Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Sinh học lớp 12: 11 lí thuyết diễn thế sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.42 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: DIỄN THẾ SINH THÁI
CHUYÊN ĐỀ: CÁ THỂ - QUẦN THỂ - QUẦN XÃ SINH VẬT
MÔN SINH LỚP 12
THẦY GIÁO: NGUYỄN ĐỨC HẢI – TUYENSINH247.COM
I. Diễn thế sinh thái là gì?
VD: tro tàn núi lửa → rêu → cỏ → tràng cây thân thảo → cây thân gỗ → rừng nguyên sinh
Là quá trình thay đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự thay đổi của môi trường sống
- Sự thay đổi của quần xã diễn ra song song và đồng thời với sự biến đổi của môi trường
Chú ý: là quá trình định hướng, có thể sự đoán được
Về bản chất: giải quyết mâu thuẫn giữa các loài trong quần xã và giữa quần xã với môi trường để cuối cùng hình
thành nên 1 quần xã ổn định và phù hợp với môi trường sống
Phân loại:
+ Diễn thế nguyên sinh
+ Diễn thế thứ sinh
II. Các loại diễn thế sinh thái
1. Diễn thế nguyên sinh
VD: tro tàn núi lửa → rêu → cỏ → tràng cây thân thảo → cây thân gỗ → rừng nguyên sinh
- Điểm xuất phát: Chưa có quần xã sinh vật hoặc có rất ít sinh vật
- Các giai đoạn:
+ Giai đoạn tiên phong: nhóm sinh vật đầu tiên đến sinh sống
+ Giai đoạn hỗn hợp: có sự thay đổi tuần tự của các quần xã
+ Giai đoạn cuối: hình thành nên quần xã tương đối ổn định, phù hợp với môi trường sống
Quần xã đỉnh cực:
+ Các yếu tố tương đối ổn định
+ Sinh khối lớn
+ độ đa dạng cao
+ Ổ sinh thái mỗi loài hẹp
+ quần xã có cấu trúc bền vững và ổn định tương đối
2. Diễn thế thứ sinh
VD: Quần thể thực vật ở nương rẫy → bỏ hoang → các thảm thực vật thay thế →rừng thứ sinh
- Khởi đầu từ môi trường đã từng có quần xã sinh vật tồn tại


- Các giai đoạn:
+ giai đoạn khởi đầu: thay đổi môi trường sống, khai thác quá mức của môi trường → quần xã ban đầu bị huỷ diệt
1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


+ giai đoạn giữa: Các quần xã thay đổi tuần tự
+ giai đoạn cuối: hình thành nên quần xã tương đối ổn định
Trong thực tế khả năng phục hồi của quần xã thấp → suy thoái
III. Nguyên nhân
1. Nguyên nhân bên ngoài:
- Là sự tác động của ngoại cảnh → quần xã → môi trường bị thay đổi → cấu trúc của quần xã thay đổi → quần xã
‘trẻ lại” hoặc bị huỷ hoại hoàn toàn→ quần xã khôi phục lại từ đầu
2. Nguyên nhân bên trong
- Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã → biến đổi quần xã
- Hoạt động của loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất → làm thay đổi môi trường sống → tạo điều kiện cho các
loài khác phát triển → hình thành loài ưu thế mới
- Hoạt động của con người → quần xã → làm suy giảm hoặc tăng độ đa dạng của quần xã
IV. Tầm quan trọng trong việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
- Quy luật phát triển của sinh vật trong môi trường
- Dự đoán các quần xã từng tồn tại, quần xã thay thế trong tương lai
→ Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn
V. Xu hướng trong diễn thế sinh thái
Hình thành nên quần xã ổn định, phù hợp với môi trường
1 số xu hướng:
+ Sinh khối tăng, sản lượng sơ cấp tinh giảm
+ Hô hấp tăng, tỷ lệ sản xuất/ phân giải ≈1
+ Lưới, chuỗi thức ăn trở nên phức tạp

+ Kích thước quần xã, tuổi thọ các nhóm loài tăng
+ Độ đa dạng tăng, số lượng cá thể của mỗi loài giảm

Học tập tốt cùng Tuyensinh247.com

2

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×