Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên Cứu Và Đánh Giá Sinh Trưởng Loài Cây Riềng Núi (Alpinia Oxymitra) Thuộc Nhóm Lâm Sản Ngoài Gỗ Tại Mô Hình Khoa Lâm Nghiệp Đại Học Nông Lâm - Thái Nguyên​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN TRUNG DŨNG

NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY
RIỀNG NÚI (ALPINIA OXYMITRA) THUỘC NHÓM LÂM
SẢN NGOÀI GỖ TẠI MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2015-2019

Thái Nguyên - 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN TRUNG DŨNG

NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY
RIỀNG NÚI (ALPINIA OXYMITRA) THUỘC NHÓM LÂM
SẢN NGOÀI GỖ TẠI MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: K47-LN

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học


: 2015-2019

Giảng viên hướng dẫn : Ts. Nguyễn Tuấn Hùng

Thái Nguyên - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa
học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra
trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm !
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!

Trần Trung Dũng

TS. Nguyễn Tuấn Hùng

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)



ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng viên
trường Đại Học Nông Lâm Thái nguyên nói chung và các thầy cô giảng viên
trong Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ em rất
nhiều trong quá trình em thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tuấn Hùng, người
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở
bên cạnh động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình em thực hiện đề tài nghiên cứu, cũng như trong quá trình
làm bài báo cáo này, khó tránh khỏi những sai sót, rất mong các thầy cô bỏ
qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn
chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của thầy cô đề bài báo cáo này hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Trần Trung Dũng


iii

MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nhiên cứu..................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .............................................................. 3
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 5
2.1 Khái niệm về LSNG .................................................................................... 5
2.2. Phân loại LSNG ......................................................................................... 7
2.3 . Giá trị sinh thái, kinh tế và văn hoá của Lâm sản ngoài gỗ ...................... 8
2.4. Nghiên cứu về LSNG ............................................................................... 12
2.4.1 Tổng quan về LSNG trên thế giới .......................................................... 12
2.4.2 Tổng quan về LSNG ở Việt Nam .......................................................... 14
2.5. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu. ...................... 21
2.6. Khái quát măm gần đây mức sống của người dân tăng lên rõ rệt. Hệ thống cơ
sở hạ. ................................................................................................................ 24
2.6.1. Riềng núi (Alpinia oxymitra) ................................................................ 24
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
3.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 26
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 27
3.4.3. Phương pháp điều tra ............................................................................ 28
3.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc...................................................................... 29


iv

3.5.1. Kỹ thuật trồng ....................................................................................... 29

3.5.2. Phương thức trồng ................................................................................. 29
3.5.3. Phương pháp chăm sóc ......................................................................... 29
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 31
4.1. Kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng ............................................... 31
4.1.1. Kết quả tỷ lệ sống của loài cây riềng núi .............................................. 31
4.1.2. Sinh trưởng đường kính của loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) .... 32
4.1.3. Đánh giá chiều cao (Hvn) ....................................................................... 34
4.1.4. Động thái ra lá của loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) .................. 37
4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển cây riềng núi .................................. 39
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 41
5.1. Kết luận .................................................................................................... 41
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: tỷ lệ sống của loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) .......................... 31
Bảng 4.2: Đường kính D00 trung bình loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra).... 32
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng đường kính ở lần đo thứ 3 của loài
cây riềng núi ............................................................................................................ 33
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao ở lần đo thứ 3 của loài
cây riềng núi ............................................................................................................ 34
Bảng 4.5. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao ở lần đo thứ 3 của loài
cây riềng núi ............................................................................................................ 36
Bảng 4.6: Tỷ lệ ra lá trung bình của loài Riềng núi (Alpinia oxymitra)......... 37
Bảng 4.7. Bảng tổng hợp kết quả động thái ra lá ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng
núi............................................................................................................................. 38



vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Ảnh cây riềng núi ............................................................................ 24
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ sống cây riềng núi ..................................................... 31
Hình 4.2 Biểu Đồ đường kính gốc các CTTN ................................................ 32
Hình 4.3: Biểu đồ chiều cao Hvn của các CTTN ........................................... 35
Hình 4.4:Biểu đồ số lá của các CTTN ............................................................ 37


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng không chỉ có chức năng cung cấp lâm sản mà còn có những chức
năng quan trọng khác như bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn đất,
bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học ....
Cấu trúc tổ thành loài của hệ sinh thái rừng (nhất là rừng tự nhiên) rất
đa dạng và phong phú, bao gồm thực vật, động vật, vi sinh vật ... . Không chỉ
tầng cây gỗ mới tạo nên cấu trúc rừng mà các thành phần khác vai trò hết sức
quan trọng như dây leo, thực vật ngoại tầng, bì sinh, lớp cây bụi, thảm tươi ...
Khi nhìn thấy sinh khối của rừng chủ yếu là gỗ, thường thì người ta cho
rằng giá trị của rừng là do gỗ tạo nên. Vì vậy, trước đây người ta coi sản
phẩm gỗ là "lâm sản chính", những sản phẩm tự nhiên khác từ rừng được gọi
là "Lâm sản phụ" hoặc "đặc sản" nếu có giá trị cao. Việc phân chia lâm sản
chính, lâm sản phụ đến nay không còn phù hợp nữa vì có nhiều mục đích kinh
doanh rừng khác nhau.

Các sản phẩm được khai thác, được tạo ra từ rừng phục vụ lợi ích của
con người không chỉ có gỗ mà còn có rất nhiều loại khác như: các loại thực
phẩm, dược liệu, hương liệu, tinh dầu, nhựa cây, tanin, thuốc nhuộm, cây
cảnh, nấm, côn trùng, động vật hoang dã v.v...
Ngày nay, sản phẩm thu từ rừng được xếp vào hai nhóm: Gỗ và Lâm
sản ngoài gỗ (Non-Timber forest produsts)
Vậy, câu hỏi được đặt ra: Các Lâm sản ngoài gỗ là gì ?
• Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác
gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người. Bao
gồm các sản phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre
nứa, gỗ nhỏ và sợi. (The Economic value of Non-timber Forest products in
Southeast asia - W.W.F - 1989).


2

"Thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc cao và bậc
thấp phân bố trong rừng. Những loài cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho
các sản phẩm quý khác như nhựa thông, quả hồi, vỏ quế hoặc sợi song mây là
thực vật đặc sản rừng".(Thực vật và thực vật đặc sản rừng - GT. trường
ĐHLN - Lê Mộng Chân, Vũ Dũng - 1992). "Nhiều loài cây rừng cho các sản
phẩm tự nhiên ngoài gỗ đó là cây cho đặc sản. Các sản phẩm tự nhiên đó có
thể được sử dụng trực tiếp như một số loài cây cho thuốc, cây cho quả hoặc
làm thức ăn gia súc nhưng phần lớn phải qua gia công chế biến như cây cho
nguyên liệu, giấy sợi, cây cho cao su, cho dầu..." (Quản lý bảo tồn tài nguyên
thực vật rừng - GT. Trường ĐHLN - Lê Mộng Chân-1993).
Như vậy, Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác
gỗ được khai thác từ rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích
của con người. Bao gồm các loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm
dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhưa dầu, cao su, tanin, màu nhuộm,

chất béo, song mây, tre nứa, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi...Các loại sản
phẩm ngoài gỗ sẽ ngày càng được tăng lên do sự tìm tòi, phát hiện giá trị của
chúng để phục vụ cuộc sống
Hiện nay lâm sản ngoài gỗ được quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau
chúng có giá trị đóng góp vào việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi
trường và đa dạng sinh học. Về giá trị kinh tế người ta ghi nhận có 150 loài
lâm sản ngoài gỗ có giá trị được buôn bán trên thị trường quốc tế, giá trị lớn
lao của nó được thể hiện ở nguồn thu nhập của các cộng đồng sống gần rừng,
lâm sản ngoài gỗ có thể là nguồn thu bẳng tiền duy nhất để mua lương thực,
hàng tiêu dùng, và trang trải chi phí thuốc men học hành cho con trẻ của các
hộ dân nghèo. Ngoài ra lâm sản ngoài gỗ còn đóng góp không nhỏ vào kinh tế
đất nước, theo cơ quan y tế thế giới (WHO) đánh giá là 80% dân số các nước
đang phát triển dùng lâm sản ngoài gỗ để chữa bệnh và làm thực phẩm. Về
giá trị xã hội lâm sản ngoài gỗ giúp ổn định và an ninh cho đời sống người


3

dân phụ thuộc vào rừng, tạo việc làm và bảo tồn kiến thức bản địa. Giá trị về
mặt môi trường chúng góp phần bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn,
bảo vệ môi trường và quan trọng hơn là bảo tồn đa dạng sinh học.
Việc thực hiện đề tài“Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng loài cây
riềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ tại mô hình
khoa Lâm nghiệp đại học Nông lâm” nhằm đánh giá mức độ sinh trưởng của
loài câyriềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ nhân rộng
mô hình đánh giá sinh trưởng các loài cây lâm sản ngoài gỗ theo giá đất trong
mô hình khuôn viên ngoài trời trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng của loài cây riềng núi (Alpinia
oxymitra) trồng trong mô hình tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

- Đề xuất được một số biện pháp nhằm phát triển cây riềng núi (Alpinia
oxymitra).
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức đã học, bổ sung kiến
thức chuyên môn và vận dụng vào thực tế sản xuất.
- Cung cấp thông tin về sinh trưởng và phát triển của loài cây riềng núi
(Alpinia oxymitra) thuộc nhóm LSNG tại mô hình khoa Lâm nghiệp. Ngoài
ra, đây còn là nơi phục vụ cho việc giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học cho
tất cả mọi người, đặc biệt là các sinh viên trong khoa Lâm nghiệp nói riêng và
sinh viên trường ĐH Thái Nguyên nói chung.
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng của loài cây riềng núi
chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực đến ngành Lâm nghiệp và phát triển loài cây này.
- Làm cơ sở tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.


4

- Bên cạnh đó việc học tập của các sinh viên đặc biệt là sinh viên khoa
Lâm nghiệp rất cần những địa điểm để thực hành nghiên cứu sau những giờ học,
để giúp sinh viên có thể nắm chắc được những kiến thức lý thuyết trên lớp.
- Tiết kiệm được kinh phí cho việc nghiên cứu khoa học và thực hành của
sinh viên trong trường nói chung và sinh viên khoa Lâm nghiệp nói riêng.


5

Phần 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm về LSNG
Từ xưa đến nay, nói đến giá trị của rừng ông cha ta thường kể đến các
loài gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, dổi, vàng tâm,... để xây dựng nhà cửa,
đóng đồ mộc trang trí trong nhà chứ ít ai nhắc đến các sản vật khác lấy từ
rừng, có nhiều lúc những sản phẩm tưởng như rất đơn giản này lại chính là
cứu cánh cho sự sống còn, tồn vong và phát triển của con người, đó là các loài
cây cho lương thực, thực phẩm thu hái trong rừng vào những năm đói kém
hay vào thời gian giáp hạt, những căn bệnh hiểm nghèo duy nhất chỉ trông
chờ vào các phương thuốc quý giá từ cây cỏ trong thiên nhiên. Những loại sản
vật kể trên nói theo cách ngày nay được gọi là lâm sản ngoài gỗ (LSNG).
Trên thế giới, thuật ngữ LSNG mới xuất hiện trong khoảng hơn 2 thập
kỷ trở lại đây để chỉ các lâm sản khác gỗ. De.Beer (1989) đã quan niệm
LSNG như là “ tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ mà chúng được khác thác
từ rừng tự nhiên để phục vụ tiêu dùng của loài người. LSNG bao gồm thực
phẩm, thuóc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo dán, chất đốt và các nguyên liệu
thô, song, mây, tre, nứa, trúc, gỗ nhỏ và gỗ cho sợi… Theo quan niệm của
De.Beer, LSNG bao gồm mọi sản phẩm hữa hình(khác gỗ) có nguồn gốc sinh
học được khai thác từ rừng tự nhiên. Tuy nhiên, quan niệm của De.Beer về
LSNG chưa đề cập đầy đủ đến các sản phẩm khác gỗ của rừng trồng và của
hệ canh tác nông lâm kết hợp[8].
Tổ chức chuyên gia tư vấn về LSNG châu Á- Thái Bình Dương (IEC)
họp tại Bangkok – Thái Lan(1991) đã chấp nhận định nghĩa LSNG có thể áp
dụng cho hầu hết các nước trong khu vực như sau : “ LSNG bao hàm tất cả
các sản phẩm tái tạo và hữa hình, không phải là gỗ xẻ, gỗ nhiên liệu và gỗ củi,
thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ loại hình sử dụng đất tương tự nào cũng như
đất trồng cây gỗ. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái


6


cũng là LSNG”. Bằng cách hạn chế LSNG chỉ bao gồm các sản phẩm hoặc
hàng hóa hữu hình, định nghĩa này đã loại trừ các dịch vụ tạo ra như dịch vụ
cắm trại, chăn thả, săn bắn…
Theo Ros –Tonen (1995,2000), lâm sản ngoài gỗ được định nghĩa là tất
cả các sản phẩm động, thực vật tự nhiên, trừ các sản phẩm gỗ thương mại, có
thể lấy được từ rừng để sử dụng và buôn bán. Trong định nghĩa này, du lịch
sinh thái không được coi là một loại NTFP mà là một hình dịch vụ của rừng một loại đầu ra khác của rừng.
FAO (1995) đã chỉ ra yêu cầu của ý nghĩa về LSNG là định nghĩa phải
vừa diễn tả nghĩa của thuật ngữ LSNG, phải vừa xác định chính xác giới hạn,
phạm vi và đặc trưng của nó. Từ đó FAO (1995) đưa ra định nghĩa :“ LSNG
bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học (trừ gỗ) và các dịch vụ
thu được từ rừng hoặc từ các kiểu sử dụng đất tương tự”[9].
Định nghĩa này xác định, LSNG bao gồm cả các hàng hoá và dịch vụ
có nguồn gốc thực vật và động vật. Định nghĩa về LSNG của FAO (1995)
cũng đã nhận biết về chức năng dịch vụ quan trọng đang gia tăng của tài
nguyên LSNG. Chẳng hạn, du lịch sinh thái là một ngành công nghiệp lớn
trên thế giới đang phát triển rất nhanh.Vì thế, rừng, vùng hoang dã, động vật
hoang dã là những thành phần của du lịch sinh thái nên được nhận biết phong
phạm vi của LSNG.
Ở Việt Nam, theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Chiến- Trung tâm nghiên cứu
lâm đặc sản viết trong tạp chí khoa học- Công nghệ kinh tế lâm nghiệp, tác
giả cho rằng “Thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ nhằm để chỉ các vật liệu sinh học
khác gỗ được khai thác từ rừng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con
người. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm: thực phẩm, dược liệu, gia vị, tinh dầu,
nhựa cây, keo gián, nhựa mũ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh,động vật hoang
dã, chất đốt, các chất liệu thô, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ cho sợi”.


7


2.2. Phân loại LSNG
Lâm sản ngoài gỗ có nhiều dạng khác nhau và rất có ích cho các hộ gia
đình ở vùng nông thôn nhiệt đới. Chúng có thể được phân loại như sau :Thực
vật có thể ăn được, động vật có thể ăn được, sản phẩm dược liệu, các sản phẩm
động thực vật không ăn được (De.Beer&McDermott, 1006). Lâm sản ngoài gỗ
không chỉ thấy ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên mà còn được tìm thấy ở các cấu
trúc thực vật do con người tạo nên như vườn rừng và các đồn điền[8].
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều cách phân loại lâm sản ngoài gỗ:
Căn cứ vào giá trị sử dụng của LSNG Mendelsohn đã chia LSNG thành
các nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được, keo dán nhựa, thuốc nhuộm và
tanin, cây cho sợi và cây làm thuốc. Căn cứ vào thị trường tiêu thụ
Mendelsohn đã chia LSNG thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất bán trên thị trường,
nhóm thứ 2 bán ở địa phương và nhóm 3 được sử dụng trực tiếp bởi người thu
hoạch. Loại này thường tính được tỷ trọng rất cao nhưng chưa tính được giá
trị. Chính loại này đã làm LSNG bị lu mờ, ít được chú ý đến, tác giả cũng chỉ
rõ rừng như một nhà máy quan trọng đối với xã hội và LSNG là một trong
những sản phẩm quan trọng nhất của nhà máy này. Nhìn chung, các tác giả đã
phân loại LSNG theo gia trị sử dụng thành các nhóm: a. làm lương thực, thực
phẩm; b. làm vật liệu xây dựng; c. làm hàng thủ công mỹ nghệ; d. làm dược
liệu, hương liệu; e. làm cảnh[11].
Ở Việt Nam theo nhóm nghiên cứu của dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm
sản ngoài gỗ tại Việt Nam cho rằng lâm sản ngoài gỗ được phân loại theo 6
nhóm tổng hợp dựa vào công dụng và nguồn gốc của lâm sản ngoài gỗ bao
gồm các nhóm sau:
+ Nhóm sản phẩm cây có sợi: tre, nứa, song, mây các loại thân lá có sợi
và củ.
+ Nhóm thực phẩm:



8

- Những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: thân, chồi non, rễ, lá,
hoa, quả, hạt, các loại gia vị, hạt có dầu, nấm… có thể dùng làm thực phẩm.
- Những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như: mật ong, thịt thú
rừng, cá, tổ yến, trứng chim, các loại côn trùng ăn được.
+ Nhóm dược liệu, chất thơm và cây có chất độc.
+ Nhóm những sản phẩm chiết xuất như: các loại nhựa, tanin, chất
màu, dầu béo và tinh dầu…
+ Nhóm động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực
phẩm như các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, ngà voi, xương,
cánh kiến đỏ
+ Nhóm những sản phẩm khác như: cây cảnh, lá để gói thức ăn, hàng
hóa, phong lan…
Cách phân loại này nhìn chung chỉ mang tính tương đối vì công dụng
của một số loài lâm sản ngoài gỗ luôn có sự thay đổi, một số sản phẩm có thể
phân vào nhiều nhóm khác nhau tùy lúc, tùy vào công dụng và mục đích
dùng, biến đổi tùy theo tập quán của từng vùng, từng lãnh thổ…
2.3 . Giá trị sinh thái, kinh tế và văn hoá của Lâm sản ngoài gỗ
Nếu giá trị của rừng bao gồm giá trị lâm sản và giá trị sinh thái thi
trong đó giá trị sinh thái của rừng cao hơn rất nhiều và giá trị của LSNG
không hề thua kém giá trị của lâm sản gỗ.
Theo FAO (1997) và IUNC (1999), ở nhiều quốc gia trên thế giới, giá
trị của LSNG được ước tính xấp xỉ với giá trị của lâm sản gỗ. Vì thế, nếu coi
lâm sản gỗ là nguồn thu nhập duy nhất trong kinh doanh rừng. chúng ta đã bỏ
phí một nguồn lợi khác tương đương với nó. Hơn nữa, trong một thời gian
dài, chính quan niệm giá trị cảu rừng chỉ là giá trị của bộ phận gỗ đã gây ra
các hoạt động làm suy thoái và huỷ diệt rừng trên quy mô rộng lớn, làm mất
đi những giá trị sinh thái và giá trị LSNG của rừng.Nếu chú ý phát triển và
kinh doanh thực vật cho LSNG sẽ giúp cho việc làm giảm sức ép lên tài



9

nguyên cây gỗ, bảo vệ được nhân tố chủ đạo của rừng, do đó không những
duy trì được chức năng sinh thái của rừng mà còn làm gia tăng đáng kể giá trị
kinh tế của nó.Việc phát triển thực vật cho LSNG là một lựa chọn vừa mang
tính kinh tế, sinh thái, vừa là một chọn lựa khả thi ở nhiều khu vực khác nhau
(Phạm Văn Điển trong “ Một số vấn đề lâm học nhiệt đới”, 2004)[4].
Lâm sản ngoài gỗ hình thành nên một bộ phận tổng hợp của sinh kế
trong cộng đồng nông thôn sống ở các vùng nhiệt đới. Tại hộ gia đình chúng
chủ yếu được sử dụng cho các mục đích như lương thực, thực phẩm, thuốc
men, đồ gia dụng,..Hơn nữa, một số sản phẩm thường có giá trị kinh tế lớn
khi chúng được buôn bán ở địa phương, thậm chí ở quốc tế.Bên cạnh đó,
LSNG cũng đóng góp đáng kể trong việc bảo tồn các khu rừng nhiệt đới và
quản lý rừng có sự tham gia (Ros-Tonen-2000).Các giá trị văn hoá và tinh
thần của LSNG rất đa dạng nên chúng nhận được sự quan tâm đáng kể của
các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách.
Các cộng đồng nông thôn ở vùng nhiệt đới sử dụng LSNG từ rất lâu, có
chiều dài lịch sử hình thành của họ.Bên cạnh đó, LSNG còn đóng vai trò rất
quan trọng trong kinh tế hộ gia đình. Ở Java, hệ thống nông lâm kết hợp cung
cấp cho một số nông hộ hơn 40% tổng lượng calo mà họ tiêu thụ
(Christianty,1986). Ở Nigeria, mô hình vườn nhà truyền thống bao gồm ít
nhất 60 loài cây cung cấp các sản phẩm lương thực (Okafor và Femander,
1986). Trong nhiều trường hợp khác, LSNG cũng giúp con người sống sót
trong những thời kỳ kho khăn (vi dụ khủng hoảng lương thực, lũ lụt, chiến
tranh…).
Giá trị kinh tế - xã hội của LSNG được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác
nhau, từ cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ
công mỹ nghệ, dược phẩm, đến giải quyết công ăn, việc làm, phát triển ngành

nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hoá, xoá đói,
giảm nghèo, nâng cao đới sống nhiều mặt cho người dân, đặc biệt là những


10

người dân nghèo. Tầm quan trọng đó của LSNG đối với các nước nhiệt đới đã
được thừa nhận. Myer (1988) đã tính toán rằng, một khu rừng nhiệt đới có
diện tích 50.000 ha nếu được quản lý tốt sẽ cung cấp đều đặn 200 đôla
Mỹ/ha/năm từ sản phẩm động vật hoang dã, còn nếu đốn gỗ chỉ cho thu nhập
trên dưới 100 USD/ha/năm. Peters và cộng sự (1989) đã tính toán thu nhập từ
lâm sản gỗ và LSNG trên một hecta rừng nhiệt đới ở vùng Amazon đạt
6820USD/ha/năm [12].
Rừng và LSNG là nguồn sống chủ yếu của ít nhất 27 triệu người ở
vùng Đông Nam Á (De.Beer, 1996). Giá trị thu nhập hiện tại từ LSNG có thể
lớn hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kỳ loại hình sử dụng đất nào đó (Peter,
1989)[12]. Bảo tồn có khai thác, ít nhất ở một số địa phương cũng được ưu
tiên hơn về mặt kinh tế so với các loại hình sử dụng đất khác (Balick và
Mendelsohn, 1992).Việc khai thác LSNG thường ít phá huỷ hệ sinh thái hơn
so với các loại hình sử dụng đất khác[11].
Những nghiên cứu gần đây về LSNG đã phác họa một bức tranh tươi
sáng về sự bảo tồn có khai thác. Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) là một
tác phẩm nổi bật. Theo ông LSNG ở vùng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng
cho sự bảo tồn, duy trì tính bền vững của rừng và có giá trị kinh tế.Chúng
quan trọng cho việc bảo tồn vì khai thác LSNG rất có giá trị.Tác giả đã khảng
định việc khai thác LSNG nên được thúc đẩy như một hứa hẹn giữa bảo tồn
và phát triển rừng nhiệt đới. Một ưu điểm nữa là rừng tự nhiên có thể được
giữ nguyên vẹn, trong khi người dân vẫn có thể thu được lợi ích từ các khu
rừng này. Để bảo tồn có khai thác và đạt hiệu quả bền vững Mendelsohn đề
nghị 3 vấn đề : cần phải khuyến khích quản lý tài nguyên dài hạn, phải xác

định vùng đất giành cho khai thác và cần phải xác định rõ các thành phần đầy
đủ của sản phẩm được khai thác từ rừng[11].
Nghiên cứu của Peter (1989) chỉ ra rằng việc khai thác nhựa của rừng
nguyên sinh ở Peru đã cho kết quả thu nhập cao hơn bất cứ việc sử dụng đất


11

nào. Nghiên cứu bổ sung của Heizmen (1990) cũng chỉ ra khai thác cây họ
cau dừa ở vùng Peren của Guatemana cũng cho thu hoạch quan trọng. Balick
và Mendelsohn (1992) cho rằng giá trị về y học trên một hecta trong rừng thứ
sinh ở Beliz cũng cao hơn giá trị thu từ nông nghiệp. Theo các tác giả này thì
bảo tồn có khai thác ít nhất của một địa phương cũng được ưu tiên hơn về mặt
kinh tế so với các loại hình sử dụng đất khác.Đặc điểm quan trọng của rừng
nhiệt đới là tính đa dạng của nó.Bảo tồn có khai thác là phải tạo phần lớn các
thực vật sinh trưởng trong rừng.Những nghiên cứu kinh tế thực vật cho thấy
rừng tự nhiên nhiệt đới cung cấp một lượng lâm ssản phong phú. Nghiên cứu
của Peter có tới 72 loại thực vật sống trên ô mẫu rộng 2 ha mà chúng có thể là
sản phẩm hàng hoá. Các sản phẩm khác chưa thể lượng hoá được thuộc các
loài trong y học, làm gia vị và thuốc nhuộm.Trong nghiên cứu của mình
Mendeldohn 1992 đã khuyến cáo rằng để khai thác rừng nhiệt đới có hiệu quả
buộc phải thường xuyên dựa vào vô số sản phẩm.Nhiều trường hợp trong khu
vực hẹp người ta sẽ đôi khi bắt gặp một đám sản phẩm có giá trị cao. Peter et
al (1989) đã tìm thấy các khu rừng có 5 loài cây có giá trị kinh tế cao ở vùng
Amazon Peru hàng năm cho ta thu nhập từ 200-6000 USD/năm[12].
Rừng nhiệt đới không chỉ phong phú về tài nguyên gỗ mà còn đa dạng
về các loài thực vật cho LSNG. Ở Đông Nam Á có ít nhất 30 triệu người chủ
yếu dựa vào LSNG đóng góp cho thị trường thể giới khoảng 3 tỷ đô la Mỹ từ
các đồ gia dụng làm từ song, mây ( Kroekhoen,1996. De.Beer Medermott,
1996). Nhiều nước trên thế giới như Brazil, Comlombia,Equado,Thái Lan,

Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu sử dụng hợp
lý các LSNG làm nâng cao đới sống của người dân bản địa và bảo vệ đa dạng
sinh học của các hệ sinh thái rừng địa phương[8].
Nghiên cứu và phân tích của Padoch,Belê (1989) đã chỉ ra rừng nhiệt
đới đóng vai trò quan trọng cho người dân địa phương. Rừng không chỉ là
nguồn thu lợi mà còn cung cấp lương thực, vật liệu xay dựng, thuốc và năng


12

lượng. Myers (1980) ước khoảng 60% tổng sản phẩm phi gỗ được tiêu thụ bởi
người dân địa phương đã đạt tới lợi ích của họ từ những khu rừng kề cận. Đối
với nền kinh tế của một số nước vai trò của LSNG đã được khẳng định chẳng
hạn ở Thái Lan trong năm 1987 đã xuất khẩu LSNG đạt giá trị 23 triệu USD,
ở Indonesia cũng trong năm đó đạt 238 triệu USD và Malaysia trong năm
1986 xuất khẩu hàng hoá sản xuất từ LSNG đạt 11 triệu USD
(Jen.H.De.Beer, 1986).
2.4. Nghiên cứu về LSNG
2.4.1 Tổng quan về LSNG trên thế giới
Trên thế giới, lâm sản ngoài gỗ là nguồn sống chủ yếu và là nguồn thu
nhập chính của người dân nghèo, đồng bào dân tộc miền núi, người lao động
tự do và những người sống phụ thuộc vào rừng, nó là nguồn thu nhập đáng kể
cho nhiều nước trên thế giới chủ yếu là các nước nghèo và các nước đang
phát triển.
Ở Châu Á, nơi đây có nguồn tài nguyên LSNG vô cùng phong phú và
là nguồn cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho người dân vùng nông thôn.
Chẳng hạn như:
- Tại Ấn Độ có khoản 500 triệu dân sống trong và xung quanh rừng phụ
thuộc vào nguồn LSNG cho sinh kế của họ (Viện Tài Nguyên Thế Giới
1990). Ở đây có khoảng 16.000 loài cây thì 3.000 loài LSNG có lợi, hầu hết

tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô.Sản xuất lâm sản
ngoài gỗ ở Ấn Độ đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu từ rừng và 55% việc
làm dựa vào rừng
- Tại Lào có 90% dân cư sống ở vùng nông thôn và 50% thu nhập của
các hộ nông dân này từ LSNG. Theo một nghiên cứu của Sounthone
Detphanh (Lào) cho rằng, người dân nông thôn dùng LSNG chủ yếu để ăn
(măng, tre, nứa, lá một số loại cây, cá suối và thịt chim thú), làm vật liệu xây
dựng (mây, tre, cây quanh vườn, lá lợp). Tuy nhiên LSNG vẫn chưa là đối


13

tượng quản lý của các nhà chức trách nên làm cho nguồn LSNG ở đây ngày
một khan hiếm[9].
Ở Châu Mỹ, LSNG mang lại việc làm và nguồn thu nhập đáng kể cho
người dân trong khu vực cũng như nguồn ngoại tệ mà tài nguyên này đem lại.
Theo Foster (1995), Mỹ xuất khẩu khoảng 77 tấn nhân sâm hoang dã có giá
trị trên 21 triệu USD vào năm 1993. Theo Mater (New York Times 1996) Hoa
Kỳ đã tăng trưởng thị trường thuốc thảo dược với tốc độ hàng năm ước tính
khoảng 13 – 15% với doanh số bán hàng của dược liệu, một dự báo rằng nền
kinh tế Mỹ sẽ kiếm được 5 tỷ USD trong năm 2000. Tại Brazil hạt dẻ là loại
sản phẩm quan trọng thứ 2 sau nhựa cao su vì nó mang lại nguồn thu từ 10 –
20 triệu USD hàng năm cho những người thu hái. Trên bán đảo Yucatan của
Mexico, giá trị thị trường của lá cọ được sử dụng hoặc bán ước tính đem lại
137,000,000 USD / năm (Theo Molnár 2004). Điều này chứng tỏ các nhà
quản lý của các nước trong khu vực này tiêu biểu như Mỹ, Panama, Brazil,
Mexico đã bắt đầu quan tâm đến LSNG và những giá trị mà nguồn tài nguyên
này mang lại.
Qua đó, cho thấy LSNG là nguồn tài nguyên quan trọng cho hầu hết
các nước trên thế giới nó là nguồn sống, nguồn thu nhập chính của các nước

nghèo và đang phát triển “80 phần trăm dân số tại các nước đang phát triển
phụ thuộc vào các lâm sản ngoài gỗ cho sinh hoạt, cả về kinh tế và dinh
dưỡng. Lâm sản ngoài gỗ là đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong việc
phát triển quốc gia từ châu Mỹ Latinh đến châu Á và châu Phi (Gbadeboet al
1999)”. Đồng thời LSNG cũng đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho các
nước phát triển.
Nhìn chung những nghiên cứu về LSNG ở ngoài nước đã và đang phát
triển nhanh chóng, đề cập khá rõ nét về khía cạnh cho việc phát triển LSNG
bao gồm cả những nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển phong phú.
Những kinh nghiệm và giải pháp cho phát triển LSNG ở nhiều nước đã được


14

tổng kết tương đối công phu đã chỉ ra tiềm năng to lớn và sự cần thiết phải
phát triển LSNG trong chiến lược quản lý rừng bền vững theo hướng “ bảo
tồn có khai thác”.
2.4.2 Tổng quan về LSNG ở Việt Nam
2.4.2.1 Tình hình sử dụng LSNG ở Việt Nam
Theo Hoàng Hòe (1998) nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ của nước
ta rất phong phú và đa dạng,có nhiều loài có giá trị cao: Số cây làm thuốc
chiếm khoảng 22% tổng số loài thực vật Việt Nam ,có khoảng trên 500 loài
thực vật cho tinh dầu (chiếm 7,14% tổng số loài ), khoảng trên 600 loài cho
tanin và rất nhiều loài khác cho dầu nhờn, dầu béo, cây cảnh.Bên cạnh đó còn
có song mây tre nứa, hiện nay tổng diện tích tre nước ta là 1.492.000 ha với
khoảng 4.181.800.000 cây. Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật số loài thực
vật bậc cao có thể lên tới 20.000 loài; hệ động vật cũng đã thống kê được 225
loài thú, 828 loài chim, 259 loài bò sát, 84 loài ếch nhái .
Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho
các ngành công nghiệp, được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm

như các loài song mây, tre nứa, các loài hoa…
Các loài LSNG làm thức ăn như mộc nhĩ, nấm hương, nấm linh chi và
măng, tre, trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để phục vụ cho đời sống hàng
ngày vừa là hàng hóa thương mại. Chúng đã từ lâu trở nên quen thuộc đối với
người dân và là nguồn lương thực và thu nhập lớn cho người dân chỉ sau lúa,
ngô, sắn. Các loài làm thực phẩm quan trọng khác như chè, cà phê… đã góp
phần quan trọng trong thu nhập của Việt Nam thông qua xuất khẩu.
Các loài dược liệu dùng được dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các
vị thuốc.Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe
cộng đồng, góp phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh.Chúng đóng
vai trò rất quan trọng với nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều
khó khăn cả về chăm sóc y tế, nguồn thuốc và phương tiện đi lại. Ngoài ra,


15

một số vị thuốc quí của Việt Nam như hòe, sâm Ngọc linh, quế, ba kích, hà
thủ ô, hoằng đằng… Nhiều loại dược liệu của Việt nam được xuất khẩu đem
lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước như quế, hồi, hòe… Theo Viện Dược liệu
thì đã phát hiện được gần 2000 loài cây làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033
chi, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật. Theo tác giả Võ Văn Chi,
con số này lên tới hơn 3000 loài cây được người dân sử dụng làm thuốc .
Các loài LSNG là động vật là chim, thú cũng đóng góp nhiều tích cực
vào giá trị cuộc sống. Chúng được dùng làm thực phẩm (thịt các loài động
vật, mật ong, côn trùng), làm dược liệu (mật gấu, cao hổ, rắn, sừng tê giác…),
làm đồ trang sức (ngà voi, sừng hươu nai, móng vuốt các loài họ mèo…).
Còn rất nhiều loại LSNG khác chưa thống kê hết được, nhưng sử dụng
rất rộng rãi trong cuộc sống của người dân: nhựa trám, tre trúc, mây, dược
liệu, nấm thực phẩm, mộc nhĩ, măng tươi, măng khô, hạt dẻ, các loại quả
rừng, các loại rau rừng, cánh kiến đỏ, các loại củ rừng chàm nhuộn vải, vỏ

cây và quả rừng, tắc kè, thịt thú rừng, mật ong, thức ăn gia súc, củi, than hầm,
lá gồi, lá buông, động vật rừng nuôi, thủy sản rừng ngập, cây rừng làm
cảnh… Các loại sản phẩm này hiện nay rất phân tán và khai thác theo phương
thức hái lượm nên con số thống kê cụ thể còn chưa được thực hiện đầy đủ.
2.4.2.2 Tình hình quản lý LSNG ở Việt Nam
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của LSNG, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều chương trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng trong đó có
đề cập đến nội dung quản lý LSNG. Một số chính sách quan trọng đã tạo nên
sự chuyển biến về phát triển và quản lý LSNG như chính sách của chính phủ
về Giao đất giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý (Nghị định 02/CP
ngày 15 tháng 1 năm 1994; thông tư 06LN/KN về giao đất lâm nghiệp; Nghị
định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp);
chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã đề cập đến việc phát triển
Lâm sản ngoài gỗ; luật bảo vệ và phát triển rừng (2004), thông tư 13LN/KL


16

của Bộ Lâm nghiệp đã ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ và phát triển tài
nguyên động thực vật rừng quý hiếm, mà nhiều loài LSNG có giá trị.
Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ hiện nay được quản lý dưới nhiều hình thức
khác nhau: quản lý nhà nước, quản lý cộng đồng và quản lý ở cấp hộ gia đình, cá
nhân với nhiều mục đích khác nhau (kinh doanh, sử dụng cho mục đích tự cung
cấp, nghiên cứu…). Trong đó việc lập kế hoạch quản lý bền vững LSNG dựa
vào cộng đồng là một trong những vấn đề được quan tâm và nó đang ngày càng
thể hiện rõ vai trò tích cực trong phát triển nguồn tài nguyên LSNG.
Theo chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020, định
hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam đến năm 2020 dự kiến xuất
khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ
USD sản phẩm lâm sản ngoài gỗ). Đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành

một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản
xuất lâm nghiệp, giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%;
thu hút khoảng 1,5 triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn.
Bộ NN&PTNT đã đưa ra các chương trình hoạt động để bảo vệ và phát
triển rừng trong đó đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát triển LSNG nhằm giảm
bớt áp lực về gỗ cũng như tăng cường các lợi ích từ rừng. Các chương trình
hoạt động cụ thể là Chương trình xây dựng mô hình trình diễn và đào tạo,
huấn luyện cho chủ rừng; chương trình canh tác lâm nông kết hợp trên đất sau
nương rẫy; Chương trình đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến lâm;
Chương trình thông tin, tuyên truyền; và Chương trình tư vấn và dịch vụ
khuyến lâm: Nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn và khuyến lâm.
2.4.2.3 Tình hình nghiên cứu LSNG ở Việt Nam
Tại Việt Nam, LSNG rất đa dạng, phong phú, giàu tiềm năng, phân bố
rộng khắp cả nước, nhưng nghiên cứu về LSNG còn rất hạn chế.Chỉ có một
số ít các tổ chức, cơ quan nghiên cứu về vấn đề này.Năm 1978, Trung tâm


17

nghiên cứu Đặc sản rừng được thành lập (thực chất là nghiên cứu về LSNG)
với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển LSNG, phương pháp chế biến, gây trồng
lâm sản có giá trị. Trung tâm này thường phối hợp với Trung tâm nghiên cứu
Tài nguyên và Môi trường (CRES-Đại học Quốc gia Hà nội) và Viện Kinh tế
Sinh thái (ESCO-ECO) để thực hiện các dự án về sử dụng bền vững LSNG.
Các hoạt động nghiên cứu bao gồm: phát triển và thử nghiệm các hệ thống
quản lý rừng và LSNG, nghiên cứu hệ thống sở hữu LSNG ở Việt Nam,
nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số loài LSNG có giá trị kinh tế cao dựa
theo nhu cầu của người dân địa phương, gây trồng một số loài tre và dược
liệu... Một số tổ chức khác có nghiên cứu về LSNG gồm có Trường Đại học
Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Viện Điều tra Qui hoạch rừng,

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam...
Phạm Văn Điển (2001) đã đưa ra quan niệm về LSNG. Sau khi điểm lại
các thuật ngữ đang được sử dụng để gọi tên các lâm sản khác gỗ như: lâm sản
phụ, lâm sản khác có giá trị kinh tế, đặc sản rừng, các lợi ích phi gỗ của rừng,
tài sản phi gỗ và các dịch vụ, lâm sản ngoài gỗ,… tác giả đã đề nghị nên sử
dụng lâm sản ngào gỗ để chỉ các lâm sản khác gỗ. Theo tác giả, thuật ngữ
LSNG có tính khoa học cao bởi phạm vi, độ chính xác và tính ổn định của nó.
Thuật ngữ này có triển vọng được sử dụng thống nhất và phù hợp với các yếu
tố có thể lượng hoá. Nó loại trừ tất cả các sản phẩm và các hàng hoá đặc trưng
của gỗ. trong phạm vi lâm sản ngoài gỗ, cần tính đến các sản phẩm(từ các
thực vật thân thảo và từ các bộ phận ngoài gỗ của thực vật thân gỗ thu được
bởi các quá trình chiết suất bằng phương pháp hoá học và phương pháp chưng
cất phá huỷ gỗ, chẳng hạn như sản phẩm dầu của gỗ đàn hương, dầu thắp sáng
sinh học.
Cũng theo Phạm Văn Điển (2001), những thực vật của rừng hoặc của
hệ thống sử dụng tưng tự rừng cho sản phẩm không phải gỗ, hoặc ngoài việc
cung cấp gỗ chúng còn cho các sản phẩm khác gỗ từ thực vật như quả,vỏ, hạt,


×