Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.8 KB, 62 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ KẾT
QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI
I. SƠ LƯỢC CHUNG VỀ CÔNG TY.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty dệt Minh Khai (tên trước đây khi thành lập là nhà máy Dệt khăn
tay) là một đơn vị lớn của công nghiệp Hà Nội.
Công ty được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1960, đầu những
năm 1970. Đây là thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở Miền Bắc
đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Vì vậy việc xây dựng công ty có những lúc bị gián
đoạn và phải đi sơ tán trên nhiều địa điểm khác nhau.
Năm 1974 công ty được cơ bản xây dựng xong và được chính thức thành
lập theo quyết định của uỷ ban nhân dân thành phố, cũng năm đó công ty đi
vào sản xuất thử. Từ năm 1975 công ty chính thức nhận kế hoạch của nhà
nước giao.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty ban đầu là: Sản xuất khăn mặt bông, khăn
tắm, khăn tay… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Số thiết bị ban đầu chỉ có 260 máy dệt thoi Trung Quốc. Tài sản cố định lúc
bấy giờ khi thành lập chỉ có gần 3 triệu đồng. Trong thời gian đầu mới thành
lập và đi vào hoạt động sản xuất công ty gặp nhiều khó khăn do nhà xưởng xây
dựng chưa hoàn chỉnh, thiết bị do Trung Quốc viện trợ về lắp không đồng bộ.
Khâu đầu dây chuyền sản xuất không hoạt động được phải chuyển sang làm
phương pháp thủ công. Là doanh nghiệp đầu tiên của Miền Bắc sản xuất mặt
hàng khăn bông nên nhiều thông số kỹ thuật không có sẵn, mà phải vừa làm
vừa mò mẫm tìm tòi. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề còn thiếu
nhiều.
Những năm đầu công ty mới đưa được hơn 100 máy dệt vào hoạt động
sản xuất, số cán bộ công nhân viên có 415 người.
Những năm đầu tiên đi vào hoạt động công ty mới chỉ đạt được :
- Giá trị tổng sản lượng gần 2 triệu đồng
- Sản phẩm chủ yếu gần 2 triệu khăn các loại
Những năm tiếp theo công ty dần đi vào ổn định, hoàn thiện nhà xưởng,


hiệu chỉnh lại máy móc thiết bị, đào tạo thêm lao động để tăng năng lực sản
xuất.
Từ những năm 1981 đến 1989 là thời kỳ phát triển ổn định với tốc độ cao
của công ty. Những năm này công ty được thành phố đầu tư thêm cho một dây
chuyền dệt kim đan dọc để dệt các vải tuyn, valide, dèm… Như vậy về sản xuất
công ty được giao cùng một lúc quản lý và triển khai thực hiện hai quy trình
công nghệ khác nhau là dệt thoi và dệt kim. Công ty đã đầu tư chiều sâu đồng
bộ hoá dây chuyền sản xuất. Bằng mọi biện pháp kinh tế kỹ thuật đưa dần toàn
bộ những thiết bị ở khâu đầu như nồi hơi, nồi nấu cao áp, máy nhuộm, máy sấy
sợi đi vào hoạt động phục vụ cho sản xuất, chấm dứt tình trạng khâu đầu phải
làm thủ công và đi thuê ngoài.
Về sản xuất cũng trong thời kỳ này để giải quyết những khó khăn về cung
cấp nguyên liệu và thị trường, chủ động sản xuất kinh doanh. Công ty đã đổi
hướng để xuất khẩu (cả hai thị trường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa)
là chủ yếu. Năm 1981, thông qua TEXTIMEX công ty đã kí hợp đồng xuất khẩu
dài hạn sang cộng hoà dân chủ Đức và Liên Xô cũ. Năm 1983, công ty bắt đầu
sản xuất khăn ăn xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản với sự giúp đỡ của
UNIMEX Hà Nội và đã chiếm lĩnh thị phần ngày một lớn. Từ năm 1988 đến nay
công ty được nhà nước cho phép xuất khẩu trực tiếp và là doanh nghiệp đầu
tiên ở Miền Bắc được nhà nước cho phép làm thí điểm về xuất nhập khẩu trực
tiếp sang thị trường nước ngoài.
Bước vào thời kỳ những năm 1990 nền kinh tế nước ta chuyển sang thực
hiện cơ chế quản lý mới theo tinh thần nghi quyết đại hội VI và đại hội VII của
Đảng. Tình hình chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng biến động nhiều,
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các quan hệ bạn hàng
của công ty với các nước này cũng không còn, công ty mất đi một thị trường
quan trọng và truyền thống. Thêm vào đó vốn phục vụ cho sản xuất thiếu
nghiêm trọng, máy móc thiết bị đầu tư ở giai đoạn trước đã cũ và lạc hậu
không đáp ứng cho nhu cầu sản xuất mới. Đội ngũ cán bộ của công ty quá đông
vốn quen với cơ chế bao cấp cũ nay chuyển sang cơ chế mới không dễ dàng

thích nghi.
Trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển công ty, có thể nói đây là thời kỳ
mà công ty gặp phải những khó khăn lớn nhất. Với tình hình như vậy, được sự
quan tâm của lãnh đạo cấp trên, sự giúp đỡ hỗ trợ của các đơn vị bạn, toàn thể
công ty đã phát huy tinh thần năng động, sáng tạo tập trung tháo gỡ những
khó khăn. Giải quyết những vấn đề quan trọng nhất về thị trường, về vốn và tổ
chức lại sản xuất, lựa chọn bố trí lại đội ngũ lao động… Nhờ đó mà công ty đã
từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, ổn định và phát triển sản xuất theo
hướng xuất khẩu là chính. Hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, bảo toàn và
phát triển được vốn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cho CBCNV.
Nhìn lại quá trình hơn 20 năm xây dựng và phát triển công ty, tuy có lúc
thăng lúc trầm. Song đó chỉ là những bước nhất định trong tiến trình phát
triển và đổi mới đi lên. Điều đó được chứng minh bằng kế quả sản xuất ở
những thời điểm cụ thể dưới đây:
- Giá trị tổng sản lượng năm 1975, năm đầu đưa vào sản xuất theo kế
hoạch công ty chỉ đạt gần 2,5 triệu đồng, đến năm 1997 đã đạt 47 tỷ, năm
2000 đạt 55 tỷ, năm 2001 đạt 57 tỷ.
- Sản phẩm chủ yếu đạt gần 2 triệu sản phẩm khăn các loại cho nhu cầu
nội địa, đến năm 1995 đã có sản phẩm xuất khẩu (85% sản phẩm khăn) sản
xuất thêm các mặt hàng màn tuyn. Năm 1998 xuất khẩu 20.000 sản phẩm
khăn và sản xuất 1000 mặt hàng màn tuyn, năm 1999 xuất khẩu 28.000 sản
phẩm khăn và sản xuất 1.700 sản phẩm màn tuyn.
- Doanh thu năm 1975 mới đạt 3,5 triệu đồng, năm 1997 đạt 54.600 triệu
đồng, năm 1998 đạt 54.300 triệu đồng, năm 2000 đạt 64.000 triệu đồng, năm
2001 đạt 66.500 triệu đồng
- Nộp ngân sách: năm đầu tiên nộp gần 68.000 đồng, đến năm 1997 nộp
1.438 triệu đồng, năm 1998 nộp 1.658 triệu đồng. Năm 1999 là 1.235 triệu
đồng, năm 2002 là 1.053 triệu đồng.
Công tác khoa học kỹ thuật được đặc biệt chú ý và được coi là biện pháp
hàng đầu để thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong gần 20 năm công ty đã chế

thử được hơn 300 mẫu sản phẩm và đã đưa vào sản xuất khoảng 100 mẫu
được khách hàng chấp nhận. Bước sang năm 1999, do ảnh hưởng của tình
hình chung khu vực cũng như trên thế giới, công ty dệt Minh Khai đứng trước
những thách thức lớn về tài chính và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường
chủ yếu của công ty là Nhật Bản, với tình hình tài chính Nhật Bản đồng Yên
mất giá nhiều so với đồng Đô la Mỹ, do đó hạn chế việc nhập khẩu. Trước tình
hình đó Công ty đã cố gắng bằng mọi biện pháp giảm chi phí đầu vào, tổ chức
lại sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm để giảm giá thành sản phẩm. Qua
đó công ty đã có những bước chuẩn bị mọi điều kiện và khả năng mở rộng thị
trường sang khu vực Tây Âu.
2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường sản phẩm.
Từ ngày thành lập đến nay công ty tiến hành sản xuất kinh doanh qua hai
thời kỳ phát triển với hai cơ chế quản lí khác biệt nhau về chất: Cơ chế quản lí
kế hoạch hoá tập trung và cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
Nhưng dù ở thời kỳ nào công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh các sản
phẩm ngành dệt theo đúng ngành nghề đã đăng kí và mục đích thành lập của
công ty. Điều đó được thể hiện qua những sản phẩm chủ yếu của công ty hiện
nay. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường công ty luôn quan
tâm đến việc giữ vững và mở rộng thị trường hiện có đồng thời có ư ý thức tìm
kiếm và thâm nhập và thị trường mới. đây là yếu tố quyết định đến sự sống còn
của công ty.
Sản phẩm của công ty có hai loại:
- Khăn bông các loại.
- Vải màn tuyn.
Với sản phẩm khăn bông: Công ty sản xuất từ nguyên liệu sợi bông 100%
nên độ thấm nước, độ mềm mại cao phù hợp với yêu cầu sử dụng của người
tiêu dùng.
Các mặt hàng khăn cụ thể như sau:
+ Khăn ăn dùng trong các nhà hàng và gia đình. Đối với loại khăn dùng cho

nhà hàng công ty bán cho các cơ sở cung cấp khăn cho nhà hàng làm khăn
ướt. Loại khăn này chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chỉ có một
phần rất ít tiêu thụ trong nước.
+ Khăn rửa mặt, công ty có các mẫu mã khăn phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước nhưng chủ yếu tiêu thụ qua các nhà bán buôn và các siêu thị.
+ Khăn tắm chủ yếu sản xuất cho nhu cầu xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài. Hiện nay xu hướng sử dụng khăn tắm trong nước cũng tăng lên, công ty
có hướng nghiên cứu mặt hàng khăn tắm phù hợp với nhu cầu trong nước và
phục vụ cho nhu cầu quảng cáo khuyến mại các sản phẩm khác như: Nước gội
đầu, sứ vệ sinh, dụng cụ thể thao...
+ Bộ khăn dùng cho khách sạn bao gồm: khăn tắm, khăn mặt, khăn tay,
thảm chùi chân và áo choàng tắm. Công ty có kí hợp đồng cung cấp cho gần
100 khách sạn tại Nhật Bản thông qua công ty thương mại Nhật Bản Asahi.
Ngoài ra các khách sạn trong nước nhất là khách sạn liên doanh với nước
ngoài tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đã đặt hàng tại
công ty.
+ Các loại vải nối vòng để sử dụng may lót và may mũi giầy phục vụ các cơ
sở may xuất khẩu: Giầy Ngọc Hà, May X40.
Với sản phẩm màn tuyn: Công ty đã sản xuất từ nguyên liệu 100% sợi
Petex đảm bảo cho màn tuyn có độ bền cao và chống được ô xy hoá gây vàng
cho màn. Công ty chủ yếu bán vải làm nguyên liệu cho các cơ sở may màn bán
ra thị trường, công ty cũng có may một số màn bán tại cửa hàng giới thiệu sản
phẩm và theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng. Ngoài ra công ty cũng kí các
hợp đồng sản xuất màn tuyn cho các nước Châu Phi theo chương trình phòng
chống sốt rét của liên hợp quốc.
2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức lao động.
2.2.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất.
Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của doanh
nghiệp, cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty dệt Minh Khai tổ chức theo sơ đồ
sau:

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu sản xuất của công ty
Phân xưởng
Dệt thoi
Phân xưởng
ho n th nhà à
Phân xưởng
Tẩy nhuộm
Phân xưởng
Dệt kim
Kho th nh phà ẩm
Kho trung gian
Kho sợi
Theo sơ đồ trên cơ cấu sản xuất công ty được tổ chức thành 4 phân xưởng.
- Phân xưởng dệt thoi:
Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các trục dệt và suốt sợi
ngang đưa vào máy dệt để dệt thành khăn bán thành phẩm theo quy trình
công nghệ sản xuất khăn bông.
- Phân xưởng dệt kim:
Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các bôbin sợi mắc lên máy
để dệt thành vải tuyn mộc theo quy trình công nghệ sản xuất vải màn tuyn.
- Phân xưởng tẩy nhuộm:
Có nhiệm vụ các công đoạn nấu, tẩy, nhuộm, sấy khô và định hình các loại
khăn, sợi và vải tuyn theo quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng khăn
bông, vải tuyn.
- Phân xưởng hoàn thành:
Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn cắt, may, kiểm, đóng gói, đóng kiện
các sán phẩm khăn bông và cắt kiểm các loại vải tuyn, vải nối vòng theo quy
trình công nghệ sản xuất các mặt hàng.
2.2.2. Đặc điểm về tổ chức lao động.

Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty dệt Minh Khai tổ chức bộ máy
quản lí theo một cấp đứng đầu là ban giám đốc chỉ đao trực tiếp tới từng đơn
vị thành viên. Giúp cho giám đốc có các phòng ban nghiệp vụ. Toàn bộ máy
hành chính của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức quản lí.
Ban giám đốc
Phân xưởng
tẩy nhuộm
P. kế hoạch thị trường
P.T i và ụ
P.tổ chức bảo vệ
P. h nh chính y tà ế
P. kỹ thuật
Phân xưởng
Dệt thoi
Phân xưởng
Dệt kim
Phân xưởng
Ho n th nhà à
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
a. Ban giám đốc:
Gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc.
* Giám đốc: Là người đứng đầu doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ
công nhân viên, phụ trách chung về các vấn đề tài chính, đối nội , đối ngoại,
thực hiện các chức năng :
- Tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ.
- Lập các kế hoạch tổng thể dài hạn, ngắn hạn.
- Đầu tư xây dựng cơ bản.
* Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc theo nhiệm vụ được giao

- Phó giám đốc sản xuất
+ Quản lí điều hành quá trình sản xuất.
+ Chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch.
+ Chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp tại phân xưởng.
- Phó giám đốc kỹ thuật.
+ Quản lí kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.
+ Quản lí nguồn cung cấp:điện, nước, than phục vụ cho sản xuất.
+ Chỉ đạo xây dựng các định mức đầu tư.
+ Quản lí việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
b. Phòng tổ chức – bảo vệ.
* Chức năng:
- Giúp giám đốc tổ chức mô hình tổ chức sản xuất và quản lí trong công ty.
Quản lí số lượng cán bộ công nhân viên. Sắp xếp đào tạo đội ngũ cán bộ công
nhân viên trong công ty nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao
động.
- Xây dựng quản lí quỹ tiền lương và định mức lao động.
- Giúp giám đốc chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn
nội bộ, bảo vệ tốt sản xuất, thực hiện tốt công tác quân sự địa phương trong
công ty.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lí công ty, quản lí phân xưởng.
- Xây dựng quy chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị trong
từng giai đoạn.
- Giúp Đảng uỷ, giám đốc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhận xét
cán bộ hàng năm.
- Xây dựng định mức lao động, định biên cán bộ quản lí.
- Làm thường trực các hội đồng tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ
luật ở công ty.
- Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện các phương pháp, hình thức trả

lương, thưởng, phụ cấp thích hợp cho từng giai đoạn theo chính sách quy định,
kiểm tra việc thực hiện phân phối tiền lương của các đơn vị thực hiện hạch
toán nội bộ trên cơ sở chính sách nhà nước.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án, biện pháp bảo vệ, xây dựng
công ty an toàn. Đôn đốc việc kiểm tra chấp hành kỷ luật nội quy trong công ty
- Lập kế hoạch tuyển quân và huấn luyện tự vệ hàng năm.
c. Phòng kỹ thuật
* Chức năng:
- Tham mưu giúp giám đốc quản lýư chung các công tác kỹ thuật của công
ty.
- Nghiên cứu thực hiện các chủ trương và biện pháp kỹ thuật dài hạn, ngắn
hạn. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế chế thử sản phẩm và
đưa công nghệ mới vào sản xuất.
- Quản lí các máy móc thiết bị trong toàn công ty.
- Tổ chức quản lí và kiểm tra chất lượng các nguyên vật liệu chính, phụ
tùng chi tiết máy móc, bán thành phẩm của các công đoạn và thành phẩm.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm, tổ chức
sản xuất thử các mặt hàng, theo dõi ổn định và bàn giao cho phân xưởng tổ
chức sản xuất đại trà.
- Phối hợp với các phòng kế hoạch thị trường tham gia các hội chợ để
quảng cáo và giới thiệu sản phẩm.
- Xây dựng quản lí và thực hiện quy trình công nghệ các mặt hàng.
- Xây dựng và hiệu chỉnh định mức tiêu hao vật tư, báo cáo tổng hợp việc
thực hiện định mức toàn công ty.
- Xây dựng kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị, tham gia giải quyết các sự
cố về kỹ thuật vượt quá khả năng của phân xưởng. Quản lí toàn bộ thiết bị
điện trong trạm hạ thế.
- Phối hợp với phòng tổ chức việc bổ xung nâng cao tay nghề công nhân và

việc định mức lao động có căn cứ kỹ thuật.
- Xác định chất lượng và báo cáo tổng hợp chất lượng toàn công ty, giải
quyết các khiếu nại chất lượng sản phẩm.
- Lập đơn hàng nhập thiết bị và phụ tùng thay thế hàng năm.
- Xây dựng kế hoạch tiến bộ hàng năm. Nghiên cứu các phương án đầu tư
mới máy móc thiết bị bổ xung và mở rộng sản xuất. Xây dựng đề cương hợp
tác khoa học kỹ thuật với nước ngoài.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật an toàn và nội quy bảo hiểm lao động trong
công ty, hướng dẫn và giám sát thực hiện tại các phân xưởng.
- Tổ chức sản xuất một số chủng loại phụ tùng dự phòng. Sửa chữa phục
hồi các chi tiết máy hư hỏng đột xuất và định kỳ cho toàn bộ các đơn vị trong
công ty.
d. Phòng kế hoạch thị trường
* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác
xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu, kỹ thuật tài
chính trong công ty.
- Giúp giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu kinh tế đối ngoại
của công ty.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư nguyên vật liệu phục vụ
cho yêu cầu sản xuất.
- Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất ra đảm bảo
quay vòng vốn nhanh.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm, kế hoạch giá thành sản phẩm.
- Phối hợp và đôn đốc các phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng và
tổng hợp thành kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính toàn công ty.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và điều kiện thực tế lập
kế hoạch từng quý, tháng cho các phân xưởng và tổ chức kiểm tra tình hình
thực hiện kế hoạch đảm bảo cho sản xuất được tiến hành cân đối nhịp nhàng

trong toàn công ty.
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê tổng hợp, làm báo cáo định kỳ và đột
xuất.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch nghiên cứu khảo sát thị trường và đề
xuất với giám đốc các giải pháp cụ thể trong kinh tế đối ngoại.
- Tiếp nhận thông tin, dịch văn bản có liên quan tới nhiệm vụ của phòng
báo cáo giám đốc và xin ư kiến trả lời khách.
- Tổ chức tham gia hoạt động tuyên truyền quảng cáo giới thiệu sản phẩm
tại các hội chợ trong và ngoài nước. Tham dự các hội thảo thương mại liên
quan tới kinh doanh và xuất nhập khẩu.
- Ký kết và giám sát thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư, hợp đồng gia
công thuê ngoài.
- Quản lí toàn bộ hệ thống kho tàng cấp phát vật tư theo định mức kế
hoạch theo dõi xuất nhập.
e. Phòng tài vụ
* Chức năng.
Phòng tài vụ có chức năng giúp giám đốc về lĩnh vực thống kê, kế toán tài
chính, đồng thời có trách nhiệm trước nhà nước theo dõi kiểm tra giám sát
tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tiền và hạch toán kinh tế nhằm giảm chi
phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Nhiệm vụ
- Lập và thực hiện các kế hoạch về kế toán, thống kê về tài chính.
- Theo dõi kịp thời liên tục có hệ thống các số liệu về số lượng tài sản, tiền
vốn, quỹ công ty.
- Tính toán các khoản chi phí để lập biểu giá thực hiện. Tính lỗ lãi các
khoản thanh toán với ngân sách theo chế độ kế toán thống kê và thông tin kinh
tế.
- Phân tích hoạt động kế toán từng kỳ.
- Lập kế hoạch giao dịch với ngân hàng để cung ứng tiền lương, tiền
thưởng, BHXH định kỳ. Chi thu tiền mặt, chi thu tài chính và hạch toán kinh tế.

- Quyết toán tài chính và lập báo cáo hàng tháng, kỳ theo quy định.
- Đề xuất với giám đốc các biện pháp tài chính để đạt được hiệu quả sản
xuất kinh doanh cao.
f. Phòng hành chính- y tế
* Chức năng:
Phòng hành chính y tế có chức năng giúp giám đốc trong công việc hàng
ngày, quản lí điều hành mọi công việc thuộc phạm hành chính tổng hợp, giao
lưu văn thư, truyền đạt các chỉ thị của giám đốc đến các phòng ban phân
xưởng. Quản lí tài sản hành chính, cung cấp văn phòng phẩm cho văn phòng
công ty. Thực hiện khám chữa bệnh tại chỗ, chăm lo điều trị phục hồi và tăng
cường sức khoẻ cho CBCNV, chịu trách nhiệm chung công tác vệ sinh an toàn
công ty, thực hiện tốt phong trào vệ sinh công nghiệp và vệ sinh phòng bệnh.
* Nhiệm vụ
- Thư kí giúp việc cho giám đốc và xây dựng chương trình công tác hàng
tháng, hàng tuần của đơn vị.
- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, bảo quản con dấu, đánh máy in ấn tài
liệu, trực điện thoại.
- Tiếp khách và hướng dẫn khách đến liên hệ công tác, phục vụ khách và
văn phòng giám đốc.
- Hướng dẫn tuyên truyền việc phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh công tác và
vệ sinh môi trường tránh bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức khám chữa bệnh thường xuyên và định kỳ, cấp cứu ban đầu kết
hợp với các tuyến trên điều trị và quản lí bệnh nhân ngoại trú.
- Lập kế hoạch mua sắm các thiết bị y tế, thuốc men và quyết toán định kỳ.
- Quản lí hồ sơ sức khoẻ và hồ sơ bệnh nghề nghiệp toàn công ty .
2.3. Đặc điểm về vốn.
2.3.1. Cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động được phải có vốn rồi sau đó
là các yếu tố khác. Trong thời kỳ bao cấp, tất cả vốn của doanh nghiệp đều do
nhà nước cấp để hoạt động theo kế hoạch và chỉ tiêu của nhà nước.

Hiện nay, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp
muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì phải có trình độ quản lí tốt trong tất cả
các lĩnh vực nói chung cũng như trong quá trình sử dụng vốn nói riêng.
Công ty dệt Minh Khai là một trong những doanh nghiệp nhà nước tương
đối lớn, những ngày đầu thành lập, công ty được nhà nước cấp một lượng tài
sản cố định trị giá khoảng 3 triệu đồng.
Đến năm 1992, khi có quyết định thành lập lại, lúc bấy giờ công ty có
nguồn vốn kinh doanh khoảng 10.845.000.000 đ
Trong đó:
Vốn cố định: 9.026.000.000 đ
Vốn lưu động: 1.759.000.000 đ
Vốn khác: 61.000.000 đ
Và trong đó:
Vốn ngân sách cấp: 8.653.000.000 đ
Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 710.000.000 đ
Vốn vay: 1.483.000.000 đ
Năm 1993, UBNDTP Hà Nội ra quyết định thành lập công ty dệt Minh Khai
từ nhà máy dệt Minh Khai thì công ty có tổng số vốn kinh doanh là:
11.627.605.125 đ.
Trong đó:
Vốn cố định: 7.789.826.926 đ
Vốn lưu động: 3.058.512.667 đ
Vốn khác: 779.265.532 đ
Về cơ bản, nguồn vốn của công ty tăng lên chủ yếu là do công ty vay từ các
nguồn khác nhau... còn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên không đáng
kể.
Qua đó, ta thấy công ty đã mạnh dạn đầu tư bằng nhiều cách thức khác
nhau. Đó chính là sự năng động của ban lãnh đạo công ty.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn còn một số hạn chế, công ty đang cố gắng
vượt qua để đạt được hiệu quả cao hơn trong những năm tới.

Biểu 1: Bảng cân đối tài sản năm 2002.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Tài sản có Đầu kỳ Cuối kỳ Tài sản nợ Đầu kỳ Cuối kỳ
TSCĐ + ĐTXDCB 11.164,5 13.655,1 A- Nguồn vốn CSH 13.529,5 18.310,0
TSCĐ 23.044,7 27.538,3 I- Nguồn vốn cố
định
7.875,5 8.903,2
Hao mòn TSCĐ 13.152,2 13.883,2 II- Nguồn vốn lưu
động
3.358,3 3.759,0
Đầu tư XDCB dở
dang
1.272,0 III- nguồn vốn
XDCB
2.216,2 947,2
TSLĐ 8.635,0 5.635,5 IV- Quỹ xí nghiệp 66,6 24,1
Tài sản dự trữ 4.166,0 5.127,5 V- Nguồn kinh phí 12,7 12,7
Vốn bằng tiền 4.469,0 508,0 VI- Thu nhập 108,4
chưa phân phối
Tài sản chưa
thanh toán
1.907,8 4.501,0 B- Nguồn vốn tín
dụng
4.479,2 6.195,3
Trong đó khoản
phải thu
1.907,8 I- Vay ngắn hạn
ngân hàng
Trong đó ngoại tệ
3.601,2

1.134,2
5.947,4
2.590,4
II- Vay dài hạn
ngân hàng
8,8 247,9
C- Nguồn vốn
thanh toán
36.987,2 3.765,7
Tổng số 21.707,
3
23.791,
6
Tổng số 21.707,
3
23.791,
6
2.3.2. Biện pháp bảo toàn và phát triển vốn.
- Muốn bảo toàn được nguồn vốn đặc biệt là tiền mặt, công ty cần tìm biện
pháp sử dụng số tiền nhàn rỗi để đầu tư vào một số hoạt động tài chính. Công
ty phải dựa vào cơ sở dự trữ vật tư hàng hoá trong kho để xác định mức dự
trữ tiền hợp lý nhằm tránh tình trạng thừa hay thiếu hụt.
- Mạnh dạn vay vốn ngân hàng cũng như huy động các nguồn vốn khác để
đầu tư hiện đại hoá đây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm, từ đó tạo vòng chu chuyển vốn nhanh hơn.
- Chú ý đến việc trích lập các quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính...
Ngoài ra còn có rất nhiều hoạt động khác cũng ảnh hưởng đến vấn đề này.
Những hoạt động đó không chỉ nhằm bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh
doanh mà còn hướng công ty tới sự phát triển bền vững, trong đó có cả sự
phát triển về con người dưới góc độ trình độ tay nghề chuyên môn, trình độ

quản lý... Chắc chắn trong những năm tiếp theo các hoạt động đó vẫn tiếp tục
phát triển và sẽ thu được kết quả tốt hơn.
3.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty.
Ngay từ khi thành lập công ty dệt Minh Khai đã được nhà nước đầu tư
thiết bị khá hiện đại và đồng bộ từ Trung Quốc và một số nước xã hội chủ
nghĩa khác: Cộng hoà dân chủ Đức, Ba lan... để sản xuất các loại khăn mặt,
khăn tắm, khăn ăn... Phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Nhưng khi nền
kinh tế có sự chuyển biến, công ty chuyển hướng sản xuất sang phục vụ nhu
cầu xuất khẩu là chính. Lúc này thiết bị được đầu tư khi mới thành lập đã lạc
hậu. Công ty đã tiến hành mua sắm lắp đặt một số máy móc mới để thay thế
dần dần máy móc cũ bằng vốn tự có bổ xung giá trị trên 20 tỷ đồng. Cho đến
nay công ty đã có một số máy móc khá lớn và hiện đại, cụ thể:
Biểu 2: Danh mục toàn bộ thiết bị của công ty
STT Tên thiết bị Số lượng Nhãn hiệu Nước sản xuất
1 Máy dệt thoi cũ 200 Trung Quốc
2 Máy dệt thoi mới 56 Trung Quốc
3 Máy dệt ATM 20 Liên Xô
4 Máy dệt VAMATEX 4 Italya
5 Máy hồ 1 Nhật
6 Máy mắc 1 Nhật
7 Máy mắc 3 Trung Quốc
8 Máy suốt 8 Trung Quốc
9 Máy xe 1 Trung Quốc
10 Máy đậu 1 Trung Quốc
11 Máy đánh ống 1 Trung Quốc
12 Máy đáo 1 Trung Quốc
13 Máy sấy văng định hình 1 6593 Đức
14 Máy sấy rung 1 Đức
15 Máy sấy thùng quay 1 Đài Loan
16 Máy nhuộm 3 Đức

17 Máy BC3 3 BC3 Ba Lan
18 Nồi nấu áp lực 3 Trung Quốc
19 Máy giặt xoắn 1 Trung Quốc
20 Máy giặt bằng 1 Trung Quốc
21 Máy vắt ly tâm 3 Trung Quốc
22 Máy đánh ống xốp 2 Đức
23 Máy sấy văng 1 Đức
24 Máy nhuộm thí nghiệm 1 Đức
25 Máy xén lông 1 Đài Loan
26 Máy bơm giếng 1 Trung Quốc
27 Nồi hơi 4T/h 1 Trung Quốc
28 Nồi hơi 6T/h 1 Trung Quốc
29 Máy may Misijuki 40 Misijuki Nhật
30 Máy may Juki 30 Juki Nhật
31 Máy giặt 12 Đức
32 Máy dệt TEXTIMA 18 TEXTIMA Đức
33 Máy ép kiện 1 Trung Quốc
34 Máy ép kiện 1 Đài Loan
35 Máy mắc 142 2 142 Đức
36 Máy dệt COTEX 18 COTEX Đức
37 Máy dệt vải 1 Đức
38 Máy tiện 3 Đức
39 Máy khoan 2 Đức
Tổng cộng 450
Hiện nay máy móc thiết bị của công ty không được đồng bộ nhưng hầu hết
là máy trung bình và khá hiện đại rất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất của công
ty. Do đó mà đem lại năng suất cao và tạo tăng trưởng mạnh về kinh tế đồng
thời nó cũng là những tiền đề vật chất, kỹ thuật quan trọng cho sự phát triển
của công ty trong tương lai.
3.5. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

3.5.1. Quy trình công nghệ sản xuất khăn xử lý trước.
Sợi mộc được đưa vào phân xưởng tẩy nhuộm dưới dạng quả sợi. Qua máy
đánh ống xốp tạo thành ống sợi xốp trước khi đưa vào máy nhuộm bôbin.Ở
máy nhuộm bôbin sợi được đưa qua các công đoạn nấu, tẩy, nhuộm đồng thời(
nếu mặt hàng phải yêu cầu nhuộm màu). Sau đó sợi được chuyển sang máy sấy
sợi bôbin trước khi đánh ống lại thành ống sợi cứng để xuất sang phân xưởng
dệt. Tại phân xưởng dệt thoi sợi đã xử được phân thành hai loại sợi ngang và
sợi dọc tuỳ theo yêu cầu của từng mặt hàng. Sợi ngang được chuyển sang máy
đánh suốt, sợi dọc được được chuyển sang máy mắc tạo thành trục mắc trước
khi đưa vào máy hồ dồn (tăng cường lực cho sợi) tạo thành trục dệt. Trục dệt
và suốt ngang được đưa vào máy dệt thoi, dệt thành khăn bông bán thành
phẩm. Trước khi xuất xưởng sang phân xưởng hoàn thành, khăn bông bán
thành phẩm được kiểm sơ bộ để xác định chất lượng cho phân xưởng dệt thoi.
Tại phân xưởng hoàn thành, khăn bán thành phẩm được cắt, may, kiểm thành
phẩm để phân loại thành phẩm, thứ phẩm và phế phẩm trước khi đóng gói
đóng kiện và nhập kho thành phẩm.
Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình công sản xuất khăn xử lý trước.
Sợi dọc
Mắc
Hồ dồn
Sợi mộc quả
Đánh ống xốp
Nấu
Tẩy
Nhuộm (nếu cần thiết)
Sấy
Sợi ngang
Đánh suốt
Dệt
Kiểm bán th nh phà ẩm

May
Kiểm th nh phà ẩm
Đóng gói
Đóng kiện
Nhập kho th nh phà ẩm
3.5.2. Quy trình công nghệ sản xuất khăn xử lí sau.
Sợi mộc được đưa vào phân xưởng dệt thoi dưới dạng sợi quả, qua máy
đánh ống, đánh ống lại để giảm tạp chất tăng chất lượng sợi. Sau đó được
phân thành sợi dọc và sợi ngang theo yêu cầu của mặt hàng. Sợi dọc qua máy
mắc tạo thành trục mắc trước khi chuyển sang máy hồ dồn. Tại máy hồ dồn,
sợi được tạo thành trục hồ. Sợi ngang qua máy đánh suốt tạo thành suốt dệt,
trục hồ dồn và suốt dệt được đưa vào máy dệt thoi để dệt thành khăn mộc,
khăn mộc được kiểm trước khi xuất xưởng sang phân xưởng tẩy nhuộm. Tại
phân xưởng tẩy nhuộm khăn mộc được đưa qua các công đoạn nấu trên nồi
nấu, tẩy trên máy tẩy nhuộm BC3, nhuộm trên máy cao áp nếu cần thiết. Trước
khi xuất xưởng sang phân xưởng hoàn thành khăn đã tẩy nhuộm được đưa
sang máy sấy rung hoặc máy sấy văng tuỳ theo yêu cầu thiết kế mặt hàng. Tại
phân xưởng hoàn thành khăn bán thành phẩm được qua các công đoạn cắt,
may, kiểm thành phẩm để phân loại thành phẩm, thứ phẩm, phế phẩm. Sau đó
khăn được đưa sang đóng gói đóng kiện.
Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ sản xuất khăn xử lí sau:
Sợi mộc quả
Sợi dọc, sợi ngang
Dệt
Kiểm mộc
Nấu
Tẩy
Nhuộm (nếu có)
Sấy
Cắt dọc

May dọc
Cắt ngang
May ngang
Kiểm th nh phà ẩm
Đóng gói
Đóng kiện
Mắc
Hồ dồn
Đánh suốt
3.5.3. Quy trình công nghệ sản xuất màn tuyn.
Sợi được đưa vào máy mắc ở dạng quả sợi, để mắc thành bôbin trước khi
đưa lên máy dệt kim, tạo vòng thành vải dệt kim mộc trên máy dệt kim. Trước
khi xuất xưởng sang phân xưởng tẩy nhuộm vải mộc được kiểm trên máy đo
và kiểm. Tại phân xưởng tẩy nhuộm vải mộc được nhuộm trên máy nhuộm cao
áp ( tuỳ theo yêu càu thiết kế). Sau đó được đưa sang máy sấy văng để định
hình vải, cũng trên máy sấy văng vải được lơ tạo độ trắng.
Sơ đồ 5: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất màn tuyn
Sợi Petex
Mắc trục
Dệt kim
Kiểm mộc
Nhuộm nếu có
Văng sấy định hình
Cắt m nà
May
Kiểm th nh phà ẩm
đóng gói
Đóng kiện
Tuỳ theo điều kiện cụ thể, công ty thường xuyên cải tiến tổ chức sản xuất,
bố trí hợp lý các tổ sản xuất, các phân xưởng và các bộ phận phục vụ hợp lý

đảm bảo dây chuyền sản xuất nhịp nhàng và liên tục.
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Bước sang năm 1999, do thị trường truyền thống là Nhật Bản cũng như
thị trường thế giới gặp khó khăn đã làm cho tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, công ty đang lúng túng bỡ ngỡ trước
cơ chế thị trường, thị trường Đông Âu bị co lại... Nội địa bị cạnh tranh khốc liệt
bởi các công ty trong ngành và sản phẩm của Trung Quốc. Vốn lưu động hạn
chế, vốn đầu tư hầu như không có, phần lớn phải đi vay nên chi phí cao. Giá vật
tư thay đổi, việc nhập khẩu nguyên liệu gặp nhiều khó khăn... sản phẩm làm ra
chưa đạt như chất lượng mong muốn. Rõ ràng những khó khăn trong thời
gian này đã làm cho doanh thu của công ty dường như không tăng hay tăng
không đáng kể, dẫn tới quỹ tiền lương cũng không tăng lên và sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới thu nhập của lao động toàn công ty. Với kinh nghiệm 30 năm
trưởng thành và phát triển, tập thể công nhân viên chức của công ty đã đoàn
kết gắn bó vượt qua khó khăn để đạt hiệu quả tốt. Năm 2002 là năm công ty
đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ, doanh thu tăng so với các năm
trước, bước đầu đã ổn định và thích nghi với nền kinh tế thị trường.
Cụ thể thể hiện ở bảng kết quả sau:
Biểu 3: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh các năm: 2000, 2001,
2002.
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2000 2001 2002
1. Tổng GTSL Tỷ đồng 55 57 64,5
2. Tổng doanh thu 1000 đ 64 .000.000 66.500.000 76.000.000
3. Lợi nhuận 1000 đ 1.300.000 1.500.000 1.400.000
4. Nộp ngân sách 1000 đ 1.105.000 1.202.000 1.053.000
5. Tổng số CBCNV Người 1.248 1.227 1.211
6. Tổng quỹ lương 1000 đ/
tháng

936.000 981.600 1.029.035
7. Thu nhập bình
quân đầu người
1000đ/
tháng
750 800 850
Biểu trên cho ta thấy hầu hết chỉ tiêu qua các năm 2000- 2002 đều tăng.
Nhưng năm 2001 tăng so với năm 2000 là không đáng kể, cụ thể doanh thu
năm 2001 tăng so với năm 2000 là 2.500.000 nghìn đồng, lợi nhuận tăng
200.000 nghìn đồng, tổng quỹ lương tăng 547.200 nghìn đồng. Nguyên nhân
do thị trường tiêu thụ bị cắt giảm, cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, công
ty chưa bắt kịp với cơ chế mới- cơ chế thị trường. Nhưng bước sang năm 2002
thì doanh thu của công ty tăng lên đáng kể, năm 2002 tăng so với năm 2001 là
9.500.000 nghìn đồng, nhưng lợi nhuận của công ty lại giảm, tổng quỹ lương
tăng 569.220 nghìn đồng. Có sự tăng lên một cách đáng kể trên là do công ty
có các biện pháp tích cực, sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Công ty đã đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị mới hiện đại phù hợp với yêu
cầu của sản xuất, ngoài ra công tác nghiên cứu thị trường cũng được chú
trọng, để từ đó biết được thị hiếu của người tiêu dùng và sẽ có chiến lược sản
xuất thích hợp.

×