnh chính trị.
Chọn: B
Câu 12.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá
Cách giải:
Những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) bao gồm:
- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương thuộc địa.
- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ
phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.
=> Đáp án D: không phải hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930)
Chọn: D
Câu 13.
Phương pháp: So sánh, nhận xét.
Cách giải:
*Bảng so sánh Luận cương chính trị (10-1930) với Cương lĩnh chính trị (2-1930) của đảng
Nội dung

Cương lĩnh (2-1930)

Luận cương (10-1930)


- Chiến lược cách mạng: tư sản dân quyền và ruộng đất -> CNXH.
Giống nhau

- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản – công nhân.
- Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

Nhiệm vụ

Chống đế quốc, chống phong kiến

Chống phong kiến, chống đế quốc

>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
5


Lực lượng

Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, Công nhân, nông dân
tiểu tư sản trí thức, …

=> Từ bảng trên cho thấy, Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng có điểm khác so với Cương lĩnh chính trị
(2-1930) là: Xác định động lực cách mạng là công nhân và nông dân.
Chọn: A
Câu 14.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 thể hiện ở sự phù
hợp với thực tế, phản ánh đúng yêu cầu khách quan của lịch sử khi hoạch định cho Việt Nam con đường độc lập

dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong khi các con đường cứu nước khác đã thất bại và đề ra những biện
pháp thích hợp để đi tới con đường đó.
- Tính sáng tạo trong Cương lĩnh thể hiện ở chỗ không giáo điều, dập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp
như ở các nước phương Tây, mà có sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
=> Có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh
đúng đắn, sáng tạo vì: giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin.
Chọn: B
Câu 15.
Phương pháp: So sánh, liên hệ.
Cách giải:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công nhân
+ phong trào yêu nước. Sự tham gia của phong trào yêu nước trong quá trình thành lập Đảng là sự khác biệt cơ
bản trong sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam so với các đảng cộng sản khác trên thế giới. Các Đảng Cộng
sản khác trên thế giới ra đời chỉ dựa trên sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin + phong trào công nhân.
Chọn: A
----HẾT----

>>Truy cập trang http.//tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa -GDCD tốt nhất!
6



×