Tải bản đầy đủ (.doc) (290 trang)

Mối quan hệ giữa nhận thức, tư duy, gắn kết và ý định hành động khởi nghiệp của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 290 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HÀ KIÊN TÂN
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC, TƯ DUY,
GẮN KẾT VÀ Ý ĐỊNH HÀNH ĐỘNG KHỞI NGHIỆP

CỦA SINH VIÊN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HCM – THÁNG 07 NĂM 2019


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HÀ KIÊN TÂN

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC, TƯ DUY, GẮN
KẾT VÀ Ý ĐỊNH HÀNH ĐỘNG KHỞI NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN QUANG THU
2. TS. TRẦN THẾ HOÀNG

TP.HCM – THÁNG 07 NĂM 2019


ii

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Hà Kiên Tân, xin cam đoan nội dung luận án tiến sĩ chuyên ngành
Quản trị kinh doanh: “Mối quan hệ giữa nhận thức, tư duy, gắn kết và ý định hành
động khởi nghiệp của sinh viên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung trình bày trong luận án là đúng sự thật và chưa bao giờ công bố trên bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tất cả những nội dung trích dẫn, tham khảo và kế thừa đều được dẫn nguồn
một cách rõ ràng, trung thực, đầy đủ trong danh sách các tài liệu tham khảo.
Nghiên cứu sinh

HÀ KIÊN TÂN


iii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được rất nhiều sự động viên, hỗ
trợ giúp đỡ, góp ý rất chân thành và khoa học từ quý Thầy/Cô tại trường ĐH Kinh tế
TP.HCM. Tác giả cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các bạn nghiên cứu
sinh, sinh viên các trường ĐH các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu,
TP.HCM và các chuyên gia đã đồng ý tham gia thảo luận nhóm trong nghiên cứu
định tính và hồi đáp phiếu khảo sát trong quá trình nghiên cứu định lượng sơ bộ
cũng như chính thức. Tác giả vô cùng biết ơn khi nhận được các định hướng nghiên
cứu, sự theo dõi, động viên và hướng dẫn tận tình từ Cô PGS. TS. Nguyễn Quang
Thu và Thầy TS. Trần Thế Hoàng trong mọi trao đổi, góp ý về vấn đề nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, bài báo khoa học và các vấn đề học thuật khác.
Với tất cả sự kính trọng, tác giả kính gửi quý Thầy/Cô, bạn bè, đồng nghiệp
và gia đình lòng biết ơn sâu sắc.
Trân trọng cảm ơn!
TP.HCM, ngày... .tháng… .năm


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................
MỤC LỤC ..............................................................................................................
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...........................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ...........................................................................
TÓM TẮT...............................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .....................................................

1.1. Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................
1.2. Lý do chọn đề tài .............................................................................................
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................
1.6. Kết cấu luận án ................................................................................................
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..............
2.1. Các khái niệm nghiên cứu ...............................................................................
2.1.1. Khởi nghiệp (Entrepreneurship) ...................................................................
2.1.2. Ý định khởi nghiệp và ý định hành động khởi nghiệp .................................
2.1.3. Tư duy khởi nghiệp ......................................................................................
2.1.4. Gắn kết với khởi nghiệp ...............................................................................
2.1.5. Nhận thức khởi nghiệp .................................................................................
2.1.6. Khoảng cách tâm lý ......................................................................................
2.2. Các lý thuyết nền tảng
2.2.1. Lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động - Mindset theory of action phases
(Gollwitzer & Keller, 2012) ...................................................................................
2.2.2. Mô hình kịch bản khởi nghiệp (Mitchell & cộng sự, 2000; Smith & cộng sự,
2009) .......................................................................................................................
2.2.3. Mô hình tư duy khởi nghiệp - Entrepreneurial mindset model (Mathisen &
Arnulf, 2013) ..........................................................................................................
2.2.4. Lý thuyết gắn kết – Commitment theory (Meyer & Allen, 1991) ...............
2.2.5. Lý thuyết cấp độ cấu trúc nhận thức – Contructual level theory (Trope &
Liberman, 2003, 2010) ...........................................................................................
2.2.6. Mô hình về sự kiện khởi nghiệp cải tiến– Entrepreneurial Event model
(Krueger & cộng sự, 2000) .....................................................................................
2.2.7. Một số lý thuyết về ý định khởi nghiệp ........................................................
2.3. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................
2.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................
2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .........................................................................................

ii
iii
iv
vii
viii
xi
xii
1
1
5
11
12
13
14
16
16
16
19
32
34
35
37
38
38
41
42
43
45

48
49
54
54
64
65


v

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..........................................................
3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................
3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính ..........................................................................
3.2.1. Đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu từ thang đo gốc ...........
3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính và điều chỉnh thang đo ........................
3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ .............................................................
3.3.1. Mô tả mẫu khảo sát .......................................................................................
3.3.2. Đánh giá độ tin cậy sợ bộ của thang đo ........................................................
3.3.3.Đánh giá sơ bộ giá trị thang đo – phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..........
3.4. Thiết kế nghiên cứu định lượng chính thức .....................................................
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .........................................................................................
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................
4.1. Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ..........................................................................
4.2. Kết quả kiểm định thang đo chính thức...........................................................
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo ........................................................
4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................
4.2.3. Đánh giá mô hình đo lường ..........................................................................
4.2.4. Đánh giá mô hình cấu trúc............................................................................
4.2.5. Kiểm định giả thuyết ....................................................................................
4.2.6. So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu khác ..................................

4.2.7. Phân tích biểu đồ quan hệ giữa mức độ quan trọng và hiệu suất của các yếu tố
tác động đến ý định hành động khởi nghiệp ...........................................................
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .........................................................................................
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................
5.1. Kết luận và các đóng góp của nghiên cứu .......................................................
5.1.1. Kết luận ........................................................................................................
5.1.2. Đóng góp của nghiên cứu .............................................................................
5.2. Hàm ý chính sách nhằm nâng cao ý định hành động khởi nghiệp của sinh viên
5.2.1. Hàm ý chính sách về nhận thức mong muốn khởi nghiệp ...........................
5.2.2. Hàm ý chính sách về gắn kết với khởi nghiệp .............................................
5.2.3. Hàm ý chính sách về nhận thức khả năng khởi nghiệp ................................
5.2.4. Hàm ý chính sách đối với tư duy khởi nghiệp .............................................
5.2.5. Hàm ý đối với yếu tố thời gian .....................................................................
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................
5.3.1. Một số hạn chế ..............................................................................................
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................
PHỤ LỤC 1: THANG ĐO GỐC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU ...........................
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỔNG HỢP TỪ NGHIÊN
CỨU TỔNG QUAN VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA (ADAM & FAYOLLE,
2015) .......................................................................................................................
PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM CHUYÊN GIA

67
67
68
68
73
81

81
82
85
87
92
93
93
95
95
98
100
105
106
121
124
126
129
130
130
130
130
133
133
135
138
139
141
142
142
143

145
1
3
8


vi

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN NHÓM CHUYÊN GIA............................................... 9
PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH NHÓM CHUYÊN GIA THAM GIA THẢO LUẬN
NHÓM TẬP TRUNG.................................................................................................................................. 16
PHỤ LỤC 6: NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG VỚI SINH VIÊN
ĐÃ KHỞI NGHIỆP..................................................................................................................................... 17
PHỤ LỤC 7: TÓM TẮT KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM ĐỐI VỚI SINH VIÊN
ĐÃ KHỞI NGHIỆP VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP.......................................................................... 22
PHỤ LỤC 8: DANH SÁCH SINH VIÊN THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM ...................23
PHỤ LỤC 9: BẢNG PHỎNG VẤN ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ..................................................... 24
PHỤ LỤC 10: BẢNG PHỎNG VẤN ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC.................................. 26
PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA SƠ BỘ VỚI KÍCH
THƯỚC MẪU 117 QUAN SÁT............................................................................................................ 28
PHỤ LỤC 12: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA SƠ BỘ VỚI KÍCH THƯỚC MẪU 117
QUAN SÁT..................................................................................................................................................... 30
PHỤ LỤC 13: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA CHÍNH THỨC
31
PHỤ LỤC 14: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA CHÍNH THỨC.................................................... 33
PHỤ LỤC 15: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG LẦN 1............................37
PHỤ LỤC 16: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CẤU TRÚC............................................. 40
PHỤ LỤC 17: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐÃ NHÓM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
MICOM............................................................................................................................................................ 45
PHỤ LỤC 18: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐA NHÓM BẰNG PHƯƠNG PHÁP MGAPLS..................................................................................................................................................................... 46



vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
AVE
Bootstrapping
CLT
CR
Cronbach’s alpha
DN
DNNVV
ĐH
EEM
EFA
GEM
HTMT
KMO
MAP
MGA
PLS
RQ
SEM
TPB
VCCI
VIF

DIỄN GIẢI

Phương sai trích trung bình (Average Variance Extracted)
Phương pháp lấy mẫu lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu
Contructual level theory (lý thuyết cấp độ cấu trúc nhận thức)
Độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability)
Độ tin cậy
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đại học
Mô hình sự kiện khởi nghiệp (Entrepreneurial Event model)
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor)
Hệ số tương quan Heterotrait-monotrait (Heterotrait-monotrait
ratio of correlations)
Kaiser-Meyer-Olkin
Lý thuyết tư duy các pha hành động (Mindset theory of action
phases)
Multi group analysis
Bình phương tối thiểu (Partial least squares)
Research question (Câu hỏi nghiên cứu)
Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling)
Lý thuyết dự đinh hành vi (Theory of planned behavior)
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor)


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28


TÊN BẢNG
Bảng 1.1: Chỉ số khởi nghiệp tại VN năm 2015
Bảng 2.1: Tổng hợp định nghĩa về khái niệm ý định khởi nghiệp
Bảng 2.2: Lược khảo tóm tắt một số công trình nghiên cứu liên
quan.
Bảng 2.3: Định nghĩa về tư duy khởi nghiệp
Bảng 2.4: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 3.1: Thang đo ý định hành động khởi nghiệp
Bảng 3.2: Thang đo tư duy khởi nghiệp
Bảng 3.3: Thang đo gắn kết với khởi nghiệp
Bảng 3.4: Thang đo nhận thức mong muốn khởi nghiệp
Bảng 3.5: Thang đo nhận thức khả năng khởi nghiệp
Bảng 3.6: Thang đo khoảng cách thời gian
Bảng 3.7: Thang đo ý định hành động khởi nghiệp sau nghiên cứu
định tính
Bảng 3.8: Thang đo tư duy khởi nghiệp sau nghiên cứu định tính
Bảng 3.9: Thang đo gắn kết với khởi nghiệp sau nghiên cứu định
tính
Bảng 3.10: Thang đo nhận thức mong muốn khởi nghiệp sau nghiên
cứu định tính
Bảng 3.11: Thang đo nhận thức khả năng khởi nghiệp sau nghiên
cứu định tính
Bảng 3.12: Thang đo khoảng cách thời gian
Bảng 3.13: Đánh giá độ tin cậy thang đo ý định hành động khởi
nghiệp
Bảng 3.14: Đánh giá độ tin cậy thang đo tư duy khởi nghiệp
Bảng 3.15: Đánh giá độ tin cậy thang đo gắn kết với khởi nghiệp
Bảng 3.16: Đánh giá độ tin cậy thang đo nhận thức mong muốn
khởi nghiệp
Bảng 3.17: Đánh giá độ tin cậy thang đo nhận thức khả năng khởi

nghiệp
Bảng 3.18: Kết quả phân tích nhân tố EFA sơ bộ
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu theo giới tính
Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo trường ĐH
Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo địa phương
Bảng 4.4: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha ý định hành động
khởi nghiệp
Bảng 4.5: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha tư duy khởi nghiệp

TRANG
2
21
22
33
64
70
70
71
72
72
73
76
77
78
79
80
81
83
83
84

84
85
86
93
94
95
95
96


ix

29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46

47
48
49
50
51
52
53

Bảng 4.6: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha gắn kết với khởi
nghiệp
Bảng 4.7: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha nhận thức mong
muốn khởi nghiệp (lần cuối)
Bảng 4.8: Kết quả Cronbach’s alpha nhận thức khả năng khởi
nghiệp (lần cuối)

96
97
98

Bảng 4.9: Kết quả hệ số KMO (lần cuối)
Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố EFA (lần cuối)
Bảng 4.11: Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hệ số nhân tố tải chéo (Outer loading)
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hệ số nhân tố tải ngoài chéo lần 2 (lần
cuối)
Bảng 4.14: Kết quả phân tích độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang
đo (lần cuối)
Bảng 4.15: Kết quả phân tích Fornell – Larcker - giá trị phân biệt
(lần cuối)
Bảng 4.16: Kết quả mức độ phù hợp mô hình với dữ liệu thị trường

(Goodness of model fit)

99
99
101
101
102

Bảng 4.17: Kết quả phân tích hệ số VIF các biến quan sát (lần cuối)
Bảng 4.18: Kết quả Bootstrapping mô hình cấu trúc
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định các giả thuyết từ Bootstrapping
Bảng 4.20: Kết quả phân tích độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang
đo phân theo nhóm
Bảng 4.21: Kết quả phân tích Fornell – Larcker (nhóm thời gian
ngắn)
Bảng 4.22: Kết quả phân tích Fornell – Larcker (nhóm thời gian
dài)

104
106
108
110

Bảng 4.23: Kiểm định đo lường bất biến trong cấu hình
Bảng 4.24: Kiểm định đo lường bất biến trong thành phần
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định các giả thuyết điều tiết từ phép hoán
vị
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định các giả thuyết từ Bootstrapping phân
theo từng nhóm theo phương pháp PLS – MGA
Bảng 4.27: Kết quả kiểm định các giả thuyết từ Bootstrapping phân

theo từng nhóm

112
112
113

Bảng 4.28: Kết quả kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu
Bảng 4.29: Kết quả tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động giữa
các khái niệm
Bảng 4.30: Kết quả mức độ dự đoán liên quan (Q²) thông qua kiểm

117
119

103
103
104

111
111

113
116

119


x

54

55
56
57
58

định Blindfolding
Bảng 4.31: Kết quả chỉ số biểu thị mức độ quan trọng và hiệu suất
của các yếu tố tác động đến ý định hành động khởi nghiệp (đã chuẩn
hóa)
Bảng 5.1: Thống kê giá trị trung bình thang đo yếu tố nhận thức mong
muốn khởi nghiệp
Bảng 5.2: Thống kê giá trị trung bình thang đo yếu tố gắn kết với
khởi nghiệp
Bảng 5.3: Thống kê giá trị trung bình thang đo yếu tố nhận thức khả
năng khởi nghiệp
Bảng 5.4: Thống kê giá trị trung bình thang đo yếu tố tư duy khởi
nghiệp

126
133
136
138
140


xi

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

TÊN HÌNH
Hình 2.1: Chu kỳ khởi nghiệp theo định nghĩa của GEM
Hình 2.2: Mô hình các giai đoạn hình thành và thực thi ý định
Hình 2.3: Mô hình tư duy các giai đoạn hành động
Hình 2.4: Mô hình kịch bản khởi nghiệp
Hình 2.5: Mô hình tư duy khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp
Hình 2.6: Mô hình lý thuyết cấp độ cấu trúc nhận thức
Hình 2.7: Mô hình sự kiện khởi nghiệp cải tiến
Hình 2.8: Mô hình dự định hành vi
Hình 2.9: Mô hình sự kiện khởi nghiệp
Hình 2.10: Mô hình tiềm năng khởi nghiệp

Hình 2.11: Mô hình ý định khởi nghiệp tích hợp
Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1: Mô hình đo lường các khái niệm (đã chuẩn hóa)
Hình 4.2: Mô hình cấu trúc (đã chuẩn hóa)
Hình 4.3: Mô hình đo lường các khái niệm (nhóm thời gian ngắn, đã
chuẩn hóa)
Hình 4.4: Mô hình đo lường các khái niệm (nhóm thời gian dài, đã
chuẩn hóa)
Hình 4.5: Mô hình nghiên cứu sau kiểm định
Hình 4.6: Biểu đồ quan hệ giữa mức độ quan trọng và hiệu suất của
các yếu tố tác động đến ý định hành động khởi nghiệp (đã chuẩn hóa)

TRANG
19
40
40
41
42
46
48
49
50
52
52
65
68
105
107
114

115
118
125


xii

TÓM TẮT

Luận án xây dựng và kiểm định mối quan hệ giữa nhận thức, tư duy, gắn kết và ý
định hành động khởi nghiệp của sinh viên thông qua lý thuyết tư duy các giai đoạn
hành động. Đồng thời, kiểm định tác động điều tiết của yếu tố thời gian đến mối
quan hệ giữa nhận thức khởi nghiệp và ý định hành động khởi nghiệp. Phương pháp
nghiên cứu hỗn hợp đã được sử dụng: Nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo
luận nhóm, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.
Nghiên cứu định lượng chính thức được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp thông
qua bảng câu hỏi với 1367 sinh viên có ý định khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã
có những đóng góp về mặt học thuật, lý luận và thực tiễn như sau: Thứ nhất, giúp
cho những nhà nghiên cứu có những gợi ý về hệ thống thang đo về ý định khởi
nghiệp của sinh viên để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo tại thị trường Việt Nam.
Thứ hai, luận án đã bổ sung 2 yếu tố trung gian giữa nhận thức và ý định hành động
khởi nghiệp, đó là, tư duy khởi nghiệp và gắn kết với khởi nghiệp. Thứ ba, ý định
trong các nghiên cứu về khởi nghiệp trước đây tương đối mơ hồ và trừu tượng, sức
mạnh dự đoán của nó đối với hành động khởi nghiệp là đáng nghi ngờ. Do đó, cần
chuyển sang ý định mang tính chi tiết hơn, hành động hơn thì có khả năng khởi
nghiệp sẽ cao hơn. Thứ tư, yếu tố thời gian được cho là có vai trò điều tiết mối quan
hệ giữa mong muốn và khả năng khởi nghiệp đến ý định hành động khởi nghiệp.
Cuối cùng, luận án này đã rút ra được các hàm ý chính sách dành cho các trường đại
học, các nhà hoạch định chính sách về khởi nghiệp.



1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu tổng quan nghiên cứu của luận án. Mục tiêu chính là
đưa ra bối cảnh nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án.
Nội dung của chương này bao gồm các phần: (1) Bối cảnh nghiên cứu; (2) Lý do
chọn đề tài; (3) Mục tiêu nghiên cứu; (4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (5)
Phương pháp nghiên cứu; và cuối cùng (6) Kết cấu nghiên cứu.
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Tại Việt Nam, khởi nghiệp đang là chủ đề rất được quan tâm với mục tiêu của
Chính phủ đặt ra là có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp (DN) hoạt động giai đoạn 20162020. Theo Báo Chính phủ (2016), tỷ lệ DN/dân số Việt Nam (trên 96 triệu dân) là quá
thấp (0,57%) so với các nước như: Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Israel, Nhật
Bản (đều trên 2%). Nếu đạt mức trung bình của thế giới, thì Việt Nam cần phải có hơn
2 triệu DN hoạt động. Như vậy, số DN Việt Nam mới đạt 1/4 so với yêu cầu của mức
trung bình. Vì vậy, việc gia tăng số lượng các DN khởi nghiệp luôn là mối bận tâm
chính của các chính phủ, nhà hoạch định chính sách và các học giả, vì 2 lý do. Một là,
tăng trưởng kinh tế (Audretsch, 2007; Baumol, 2004); hai là, giảm thất nghiệp
(Santarelli & cộng sự, 2009) đặc biệt với sinh viên mới ra trường (Alain & cộng sự,
2006) tại các nước đang phát triển. Sinh viên là đối tượng được đào tạo tương đối bài
1

bản tại các trường ĐH, có các kiến thức nền về quản trị. GEM (2016) cho rằng, độ tuổi
thích hợp để khởi nghiệp là 18 – 36, lứa tuổi có khát khao làm giàu, không sợ rủi ro,
nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, mạo hiểm hơn và có ý định khởi nghiệp cao hơn.
Thống kê tại bảng 1.1 cho thấy, tỷ lệ người nhận thức được cơ hội và khả năng khởi
nghiệp tại VN năm 2015 là 56,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có giảm một chút so với 2014
(58,2%) vì những lo ngại cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong bối cảnh hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, chỉ số lo sợ thất bại khởi nghiệp năm 2015
tại VN là 45,6% khá cao so với các nước có cùng trình độ phát triển và có xu hướng sẽ

tăng trong nhiều năm tới. Chỉ số này phản ảnh sự cẩn
1GEM: Global Entrepreneurship Monitor – chỉ số khởi nghiệp toàn cầu


2

trọng khi tham gia vào khởi nghiệp, tạo ra những rào cản cho nhiều người chưa bắt
tay vào khởi nghiệp, dù họ nhận thấy cơ hội và khả năng khởi nghiệp của mình
(GEM, 2016).
Bảng 1.1: Chỉ số khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2015
Yếu tố
Nhận thức về cơ hội khởi nghiệp
Nhận thức về năng lực khởi nghiệp
Lo sợ thất bại tại Việt Nam
Ý định khởi nghiệp

Điểm (%)
56,8
56,8
45,6
22,3

Xếp Hạng
9
19
53
23

Nguồn: GEM (2016)


Báo diễn đàn doanh nghiệp (2017), trong báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại 120 trường ĐH,
115 trường Cao đẳng hầu như chưa được triển khai. “Có đến 62% sinh viên được
hỏi cho rằng các hoạt động khởi nghiệp hiện nay đang mang tính phong trào, chưa
thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, khi hỏi về khả năng kinh doanh có đến 89% sinh viên
cho rằng bản thân có khả năng kinh doanh và 80% sinh viên có ý định sẽ tham gia
các hoạt động kinh doanh sau khi tốt nghiệp. Cơ hội khởi nghiệp từ kinh doanh của
sinh viên hiện nay có 61% đến từ phía gia đình, 21% từ bạn bè và 18% đến từ các
nơi khác”. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ người nhận thức khả năng khởi nghiệp
cao, dẫn đến tỷ lệ người có ý định khởi nghiệp cao (trung bình là 36,5% có ý định).
Riêng tại VN, tỷ lệ khởi nghiệp thật sự là rất thấp nếu so với tỷ lệ người nhận thức
được cơ hội, khả năng khởi nghiệp và có ý định khởi nghiệp (GEM, 2016). Điều gì
làm cho tỷ lệ khởi nghiệp trong sinh viên thấp như vậy? Nói một cách khác, câu hỏi
đặt ra ở đậy là tại sao giữa ý định khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp vẫn còn một
khoảng cách nhất định?
Theo GEM (2014, tr.17), đánh giá sự phát triển kinh doanh ở mỗi quốc gia cũng
như toàn cầu theo các giai đoạn sau: (1) Nhà khởi nghiệp tiềm năng  (2) Ý định khởi
nghiệp  (3) Thành lập doanh nghiệp  (4) Quản lý hoạt động kinh doanh

 (5) Phát triển hoạt động kinh doanh  (6) Chấm dứt hoạt động kinh doanh. Theo


3

GEM (2014, tr. 17) cũng cho rằng, chu kỳ kinh doanh này đúng với tất các các nền
kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, việc chuyển từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau
trong chu kỳ kinh doanh lại khác nhau ở mỗi nước, tùy thuộc vào đặc điểm của nhà
khởi nghiệp tiềm năng và môi trường kinh doanh của nước đó. Quá trình hình thành
ý định khởi nghiệp tại VN có thể sẽ có nhiều khác biệt so với các nghiên cứu thực
nghiệm tại các nước phát triển trên thế giới.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015), bối cảnh khởi nghiệp tại các
nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam có nhiều điểm khác biệt nếu so sánh
với các nước đang phát triển. Đó là: (1) Các DN khởi nghiệp thường được hưởng lợi
từ các quy định của chính phủ hỗ trợ DN mới; (2) Động cơ khởi nghiệp có thể dưới
2 dạng: khởi nghiệp vì việc làm, tăng thu nhập và khởi nghiệp vì đổi mới sáng tạo,
trong khi các nước đang phát triển chủ yếu khởi nghiệp vì đổi mới sáng tạo; (3) Môi
trường vĩ mô thường xuyên không ổn định; (4) Mối quan hệ xã hội phi chính thức,
chi phí không chính thức thường đóng vai trò quan trọng trong môi trường kinh
doanh; (5) Vai trò của người chủ DN chưa được xã hội coi trọng và bản thân người
chủ DN vẫn chưa có sự tự chủ đột phá trong tư duy khởi nghiệp
Cũng theo GEM (2014, tr. 17), chu kỳ khởi nghiệp bắt đầu bằng việc trở thành
nhà khởi nghiệp tiềm năng, đó là những người thấy được các cơ hội khởi nghiệp (nhận
thức mong muốn khởi nghiệp) ở nơi họ sinh sống và họ tin rằng họ có khả năng (nhận
thức khả năng khởi nghiệp) để bắt đầu một hoạt động khởi nghiệp. Một đặc điểm khác
của doanh nhân tiềm năng so với người khác là họ phải là người có tư duy khởi nghiệp.
Ngoài ra, những quan niệm xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh
thông qua những nhận thức về nghề kinh doanh, về vị trí của doanh nhân trong xã hội
và những tấm gương điển hình của doanh nhân trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Chính những yếu tố này sẽ giúp những nhà khởi nghiệp tiềm năng có ý định
khởi nghiệp. Giai đoạn tiếp theo trong chu kỳ khởi nghiệp là biến ý định khởi nghiệp
thành những hành động cụ thể để thành lập một hoạt động kinh doanh mới. Giai đoạn
này được tính kể từ khi nhà khởi nghiệp tiềm năng có những đầu tư về thời gian, tiền
bạc hay công sức cho việc khởi nghiệp đến khi hoạt động


4

kinh doanh được thành lập trong vòng 3 tháng. Giai đoạn kế tiếp, đánh dấu sự ra đời
chính thức của một hoạt động kinh doanh mới, được tính đến dưới 3,5 năm (GEM,
2014, tr. 17). Điều này cho thấy, chu kỳ khởi nghiệp có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu

tố thời gian.
Để minh chứng điều này, Trope & Liberman (2003, 2010) cho rằng, quá trình
hình thành ý định và hành vi ở nhiều lĩnh vực (ví dụ hành vi mua hàng, hành vi sử
dụng sản phẩm/dịch vụ, hành vi khởi nghiệp… ) phụ thuộc vào ý định và hành vi đó
xảy ra ở tương lai gần hay xa. Nghĩa là, yếu tố thời gian có khả năng làm sai lệch về
việc hình thành ý định và hành vi của người đó. Trong những năm qua, một số
nghiên cứu đã kiểm định quá trình đánh giá cơ hội khởi nghiệp và thành lập công ty
thông qua sự tương tác giữa đặc điểm cơ hội và quá trình nhận thức của nhà khởi
nghiệp, bao gồm nhận thức về rủi ro, học tập, hoặc ảnh hưởng của kiến thức trước
đó (Grégoire & cộng sự, 2011). Cho đến nay, có ít nghiên cứu về nhận thức khởi
nghiệp liên quan đến yếu tố thời gian (Brännback & Carsrud, 2017).
Khi dự đoán hành vi, nếu hành vi xảy ra ở tương lai xa thì cá nhân có xu hướng
đánh giá trừu tượng về hành vi này và cảm thấy tự tin, chấp nhận rủi ro, dễ dàng trong
việc hình thành ý định, trong khi hành vi xảy ra trong tương lai gần thì cá nhân sẽ đánh
giá chi tiết hơn, chịu rủi ro kém hơn, việc hình thành ý định và hành động cụ thể sẽ khó
hơn, nhưng một khi đã hình thành ý định thì sẽ dễ dàng dẫn đến hành động hơn (Trope
& Liberman, 2003). Khoảng cách thời gian khiến cho cá nhân phóng đại

ý định tích cực của họ (Alexander & cộng sự, 2008) và dự đoán không chính xác
mối quan hệ tương quan giữa ý định và hành vi (Sun & Morwitz, 2010).
Esfandiar & cộng sự (2019) cho biết số lượng sinh viên đã khởi nghiệp khi họ
có ý định trong 3 năm tới (in the next three years) sẽ ít hơn 2 lần so với số lượng sinh
viên có ý định khởi nghiệp trong thời gian ngắn (later), điều này được lý giải bởi độ trễ
thời gian. Ngoài ra, nghiên cứu của Schlaegel & Koenig (2014) tác động nhận thức
mong muốn khởi nghiệp đến ý định mạnh hơn đối với các mẫu không phải là sinh viên
trong khi nhận thức khả năng khởi nghiệp lại tác động mạnh hơn đến ý định đối với các
mẫu là sinh viên. Nhóm tác giả này cho rằng, rất có thể có sự khác biệt


5


giữa đối tượng là sinh viên và đối tượng khác ở chỗ ý định khởi nghiệp ở tương lai
gần hay xa, nghĩa là có liên quan đến yếu tố thời gian.
Như vậy, nghiên cứu quá trình hình thành nhà khởi nghiệp tiềm năng là rất
quan trọng, vì đây là bước đầu tiên của quá trình khởi nghiệp. Hơn nữa, ý định khởi
nghiệp được xem là chỉ báo rất quan trọng tác động đến việc thành lập DN mới.
Luận án này chỉ tập trung vào giai đoạn từ nhà khởi nghiệp tiềm năng đến ý định
khởi nghiệp, vì vậy 2 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:
RQ1: Những yếu tố nào tác động đến ý định khởi nghiệp của các nhà khởi
nghiệp?
RQ2: Yếu tố thời gian có tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa nhận
thức khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp?
1.2. Lý do chọn đề tài
Khởi nghiệp được hiểu là quá trình nhận dạng, đánh giá, khai thác cơ hội
kinh doanh (Shane & Venkataraman, 2000) và đây là loại hành vi có kế hoạch
(Ajzen, 1991; Krueger & cộng sự, 2000). Thuật ngữ này được dịch theo nhiều cách
khác nhau như: tinh thần khởi nghiệp, nghiệp chủ, khởi nghiệp, khởi sự kinh
doanh… chưa có sự thống nhất. Sự phức tạp này là việc tiếp cận từ nhiều hướng.
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về ý định khởi nghiệp theo những quan điểm
khác nhau, chẳng hạn như:
Lý thuyết về tâm lý học phân biệt 2 dạng đặc điểm của con người, đó là dạng
cá tính (trait - like) và trạng thái tâm lý (state – like) (Chen & cộng sự, 2000). Lý
thuyết hành vi tổ chức cũng phân biệt 2 dạng, đó là (1) năng lực thuộc về cá tính
(trait-like personality capabilities) và (2) năng lực thuộc về trạng thái tâm lý (state –
like; psychological capabilities). Năng lực cá tính không thuộc về bối cảnh cụ thể
nào cả và thường khó thay đổi (ổn định theo thời gian). Trong khi đó, năng lực dạng
trạng thái phụ thuộc vào bối cảnh và có xu hướng thay đổi theo thời gian (Chen &
cộng sự, 2000). Vì vậy, có 5 cách tiếp cận về khởi nghiệp theo dạng này:
Cách tiếp cận thứ nhất theo trạng thái tâm lý, dựa vào các mô hình cốt lõi



6

(core model) bằng việc sử dụng các lý thuyết nền: (1) Lý thuyết thực thi ý tưởng
khởi nghiệp của Bird (1988); (2) Lý thuyết về sự kiện khởi nghiệp (EEM) của
Shapero & Sokol (1982); và (3) Lý thuyết dự định hành vi (TPB) của Ajzen (1991)
mà phổ biến vẫn là 2 lý thuyết EEM và TPB.
Cách tiếp cận thứ hai theo cá tính (trait - personality): chỉ những người có
các tố chất như không sợ rủi ro, sáng tạo, mạo hiểm, tự kiểm soát hành vi… thì mới
có thể hình thành ý định và khởi nghiệp. Tuy vậy, cách tiếp cận này lại bộc lộ một
số nhược điểm khi có quá nhiều tố chất được đưa vào trong mỗi nghiên cứu khác
nhau dẫn đến không thống nhất cũng như cá tính không thay đổi theo bối cảnh và
khó thay đổi theo thời gian. Các nghiên cứu theo dạng này chỉ có thể giải thích 10%
sự biến thiên của hành vi khởi nghiệp (Van Gelderen, 2015) và hơn nữa, nó trừu
tượng và khó đo lường.
Cách tiếp cận thứ ba theo tác động giáo dục đến khởi nghiệp: điểm mạnh
của cách tiếp cận này đề cập đến khả năng nhà khởi nghiệp được học tập nhằm nâng
cao thái độ cũng như ý định khởi nghiệp, từ đó có thể hình thành nên năng lực của
nhà khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho rằng, có nhiều khác
biệt về thái độ và ý định khởi nghiệp khi tham gia vào các chương trình giáo dục
khởi nghiệp (Zhao & cộng sự, 2005). Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, mức độ
tác động của các yếu tố giáo dục đến ý định khởi nghiệp không mạnh bằng không
bằng cách tiếp cận thứ nhất (Martin & cộng sự 2013) và cách tiếp cận thứ hai (Hao
& cộng sự, 2009).
Cách tiếp cận thứ tư thông qua tác động các yếu tố môi trường và các tổ
chức hỗ trợ khởi nghiệp có liên quan: cách tiếp cận này có điểm mạnh trong việc
gắn kết giữa hành vi khởi nghiệp với tác động từ các tổ chức hỗ trợ nhà khởi nghiệp
như quỹ đầu tư, vườn ươm,… đề cập đến khả năng học tập và điều chỉnh thích nghi
của các nhà khởi nghiệp đối với môi trường (Cope, 2005). Tuy nhiên, cách tiếp cận
này nằm ngoài phạm vi giai đoạn đầu của quá trình khởi nghiệp. Nó phù hợp với

giai đoạn sau của quá trình hoạt động và phát triển của DN hơn.


7

Cách tiếp cận cuối cùng theo quá trình khởi nghiệp và mối liên kết giữa ý định
và hành vi: Nghiên cứu những tác động đến sự nhất quán hay mâu thuẫn giữa ý định và
hành vi. Các cách tiếp cận trên đã đặt ra nhiều thách thức trong nghiên cứu ý định khởi
nghiệp (Krueger & cộng sự, 2000). Việc hình thành ý định đến khi chuyển thành hành
động có thể phụ thuộc vào một quy trình phức tạp (Schlaegel & Koenig, 2014). Các
nghiên cứu ban đầu đã xác định tồn tại khoảng cách lớn giữa ý định và hành vi kinh
doanh (Henley, 2007). Hiểu được các yếu tố quyết định thúc đẩy hành

vi dự định của cá nhân là rất quan trọng, từ đó khuyến khích nhiều người trở thành
doanh nhân. Các lý thuyết hiện tại đã xác định được các yếu tố tiền ảnh hưởng đến
việc hình thành ý định cá nhân, nhưng ít hiệu quả hơn trong việc giải thích sự khác
biệt giữa ý định và hành vi (Armitage & Conner, 2001). Đây cũng là hướng được
quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây, nhưng có rất ít nghiên cứu (Fayolle &
Gailly, 2015).
Thật vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu quá trình hình thành ý định khởi nghiệp
thông các lý thuyết như TPB của Ajzen (1991) hay mô hình EEM của Shapero &
Sokol (1982) và rất nhiều các yếu tố tiền đề tác động đến ý định khởi nghiệp như đã
tổng hợp ở phần trên. Điểm chung của các nghiên cứu này là xác định xem một
người có khởi nghiệp hay không bằng cách thông qua ý định (Schlaegel & Koenig,
2014), nhưng ý định trong các nghiên cứu này chỉ giải thích một tỷ lệ nhất định biến
thiên ảnh hưởng đến hành động và chưa hẳn là yếu tố dự đoán tốt khả năng hành
động trong bối cảnh khởi nghiệp (Van Gelderen, 2015).
Theo Schlaegel & Koenig (2014), ý định là một dự báo quan trọng của hành
động tiếp theo. Nó giải thích trung bình 28% (tương đương r = 0,53) sự biến thiên của
hành vi (r>0,5 là ảnh hưởng mạnh, Sheeran, 2002). Randall & Wolff (1994) khẳng định

khoảng cách giữa ý định và hành vi không thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, Sheeran
& Orbell (1998) lập luận dựa vào dữ liệu của Randall & Wolff (1994) đủ để rút ra kết
luận này và cho rằng, khoảng cách thời gian càng lớn thì sức mạnh tiên đoán các yếu tố
ý định càng giảm đi. Ngoài ra, ý định dự đoán hành vi là tương quan cao nếu đó là hành
động đơn lẻ ngắn hạn (một kết quả có thể đạt được bằng


8

cách thực hiện một loạt các hành động đơn lẻ). Vì vậy nghiên cứu lại quá trình hình
thành ý định trong bối cảnh khởi nghiệp đã nổi lên trong vài năm gần đây (Van
Gelderen & cộng sự, 2015). Nghiên cứu tổng kết lý thuyết của Fayolle & Gailly
(2015) khẳng định vẫn có tương quan cao giữa ý định và hành vi trong bối cảnh
khởi nghiệp, nếu ý định đó là đủ mạnh, chi tiết và hành động hơn (nghĩa là ý định
quá trừu tường). Trong khi đó Dholakia & Pbagozzi (2003) cũng cho rằng, việc thiết
lập mục tiêu cụ thể sẽ giúp mức độ gắn kết với khởi nghiệp của người đó sẽ cao
hơn. Nghĩa là, không có các lựa chọn thay thế khác và buộc mọi người phải thực
hiện ý định. Vì vậy, cần có những lý thuyết khác để giải thích tốt hơn khái niệm ý
định khởi nghiệp với cường độ mục tiêu mạnh hơn (Fayolle & Gailly, 2015). Rất
nhiều đề xuất nghiên cứu nhằm cải thiện các khái niệm khoảng cách ý định để mô tả
tốt hơn sự phức tạp của quá trình khởi nghiệp (Fayolle & Liñán, 2014).
Để giải thích cho vấn đề này, lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động
(Gollwitzer & Keller, 2012) đã chứng minh quá trình hình thành ý định tương đối phức
tạp, thông qua 2 giai đoạn chính: giai đoạn ảnh hưởng của động lực (motivational, giai
đoạn tiền quyết định) và giai đoạn của ý chí, tự nguyện (Volition, giai đoạn tiền hành
động). Giai đoạn của động lực sẽ ảnh hưởng đến việc thiết lập mục tiêu (goal setting)
hay trả lời cho câu hỏi tại sao khởi nghiệp (why) và giai đoạn của ý chí, tự nguyện là
giai đoạn của phấn đấu mục tiêu (goal striving) trả lời cho câu hỏi bằng cách nào, khi
nào, ở đâu (how, when, where) cá nhân đó sẽ khởi nghiệp.


Nếu như giai đoạn của thiết lập mục tiêu mang tính trừu tượng cao (“ví dụ tôi
sẽ khởi nghiệp”) phản ảnh mong muốn và khả năng của nhà khởi nghiệp trong các
lựa chọn nghề nghiệp thì có xu hướng thiên về khởi nghiệp. Trong khi đó giai đoạn
của phấn đấu mục tiêu (goal striving) mang tính chi tiết thông qua các kế hoạch
hành động, các điều kiện cần thiết và ý chí vượt qua những khó khăn để chuẩn bị
khởi nghiệp, từ đó giúp mức độ gắn kết với khởi nghiệp của người đó cao hơn (“tôi
sẽ khởi nghiệp khi tôi tốt nghiệp”) (Van Gelderen & cộng sự, 2015). Nghĩa là,
không có các lựa chọn thay thế tốt hơn và buộc mọi người phải thực hiện ý định đó
(Dholakia & Pbagozzi, 2003).


9

Gollwitzer & Keller (2012) trong lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động đã
đưa ra khái niệm tư duy có chủ đích (deliberative mindset) tạo ra sự điều chỉnh nhận
thức đối với các thông tin có liên quan đến thiết lập mục tiêu (thông tin về tính khả
thi và mong muốn, xuất hiện trong giai đoạn động lực) và tư duy hành động
(implemental mindset) xuất hiện trong giai đoạn của ý chí, tự nguyện, điều chỉnh
nhận thức của một người với thông tin liên quan đến ý định thực hiện (ở đâu, khi
nào, cách thức hành động và ý chí thái độ gắn kết với mục tiêu, vượt qua khó khăn
trở ngại như thế nào?).
Mathisen & Arnulf (2013) dựa trên lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động
của Gollwitzer & Keller (2012), cho rằng trong giai đoạn của ý chí, tự nguyện thì
xuất hiện 2 loại tư duy, đó là: tư duy cẩn trọng (elaborating mindset) và tư duy hành
động (implemental mindset). Kết quả cho thấy, tư duy cẩn trọng không có mối quan
hệ với hành vi khởi nghiệp mà chỉ có tư duy hành động có tác động đến hành vi
khởi nghiệp. Mathisen & Arnulf (2014) tiếp tục kiểm định lại 2 khái niệm này và
đưa thêm khái niệm mới là sự rối loạn mong muốn về ý tưởng kinh doanh
(compulsiveness about business ideas). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến quan
sát đo lường trong các khái niệm: tư duy cẩn trọng, tư duy hành động và sự rối loạn

mong muốn về ý tưởng kinh doanh đã có sự thay đổi so với nghiên cứu năm 2013.
Do đó, 3 khái niệm này cần phải được kiểm định lại trong các nghiên cứu tiếp theo.
Như vậy, 2 yếu tố nhận thức mong muốn và nhận thức khả thi được nhắc trong
mô hình EEM của Krueger & cộng sự (2000) hay mô hình TPB của Ajzen (1991) có
liên quan đến tư duy có chủ đích trong lý thuyết của Gollwitzer & Keller (2012). Nếu
hành động đơn lẻ thì nhận thức mong muốn và nhận thức khả thi có tác động mạnh đến
ý định và ý định sẽ là chỉ báo tốt, còn nếu là mục tiêu dài hạn như khởi nghiệp thì phải
kiểm soát tốt các hành động đơn lẻ (Sheeran, 2002) và phải có tư duy hành động, gắn
kết với mục tiêu (Van Gelderen, 2015). Nghĩa là, ý định trong các nghiên cứu trước đây
chỉ dừng lại ở giai đoạn tư duy có chủ đích, quá trình này không giải thích cách thức
nhà khởi nghiệp tiềm năng vượt qua những khó khăn, không bỏ cuộc, kiên trì với khởi
nghiệp. Hơn nữa, ý định dự đoán hành vi tốt hơn đối với thời gian


10

ngắn, chứ không phải là dài, trong khi khởi nghiệp phải là mục tiêu trung hạn hoặc
dài hạn (Steel, 2007) và ý định quá trừu tượng sẽ không phản ảnh được sức mạnh
tiên đoán của nó lên hành vi (Brännback & Carsrud, 2017, tr. 39).
Hơn nữa, các ý tưởng ban đầu về kế hoạch khởi nghiệp được thực hiện,
chuyển thành hành vi có thể phụ thuộc vào một quá trình phức tạp hơn vì khởi
nghiệp là mục tiêu dài hạn, nếu không có sự gắn kết mạnh mẽ với với mục tiêu thì
sức mạnh của ý định trong việc dự đoán hành vi là đáng nghi ngờ (Van Gelderen,
2015). Joule & cộng sự (1998) cho rằng, gắn kết với mục tiêu có tác động lên nhận
thức và hành vi của chủ thể khi các cá nhân đó theo đuổi mục tiêu. Về mặt nhận
thức, nó làm xuất hiện ở chủ thể những niềm tin mới và nhà khởi nghiệp sẽ không
đánh đổi với các mục tiêu khác ngoài mục tiêu khởi nghiệp (Fayolle & Liñán,
2014). Vì vậy, Fayolle & Liñán (2014) đã đề xuất sử dụng lý thuyết gắn kết để kiểm
tra sức mạnh của ý định khởi nghiệp.
Trong nghiên cứu của Ericsson & cộng sự (1993) cho thấy, khởi nghiệp cần

có cấu trúc kịch bản khởi nghiệp (entrepreneurial scripts) và chính kịch bản này sẽ
giúp nhà khởi nghiệp xử lý các thông tin khởi nghiệp đáng tin cậy hơn và cũng giúp
họ xác định các cơ hội khởi nghiệp mà người khác có thể không nhìn thấy. Vì vậy,
Mitchell & cộng sự (2000) đã xây dựng cấu trúc kịch bản khởi nghiệp bao gồm 3
thành phần: Kịch bản sắp xếp, kịch bản sẵn sàng và kịch bản khả năng
(arrangements, willingness, and ability scripts), và nếu có các kịch bản này thì nhà
khởi nghiệp tiềm năng có thể sẽ tiến hành khởi nghiệp. Tiếp theo luồng nghiên cứu
này, Smith & cộng sự (2009) đã đưa ra mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa kịch
bản khởi nghiệp và tư tuy gắn kết tạo ra giao dịch mới (New Transaction
Commitment Mindset). Mô hình này giải thích rằng, tư duy và gắn kết khởi nghiệp
hình thành từ kịch bản khởi nghiệp, điều này cho thấy khởi nghiệp là quá trình phức
tạp, và mô hình này cũng chưa được kiểm định nhiều trong lĩnh vực khởi nghiệp,
đồng thời chưa có nghiên cứu để vận dụng mô hình này nhằm kết nối giữa kịch bản
khởi nghiệp, tư tuy gắn kết tạo ra giao dịch mới và ý định hành động khởi nghiệp.


11

Như vậy, các nghiên cứu trước đây về quá trình hình thành ý định chỉ dừng lại

ở giai đoạn tạo động lực (giai đoạn tiền quyết định), còn giai đoạn tiền hành động
(giai đoạn của tư duy hành động, ý chí và gắn kết mục tiêu) thì các nghiên cứu trước
đây chưa đề cập đến. Hơn nữa Van Gelderen (2015) cho rằng ý định trong các
nghiên cứu thực nghiệm trước đây nếu chỉ dừng lại ở giai đoạn tạo động lực thì khả
năng chuyển từ ý định sang hành động vẫn tồn tại khoảng cách khá lớn trong khởi
nghiệp, vì vậy cần phải nghiên cứu sang giai đoạn của ý chí và gắn kết với mục tiêu
khởi nghiệp thì khoảng cách giữa ý định và hành động khởi nghiệp mới có khả năng
thu hẹp lại.
Tại Việt Nam, tác giả cũng chưa tìm thấy các nghiên cứu đề cập đến quá
trình tiền hành động trong quá trình hình thành ý định hành động khởi nghiệp.

Tóm lại, bối cảnh thực tiễn và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho
thấy, việc hình thành ý định khởi nghiệp vẫn là một quá trình phức tạp về mặt lý
thuyết. Việc cải thiện khả năng dự đoán của ý định đến hành động khởi nghiệp rất
cần thiết. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu dừng lại ở ý định mang tính trừu tượng
(giai đoạn động lực thiết lập mục tiêu hay giai đoạn của tư duy chủ đích), rất ít
nghiên cứu về giai đoạn của ý chí, tự nguyện (giai đoạn phấn đấu mục tiêu hay giai
đoạn của tư duy hành động).
Vì vậy, từ những phân tích nêu trên, tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ giữa
nhận thức, tư duy, gắn kết và ý định hành động khởi nghiệp của sinh viên” để
nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Như nội dung phân tích nêu trên, hầu như chưa tìm thấy nghiên cứu nào ứng
dụng lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động để khám phá quá trình hình thành ý định
hành động trong bối cảnh khởi nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu này xây dựng và kiểm định
mối quan hệ giữa nhận thức khả năng khởi nghiệp, nhận thức mong muốn khởi nghiệp,
tư duy khởi nghiệp, gắn kết với khởi nghiệp và ý định hành động khởi nghiệp của sinh
viên thông qua lý thuyết tư duy các giai đoạn hành động. Cụ thể là:


12

- Kiểm định mối quan hệ và mức độ tác động giữa các yếu tố nhận thức mong
muốn khởi nghiệp, nhận thức khả năng khởi nghiệp (giai đoạn của tư duy chủ đích),
tư duy khởi nghiệp, gắn kết với khởi nghiệp (thuộc giai đoạn tư duy hành động) và
ý định hành động khởi nghiệp của sinh viên.
- . Kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố thời gian đối với mối quan hệ giữa
nhận thức mong muốn khởi nghiệp, nhận thức khả năng khởi nghiệp và ý định hành
động khởi nghiệp.
- Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách cho các
trường ĐH và các cơ quan quản lý trong việc thúc đẩy ý định hành động khởi

nghiệp của sinh viên ĐH ở Việt Nam.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa nhận thức mong muốn khởi
nghiệp, nhận thức khả năng khởi nghiệp, tư duy khởi nghiệp, gắn kết với khởi
nghiệp và ý định hành động khởi nghiệp.
Đối tượng khảo sát: sinh viên chính quy năm cuối các trường ĐH, không
phân biệt các ngành đào tạo, đã khởi nghiệp hoặc có ý định khởi nghiệp. Mẫu khảo
sát chính thức là 1367 theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện
Không gian nghiên cứu: tại các tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM, Bình
Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Thời gian nghiên cứu: từ 2016 đến 2018 với 3 giai đoạn chính: giai đoạn 1
(06/2016 – 07/2017): Tổng quan lý thuyết, nghiên cứu định tính; giai đoạn 2 (08/2017

– 10/2017): Nghiên cứu nhóm tập trung – focus group; giai đoạn 3 (Từ 10/2017 02/2018): Nghiên cứu định lượng.
Lý do chọn đối tượng sinh viên khảo sát: khởi nghiệp được xem như chìa
khóa quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia vì làm giảm tỷ lệ
thất nghiệp, bất bình đẳng và đói nghèo, nhất là giảm tỷ lệ thất nghiệp cho sinh viên
mới ra trường (Alain & cộng sự, 2006) ở các nước đang phát triển. Sinh viên là đối
tượng được đào tạo tương đối bài bản và có kiến thức nền cơ bản. Ngoài ra, theo
GEM (2016) độ tuổi thích hợp để khởi nghiệp là 18 – 36 tuổi, vì độ tuổi này có khát


×