Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngữ văn lớp 10: Lí thuyết 1 chuyện chức phán sự đền tản viên tiết 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.31 KB, 3 trang )

BÀI GIẢNG: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN – TIẾT 1
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG

I.Tiểu dẫn
1.Tác giả
a. Cuộc đời
- Sống khoảng thế kỉ XVI
- Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha từng đỗ Tiến sĩ dưới triều Lê Thánh Tông.
- Là học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
-> Đỗ Hương
-> ra làm quan một thời gian ngắn
-> Từ quan
-> Về ở ẩn ở Thanh Hóa, lấy cớ là phụng dưỡng mẹ già.
b. Sự nghiệp sáng tác
- Để lại tập truyện “Truyền kì mạn lục” (ghi chép tản mạn về những chuyện kì lạ lưu truyền trong dân gian)
2. Tác phẩm
* Thể loại “truyền kì”:
- Truyền kì là thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.
- Đặc trưng:
+ Thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. -> tạo nên sức hấp dẫn
đặc biệt của thể loại này.
+ Đằng sau những yếu tố kì lạ, hoang đường, những chi tiết phi hiện thực là cốt lõi của hiện thực và quan niệm,
thái độ của tác giả.
* Xuất xứ: nằm trong tập “Truyền kì mạn lục”
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


- Gồm 20 truyện ngắn – nửa đầu thế kỉ XVI


- Nội dung:
+ Vạch trần, phê phán những tệ trạng của xa xã hội phong kiến đương thời.
+ Sự đồng cảm, thương xót với số phận bi thảm của con người nhỏ bé trong xã hội, trước những bi kịch tình yêu
mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức, nhân đạo, thủy
chung và khẳng định quan niệm sống lánh đục về trong của lớp trí thức ẩn dật đương thời, trong đó có tác giả.
- Nghệ thuật: mẫu mực của thể loại truyền kì
Tuy tác giả chỉ khiêm tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu
truyền trong dân gian nhưng có sự gia công, gọt giũa, sáng tạo của tác giả.
* Bố cục:
- Phần 1: từ đầu đến “…. chàng vẫn vung tay không cần gì cả”: Ngô Tử Văn đốt đền tên tướng giặc họ Thôi.
- Phần 2: tiếp theo đến “…. thầy cũng khó lòng thoát nạn”: Cuộc gặp gỡ giữa Ngô Tử Văn với tên tướng giặc
họ Thôi và với vị Thổ công.
- Phần 3: tiếp theo đến “…Còn ngôi mộ của tên tướng giặc kia thì tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành
ra như cám vậy”: Cuộc đấu tranh giành công lí của Tử Văn ở âm cung.
- Phần 4: còn lại: Ngô Tử Văn được giữ chức phán sự đền Tản Viên.
II. Tìm hiểu tác phẩm
1. Nhân vật Ngô Tử Văn
a. Sự xuất hiện gián tiếp của nhân vật
Ở phần mở đầu của câu chuyện:
- Qua lời giới thiệu của tác giả: “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được…”
- Qua lời nhận xét của những người cùng thời: “…vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”
->Tạo ấn tượng về nhân vật.
b. Sự xuất hiện trực tiếp của nhân vật
- Nhân vật xuất hiện trực tiếp qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, giống như minh chứng cho những lời giới thiệu,
nhận xét ở trên.
* Sự kiện 1: Ngô Tử Văn đốt đền của tên tướng giặc họ Thôi
- Sự kiện: Vào cuối đời nhà Hồ, có tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi của giặc Minh – Bách hộ là chức quan võ
chỉ huy 100 quân. Tên giặc này tử trận gần đền miếu của vị thổ công nước Việt -> cướp đền của Thổ công ->
tác oai tác quái trong nhân dân. -> Ngô Tử Văn đốt đền, tiêu trừ hiểm họa cho nhân giặc.

=> Đánh giá về nhân vật Tử Văn:
2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


+ Đây là một hành động dũng cảm: trong khi tất cả mọi người ai cũng lắc đầu, lè lưỡi, can ngăn, lo sự cho Tử
Văn thì chàng là người trong cuộc lại “vung tay không cần gì cả”. Vì đây là việc nghĩa nên không thể không
làm.
+ Đây không phải là biểu hiện của sự hung hăng, liều lĩnh nhất thời vì Tử Văn có sự chuẩn bị: tắm rửa sạch sẽ,
khấn trời rồi mới thực hiện châm lửa đốt đền.
=> Tử Văn tin tưởng vào hành động của mình là chính nghĩa.
=> Chính hành động khấn trời của chàng nói lên mong muốn nhận được sự phù trợ của thần linh.
+ Đây không phải là hành động đả phá, bài trừ mê tính dị đoan mà chỉ là muốn hủy diệt nơi nương tựa của hồn
ma tên tướng giặc.

3 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×