Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ VIỆC CUNG ỨNG CÁC DỊCH VỤ NGOÀI TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.65 KB, 36 trang )

1
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ VIỆC CUNG ỨNG CÁC DỊCH VỤ
NGOÀI TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
3.1. Những yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
3.1.1 Yêu cầu của WTO
Vào ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.
Để có thể gia nhập WTO, Việt Nam đã phải cam kết trong nhiều lĩnh vực, kể cả
lĩnh vực dịch vụ.
Theo quy định của WTO, có bốn phương thức cung ứng dịch vụ nói chung là:
- Phương thức cung ứng qua biên giới (phương thức 1): Là phương thức
mà theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ nước thành viên này sang lãnh thổ
nước thành viên nước khác. Phương thức này được sử dụng nhiều trong lĩnh vự
bưu chính viễn thông: Gọi điện, gửi thư điện tử . . .
- Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài (phương thức 2): Là phương thức mà
theo đó người dân của một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một thành
viên khác để tiêu dùng dịch vụ. Phương thức này được sử dụng nhiều trong lĩnh
vực: Du lịch, du học, đi chữa bệnh ở nước ngoài.
- Sự hiện diện thương mại (phương thức 3): Là phương thức mà theo đó
một Quốc gia thành viên cho phép nhà cung cấp dịch vụ của Quốc gia thành
viên khác được thiết lập sự hiện diện thương mại như: Công ty liên doanh, công
ty 100% vốn nước ngoài . . . trên lãnh thổ của mình.
- Sự hiện diện thể nhân (phương thức 4): Là phương thức mà theo đó cho
phép nước cung cấp dịch vụ đưa một hoặc vài chuyên gia sang hoạt động trực
tiếp tại nước sử dụng dịch vụ.
Luận văn tốt nghiệp
1


1
2
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
Khi tham gia WTO, Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ 11 lĩnh vực của
thương mại dịch vụ, được phân thành 155 ngành, nhưng có sự phân biệt cụ thể
đối với từng phân ngành.
Đối với ngành ngân hàng, Việt Nam đạt được một lộ trình mở cửa cho
lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo một khoảng thời gian để các ngân hàng trong nước
có sự chuẩn bị thích hợp.
Bảng 3.1: Cam kết về DVNH và các dịch vụ tài chính khác trong WTO
Nội dung Hạn chế tiếp cận thị trường.
Hạn chế đối xử
Quốc gia.
(a) Nhận tiền gửi và các khoản
phải trả từ công chúng
(b) Cho vay dưới tất cả các hình
thức, bao gồm: Tín dụng tiêu
dùng, tín dụng cầm cố thế chấp,
bao thanh toán và tài trợ giao dịch
thương mại
(c) Thuê mua tài chính
(d) Mọi dịch vụ thanh toán và
chuyển tiền, bao gồm: Thẻ tín
dụng, thẻ thanh toán, thẻ nợ, séc
du lịch và hối phiếu ngân hàng
(e) Bảo lãnh và cam kết
(f) Kinh doanh trên tài khoản của
mình hoặc của khách hàng tại sở
giao dịch, trên thị trường chứng

khoán, giao dịch thoả thuận hoặc
bằng cách khác như dưới đây:
- Công cụ thị trường tiền tệ: Séc,
hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi
- Ngoại hối
- Các công cụ tỉ giá và lãi suất, bao
gồm các hợp đồng hoán đổi, hợp
đồng kỳ hạn
- Vàng khối
(h) Môi giới tiền tệ
(i) Quản lý tài sản như: Quản lý
tiền mặt hoặc danh mục đầu tư,
mọi hình thức quản lý đầu tư tập
thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch
vụ lưu ký và tín thác.
(j) Các dịch vụ thanh toán và bù
trừ tài sản tài chính, bao gồm:
Chứng khoán, các sản phẩm phái
sinh và các công cụ chuyển
nhượng khác
(k) Cung cấp và chuyển thông tin
(1) Chưa cam kết, trừ (k) và (l)
(2) Không hạn chế
(3) Không hạn chế, ngoại trừ:
(a) Các tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được phép
thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới
các hình thức sau:
- Đối với các NHTM nước ngoài: Văn phòng đại
diện, chi nhánh NHTM nước ngoài, NHTM liên
doanh trong đó góp phần vốn của bên nước ngoài

không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên
doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty
cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài và kể
từ ngày 1/4/2007 được phép thành lập ngân hàng
100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Đối với công ty tài chính nước ngoài: Văn phòng
đại diện, công ty tài chính liên doanh, công ty tài
chính 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty cho thuê
tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính
100% vốn nước ngoài.
- Đối với công ty cho thuê tài chính nước ngoài: Văn
phòng đại diện, công ty cho thuê tài chính liên doanh
và công ty cho thuê tài chính 100% đầu tư nước
ngoài.
(b) Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO,
Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh
ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng VND
từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có
quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng mẹ
cấp cho chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:
- Ngày 1/4/2007: 650% vốn pháp định được cấp
- Ngày 1/1/2008: 800% vốn pháp định được cấp
- Ngày 1/1/2009: 900% vốn pháp định được cấp
- Ngày 1/1/2010: 1000% vốn pháp định được cấp
- Ngày 1/1/2011: Đối xử Quốc gia đầy đủ
(c) Tham gia cổ phần:
- Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của
các tổ chức tín dụng nước ngoài tại các NHTM
(1) Chưa cam kết,
trừ (k) và

(l).
(2) Không hạn
chế.
(3) Không hạn
chế, ngoại trừ:
- (a) Các điều kiện
để thành lập chi
nhánh của một
NHTM tại Việt
Nam:
- Ngân hàng mẹ
có tổng tài sản có
trên 20 tỉ USD
vào cuối năm
trước thời điểm
nộp đơn.
(b) Các điều kiện
để thành lập một
ngân hàng liên
doanh hoặc một
ngân hàng 100%
vốn đầu tư nước
ngoài:
- Ngân hàng mẹ
có tổng tài sản
trên 10 tỉ USD
vào cuối năm
trước thời điểm
nộp đơn.
(c) Các điều kiện

để thành lập một
công ty tài chính
100% vốn đầu tư
nước ngoài hoặc
một công ty tài
chính liên doanh,
một công ty cho
Luận văn tốt nghiệp
2
2
3
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
tài chính và xử lý dữ liệu tài chính
cũng như các phần mền liên quan
của các nhà cung cấp các dịch vụ
tài chính khác
(l) Các dịch vụ tư vấn, trung gian
môi giới và các dịch vụ tài chính
phụ trợ khác đối với tất cả các hoạt
động được nêu từ các tiểu mục (a)
đến (k), kể cả tham chiếu và phân
tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn
đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn
về mua lại và về tái cơ cấu và
chiến lược doanh nghiệp.
Quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hoá như
mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam.
- Đối với việc tham gia góp vốn dưới hình thức mua
cổ phần, tổng số cổ phần do các thể nhân và pháp

nhân nước ngoài nắm giữ tạị mỗi NHTM cổ phần
của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ
của ngân hàng, trừ khi pháp luật Việt Nam có quy
định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam.
(d) Chi nhánh NHTM nước ngoài:
- Không được phép mở các điểm giao dịch khác
ngoài trụ sở chi nhánh của mình.
(e) Kể từ khi gia nhập, các tổ chức tín dụng nước
ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở
đối sử Quốc gia.
(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.
thuê tài chính
100% vốn đầu tư
nước ngoài hay
một công ty cho
thuê tài chính liên
doanh:
- Tổ chức tín dụng
nước ngoài có
tổng tài sản có
trên 10 tỷ USD
vào cuối năm
trước thời điểm
nộp đơn.
(4) Chưa cam kết,
trừ các cam kết
chung.
( Nguồn: Trang 40-41, Cẩm nang cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong
WTO)

3.1.2 Yêu cầu của hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được kí kết năm 2000 đã đưa
Việt Nam tiến một bước lớn trong quan hệ thương mại nói chung và quan hệ
DVNH nói riêng. Hiệp định này đã nêu rõ 6 cam kết trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng:
- Không hạn chế số lượng người cung cấp dịch vụ.
- Không hạn chế về tổng số các hoạt động dịch vụ.
- Không hạn chế về tổng giá trị trong các giao dịch dịch vụ hay giá trị tài sản.
- Không hạn chế về số thể nhân tham gia trong ngành dịch vụ.
- Không hạn chế sự tham gia vốn của bên nước ngoài.
- Không áp dụng biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu phải có những hình thức
pháp lý cụ thể để một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài mới được phép cung
cấp dịch vụ.
Luận văn tốt nghiệp
3
3
4
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
Theo đó, các nhà cung cấp DVNH của Hoa Kỳ được phép hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam dưới 3 hình thức:
- Chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ: Phải có vốn do ngân hàng mẹ cấp ít nhất
là 15 triệu USD và ngân hàng mẹ phải có văn bản cam kết chịu mọi trách nhiệm
tại thị trường Việt Nam.
- Ngân hàng liên doanh Việt Nam - Hoa Kỳ
- Ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ.
Đối với ngân hàng liên doanh Việt Nam Hoa Kỳ và ngân hàng con 100%
vốn Hoa Kỳ muốn được thành lập và hoạt động thì vốn phải có ít nhất 10 triệu
USD.
Tuy nhiên, không phải phía Hoa Kỳ được phép thành lập ngay các ngân

hàng như trên mà phải theo một lộ trình nhất định:
(a) Trong vòng 3 năm đầu, bên Hoa Kỳ chỉ được phép thành lập các ngân
hàng liên doanh Việt Nam- Hoa Kỳ.
(b) Sau 3 năm, Việt Nam dành đối xử quốc gia đầy đủ với quyền tiếp cận
NHNN trong các hoạt động: Tái chiết khấu, swap, forward.
(c) Trong vòng 8 năm đầu, Việt nam có quyền hạn chế chi nhánh của
ngân hàng Hoa Kỳ nhận tiền gửi từ pháp nhân Việt Nam mà ngân hàng đó
không có quan hệ tín dụng.
Mức vốn của chi nhánh được quy định như sau:
- Năm thứ nhất: Được chuyển vào 50% vốn pháp định.
- Năm thứ hai: Được chuyển vào 100% vốn pháp định.
- Năm thứ ba: Được chuyển vào 250% vốn pháp định.
- Năm thứ tư: Được chuyển vào 400% vốn pháp định.
- Năm thứ năm: Được chuyển vào 600% vốn pháp định.
- Năm thứ sáu: Được chuyển vào 700% vốn pháp định.
Luận văn tốt nghiệp
4
4
5
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
- Năm thứ bảy: Được chuyển vào 800% vốn pháp định.
- Năm thứ tám: Được chuyển vào 900% vốn pháp định.
- Năm thứ chín : Được chuyển vào 1.000% vốn pháp định.
- Năm thứ mười: Được đối xử Quốc gia đầy đủ.
(d) Sau 8 năm, các ngân hàng có vốn đầu tư của Hoa Kỳ được phép phát
hành thẻ tín dụng nội địa trên cơ sở đối sử Quốc gia.
(e) Các chi nhánh của ngân hàng Hoa Kỳ không được phép đặt máy ATM
tại các điểm ngoài văn phòng của họ cho đến khi các ngân hàng của Việt Nam
được phép thực hiện.

(f) Sau 9 năm, các ngân hàng của Hoa Kỳ được phép thành lập ngân hàng
con 100% vốn của Hoa Kỳ. Đồng thời trong thời gian này, các ngân hàng liên
doanh Hoa Kỳ cần có vốn góp không thấp hơn 30% nhưng cũng không vượt quá
49% vốn pháp định của liên doanh.
(g) Trong vòng 10 năm đầu, Việt Nam có quyền hạn chế một chi nhánh
của ngân hàng Hoa Kỳ nhận tiền gửi từ các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam mà
ngân hàng không có quan hệ tín dụng.
Mức vốn của chi nhánh được quy định như sau:
- Năm thứ nhất: Được chuyển vào 50% vốn pháp định.
- Năm thứ hai: Được chuyển vào 100% vốn pháp định.
- Năm thứ ba: Được chuyển vào 250% vốn pháp định.
- Năm thứ tư: Được chuyển vào 350% vốn pháp định.
- Năm thứ năm: Được chuyển vào 500% vốn pháp định.
- Năm thứ sáu: Được chuyển vào 650% vốn pháp định.
- Năm thứ bảy: Được chuyển vào 800% vốn pháp định.
- Năm thứ tám: Được chuyển vào 900% vốn pháp định.
- Năm thứ chín : Được chuyển vào 1.000% vốn pháp định.
Luận văn tốt nghiệp
5
5
6
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
- Năm thứ mười: Được đối xử Quốc gia đầy đủ.
3.1.3. Tác động của các cam kết gia nhập WTO, hiệp định thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ đối với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng
* Tác động tích cực
- Chính sách và pháp luật về DVNH sẽ được Việt Nam bổ xung, sửa đổi
phù hợp với các cam kết quốc tế. Trước hết là sự cải cách đối với các chính sách
tiền tệ như: Tự do hoá lãi suất, nới lỏng kiểm soát tỉ giá . . .Và sự đổi mới hệ

thống thanh tra - kiểm soát ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế (Basel). Những
điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu hội nhập mà còn giúp hệ thống ngân hàng
tài chính lành mạnh, an toàn và hiệu quả hơn.
- Sự xuất hiện của các định chế tài chính nước ngoài, các ngân hàng uy tín
trên thế giới tham gia trên thị trường Việt Nam là một nhân tố quan trọng thúc
đẩy sự cạnh tranh và đổi mới các ngân hàng Các NHTM trong nước đã có sự
tích cực chuẩn bị để thích ứng trong môi trường cạnh tranh mới đầy khốc liệt
như: Tăng vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần, nâng cao chất lượng và đa
dạng hoá các dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ . . .
- Khi thực hiện mở của thị trường DVNH sẽ thu hút được nhiều đầu tư
vào lĩnh vực này. Đồng thời, tiếp thu được các công nghệ hiện đại, kỹ thuật quản
lý tiên tiến từ các ngân hàng nước ngoài thông qua sự hợp tác, liên kết kinh
doanh.
* Tác động tiêu cực.
- Các ngân hàng yếu kém cả về công nghê, trình độ quản lý lẫn năng lực
tài chính, không thể đương đầu được với những cạnh tranh của thị trường sẽ bị
phá sản và đào thải ra khỏi thị trường
- Theo cam kết của Việt Nam, trong thời gian tới các ngân hàng nước
ngoài sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam nhiều hơn. Những ngân hàng này sẽ
cung cấp cho thị trường Việt Nam một số dịch vụ trùng với dịch vụ của các
Luận văn tốt nghiệp
6
6
7
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
NHTM Việt Nam như: Dịch vụ tiền gửi, thanh toán quốc tế . . . đồng thời cung
cấp các dịch vụ hoàn toàn mới như: Kinh doanh các sản phẩm phái sinh, môi
giới tiền tệ . . . Các dịch vụ của ngân hàng nước ngoài vượt xa các dịch vụ của
ngân hàng Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng do họ có ưu thế về công nghệ

và trình độ quản lý. Điều này sẽ làm cho thị phần của các ngân hàng trong nước
bị thu hẹp do phải nhường thị phần cho các ngân hàng nước ngoài.
- Xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám. Nhiều nhân tài sẽ chạy sang làm
việc cho các ngân hàng nước ngoài bởi các ngân hàng này có các chính sách thu
hút và giữ chân nhân tài rất hấp dẫn: Lương cao, được làm việc trong môi
trường năng động, có điều kiện thể hiện khả năng của mình … Đây là những
điều mà các ngân hàngViệt Nam còn thiếu, nhất là các ngân hàng của nhà nước.
Nếu hiện tượng này xảy ra một cách ồ ạt sẽ khiến cho các ngân hàng của Việt
Nam thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, không đủ điều kiện để phát triển các
DVNH nói riêng và phát triển ngân hàng nói chung.
3.2 Định hướng phát triển các dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Thành
3.2.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam
Kể từ khi thành lập cho đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam luôn hoàn
thành nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, trở thành NHTM lớn nhất Việt Nam cả về
vốn, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng.
Với phương châm: ”Vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách
hàng và ngân hàng”, NHNo&PTNT Việt Nam đang kiên trì từng bước thực hiện
chiến lược phát triển:
- Tiếp tục duy trì tốc độ tăng truởng ở mức độ cao và hợp lý, đảm bảo khả
năng cân đối, an toàn và khả năng sinh lời.
Luận văn tốt nghiệp
7
7
8
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt
Nam giao đoạn 2001-2010 đã được chính phủ phê duyệt.

- Chuẩn bị mọi điều kiện để tiến hành cổ phần hoá vào năm 2009.
- Đẩy nhanh tiến tình hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường hợp tác để
tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý của các nước
cũng như các tổ chức tài chính - ngân hàng quốc tế nhằm đảm bảo hoạt động có
hiệu quả cao và bền vững.
- Tập trung đổi mới công nghệ, đặc biệt là hệ thống tin học làm nền tảng
phát triển thêm nhiều dịch vụ hiện đại mới và nâng cao chất lượng các dịch vụ
hiện có để đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực tài chính.
- Triển khai các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro để đảm bảo
cho hoạt động NH được hiệu quả, an toàn, bền vững.
- Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược 4M: Chiến lược con người, công
nghệ, tài chính và marketing.
3.2.2 Định hướng phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Hà Thành
Dựa trên cơ sở định hưóng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam, chi
nhánh Hà Thành đã xác định được mục tiêu cơ bản là: Đa dạng hoá các dịch vụ
ngoài tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng và tạo thêm các dịch vụ mới trên
cơ sở công nghệ ngân hàng hiện đại. Dựa trên mục tiêu cơ bản này, chi nhánh sẽ
thực hiện được các mục tiêu tiếp theo, cụ thể:
- Mở rộng các dịch vụ liên quan đến huy động vốn trên tất cả các kênh
nhằm gia tăng nhanh nguồn vốn.
- Tăng cường đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
để thích ứng được với các công nghệ mới.
Luận văn tốt nghiệp
8
8
9
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46

- Xây dựng các chiến lược hợp lý để mở rộng và phát triển các dịch vụ
ngoài tín dụng mới.
3.3 Một số giải pháp nhằm đa dạng hoá việc cung ứng dịch vụ ngoài tín
dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà
Thành
3.3.1 Cần có chiến lược cụ thể cho việc phát triển các dịch vụ ngoài tín dụng
Trước năm 2008, chi nhánh Hà Thành còn là một chi nhánh cấp II phụ
thuộc vào chi nhánh Thăng Long nên mọi quyết định của Ban giám đốc chi
nhánh còn có nhiều hạn chế. Sang năm 2008, chi nhánh Hà Thành đã được nâng
cấp lên cấp I nên sẽ có sự chủ động hơn trong định hướng chiến lược phát triển
các dịch vụ ngoài tín dụng. Đồng thời chi nhánh cần đưa ra các chiến lược phát
triển cụ thể cho từng thời kì. Chẳng hạn, trong giai đoạn bùng nổ công nghệ
thông tin như hiện nay thì chi nhánh nên có các nghiên cứu và ứng dụng các
dịch vụ có sử dụng công nghệ cao như: Internet banking, telephone banking . . .
Hoặc trong thời kì đồng USD mất giá như mấy tháng đầu năm 2008 thì chi
nhánh nên có dịch vụ tư vấn cho khách hàng chuyển sang các ngoại tệ khác có
lợi hơn như: EUR, GBP . . .
3.3.2 Hoạch định và thực hiện chiến lược đa dạng hoá việc cung ứng các dịch
vụ ngoài tín dụng theo mô hình ngân hàng bán lẻ
Theo xu thế hiện nay, DVNH phát triển theo ba hướng chính:
- Phát triển các dịch vụ trên thị truờng tài chính, chủ yếu trên thị trường
chứng khoán.
- Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại.
- Mở rộng các DVNH quốc tế.
Và theo đánh giá của tạp chí Stephen Timewell: ”Ngân hàng nào nắm
được cơ hội mở rộng việc cung ứng DVNH bán lẻ cho một lượng dân cư khổng
lồ đang đói các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới mở, sẽ là gã
Luận văn tốt nghiệp
9
9

10
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
khổng lồ trong tương lai”. Tuy nhiên, hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam nói
chung và chi nhánh Hà Thành nói riêng vẫn chưa chiếm lĩnh đuợc thị phần trong
lĩnh vực này. Để có thể tồn tại và giữ được thị phần như hiện nay thì chi nhánh
Hà Thành nên có sự chuẩn bị để triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ. DVNH bán
lẻ phải được phát triển theo hướng kết hợp hài hoà giữa lợi ích của khách hàng
và lợi ích của ngân hàng.
Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ tập trung vào phục vụ đối tượng là các
khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và tập trung vào cung cấp
các dịch vụ: Thanh toán, tiết kiệm, các loại thẻ tín dụng, dịch vụ chi trả lương
qua tài khoản, . . . Để hoạt động của các ngân hàng bán lẻ này đạt được kết quả
cao thì chi nhánh Hà Thành phải xây dựng được hệ thống ngân hàng bán lẻ có
chất lượng, an toàn. Mở thêm nhiều chi nhánh mới, hay tiến hành thành lập các
liên minh thẻ, kết nối mạng thanh toán với các NHTM khác. Đồng thời phải có
sự đầu tư lớn cho các dịch vụ bán lẻ hiện đại như internet banking, home
banking . . .
3.3.3 Hoàn thiện, mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngoài tín dụng
hiện có của chi nhánh
Một trong những yếu tố quyết định sức cạnh tranh dịch vụ ngoài tín dụng
của các ngân hàng chính là chất lượng. Do đó, nâng cao chất lượng các dịch vụ
ngoài tín dụng là một vấn đề sống còn của các ngân hàng. Để nâng cao chất
lượng dịch vụ ngoài tín dụng các ngân hàng phải chú trọng vào các biện pháp:
Thứ nhất, phải xây dựng được thương hiệu của chi nhánh Hà Thành là
một ngân hàng uy tín, luôn luôn coi trọng quyền lợi của khách hàng. Muốn vây,
chi nhánh Hà Thành phải luôn đảm bảo an toàn vốn và khả năng thanh khoản
cao cho khách hàng. Đặc biệt là thái độ phục vụ phải nhiệt tình, chu đáo.
Thứ hai, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo hướng hợp lý, nhanh
gọn, vừa đảm bảo an toàn cho khách hàng vừa hợp với các nguyên tắc của ngân

hàng. Do đó, chi nhánh phải thực hiện tốt chế độ giao dịch một cửa.
Luận văn tốt nghiệp
10
10
11
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
Thứ ba, cần bố trí thực hiện giao dịch cả ngày thứ 7 và chủ nhật, nhưng
vẫn phải đảm bảo cho cán bộ công nhân viên tuần làm việc 5 ngày theo luật lao
động. Nếu thực hiện được điều này thì sẽ tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng do
thời gian giao dịch được kéo dài ra.
Thứ tư, tăng cưòng công tác quảng bá, tiếp thị nhằm thu hút sự quan tâm
của khách hàng. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với những khách hàng đến
giao dịch tại chi nhánh, đặc biệt chú ý đến những khách hàng tiềm năng.
Thứ năm, đầu tư đổi mới công nghệ. Đây là một vấn đề rất quan trọng bởi
vì ngân hàng nào nắm giữ được công nghệ hiện đại thì ngân hàng đó sẽ nắm giữ
sức mạnh cạnh tranh. Dựa trên chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng của
NHNo&PTNT Việt Nam và sự cho phép của cấp trên, chi nhánh Hà Thành sẽ
tiến hành đổi đầu tư đổi mới công nghệ. Trước hết là trang bị các máy móc, thiết
bị, phần mền cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán. Tiếp đến
mới tiến hành áp dụng được các công nghệ mới, hiện đại hơn như tự động hoá . .
.
Thứ sáu, đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ ngân hàng. Thường xuyên tổ
chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm trang bị cho cán bộ công nhân viên
những kiến thức mới nhất. Đối với những nhân viên thanh toán quốc tế thì phải
đào tạo thêm về ngoại ngữ, có sự am hiểu về luật lệ và tập quán quốc tế trong
ngoại thương.
3.3.4 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và thực hiện triển khai các dịch vụ ngoài
tín dụng mới
Thông thường các ngân hàng thường phát triển các dịch vụ theo hai

hướng:
Một là, dịch vụ mới hoàn toàn đối với cả ngân hàng và thị trường. Do là
dịch vụ mới nên sẽ không phải chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng khác, và
nếu thu hút được sự quan tâm của khách hàng thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
Luận văn tốt nghiệp
11
11
12
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
Tuy nhiên, dịch vụ mới thì thường phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn do thiếu
kinh nghiệm và khách hàng vẫn chưa quen sử dụng.
Hai là, dịch vụ chỉ mới với ngân hàng và không mới với thị trường. Đây
có thể là những dịch vụ sao chép nên nó phải chịu sự cạnh tranh của các ngân
hàng khác trên thị trường. Đồng thời, lợi nhuận thu được thường nhỏ hơn so với
các dịch vụ mới hoàn toàn. Tuy nhiên, do ra đời sau nên những dịch vụ này sẽ
được cải tiến để phù hợp hơn.
Theo đó, chi nhánh Hà Thành nên tiến hành triển khai nghiên cứu và đưa
vào ứng dụng các dịch vụ mới sau:
Thứ nhất, dịch vụ tiền gửi góp
Hiện nay, thu nhập của đại bộ phận người Việt Nam còn chưa cao, tiền
tiết kiệm thường là những món nhỏ. Nếu để ở nhà thì không an toàn còn gửi ở
ngân hàng thì bất tiện. Mặt khác, theo quy định hiện nay thì thời gian gửi góp tối
thiểu là 3 tháng và phải gửi tiền đều đặn. Đây là một quy định không cần thiết và
khá khắt khe. Để có thể dễ dàng huy động được các nguồn tiền nhàn rỗi, nhỏ lẻ
từ dân cư thì ngân hàng nên đưa ra dịch vụ tiền gửi góp có tính chất linh hoạt
hơn như: Theo tuần, theo tháng, theo quỹ . . . và không phải nộp tiền đều đặn.
Để thu hút sự quan tâm của khách hàng thì chi nhánh có thể đổi tên tiết kiệm gửi
góp thành các tên khác như: Tiết kiệm nhân thọ, tiết kiệm học đường, tiết kiệm
nhà ở . . . Với mỗi loại tiết kiệm này sẽ tập trung vào mỗi loại đối tượng khác

nhau và cũng cần có các chính sách thu hút khách hàng khác nhau.
Thứ hai, dịch vụ gửi tiền một lần rút nhiều lần
Đối với dịch vụ này đòi hỏi khách hàng phải có kế hoạch trong nhu cầu sử
dụng tiền, còn ngân hàng phải tính toán được mức lãi suất phù hợp.
Dịch vụ tiền gửi này phù hợp với việc gửi tiền của các dự án đầu tư hoặc
quản lý tài chính thay cho khách hàng. Ví dụ: Một công trình đầu tư cần một
khoản tiền lớn khoảng 100.000USD trong qúa trình xây dựng, và để thuận lợi,
Luận văn tốt nghiệp
12
12
13
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
chủ đầu tư sẽ gửi một lần số tiền này vào trong tài khoản ngân hàng và tiến
hành rút số tiền này làm nhiều lần căn cứ vào tiến độ thi công để phục vụ cho
nhu cầu của từng giai đoạn.
Thứ ba, dịch vụ tiền gửi bằng VND được chuyển đổi ra ngoại tệ
Trong thời gian qua, các ngân hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm
VND được đảm bảo theo giá trị của vàng. Hình thức này đã tạo được niềm tin
cho khách hàng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, hiện nay giá vàng ở thị
trường thế giới cũng như thị trường trong nước biến động liên tục đã làm cho
hình thức tiết kiệm này mất dần đi tính hấp dẫn.
Mặt khác, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc giao lưu,
giao thương giữa các nước sẽ diễn ra nhiều dưới các hình thức: Du lịch, du học,
xuất nhập khẩu . . . sẽ làm nhu cầu về ngoại tệ tăng nhanh. Nắm bắt đước xu thế
này, chi nhánh Hà Thành cần triển khai tiền gửi tiết kiệm bằng VND được
chuyển đổi ra các ngoại tệ mạnh như: EUR, GBP, USD. . . dịch vụ này sẽ tạo
nên sự thuận lợi cho khách hàng khi có nhu cầu về ngoại tệ, cũng như tạo cho
khách hàng sự tin tưởng về giá trị đồng tiền mà mình gửi vào NH.
Thứ bốn, dịch vụ tiền gửi hẹn rút

Để khắc phục nhược điểm của tiền gửi không ký hạn là lãi suất rất thấp,
và tiền gứi có kỳ hạn thường không chủ động được thời gian sử dụng tiền, các
ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi hẹn rút. Dịch vụ này tạo rất nhiều thuận
lợi cho khách hàng vì vừa đảm bảo được thời gian sử dụng tiền, vừa đảm bảo
thu được lợi nhuận cao từ lãi suất, và cũng tạo thuận lợi cho ngân hàng trong
việc sử dụng vốn. Khi sử dụng dịch vụ này khách hàng phải biết:
- Nếu khách hàng muốn rút tiền trước thời hạn mà không thông báo trước
cho NH thì chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.
Luận văn tốt nghiệp
13
13
14
Nguyễn Thanh Kiều Linh Lớp:
KTQT46
- Nếu khách hàng muốn rút tiền trước thời hạn mà thông báo trước với
ngân hàng (tối thiểu là 3 ngày làm làm việc) thì sẽ được hưởng lãi suất cao hơn
lãi suất tiền gửi không kì hạn nhưng thấp hơn lãi suất tiền gửi có kì hạn.
Ví dụ: Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng là 9%/năm, 3 tháng là 7%/ năm,
không kỳ hạn là 3,1%/năm. Một khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng nhưng
mới được 5 tháng thì thông báo xin rút trước. Lúc này, ngân hàng sẽ trả mức lãi
suất là 7%/năm và trả đủ cho cả 5 tháng.
Thứ năm, dịch vụ tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi
Dịch vụ này đã được khá nhiều ngân hàng trên thị trường Việt Nam triển
khai, nhưng đối với NHNo&PTNT Việt Nam thì mới chỉ ở giai đoạn thí nghiệm
và chưa thu được thành công như mong đợi. Nguyên nhân là do công nghệ chưa
đáp ứng được yêu cầu, chưa có sự kết nối giữa các chi nhánh của hệ thống
NHNo&PTNT. Do đó, để có thể triển khai đồng bộ dịch vụ này thì
NHNo&PTNT phải khắc phục những nhược điểm trên.
Thứ sáu, dịch vụ tiết kiệm dài hạn
Trong thời kì công nghiệp hoá-hiện đại hoá như hiện nay thì nhu cầu vốn

đầu tư dài hạn là rất lớn. Tuy nhiên, các ngân hàng nói chung và chi nhánh Hà
Thành nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu này, vì hầu hết nguồn vốn huy động
được đều là trong ngắn hạn và theo quy định của NHNN thì các ngân hàng chỉ
được dùng 40% vốn ngắn hạn vào cho vay dài hạn. Đối với chi nhánh Hà
Thành, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì ngoài chỉ tiêu được cấp
theo quy định thì chi nhánh phải tự vận động để thu hút thêm nguồn vốn dài hạn.
Muốn vậy, chi nhánh phải có một chính sách lãi xuất hấp dẫn và phải đảm bảo
được giá trị đồng tiền cho khách hàng.
Ví dụ: Nếu lãi suất tiết kiệm kỳ hạn tháng là 9%/năm, muốn huy động vốn
trong 1 năm hoặc dài hơn thì ngân hàng nên đưa ra múc lãi suất tiết kiệm cao
hơn 18%/năm thì mới hấp dẫn được người gửi. Tuy nhiên, còn vào tuỳ thuộc
Luận văn tốt nghiệp
14
14

×