Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

GIÁO ÁN TÂY TIẾN, TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 4 BƯỚC 5 HOẠT ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.08 KB, 16 trang )

Tiết


Giáo viên soạn: Lê Thị Ngọc Trân



Trường: THPT Nguyễn Sinh Sắc

Tuần

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
*ĐỌC:
- Tác giả: Khái quát về cuộc đời, quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
- Văn bản: Nắm được hoàn cảnh - mục đích sáng tác. Các luận điểm của văn bản. Giá trị nội dung,
nghệ thuật, tư tưởng của văn bản.
- Liên hệ, so sánh, kết nối:
+ Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử được thể hiện trong văn bản.
+ Nêu được ý nghĩa/tác động của văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm; thể hiện được cảm xúc và
sự đánh giá về tác phẩm.
*VIẾT:
- Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích, ý kiến bàn về văn học.
*NÓI – NGHE:
- Thuyết trình quan điểm của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nghe: nắm bắt được quan điểm của giáo viên và học sinh khác.
- Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân
tích thơ văn của Người.
- Đọc - hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
CHUẨN BỊ
Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo về tác phẩm, tranh ảnh.
PHƯƠNG PHÁP


Tổ chức giờ học bằng phương pháp đọc hiểu, vấn đáp, phân tích, phát hiện, nêu vấn đề, thảo luận
nhóm…sau đó GV nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (không có)
2. Bài mới
 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - CÂU ĐỐ
- Đây là nhân vật có nhiều con cháu nhất trên thế giới
- Đây là nhân vật rời bỏ quê hương của mình. Sang các nước phương Tây
- Quê ở làng sen. Sinh nhật hằng năm: 19/05
 ĐA: Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Hỏi HS về mục đích sang các nước phương Tây của Bác:
Các nước phương tây luôn hô hào “Tự do, bình đẳng, bác ái” cho nên Bác sang các nước
phương Tây để xem có thật sự như vậy hay không. Trong suốt cuộc hành trình gian truân ấy Bác
bắt gặp nhiều câu chuyện éo le có thật: Khi còn là thủy thủ trên tàu của Pháp, có 1 lần tàu cập
bến của 1 đất nước thuộc địa Châu Phi, họ thường bơi những thuyền nhỏ ra để bán hàng, trao
đổi hàng hóa với người da trắng, với lính Pháp trên tàu. Trong khi hai cha con người da đen
đang lui cui trên chiếc thuyền nhỏ của mình nghĩ xem làm sao để bán được vài món hàng thì đột


nhiên có thau nước thật nóng từ trên tàu Pháp hắt thẳng xuống lưng người cha, trong khi người
cha đau đớn giãy giụa, người con hoảng hốt lo cứu cha thì ở trên tàu người da trắng hắt tiếp
thau nước thứ 2. Trong lúc 2 cha con người da đen đang lăn lộn trên con thuyền nhỏ, những
người da trắng hí hố, bình phẩm rằng “tại sao da của chúng nó lại đen như thế, tại sao mắt của
chúng nó lại trắng như thế, tại sao tóc của chúng nó lại quăn như thế”….
Thông qua những gì mắt thấy tai nghe Bác nhận ra những gì chúng hô hào là không có thật, ngay
trên chính đất nước của chúng cuộc sống của những người dân ở đó cũng thống khổ như người
dân nước ta, bị bốc lột, bỏ đói, nghèo khổ….Đó là một trong những lí do Bác cho ra đời bản
TNĐL vừa để tuyên bố nền độc lập của nước VN vừa ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng

PHẦN 1

TÁC GIẢ: HỒ CHÍ MINH
Hoạt động của GV và HS
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890, mất ngày 2/9/1969. Quê ở
làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Xuất thân trong gia đình nhà Nho yêu nước. Cha là cụ Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan.
- Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.
- Năm 1920, một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng
sản Pháp.
- Năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng.
- Năm 1941 về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Năm 1942 lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ
của quốc tế, đến Túc Vinh bị bắt giam suốt 14 tháng (Nhật Ký
trong tù)
- Ra tù về nước tiếp tục lãnh đạo CM giành thắng lợi trong cuộc
Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám 1945
- Ngày 2/9/1945 đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quãng trường
Ba Đình khai sinh nước VN dân chủ Cộng hoà.

Nội dung cần đạt
I. Tiểu sử:
- Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890,
mất ngày 2/9/1969.
- Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Xuất thân trong gia đình nhà Nho yêu
nước.

- Quan điểm sáng tác:

II. Sự nghiệp văn học
+ Thứ nhất: Coi văn chương là vũ khí chiến đấu, thơ văn có
1. Quan điểm sáng tác
chất “thép”
(Gạch dưới SGK)
“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng,
hoa, tuyết, núi, sông. Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ
cũng phải biết xung phong”
+ Thứ hai: Coi nghệ sĩ chính là chiến sĩ
“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là
chiến sĩ trên mặt trận ấy”
+ Thứ ba: Chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của
văn học.
+ Thứ tư: Khi cầm bút, bao giờ cũng xuất phát từ những câu
hỏi: Viết cho ai? (Đối tượng); Viết để làm gì? (Mục đích); Viết
cái gì? (Nội dung); Viết thế nào? (Hình thức)
 Để lựa chọn từ ngữ, lối hành văn cho phù hợp. Những quan
niệm này chi phối lớn đến hầu hết các tác phẩm văn học của
Bác.
2. Di sản văn học (SGK)
- Bản án chế độ thực dân Pháp (1925 ); Tuyên ngôn độc lập
a. Văn chính luận:
(1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
b. Truyện và kí:
- Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những
c. Thơ ca:
trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)...
- Tác phẩm: Tập thơ Nhật kí trong tù…..



- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ
3. Phong cách nghệ thuật: (SGK)
đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng
bút pháp. Nhưng vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng III. Kết luận (Ghi nhớ SGK trang 29)
văn đa dạng, linh hoạt: Khi ôn tồn, thấu tình đạt lý; khi đanh
thép, mạnh mẽ, hùng hồn.
- Truyện và ký: Tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng
sắc sảo
- Thơ: Giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mạng màu sắc cổ điển và hiện
đại. Gợi nhiều hơn tả, thanh đạm, trầm lặng, không phô diễn…..

PHẦN 2
TÁC PHẨM: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969) - lãnh tụ vĩ
đại, yột nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.
- Những tác phẩm của Bác đều là bằng
chứng sống động, chân thực về tội ác của
bọn thực dân
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi nhân dân ta
+ Phía Bắc: quân Tưởng, tay sai của đế quốc Mĩ đã dành được thắng lợi trong cuộc tổng khởi
trực sẵn ở biên giới, âm mưu cướp chính quyền
nghĩa tháng 8. Nhưng các thế lực thù địch
+ Phía Nam: hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn và chống phá vẫn đang âm mưu thôn tính và

đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần 2
xâu xé nước ta
+ Trong nước, bọn phản làm tay sai cho Pháp,
chống phá cách mạng.
- Bố cục
+ Phần mở đầu: Từ đầu ....không ai
chối cãi được – Cơ sở pháp lí
+ Phần thân bài: Tiếp theo...dân tộc đó
phải được độc lập – Cơ sở thực tế
+ Phần kết bài: Còn lại – Lời tuyên bố
*Trò chơi:
- Chuẩn bị: GV yêu cầu HS đọc văn bản trước ở nhà. Đến
lớp trả lời câu hỏi (nhận ngôi sao may mắn)
- Câu hỏi:
1. Bác đã Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của nước nào?
2. Đâu là năm ra đời của TN của Mĩ và của Pháp
3. Lên bảng viết lại các tội ác của bọn thực dân đã gây ra cho
đồng bào ta (HS nào viết đúng và nhiều nhất chiến thắng)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Cơ sở pháp lí
 Khẳng định quyền tự chủ, tự do của dân tộc Việt Nam - Trích dẫn hai bản tuyên ngôn:
+ Giải thích từ ngữ trong hai bản TN: Hễ ai sinh ra là
+ TNĐL của Mĩ (1776)
con người đều được hưởng quyền được sống, tự do,
+ TNNQ&DQ của Pháp (1791)
hạnh phúc. Đó là là quyền tạo hóa đã trao cho họ….   Mục đích:
Có nghĩa là, dân tộc VN cũng là con người cũng có
- Khẳng định quyền con người của dân
quyền hưởng những quyền lợi mà người Pháp người Mĩ
tộc Việt Nam

được hưởng. Đay là điều tất yếu, hiển nhiên vì những lời
- Suy rộng ra quyền con người của các
bất hủ ấy là do chính tổ tiên chúng đã khẳng định.
dân tộc khác trên TG


 Từ đó suy rộng ra quyền con người của các dân tộc  Hiệu quả:
khác trên TG. Bởi vì, dù khác nhau màu da nhưng suy cho
Đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù,
cùng họ cũng là con người, có quyền tự quyết định lấy vận
khéo léo cảnh cáo chúng không được làm
mệnh của mình  Đây là, đóng góp lớn lao về vấn đề
trái lại những gì cha ông chúng đã răn dạy
nhận thức, động lực cho các nước thuộc địa vùng lên đấu
như vậy là phản bội tổ tiên  gậy ông
tranh giải phóng dân tộc.
đập lưng ông
- Tạo vị thế ngang hàng cho 3 cuộc CM
 Vừa để thể hiện thái độ trân trọng khi
Đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù, bởi trên thực tế
chúng đang thực hiện âm mưu tái xâm lược VN, Bác đang
đặt họ lên trên. Hàm ý: VN sẵn sàng tiếp
khéo léo cảnh cáo chúng không được làm trái lại những gì
thu những tiến bộ của những cuộc cách
cha ông chúng đã răn dạy như vậy là phản bội tổ tiên 
mạng tiên tiến đó. Vừa để nâng cao tầm
gậy ông đập lưng ông
vóc của Việt Nam trên trường Quốc tế
+ Tạo vị thế ngang hàng cho cách mạng Việt Nam và cách
mạng Mỹ, Pháp. Ba cuộc cách mạng có giá trị ngang hàng

nhau, 3 quốc gia dân tộc có vị thế ngang hàng nhau, 3 bản
tuyên ngôn có giá trị, vị thế ngang nhau  vừa để thể hiện
thái độ trân trọng khi đặt họ lên trên. Hàm ý: VN sẵn sàng
tiếp thu những tiến bộ của những cuộc cách mạng tiên tiến
đó, vừa để nâng cao tầm vóc của Việt Nam trên trường
Quốc tế
- Đi đến đâu cũng giương cao lá cờ “tự do, bình đẳng, bác
ái” và tự cho mình là mẫu quốc đến đây để khai sáng, bảo hộ
cho một quốc gia quá man di và lạc hậu như ta. Nhưng kì
thực, chúng đến để cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Chính
vì Bác đã vạch trần tội ác của kẻ thù, bác bỏ hoàn toàn luận
điệu xảo trả của chúng
- Chủ yếu truyền bá văn minh Pháp nhằm đồng hóa người
Việt; đồng thời đào tạo ra một tầng lớp công chức chuyên
phục vụ cho Pháp. Kết quả là tới năm 1945, trên 95% dân số
Việt Nam bị mù chữ.
- Nhà tù: xem clip
- Khuyến khích dân ta dùng thuốc phiện, ép dân ta uốn rượu.
Người An Nam quen dùng rượu từ 20 đến 22 độ; trong khi
người Pháp bắt họ dùng rượu từ 40 đến 45 độ. Đó là thứ
rượu được cất bằng thứ gạo rẻ tiền, pha thêm chất hoá học
(để giảm chi phí sản xuất), nên có mùi vị nồng nặc khó chịu
và gây hại rất lớn cho sức khỏe. Dân ta bị bắt ép mua rượu
đến mức, đã kêu với viên quan người Pháp rằng: "Ngay đến
cái ăn, chúng tôi cũng không có gì cả". Quan Pháp
đáp: "Chúng mày quen ngày ba bữa, bây giờ bớt đi một bữa,
hay nếu cần thì bớt đi một bữa rưỡi là có thể mua rượu của
nhà nước".
-


Chúng giữ độc quyền in giấy bạc: Các nước thuộc địa
không có đồng tiên riêng, mà phải sử dụng tiền dành
chung cho các nước Đông Dương
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta,
nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
 Thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện
 Thuế thân: thứ thuế vô lý nhất, người đàn ông sinh ra
đến 18 tuổi phải đóng thuế này cho sự có mặt của
mình trên cuộc đời này Ngô Tất Tố mô tả chi tiết

2. Cơ sở thực tế
2.1.Chính trị, văn hóa
- Không cho nhân dân ta một chút tự do
dân chủ nào
- Thi hành những luật pháp dã man.
- Lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam,
Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước,
ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
- Lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.
- Ràng buộc dư luận, thi hành chính sách
ngu dân.
- Thẳng tay chém giết những người yêu
nước thương nòi của ta.
- Tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể
máu.
- Dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho
nòi giống ta suy nhược.
2.2.Kinh tế
- Bóc lột dân ta đến xương tủy
- Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên

liệu.
- Giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và
nhập cảng.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.
- Không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu
lên.


trong tác phẩm Tắt đèn.
 Thuế quan
 Thuế ruộng đất
 Thuế lao dịch
Khiến dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác,
tiêu điều. Đỉnh điểm là sự kiện đã đi vào lịch sử “nạn
đói năm 1945”

- Để chuẩn bị cho công cuộc tái chiếm nước ta, thực dân
Pháp đã tung ra luận điệu kẻ cướp: “Nhật đã lấy Đông
Dương từ tay Pháp, nay Nhật rút chạy thì đương nhiên
Đông Dương trong đó có VN buộc Phải quay trở về với
Pháp”. Vì vậy, Bác đã khéo léo đập tan luận điệu xảo trá của
chúng:
* Bác bỏ luận điệu “bảo hộ” - Bảo hộ là bảo vệ, che chở,
không để làm tổn hại, Pháp không hề làm được điều này,
thậm chí: Trong 5 năm Pháp đã 2 lần bán nước ta cho Nhật:
+ Lần 1: Mùa thu năm 1940: Khi Nhật nhảy vào Đông
Dương, Pháp đã hèn hạ dâng nước ta cho Nhật
+ Lần 2: 9/3/1945: Pháp bị Nhật hất cẳng khỏi Đông
Dương - Động từ “bán”: Đã phủ nhận hoàn toàn việc bảo
hộ của Pháp với ta

* Bác bỏ luận điệu: VN là thuộc địa của Pháp, Pháp có
quyền quay trở lại Đông Dương - HCM đưa ra những cứ
liệu:
+ Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc
địa của Nhật, chứ không là thuộc địa của Pháp nữa
+ Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật,
chứ không phải từ tay Pháp
* Bác bỏ luận điệu Pháp là phe Đồng Minh chống Nhật chỉ rõ Pháp là kẻ đã phản bội Đồng Minh
+ Đã 2 lần bán nước ta cho Nhật.
+ Từng nhiều lần kêu gọi Pháp liên minh lại cùng chống
Nhật nhưng Pháp không những không đáp ứng mà còn thẳng
tay giết nốt số đông tù chính trị của ta ở Yên Bái và Cao
Bằng
+ Trong khi đó, Việt Minh (Việt Nam) lại đứng hẳn về phe
Đồng Minh, lãnh đạo cuộc kháng chiến đứng lên đánh Nhật
giải phóng đất nước. Vẫn giúp cho nhiều người Pháp chạy
qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà
giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
 Nghệ thuật: lặp cấu trúc, điệp ngữ làm cho cứ liệu lịch sử
hùng hồn, phủ định sạch trơn luận điệu xảo trá của Pháp
III. HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
? LT1 - SGK tr.29 và LT1 SGK tr.42 ?
- Học sinh trả lời cá nhân.
- Các học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
IV. HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG
+ Mục đích và hiệu quả của bản Tuyên ngôn Độc lập.
+ Chứng minh rằng Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là văn

- Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô

cùng tàn nhẫn.
 Nghệ thuật: sử dụng dày đặc các động
từ và các tính từ chỉ mức độ như: “tuyệt
đối”, “dã man”, “nghèo nàn”, “thiếu thốn”,
“xơ xác”, “tiêu điều”, “tàn nhẫn”, “lợi
dụng”, “thi hành”, “ngăn cản”, “lập ra”,
“chém giết”, “tắm”, “ràng buộc”, “bóc lột”,
“khiến”, “cướp”, “giữ”, “đặt ra”…
Các
tính từ, động từ đã cho thấy hành động cố
tình, cố ý, ngang ngược, chủ động, toan tính
và sự dã man của thực dân Pháp với nhân
dân ta
2.3.Lập trường chính nghĩa của
dân tộc VN
* Bác bỏ luận điệu “bảo hộ”
+ Lần 1: Mùa thu năm 1940: Khi Nhật
nhảy vào Đông Dương, Pháp đã hèn hạ
dâng nước ta cho Nhật
+ Lần 2: 9/3/1945: Pháp bị Nhật hất cẳng
khỏi Đông Dương
 Động từ “bán”: Đã phủ nhận hoàn toàn
việc bảo hộ của Pháp với ta
* Bác bỏ luận điệu: VN là thuộc địa của
Pháp, Pháp có quyền quay trở lại Đông
Dương
+ Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành
thuộc địa của Nhật, chứ không là thuộc
địa của Pháp nữa
+ Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay

Nhật, chứ không phải từ tay Pháp
* Bác bỏ luận điệu Pháp là phe Đồng
Minh chống Nhật
+ Đã 2 lần bán nước ta cho Nhật.
+ Từng nhiều lần kêu gọi Pháp liên minh
lại cùng chống Nhật nhưng Pháp không
những không đáp ứng mà còn thẳng tay
giết nốt số đông tù chính trị của ta ở Yên
Bái và Cao Bằng
+ Trong khi đó, Việt Minh (Việt Nam) lại
đứng hẳn về phe Đồng Minh, lãnh đạo
cuộc kháng chiến đứng lên đánh Nhật giải
phóng đất nước. Vẫn giúp cho nhiều
người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu
cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam
Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho
họ.
 Nghệ thuật: lặp cấu trúc, điệp ngữ làm
cho cứ liệu lịch sử hùng hồn, phủ định sạch
trơn luận điệu xảo trá của Pháp
3. Lời tuyên bố
+ Tuyên bố thoát li hẳn chế độ thực dân
Pháp. Xóa bỏ mọi đặt quyền đặt lợi của
Pháp ở VN


kiện lịch sử mà còn là áng văn chính luận mẫu mực./.
V. HOẠT ĐỘNG 5 : TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
Tìm đọc những bài viết tiêu biểu đánh giá về bản TNĐL của
HCM.


+ Khẳng định quyền tự do, độc lập của
dân tộc VN
+ Khẳng định ý chí quyết tâm đoàn kết để
giữ vững quyền tự do, độc lập ấy
III. TỔNG KẾT
- Về nội dung:
+ Là áng văn chương yêu nước lớn của thời
đại cách mạng
+ Là áng văn chương thấm đẫm tư tưởng
nhân văn
- Về nghệ thuật:
+ Là áng văn chính luận mẫu mực
+ Dung lượng: ngắn ngọn, cô đọng, hàm
súc
+ Kết cấu: rành mạch, rõ ràng
+ Hệ thống lập luận chặt chẽ; lí lẽ đanh
thép; dẫn chứng hùng hồn xác thực
+ Về giọng điệu: Khi đanh thép kết án
tội ác của Pháp Khi trầm lắng xót xa
trước nỗi đau của nhân dân Khi giễu
cợt, khinh bỉ sự hèn hạ của kẻ xâm lược
Khi tự tin, kiên quyết, khẳng khái tuyên
bố độc lập.

*Hướng dẫn học bài, soạn bài mới
 Hướng dẫn tự học:
- Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Chứng minh rằng Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là văn kiện lịch sử mà còn là áng văn
chính mẫu mực.

 Soạn bài:


Tiết


Giáo viên soạn: Lê Thị Ngọc Trân



Trường: THPT Nguyễn Sinh Sắc

Tuần

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
*ĐỌC
- Đọc hiểu nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với
vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
- Kỹ năng đọc hiểu thơ hiện đại theo đặc trưng thể loại.
- Đọc hiểu hình thức:
Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình.
- Liên hệ, so sánh, kết nối:
+ Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử được thể hiện trong văn bản.
+ Hình ảnh người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp (1945- 1954)
+ Học sinh nêu được ý nghĩa/tác động của tác phẩm đối suy nghĩ, tình cảm; thể hiện được cảm xúc
và sự đánh giá về tác phẩm
* VIẾT:
Viết được một văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Tây Tiến.

* NÓI VÀ NGHE:
- Thuyết trình quan điểm của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm bằng hoạt động trải
nghiệm sáng tạo (vẽ tranh, hoạt cảnh, hát…)
- Nghe nắm bắt được quan điểm của giáo viên và học sinh khác.
CHUẨN BỊ
- Học sinh đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên.
- Sử dụng văn bản “Tây Tiến” làm ngữ liệu rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
cho học sinh
PHƯƠNG PHÁP
Tổ chức giờ học bằng phương pháp đọc hiểu, vấn đáp, phân tích, phát hiện, nêu vấn đề, thảo luận
nhóm…
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (không có)
2. Bài mới
*HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS đọc văn bản
- Phân công:
+ Tổ một: liệt kê các từ láy
+ Tổ hai: liệt kê các hình ảnh nhân hóa


+ Tổ ba: liệt kê các địa danh
+ Tổ 4: liệt kê các từ Hán -Việt, biện pháp nói giảm nói tránh
- Yêu cầu các nhóm trưởng thay đổi vị trí (sang các nhóm khác) hướng dẫn các bạn ở
nhóm mới gạch dưới SGK
 Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong các thủ pháp nghệ thuật được tác giả vận dụng ở bài
thơ Tây Tiến. Không thể phủ nhận bằng ngòi bút đa tài của mình Qung dũng đã rất thành
công khi dựng lên 2 hình ảnh: hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc và bức chân dung người lính
Tây Tiến vừa chân thực vừa tiêu biểu cho vẻ đẹp sức mạnh dân tộc ta trong cuộc kháng

chiến vệ quốc thần kỳ chống thực dân Pháp
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
I. Tìm hiểu chung
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác 1. Tác giả
phẩm
- Trưởng thành từ trong cuộc KCCP
- Là nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ
tranh, soạn nhạc
- Phong cách thơ: phóng khoáng, lãng mạn,
giàu chất nhạc và chất họa (là nét nổi bật của
hồn thơ QD)
- Ý nghĩa nhan đề “Tây Tiến”
+ Tên đơn vị bộ đội
+ Thành lập: mùa xuân năm 1947.
+ Hướng hành quân: tiến về phía Tây
+ Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ
biên giới Việt - Lào
+ Thành phần: xuất thân từ tầng lớp thanh niên
trí thức HN.
Người HN vốn đa tài, đa cảm. Người trí thức thì
đọc nhiều sách, nhiều hiểu biết nên có tâm hồn
hào hoa, lãng mạn. Tuy hào hoa, phong nhã
nhưng những người trai trí thức sống trong thời
loạn ấy không hề ủy mị, tỏ ra bi thương mà trái
lại họ mang trong mình lí tưởng của một bậc anh
hùng “ra đi không hẹn ngày trở về”  làm nên
nét đặc trưng rất riêng cho thi phẩm và trở thành
điểm riêng để phân biệt người lính Tây Tiến với

chân dung của những người lính khác.

2. Tác phẩm
a/. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: (1948) khi
QD là đại đội trưởng, chuyển công tác sang
đ7n vị mới. Không lâu nhớ về đơn vị cũ ông
viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, sau này đổi thành
“Tây Tiến” (Phù Lưu Chanh).
b/ Xuất xứ: In trong tập “Mây đầu ô”
c/. Bố cục
- Đoạn 1: Nhớ những chặng đường hành quân
- Đoạn 2: Nhớ kỉ niệm tình quân dân
- Đoạn 3: Nhớ người lính Tây Tiến
- Đoạn 4: Nhớ tinh thần Tây Tiến
II. Đọc – hiểu văn bản


- HS phát hiện của thủ pháp nghệ thuật nổi bật qua 1. Nhớ chặng đường hành quân (thiên
2 câu thơ đầu? Địa danh xuất hiện đầu tiên?
nhiên Tây Bắc)
* Hai câu thơ mở đầu bài thơ
- Địa danh xuất hiện đầu bài thơ: Sông Mã con sông gắn với nơi đóng quân của trung
đoàn, chứng kiến bao vui buồn, gian khổ của
người lính Tây Tiến  gợi cảm xúc chủ đạo
bao trùm toàn bộ bì thơ
- Điệp từ “nhớ”: nhấn mạnh, khắc sâu nỗi
nhớ
- Từ láy “chơi vơi” + gieo vần “ơi”: âm mở,
tạo độ vang, không dứt. Một nỗi nhớ vô hình,
vô lượng, không thể đo đếm, đầy ám ảnh, nỗi

GV: Nỗi nhớ ấy được cụ thể hóa bằng chặng nhớ luôn lơ lửng, khôn nguôi
đường hành quân ở vùng Tây Bắc. Bằng cách
tái hiện chân thực chặng đường hành quân của * Chặng đường hành quân khó khăn, gian
đoàn binh Tây Tiến, Quang Dũng đã vô tình khổ
làm nổi bật hai vẻ đẹp đối lập nhau của thiên - Địa hình
nhiên Tây Bắc:
+ Điệp từ “dốc”: núi đồi trùng điệp
 Khó khăn, gian khổ
+ Từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”:
 Hùng vĩ, lãng mạn
quanh co, sâu, cao
+ Điệp ngữ “ngàn thước” + tương phản
- Câu thơ bị bẻ gãy, gợi hình ảnh sườn, dốc dựng
“cao, xuống” + nhịp thơ 4/3: sườn, dốc
đứng nguy hiểm, vì lỡ sẩy chân là mất mạng ngay
dựng đứng nguy hiểm
+ Đảo ngữ “heo hút” + Liệt kê địa danh
- Cách miêu tả chân thực, mở ra trước mắt người
“Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường
đọc địa hình đặc trưng ở vùng rừng núi: với 3/4 đồi
Hịch, Mai Châu”: gợi cảm giác xa xôi,
núi, trước mắt người lính lúc nào cũng là núi đồi
quạnh quẽ, không một bóng người
trùng trùng điệp điệp, những con dốc nối tiếp nhau,
+ Nhân hóa “thác gầm thét”, “cọp trêu
con dốc này chưa đi qua con dốc khác cao hơn đã
người”: Giữa núi rừng hoang vu không
chờ đón trước mặt, đường đi thì quanh co, khúc
người chỉ có âm thanh gầm thét dữ dội, oai
khuỷu, vừa sâu, vừa cao, hoang sơ lạnh lẽo, không

linh của những con thác. Cọp không vồ mà
một bóng người. Có thể gọi đây là chốn rừng
trêu người như tra tấn tinh thần  chốn
thiêng nước độc. Đến thì dễ mà về thì khó
rừng thiêng nước độc, tạo cảm giác linh
thiêng, ghê rợn
- Thời tiết
- Ban ngày vượt qua địa hình khó khăn gian khổ,
+ Từ tượng hình “sương lấp”, “đêm hơi”:
ban đêm phải gồng mình dưới cái lạnh buốt như
Thời tiết khắc nghiệt, sương đêm buốt giá.
thấm vào tận xương
+ Tình từ “mỏi”: mỏi gối chồn chân, sức
nặng của bước chân, quá mệt mỏi vì phải đi
đường xa, phải leo trèo nhiều, như không
vận động nổi nữa
- Nhân hóa “hoa về”:
+ Nhân hóa “hoa về”: tạo sức liên tưởng
+ Loài hoa nở về đêm, người lính hái dọc đường
mạnh mẽ, làm cho bức tranh thiên nhiên
hương hoa của núi rừng lan tỏa trong không khí
TB vừa mờ ảo vừa thi vị, hữu tình, vô cùng
lạnh màng sương đêm
lãng mạn
+ Tàn lửa đuốc của người lính
+ Người lính Tây Tiến
- Con người
+ Nhân hóa “súng ngửi trời”: Tư thế sẵn
sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Hóm hỉnh,
tinh nghịch



+ Nghệ thuật bình thanh “nhà ai Pha Luông
mưa xa khơi”: liên tưởng những nóc nhà
như những con thuyền nhấp nhô trên biển
 tâm hồn bay bổng, lãng mạn
+ Nói giảm nói tránh “Không bước
nữa…bỏ quên đời”: khí phách ngang tàng,
xem thường cái chết
*Tóm lại:
- Chặng đường hành quân: khó khăn, gian
khổ. Nhưng cũng rất hùng vĩ, thơ mộng.
- Hình ảnh người lính: mệt mỏi nhưng vẫn
lạc quan, cảm nhận được vẻ đẹp bay bổng
của thiên nhiên
- Sau những ngày dài hành quân gian khổ, người 2. Nhớ kỉ niệm về tình quân dân
lính Tây Tiến được gặp đồng bào, được sống trong * Tấm lòng đồng bào Tây Bắc:
tình yêu thương đùm bọc của họ, hình ảnh đầu tiên
- Nhân hóa “mùa em”: cách nói dí dỏm, gợi
mở ra trước mắt người lính TT chính là hình ảnh
hình ảnh các cô gái vùng cao vào mùa thu
nhân hóa “mùa em” - tượng trưng cho tấm lòng
hoạch nếp, nhờ vậy người lính sau bao
của đồng bào Tây Bắc
ngày “ăn gió nằm sương” mới có được bát
- Đồng bào quý bộ đội lắm, đồng bào có thể nghèo,
cơm lên khói, vừa no bụng, vừa ấm lòng,
nếp có thể cạn lu, nhưng khi bộ đội về, họ sẵn sàng
xua tan tháng ngày gian khổ.
đem hết gạo hết nếp đãi các anh để các anh có sức

đánh thằng Pháp
* Đêm liên hoan
- Giao lưu văn nghệ, thắt chặt tình cảm “quân dân
- Động từ mạnh “bừng lên”: đột ngột
như cá với nước”
+ Ánh sáng của đêm lửa trại thắp sáng cả
doanh trại
+ Âm thanh tưng bừng, rộn rã
- Thán từ “kìa” + câu hỏi tu từ “tự bao
giờ”:
+ Thái độ ngạc nhiên khi bắt gặp những
nàng sơn nữ trong trang phục dân tộc sặc
sở, xinh tươi
- “man điệu”: giai điệu của người miền núi. Vừa là
+ Bối rối trước vẻ duyên dáng, e ấp, bẽn
điệu nhạc đặc trưng đầy mê hoặc phát ra từ “Khèn”
lẽn của người thiếu nữ khi cùng hòa vào
- nhạc cụ của người đồng bào. Vừa là điệu múa đặc
“man điệu” → trái tim chai sạn của người
trưng quyến rũ - Lam vông  nét đặc trưng văn
lính TT mềm lại, ấm áp, tiếp thêm sức
hoá của dân tộc Lào, đã “xây hồn thơ” trong lòng
mạnh để người lính lại tiếp tục lên đường
các chàng lính trẻ. Tức là làm cho trái tim chai sạn
chiến đấu
của người lính TT trở nên mềm lại, ấm áp, tiếp
thêm sức mạnh để người lính lại tiếp tục lên đường * Cảnh sông nước Tây Bắc - Cảnh chia tay
chiến đấu
đầy lưu luyến
- Từ gợi hình “chiều sương” - Nét đặc trưng

vốn có của núi rừng
+ Không phải sương lấp, sương che, sương
phủ
+ Mà là sương khói, bảng lảng  gợi nỗi
buồn man mác
- Câu hỏi tu từ “có thấy - có nhớ” “dáng
+ Hình ảnh mềm mại, uyển chuyển của những cô người trên độc mộc”
gái đưa các chiến sĩ vượt sông.
+ Người chiến sĩ


+ Dáng hình kiêu dũng của các chiến sĩ Tây Tiến
đang chèo chống con thuyền vượt sông ,

* Bài tập: yêu cầu HS vẽ bức chân dung người
lính Tây Tiến. GV chọn bức tranh vẽ chính xác
nhất yêu cầu HS thuyết minh. Tính điểm
GV: có một điều đặc biệt là nhà thơ không miêu tả
cụ thể một gương mặt nào của người lính TT
nhưng người đọc vẫn có thể hình dung chân dung
của họ thông qua ngoại hình, tâm hồn và lí tưởng
chung
- Tóc rụng, trọc đầu vì bệnh sốt rét. Đồng thời
hoàn cảnh thiếu thốn đói rét làm cho da xanh bủng
như lá cây. Nhưng qua ngòi bút tài hoa, cách nhìn
lãng mạn, lạc quan QD đã liên tưởng với cách
người lính ngụy trang, trong lúc chiến đấu làm cho
hình tượng người lính hiện lên….
- Không chỉ oai phong, kiêu hùng người lính TT
còn có tâm hồn nghệ sĩ, lãng mạn: Người ta nói,

người lính TT của QD đã đi chiến đấu còn mơ với
mộng, vì những câu thơ này tác phẩm của ông có
thời đã từng bị phê phán nặng nề, bị gán cho màu
sắc tiểu tư sản, bôi đen cách mạng, nhưng hiểu như
vậy là quá bất công với Quang Dũng.
- Người lính TT xuất thân từ những chàng trai
thành phố, “xếp bút nghiên” theo tiếng gọi thiêng
liêng lên đường đi chiến đấu, tất cả họ lên đường
chỉ vì mục đích duy nhất chiến đấu cho một ngày
mai tươi đẹp, chiến đấu cho những người họ yêu
thương, vì một cuộc sống hạnh phúc, vậy tại sao lại
cấm những người chiến sĩ ấy không được phép
sống với những tâm tình riêng của mình. Trong khi
những tâm tình riêng ấy lại là cứu cánh duy nhất
giúp họ hiên ngang chiến đấu bất chấp mọi khó
khăn, coi thường mọi cái chết

+ Người thiếu nữ
 Hình ảnh khó phai nhòa
- Nhân hóa “hồn lau” + từ láy “hoa đong
đưa”: Vừa diễn tả khung cảnh hoang vắng,
tĩnh lặng, phảng phất tâm linh núi rừng. Vừa
diễn tả bàn tay vẫy chào, không chỉ có con
người mà dường như thiên nhiên cây cỏ nơi
đây cũng đầy lưu luyến
 Sự kết hợp hoàn hảo ấy đã vẽ lên bức
tranh tiễn biệt huyền ảo, mộng mị, thấm
đượm nỗi buồn ly biệt
3. Đoạn 3: Nhớ người lính Tây Tiến


* Ngoại hình
- Nghệ thuật tương phản: “không mọc tóc”,
“xanh màu lá” > < “dữ oai hùm”: yếu ớt,
xanh xao do căn bệnh sốt rét rừng, vì thiếu
thốn lượng thực, thuốc men. Nhưng vẫn giữ
được phong thái oai phong lẫm liệt, kiêu
hùng
* Tâm hồn
- “Mắt trừng”, “gửi mộng”: mở to mắt nhìn
chăm chăm sang phía biên giới Việt Lào để
canh chừng, mộng ở đây là mộng đánh giặc,
hoàn thành sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- “Đêm mơ…dáng kiều thơm”: tâm tình
riêng, là cứu cánh duy nhất nâng đỡ bước
chân người lính
 Lãng mạn, mơ mộng, khát khao yêu
đương

* Lí tưởng:
- “Áo bào thay chiếu”: do người đồng bào thầy - Từ láy “rải rác” + đảo ngữ : khắc sâu cảm


người lính đói rét nên cho chiếu đắp, khi chết đồng giác thê lương trong bầu không khí ảm đạm
đội dùng chiếu để liệm, không có quan tài
nơi biên giới. Còn gì thê lương bằng người
đồng chí cùng mình chiến đấu mới hôm qua
nay chỉ còn lại một nấm mồ, còn thê lương
hơn nữa vì phải chết nơi đất khách quê người.
- Hán Việt “áo bào” + Nói giảm “về đất”:

bất tử hóa cái chết,. Làm cho người lính ra đi
như một vị tướng, vua, chúa vô cùng oai
phong, trang nghiêm và người lính không hề
chết, chỉ là quay trở về vòng tay yêu thương
của đất mẹ sau khi đã hoàn thành xong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy các anh
không hề chết, các anh mãi sống trong tình
yêu thương của đồng đội, của thế hệ con cháu
mai sau
- Hoán dụ “chẳng tiếc đời xanh”: lời thề sẵn
sáng hi sinh tuổi trẻ tươi đẹp “quyết tử cho tổ
quốc quyết sinh”
- Nhân hoá “Sông Mã gầm lên”: tiếng khóc
uất hận, nghẹn ngào của thiên nhiên TB tiễn
biệt những đứa con của đoàn quân TT, làm
cho sự ra đi của người lính bi nhưng không
lụy mà vô cùng hùng tráng, oai nghiêm

III. HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH

4. Đoạn 4: Lời thề với đoàn quân Tây Tiến
- “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy ...”=> thời
điểm thành lập đòan quân TT
- Câu kết ” Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
thể hiện tinh thần “ một đi không trở lại” =>
Gợi không khí một thời đại ra đi kháng chiến
“thà chết chớ lui” của tuổi trẻ VN trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc.
=> Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm buồn
nhưng vẫn hào hùng khi diễn tả sự gắn bó của

nhà thơ với một thời lãng mạn.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ
địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt.
- Kết hợp chặt chẽ giữa chất nhạc và chất
họa.
2. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ đã khắc họa
thành công hình tượng người lính TT trên nền
cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Ca
ngợi vẻ đẹp lãng mạn đậm chất bi tráng tinh
thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cao đẹp
của người lính trong kháng chiến chống
Pháp.


Trả lời câu hỏi SGK
- Học sinh trả lời cá nhân.
- Các học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
IV. HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG - TRÒ CHƠI Ô CHỮ
B1: GV chia lớp thành 4 đội, phổ biến luật chơi
Luật chơi:
+ 7 ô chữ hàng ngang
+ 1 ô chữ hàng dọc
+ Sau khi nghe câu hỏi gợi ý, đội nào có tín hiệu nhanh được quyền
trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Từ ô hàng ngang thứ 3 đội
nào có tín hiệu sẽ có quyền trả lời ô hàng dọc, nếu trả lời đúng được
40 điểm, trả lời sai mất quyền được chơi tiếp.

B2: Các nhóm thảo luận thống nhất đáp án.
B3: Nhóm có đáp án nhanh nhất cử đại diện trình bày.
B4: GV nhận xét chốt đúng/ sai, cho điểm hoặc gọi nhóm khác.
* Gợi ý về ô chữ hàng dọc: (có 7 chữ cái) Từ diễn tả Vẻ đẹp nổi bật - Hàng dọc: Bi tráng
của hình tượng người lính Tây Tiến cũng như cảm hứng sáng tác của
Quang Dũng trong bài thơ.
* Gợi ý về ô chữ hàng ngang:
– Ô chữ số 1 (có 6 chữ cái): Địa danh xuất hiện đầu bài thơ
- Hàng ngang
– Ô chữ số 2: (có 7 chữ cái) nghệ thuật nhân hóa “hoa về” làm cho
1. Sông Mã
bức tranh thiên nhiên TB mang vẻ đẹp gì
– Ô chữ số 3: (có 10 chữ cái) Người lính Tây Tiến phải hành quân
2. Thơ mộng
trong điều kiện thời tiết như thế nào?
– Ô chữ số 4: (có 7 chữ cái) Câu thơ
3. Khắc nghiệt
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Diễn tả ngoại hình người lính TT như thế nào?
– Ô chữ số 5: (có 6 chữ cái) Vì sao Tây Tiến đoàn binh không mọc
4. Xanh xao
tóc
– Ô chữ số 6: (có 6 chữ cái): nghệ thuật Hoán dụ “chẳng tiếc đời
xanh” diễn tả lời thề sẵn sáng làm gì cho Tổ quốc?
5. Sốt rét
– Ô chữ số 7: (14 chữ cái) Khổ thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
6. Hy sinh
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
7. Sông nước Tây Bắc
Miêu tả cảnh gì?

V. HOẠT ĐỘNG 5 : TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
– So sánh nét giống và khác nhau giữa hình tượng người lính Tây Tiến với hình tượng người
lính trong một bài thơ Đồng chí - Chính Hữu
– Từ hình tượng người lính Tây Tiến, anh/chị có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của người chiến sỹ đang
ngày đêm bảo vệ biển đảo quê hương?
– Điểm giống:
• Tây Tiến và Đồng Chí cùng ra đời năm 1948.


• Hai tác giả Quang Dũng và Chính Hữu đều cùng trong quân ngũ (nhà thơ quân đội). Cả hai sáng
tác cùng nói về vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp
• Chiế đấu trong điều kiện, khó khăn, gian khổ nhưng ý chí quyết tâm sắt đá luôn trong tư thế sẳn
sàng
– Khác:
* Người lính trong Tây Tiến.
a) Xuất thân: Trí thức Hà Nội. Và vì vậy họ mới có lúc “Đêm mơ Hà Nội”.
b) Bối cảnh hoạt động: Người lính Tây Tiến hiện ra trong khung cảnh rừng núi miền Tây Tổ quốc
vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở, hoang dại khác thường.
c) Đặc điểm: Chiến binh Tây Tiến mang vẻ đẹp khác thường. Hình tượng các anh nổi lên vừa hào
hùng, dữ dội lại vừa hào hoa, mơ mộng.
– Hào hùng, dữ dội trong dáng vẻ ngoại hình
– Hào hùng trong ý chí
– Hào hoa, mơ mộng ở tâm hồn, lãng mạn:
* Người lính trong Đồng chí:
a) Xuất thân: nông dân, ra đi từ những làng quê nghèo:
Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
b) Bối cảnh hoạt động: Các anh cầm súng chờ đợi giặc nơi rừng hoang sương muối. Cảnh ở đây
không rõ nét hiểm trở, hoang vu, dữ dội như vùng núi người lính Tây tiến
c) Đặc điểm: mang vẻ đẹp bình dị:
- Chất phác: Nhớ về quê hương, các anh nhớ về gian nhà trống, nhớ về giếng nước gốc đa rất đỗi
quen thuộc. Còn người lính Tây Tiến nhớ quê hương là nhớ “dáng kiều thơm” có phần mĩ lệ, kiêu
sa hơn.
- Lam lũ: Trang phục của chiến sĩ trong Đồng chí có phần thiếu thốn. Hình ảnh thực của người
nông dân mặc áo lính:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày.
* Tóm lại: tuy hai hình tượng người lính này mang những vẻ đẹp khác nhau ( nông dân và trí
thức, địa bàn hoạt động và quan hệ với nhân vật trữ tình….) nhưng làm hoàn chỉnh bức chân
dung anh bộ đội Cụ Hồ trong buổi đầu tiến hành cuộc cách mạng kháng chiến chín năm chống
Pháp.
* Liên hệ thực tế:
- Nhiệm vụ (hải quân, cảnh sát biển, biên phòng):
+ Đấu tranh với những âm mưu xâm lược, độc chiếm, bành trướng…
+ Khó khăn gian khổ: sóng to, gió lớn….hung hăn của kẻ thù (đặt trái phép giàn khoan Hải Dương
981 trên vùng biển đặc quyền, đâm vào những tàu của Cảnh sát biển; việc ngang nhiên xây dựng
trái phép trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa…)
- Đã có nhiều tấm gương hi sinh anh dũng cho sự bình yên của quê hương.
- Cảm nhận, lòng biết ơn

*Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và soạn bài mới
 Hướng dẫn tự học:
- Đối sánh phần một và phần hai của bài thơ để chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả
của tác giả.

- So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng
chí của Chính Hữu.


 Soạn bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
- Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho hai đề bài của sách giáo khoa theo phần hướng dẫn trong mỗi đề
bài?
- Từ đó, nêu lên cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?




×