Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.51 KB, 21 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP
I.TIỀN LƯƠNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG
1. Tiền lương
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), “tiền lương là sự trả công hoặc thu
nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và
được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao
động, hoặc bằng pháp luận hoặc bằng pháp quy quốc gia, do người sử dụng
lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động được viết ra hay
bằng miệng cho một công việc đã được thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc
cho những dịch vụ đã làm hay sẽ làm”.
1
2. Chức năng của tiền lương
2.1. Chức năng của tiền lương đối với người lao động
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu từ quá trình lao động của con người,
là động cơ hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu của họ.
Để duy trì cuộc sống con ngườicần phải có thức ăn, đồ mặc, nước uống, nhà
ở… ( nhu cầu vật chất) muốn vậy họ phải có tiền và do đó tiền lương là nguồn
thu nhập chính để duy trì cuộc sống của con người.
Con nguời luôn muốn tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe doạ mất việc,
mất tài sản ( nhu cầu an toàn) do đó họ phải tìm cách để bảo vệ mình và tiền
lương sẽ là công cụ để họ hành động.
Là một thanh viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận,
xã hội chấp nhận ( nhu cầu xã hội) và tiền lương mà họ được hưởng từ quá
trình lao động sẽ là căn cứ thể hiện sự cống hiến của họ đối với xã hội.
Khi thoả mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con
người có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng, tức là muốn
được thoả mãn về quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin mà những nhu cầu
này được thể hiện rõ nhất thông qua mức lương mà họ nhận được. Do vậy tiền
1Trần Kim Dung – “Giáo trình quản trị nhân lực” – NXB Thống Kê quý 4 năm 2003, trang 254.
lương thể hiện vai trò, vị trí, uy tín của người lao động trong xã hội cũng như


trong gia đình.
Tiền lương là động lực lớn nhất gắn trách nhiệm của người lao động với
công việc, kích thích con người phát huy tính sáng tạo và nâng cao năng suất
lao động giúp cho người lao động hoàn thành công việc ở mức tối đa và đạt
được một mục tiêu nào đó nhằm không ngừng hoàn thiện bản thân.
Tiền lương góp phần quan trọng vào việc giảm bớt đói nghèo và là một
bằng chứng đánh giá mức độ đối xử của doanh nghiệo đối với người lao động.
2.2. Chức năng của tiền lương đối với doanh nghiệp
Tiền lương là công cụ tạo ra, duy trì, nâng cao động lực cho doanh nghiệp.
Nâng cao mức tiền lương là cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút
những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có tay nghề cao. Tiền lương
là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần tích cực lao động, tăng năng suất lao
động và là công cụ tạo ra lòng trung thành của người lao động đối với doanh
nghiệp
Tiền lương còn có chức năng điều hòa lao động. Để đảm bảo vai trò điều
phối lao động một cách khoa học, hợp lý, doanh nghiệp thực hiện việc thanh
toán tiền lương phải hết sức linh hoạt theo nguyên tắc người lao động giỏi sẽ
được hưởng lương cao và ngược lại, người có trình độ chuyên môn, có bằng
cấp cao hơn sẽ được hưởng mức lương cao hơn những người khác. Do vậy,
doanh nghiệp có thể sử dụng mức lương để điều phối lao động trong doanh
nghiệp.
Tiền lương là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, do vậy nó là nền tảng, là cơ sở tính toán cho các chiến lược sau này của
doanh nghiệp. Là khoản chi phí bắt buộc do đó để hạ giá thành sản phẩm, tăng
lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải tổ chức quản lý tốt công tác tiền lương.
Tiền lương là một công cụ quản lý, giúp nhà nước quản lý tiến hành giám
sát, kiểm tra người lao động trong quá trình làm việc nhằm đạt được những
kế hoạch đã đặt ra, đảm bảo đạt được hiệu quả cao trong việc chi trả thanh
toán tiền lương cho người lao động. Hiệu quả của việc sử dụng quỹ tiền lương
để chi trả cho người lao động có thể tính theo quý, theo tháng thậm chí theo

từng ngày, từng giờ trong toàn doanh nghiệp, hoặc ở từng bộ phận, đơn vị
khác nhau.
II. QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
1. Khái niệm, mục tiêu của quản lý tiền lương
1.1. Khái niệm
Quản lý tiền lương là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đối
với quỹ tiền lương nhằm đạt được mục đích của doanh nghiệp với hiệu lực và
hiệu quả cao.
1.2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát của quản lý tiền lương là đảm bảo thu nhập cho người
lao động, tạo động lực và khuyến khích người lao động hăng say sáng tạo
trong công việc, trung thành với doanh nghiệp đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Nhằm đạt được mục tiêu này, quản lý tiền lương đặt
ra các mục tiêu cụ thể sau:
- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, phù hợp với việc nâng
cao mức sống trung trong xã hội, tương xứng với nhiệm vụ, trách nhiệm và
cống hiến của cán bộ công nhân viên theo nguyên tắc phân phối theo lao động.
- Tiền lương phải là dộng lực thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả
công tác, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Thúc đẩy việc
đổi mới tổ chức, bộ máy, tinh giảm biên chế, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả,
trong sạch, vững mạnh, giữ vững kỷ luật, bài trừ tham nhũng, nâng cao lòng
tin của cán bộ công nhân viên đối với đội ngũ lãnh đạo.
- Việc tổ chức thực hiện phải được tiến hành đồng bộ, với bước đi thích hợp,
vững chắc và hiệu quả. Có sơ kết rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung, sửa đổi
nhằm đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu đề ra, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi xếp đặt hệ thống trả lương, các doanh nghiệp thường hướng
tới các mục tiêu như: Thu hút nhân lực, duy trì những lao động giỏi, kích thích
động viên người lao động, đáp ứng những yêu cầu của pháp luật.
2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý tiền lương trong các doanh
nghiệp

Khi xây dựng chế độ tiền lương thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc công bằng
- Công bằng theo kết quả lao động: Nguyên tắc này dùng lao động làm thước
đo để đánh giá, so sánh và thực hiện trả lương ngang nhau cho những lao
động như nhau. Đây là một nguyên tắc quan trọng, đảm bảo được sự công
bằng, bình đẳng trong trả lương cho người lao động, có tác dụng khuyến khích
rất lớn đối với người lao động.
- Công bằng theo ngành nghề: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương
giữa những người lao động làm các nghề khác nhau nhằm mục đích bảo đảm
sự công bằng trong việc trả lương cho người lao động.
+ Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân: Trên
thực tế năng suất lao động không ngừng tăng lên, tiền lương của người lao
động cũng tăng lên không ngừng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp thì tăng tiền lương sẽ dẫn đến tăng chi phí sản xuất, khi
năng suất lao động tăng thì lại làm cho chi phí cho từng đơn vị sản phẩm giảm.
Và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chỉ thực sự có hiệu quả khi chi phí nói
chung cũng như chi phí từng đơn vị sản phẩm giảm, tức là khi đó mức giảm
chi phí do năng suất lao động tăng phải lớn hơn mức tăng chi phí do tăng tiền
lương bình quân.
+ Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ: Trong nguyên tắc này, khía cạnh
tập trung thể hiện sự quản lý tiền lương thống nhất từ một trung tâm là cơ
cấu bộ máy quản lý tiền lương nhằm đạt được hiệu lực và hiệu quả cao trong
quản lý tiền lương. Còn dân chủ thể hiện quyền chủ động được lựa chọn các
hình thức thoả thuận hay ký kết các hợp đồng lao động, hình thức thanh toán
tiền lương của người lao động.
- Đảm bảo nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích: Động lực của quản lý
nói chung và quản lý tiền lương nói riêng là lợi ích, quản lý tiền lương không
chỉ chú ý quan tâm đến lợi ích kinh tế mà còn phải kết hợp lợi ích chính trị, xã
hội … của con người, phải bảo đảm sự kết hợp hài hòa các loại lợi ích đó.
3. Nội dung quản lý tiền lương trong doanh nghiệp

3.1. Lập kế hoạch tiền lương
Kết quả của lập kế hoạch tiền lương là một bản kế hoạch về sử dụng quỹ
tiền lương trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường xây dựng các chính
sách về tiền lương, đối với các doanh nghiệp khác nhau thì có các chính sách
khác nhau, thông thường chính sách tiền lương trong mỗi doanh nghiệp liên
quan chủ yếu đến các vấn đề sau:
3.1.1. Về quỹ tiền lương của doanh nghiệp
Qũy lương là tổng số tiền để trả lương cho người lao động do doanh nghiệp
quản lý và sử dụng.
* Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xác định nguồn
quỹ tiền lương tương ứng để trả lương cho người lao động, nguồn bao gồm:
- Qũy tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao
- Qũy tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của nhà nước.
- Qũy tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoài
đơn giá tiền lương được giao.
- Qũy tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
Để đảm bảo quỹ lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng,
doanh nghiệp có thể dần chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự
phòng quỹ tiền lương khá lớn cho năm sau, có thể phân chia tổng quỹ tiền
luơng cho các quỹ sau:
- Qũy tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương
sản phẩm, lương thời gian.
- Qũy khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất, chất
lượng cao, có thành tích trong công tác.
- Qũy khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay
nghề giỏi.
- Qũy dự phòng cho năm sau.
3.1.2. Về quỹ lương kế hoạch
Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy mô …
doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những phương pháp xác định quỹ tiền

lương kế hoạch sau:
* Xác định quỹ lương theo mức tiền lương bình quân số lượng lao động: là
cách xác định tiền lương dựa vào mức tiền lương bình quân một người lao
động và số lượng lao động. Phương pháp này đơn giản, dễ làm song không
khuyến khích người lao động vì nó mang tính bình quân cao.
Công thức tính:
Q
TL
=TL
bq
× L
Trong đó:
Q
TL
: Quỹ lương kế hoạch
TL
bq
: Tiền lương bình quân một người lao động
L: Số lượng lao động
* Xây dựng quỹ lương dựa trên mức chi phí tiền lương cho một đơn vị sản
phẩm: Là cách xác định quỹ lương dựa vào mức chi phí tiền lương cho một
đơn vị sản phẩm và tổng sản lượng.
Công thức tính:
Q
TL
= C
TL
×

SL

Trong đó:
Q
TL
: Quỹ tiền lương kế hoạch
C
TL
: Chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm

SL: Tổng sản lượng
* Xây dựng quỹ tiền lương căn cứ vào đơn giá
Công thức tính:
Q
TL
= V
đg
× K
Trong đó:
Q
TL
: Qũy lương thực hiện
V
đg
: Đơn giá
K: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh tương ứng với chỉ tiêu ra đơn giá.
* Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá
tiền lương.
2
Công thức tính:

V

KH
= ( L
đb
× TL
mindn
× (H
cb
+ H
pc
) + V
vc
) ×12

tháng
Trong đó:

V
KH
: Qũy tiền lương năm kế hoạch
L
đb
: Lao động định biên
TL
mindn
: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy
định.
H
cb
: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.
H

pc
: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền
lương.
V
vc
: Qũy tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong
định mức lao động tổng hợp.
3.1.3. Về đơn giá tiền lương
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn
phương pháp xác định đơn giá tiền lương sao cho phù hợp nhằm đạt được
hiệu quả cao trong việc trả công cho người lao động.Việc xác định đơn giá tiền
lương được tiến hành theo các bước sau:
3.1.3.1. Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền
lương
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ
chức và chỉ tiêu kinh tế gắn với việc trả lương có hiệu quả cao nhất, doanh
2 Thông tư số 13/LĐTBXH – TT ng y 10/04/1997 cà ủa Bộ LĐTBXH “ Hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền
lương v quà ản lý tiền lương, thu nhập trong DNNN”.
nghiệp có thể lựa chọn nhiệm vụ năm kế hoạch bằng các chỉ tiêu sau để xác
định đơn giá tiền lương
- Tổng sản phẩm = hiện vật ( kể cả sản phẩm quy đổi)
- Tổng doanh thu ( kế hoạch tổng doanh số )
- Tổng thu – tổng chi ( trong tổng chi không có tiền lương)
- Lợi nhuận.
3.1.3.2. Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xác định đơn giá
tiền lương ( như đã trình bày ở trên)
3.1.3.3. Các phương pháp xác định đơn giá tiền lương
Sau khi đã xác định được tổng quỹ tiền lương và chỉ tiêu nhiệm vụ năm kế
hoạch sản xuất kinh doanh, đơn giá tiền lương được xây dựng theo 4 phương
pháp sau:

a) Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm ( hoặc sản phẩm quy đổi)
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh
được chọn là tổng sản phẩm = hiện vật ( kể cả sản phẩm quy đổi), thường
được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh loại sản phẩm hoặc
một số sản phẩm có thể quy đổi được.
Công thức xác định đơn giá:
3
V
đg
= V
giờ
× T
sp
Trong đó:
V
đg
: đơn giá tiền lương ( dự tính là đồng trên đơn vị hiện vật)
V
giờ
: Tiền lương giờ
T
sp
: Mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi
b) Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh
được chọn là doanh thu (hoặc doanh số) thường được áp dụng đối với doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp
3 Thông tư số 13/LĐTBXH – TT ng y 10/04/1997 cà ủa Bộ LĐTBXH “ Hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền
lương v quà ản lý tiền lương, thu nhập trong DNNN”.

×