Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Sinh học lớp 12: 3 lí thuyết quần thể sinh vật các MQH trong quần thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.64 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: QUẦN THỂ VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG QUẦN THỂ
CHUYÊN ĐỀ: CÁ THỂ - QUẦN THỂ - QUẦN XÃ SINH VẬT

MÔN SINH HỌC 12
THẦY GIÁO: NGUYỄN ĐỨC HẢI – TUYENSINH247.COM
1. Quần thể sinh vật:
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định,
vào một khoảng thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Ví dụ: Các cây lúa nước trong cùng 1 thửa ruộng; đàn cá rô phi trong cùng 1 ao, hồ,…
- Quá trình hình thành quần thể sinh vật trải qua các giai đoạn chủ yếu:
+ Một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới.
+ Những cá thể không thích nghi được với điều kiện sống mới của môi trường sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi
khác, những cá thể còn lại sẽ thích nghi dần với điều kiện sống.
+ Hình thành các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể cùng loài => Quàn thể dần ổn định, thích nghi với điều kiện
ngoại cảnh.
- Nơi sinh sống của quần thể là phạm vi phân bố của quần thể.
2. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
Các cá thể trong quần thể luôn gắn bó với nhau thông qua các mối quan hệ:
+ Quan hệ hỗ trợ.
+ Quan hệ cạnh tranh.
2.1 Quan hệ hỗ trợ:
- Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản,…
Ví dụ: Hiện tượng liền rễ ở 2 cây thông nhựa mọc cạnh nhau trên một quả đồi.
- Chó rừng đi săn theo bầy đàn => Săn được con mồi lớn hơn.
- Trong quan hệ hỗ trợ, các cá thể tron quần thể thường sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội.
=> Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng
khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
2.2 Quan hệ cạnh tranh
- Xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho
mọi cá thể trong quần thể => Các cá thể cạnh tranh nhau dành nguồn sống hoặc tranh giành con cái.
Ví dụ: Cạnh tranh giành ánh sáng ở các loài thực vật => Đào thải cá thể yếu => Giảm mật độ phân bố. (hiện tượng


này được gọi là “tự tỉa thưa”, thường gặp ở cả động vật và thực vật.
- Vào mùa sinh sản, các cá thể đực đánh nhau giành con cái.
- Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt => các cá thể trở nên đối kháng nhau.
1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


=> Số lượng, sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
=> Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
* Các kiểu quan hệ khác trong quần thể:
+ Kí sinh cùng loài: Cá sống sâu: Con đực rât nhỏ, biến dổi về hình thái cấu tạo, sống kí sinh vào con cái chỉ để
thụ tinh vào mùa sinh sản, giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp.
+ Ăn thịt đồng loại: Một số loài động vật còn ăn thịt lẫn nhau.

2

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×