Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hướng dẫn trẻ MG vẽ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.42 KB, 9 trang )

SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TÍCH CỰC THAM GIA HỌC VẼ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu:
Hoạt động tạo hình có một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trước hết,
hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dạng, cấu
trúc, màu sắc… hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo. Về
đạo đức, hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành ở trẻ các đức tính tốt như yêu thích cái
đẹp, mong muốn, tạo ra cái đẹp. Về thể chất, lao động giúp trẻ phát triển các khớp cổ
tay, ngón tay, các cơ bàn tay... giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt. Về thẩm mỹ, giúp
hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình. Đặc biệt đối với trẻ từ 5-6
tuổi, giờ vẽ góp phần tích vào việc chuẩn bị các điều kiện và tâm thế để trẻ vào tiểu học
được thuận lợi dễ dàng hơn.
2. Lý do chọn đề tài:
Có thể nói hoạt động tạo hình của trẻ ở lứa tuổi 5 tuổi là một hoạt động mang tính
sáng tạo. Trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan theo cách nghĩ, cách
làm, cách cảm nhận theo khả năng của mình. đó cũng là một hoạt động nghệ thuật của
trẻ thơ.
Nói đến nghệ thuật trước hết phải nói đến cảm xúc và hứng thú đối với đối tượng
cần thể hiện. Nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi này chưa tự mình xác định được mục đích và
phương thức hành động. Trong giờ tạo hình, những thành tố này thường do giáo viên
hướng dẫn. Tuy nhiên không phải lúc nào sự gợi ý và hướng dẫn của cô cũng cùng với
sở thích của trẻ. Do đó khi hướng dẫn chúng tôi phải biết kết hợp với biện pháp kích
thích hứng thú cho trẻ một cách linh hoạt. Như chúng ta đã biết trẻ tuân theo những
kích thích nào đó có tính chất xúc cảm mạnh nhất và rõ rệt nhất thì trẻ rất hào hứng kiên
trì và khẩn trương khi tạo ra những sự vật hiện tượng mang lại cho trẻ những cảm xúc
mạnh. Ngược lại đối với những đối tượng mà trẻ không thích thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho
xong và cảm thấy hài lòng khi hình tượng miêu tả giống hiện thực. Hơn nữa tư duy của
trẻ gắn liền với cảm xúc và ý muốn chủ quan, trẻ chỉ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy
hứng thú và say mê thực hiện theo cảm xúc của mình. Xuất phát từ những đặt điểm trên
chúng tôi cho rằng nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất cần giải quyết trong hướng dẫn


trẻ tạo hình không phải là dạy trẻ vẽ được ngay hoặc nặn được theo yêu cầu của cô mà
phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự đối với đối tượng tạo hình.
3. Giới hạn nghiên cứu đề tài:
Phạm vi của sáng kiến này có thể áp dụng cho các độ tuổi mẫu giáo vì
bản thân trẻ dù ở độ tuổi nào cũng cần có những sự động viên, khuyến
khích và nhất là tạo cho trẻ sự say mê sáng tạo trong môn tạo hình thì
trẻ sẽ tích cực tham gia.
Tuy nhiên đối với từng đồ tuổi, chúng ta nên có những biện pháp tương
ứng để thích hợp với tâm sinh lý của trẻ hầu có thể đạt được kết quả cao
nhất trên trẻ.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Theo tôi nghĩ tạo cảm xúc hứng thú cho trẻ thì cần được tiến hành đồng thời với việc
tích luỹ có hệ thống những biểu tượng tạo hình. Nếu không có những biểu tượng chính
xác rõ ràng và phong phú thì sẽ làm rào cản tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, trẻ
sẽ tạo hình một cách máy móc theo ý đồ của cô mà không thể hiện được nét độc đáo
của riêng mình. Thực tế cho thấy nếu trẻ chỉ quan sát mẫu vào đầu giờ thì đương nhiên
trẻ chỉ phản ánh được những thuật tính cơ bản trong cấu trúc của đối tượng tạo hình.
Hơn nữa, thời gian của giờ học có hôm cô không thể cung cấp cùng một lúc nhiều biểu
tượng tạo hình. Do vậy sản phẩm tạo hình của trẻ thường đơn điệu nghèo nàn về nội
dung và rập khuông theo mẫu của cô.
Vì vậy cần có những phương cách cụ thể giúp trẻ phát huy tính sáng tạo của mình, lúc
đó mọi tố chất chất nghệ thuật trong con người trẻ sẽ được phát huy, và có thể trẻ làm
không giống với mẫu của cô, nhưng sản phẩm đó chính là kết quả của những gì trẻ tiếp
thu và sáng tạo. có như thế giáo dục mầm non mới đạt được mục đích của mình là giúp
cho trẻ phát huy tính tự chủ, sáng tạo để tự rèn luyện nhân cách ngày càng hoàn thiện
hơn. Vì thế tôi chọn đề tài này để giúp trẻ đạt được kết quả tốt hơn trong hoạt động tạo
hình cũng như trong các hoạt động khác.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Với sự phân công của Ban Giám hiệu nhà trường, năm học này tôi chủ lớp mẫu
giáo lớn với số lượng là 24 học sinh, đa số các cháu là con em gia đình vùng nông thôn,

cuộc sống còn vất vả và khó khăn, vì vậy sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc
học của trẻ còn hạn chế. Vào đầu năm học, sau khi khảo sát chất lượng trên trẻ, tôi
không thực sự thỏa mãn với kết quả đạt được của trẻ về hoạt động tạo hình, kết quả rất
thấp, trẻ không biết vẽ, không biết chọn màu, chưa biết thể hiện bức tranh nên trẻ không
hứng thú lắm với hoạt động này, một số trẻ còn ngồi yên, không vẽ, không tô màu làm
cho tiết học nhàm chán.
Hoạt động tạo hình được đưa vào chương trình giáo dục trẻ mầm non như là
một hình thức giúp cho trẻ cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên, thể hiện qua đường nét vẽ
với những đồ vật mẫu, tranh và trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp nhận thông qua hoạt động
tạo hình, trẻ được trãi nghiệm tự nhiên vô tư theo ý thích của trẻ. Nhưng làm thế nào để
lôi cuốn trẻ vào hoạt động này? Làm thế nào để truyền thụ cho trẻ một cách có hiệu quả
nhất? đó là nguyên nhân khiến tôi băn khoăn trăn trở rất nhiều. Tôi quyết tìm một giải
pháp hữu hiệu nhất để đạt được mục đích của mình. Tôi sưu tầm sách báo liên quan tới
hoạt động tạo hình, tranh nghệ thuật, tranh ảnh…để trẻ tìm thấy được cái hay, cái đẹp,
khám phá ra những điều mới lạ, đầy hứng thú về hoạt động tạo hình.
Sau một thời gian tiếp cận, giao tiếp với phụ huynh, tôi nhận thấy trẻ ít quan
tâm đến họat động tạo hình, không hứng thú trong học tập, đa phần là hoàn cảnh kinh tế
gia đình khó khăn, bố mẹ bận lo việc làm ăn, một số phụ huynh ít chú trọng đến hoạt
động tạo hình của trẻ mầm non.
Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
kết quả học tập của trẻ, chưa có giá vẽ….
Qua 2 tháng theo dõi, tôi đã đánh giá được tình hình thực trạng hoạt động tạo
hình như sau:
Tổng số trẻ Tích cực tham gia vào
tiết học, biết cầm bút
vẽ, biết tô màu, biết
thể hiện bố cục tranh
Tỷ lệ Chưa tích cực tham gia vào
tiết học, rụt rè, không biết
vẽ, không biết tô màu,

không biết thể hiện bố cục
tranh
Tỷ lệ
24 8
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Đổi mới phương pháp giảng dạy:
Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát
triển toàn diện của trẻ. Trước hết hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng,
tri giác đồ vật về hình dáng cấu trúc màu sắc, hình thành ở trẻ tư duy và phát triển khả
năng sáng tạo. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành đức tính tốt như yêu
cái đẹp mong muốn tạo ra cái đẹp về thể chất, lao động và giúp trẻ phát triển các khớp
cổ tay, ngón tay, các cơ bàn tay.... giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt và hình thành ở
trẻ cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình. Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi giờ tạo hình
góp phần tích cực vào việc chuẩn bị các điều kiện và tâm thể để trẻ vào học tiểu học
được dễ dàng hơn.
Để lôi cuốn toàn bộ trẻ tham gia tích cực vào hoạt dộng tạo hình thì chúng tôi tìm
biện pháp gây hứng thú qua giờ học, gây hứng thú và hướng dẫn trẻ vẽ trong giờ học,
gây hứng thú tham gia vẽ qua giờ chơi và hoạt động ngoài giờ... hướng dẫn trẻ vẽ ở mọi
nơi mọi lúc.
+ Hình thức 1: hướng dẫn trẻ vẽ trong giờ học tạo hình
Trước khi dạy kĩ năng mới chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng về dồ dùng để đảm bảo
yêu cầu đẹp và hấp dẫn cho trẻ. Các loại bài vẽ màu, nặn màu và đề tài có màu sắc tươi
sáng, màu có phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ trong lớp.
- Các bước chuẩn bị gồm:
- Chuẩn bị kỹ về nội dung bài dạy theo đúng qui trình để dễ nhớ và tham gia tích
cực như: màu, vật thật, mô hình gây hứng thú, các bài hát bài thơ có liên quan đến đề
tài.
- Bài dạy gồm 3 phần:
+ Tạo cảm xúc
+ Trẻ thực hiện

+ Nhận xét sản phẩm
- Muốn tạo được cảm xúc và gây hứng thú và tập trung sự chú ý của trẻ cần chú ý
đến cá thủ thuật kết hợp với đồ dùng để vào bài sao cho hấp dẫn. Đồ dùng đưa ra luôn
gây sự bất ngờ, đúng lúc, đúng chỗ trẻ hào hứng và mạnh dạng nêu ý định sẽ thể hiện
bài của mình như thế nào.
- Trong bước dạy trẻ thực hiện chúng tôi dùng nhiều thủ thuật thi đua giữa bạn
trai và bạn gái, tổ này và tổ kia. Như vậy trẻ sẽ hứng thú và hoạt động tích cực hơn.
Ví dụ: Trong giờ " Nặn chùm quả"
Đầu tiên chúng tôi cho trẻ tham quan vườn chùm quả: nho, nhãn, khế... được trao
đổi cùng cô và các bạn về chùm quả đó, trẻ được xem quả vải, nhãn. Vỏ quả như thế
nào? Hình dạng màu sắc, xanh hay chín? quả tròn quả dài, quả có mùi.
Sau đó, chúng tôi hỏi trẻ muốn có nhiều cây xanh tốt, ra nhiều chùm quả ngon và
ngọt thì các bác nông dân phải làm gì?
Trẻ tự nói gieo hạt, cuốc đất, trồng cây.
- Chơi trò chơi gieo hạt. Giống bác nông dân.
+ Gieo hạt - nảy mầm - 1 nụ - 2 nụ - 1 hoa - 2 hoa. Nhiều quả kết thành chùm
Ồ ! Các con giỏi lắm cô tặng các con 1 quả chúng mình cùng xem nhé (chùm
khế, nhãn, nho).
* Nhận xét sản phẩm cũng là một khâu quan trọng. Tôi có nhiều hình thức nhận
xét khác nhau, có bức tranh hỏi vì sao cháu thích tranh của bạn nào? Đẹp chỗ nào?
nhưng cũng có thể hỏi bài này của bạn nào đây? Tên bức tranh con đặt là gì? Ai đặt tên
khác... nhận xét xong cho triển lãm để mọi người cùng xem.
Hình thức 2: khuyến khích trẻ vẽ trong giờ chơi và hoạt động ngoài giờ.
- Trong lớp chúng tôi để một số giá vẽ bày ở góc và treo 1 số tranh đẹp của trẻ để
hàng ngày trẻ được xem và những tranh này được thay đổi thường xuyên, trẻ được xem
tranh của bạn vẽ đẹp thì rất thích và mong muốn đến giờ tạo hình nên rất nhiều trẻ được
chơi ở góc tạo hình thích làm hoạ sĩ tí hon và nhà điêu khắc…
Đồ dùng để trẻ tạo hình phải chuẩn bị đầy đủ có giấy, bút dạ, bút sáp... với hoạt
động ngoài trời để hứng thú cô vẫn phải dùng lời nói khuyến khích, động viên khen
ngợi trẻ kịp thời để kích thích sự hứng thú của trẻ.

Hình thức 3: khuyến khích trẻ vẽ ở mọi lúc mọi nơi.
Trong giờ đón trả trẻ trong lúc chờ bố mẹ chúng tôi chuẩn bị sẵn đồ dùng để trẻ
được tạo hình theo ý thích, trẻ được hoạt động thoải mái không gò ép tôi chỉ hỏi trẻ vẽ
gì? Tranh tên gì? ... động viên trẻ cho trẻ mang sản phẩm về tặng bố mẹ anh chị. Từ đó
kích thích trẻ hoạt động tích cực ham muốn được tạo ra sản phẩm?
2. Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường: biết được đặc điểm tình hình
của lớp học, ngay cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi mạnh dạn đưa ra kế hoạch giảng
dạy và chú trọng vào hoạt động tạo hình. Tôi trình bày kế hoạch trên được Ban Giám
hiệu đồng ý và tôi phổ biến sâu rộng với phụ huynh về tầm quan trọng, mục đích yêu
cầu của hoạt động tạo hình đối với trẻ mẫu giáo lớn. Để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt
động này, tôi xin nguồn kinh phí từ nhà trường và từ Ban Phân hội để đóng giá vẽ, một
số phụ liệu… phục vụ cho hoạt động tạo hình. Qua phụ huynh, tôi khuyến khích phụ
huynh sưu tầm tranh ảnh nghệ thuật có nội dung phù hợp yêu cầu của hoạt động tạo
hỉnh trong trường mầm non.
Vào cuộc họp phụ huynh giữa năm, tôi chuẩn bị 1 tiết dạy thật chu đáo về
hoạt động tạo hình cho phụ huynh dự, ví dụ như: vẽ những người thân yêu trong gia
đình của bé. Qua tiết học, phụ huynh tỏ ra rất thích thú, trực tiếp được nhìn thấy con trẻ
được học tập, thể hiện tài năng, sự khéo léo qua bức tranh. Từ đó tôi vận động phụ
huynh hỗ trợ kinh phí sưu tầm tranh ảnh những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để
phục vụ cho hoạt động tạo hình.
Đối với nhà trường, tôi lên kế hoạch nội dung theo từng chủ điểm, được Hiệu
phó chuyên môn và tổ trưởng góp ý xây dựng giúp tôi thực hiện tốt trong kế hoạch năm.
Qua những biện pháp áp dụng như trên, tôi thấy kết quả đạt được rất cao, trẻ
biết thể hiện bức tranh, tự tin, vẽ có sáng tạo. trẻ hứng thú trong học tập đạt kết quả rất
cao về hoạt động tạo hình. Kết quả cuối năm đạt được:

Tổng số trẻ Tích cực tham gia
vào tiết học, biết cầm
bút vẽ, biết tô màu,
biết thể hiện bố cục

tranh
Tỷ lệ Chưa tích cực tham gia vào
tiết học, rụt rè, không biết
vẽ, không biết tô màu,
không biết thể hiện bố cục
tranh
Tỷ lệ
24

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×