Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.23 KB, 36 trang )

Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản
Việt Nam trong giai đoạn từ 2001 đến nay
2.1. Thị trường tiêu thụ Than khoáng sản thế giới trong giai đoạn
hiện nay
2.1.1. Phân bố trữ lượng Than khoáng sản trên thế giới
Than được dùng làm nguồn năng lượng phục vụ nhu cầu của con
người từ hàng ngàn năm nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, Than được
dùng làm chất đốt trong sinh hoạt, là nguyên liệu phục vụ trong các ngành
công nghiệp luyện kim, hóa chất, sành sứ và thủy tinh… Kể từ cuộc khủng
hoảng năng lượng vào những năm thập niên 70 đến nay, nhu cầu sử dụng
nguồn năng lượng thương mại không ngừng được tăng lên với mức tăng
khoảng 60%, trong dó 1/4 nguồn năng lượng được cung cấp từ Than. Trên
thực tế thì Than vẫn là nguồn năng lượng hóa thạch có trữ lượng lớn nhất
trong các nguồn năng lượng hóa thạch khác như dầu mỏ, khí đốt, Uran, với
trữ lượng chiếm khoảng 68% nguồn trữ lượng của năng lượng hóa thạch.
Trong lòng trái đất đang có một trữ lượng Than khổng lồ mà chưa thể khai
thác hết được, theo dự báo của Cơ quan năng lượng thế giới – IEA thì tổng
lượng Than khoáng sản của thế giới hiện nay vào khoảng 1089 tỷ tấn và
được nằm rải rác trên khắp trái đất. Các quốc gia có trữ lượng Than lớn trên
thế giới là Mỹ 25%, Liên Xô cũ 23%, Trung Quốc 12%, các quốc gia Ấn
Độ, Australia, Nam Phi, Đức có tổng trữ lượng chiếm 29% và phần còn lại
là các nước khác trên thế giới.
Biểu đồ 2.1: Phân bố trữ lượng Than khoáng sản trên thế giới
(Nguồn: Tạp chí Khoa học công nghệ mỏ 2003)
Tuy được dự báo là trự lượng Than khoáng sản chưa khai thác là khá lớn
nhưng nếu vẫn giữ tốc độ khai thác năm 2002 thì sau khoảng gần 250 năm nữa
là lượng Than trên trái đất này sẽ cạn kiệt, do đó cần phải tính đến các phương
án khai thác, kinh doanh hiệu quả, tránh lãng phí nhằm sử dụng triệt để và hiệu
quả nguồn tài nguyên quý báu của trái đất này. Theo báo cáo của BP statistical
Review 2004, tính đến năm 2004 thì trữ lượng Than trên toàn thế giới là 984 tỷ
tấn trong đó 50% Than Antraxit và 50% là Than nâu, chỉ có thể được trong 192


năm nữa. Các quốc gia Mỹ, Cộng đồng các quốc gia độc lập và Trung Quốc là
có trữ lượng lớn nhất (chiếm trên 50% trữ lượng Than của thế giới), một số
quốc gia có trữ lượng Than như: Ấn Độ là 90 tỷ tấn, Úc là 90 tỷ tấn và Nam phi
là 50 tỷ tấn Than…
Biểu đồ 2.2: Phân bố trữ lượng Than trên thế giới tính đến năm 2007
(Nguồn: BP statistical Review 2007)
Trong hơn 50 năm qua, sản lượng Than được khai thác và tiêu thụ trên
thế giới tăng lên gấp 3 lần, cùng với các giao dịch và buôn bán Than trên thế
giới được mở rộng nên đã tăng hệ số sử dụng Than trong ngành năng lượng,
giảm được sức ép lên dầu mỏ. Nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá
trình khai thác ở các mỏ Than nên sản lượng sản xuất của năm sau luôn lơn hơn
năm trước, đấy cũng là một phần của nguyên nhân vì sao giá Than trên thị
trường ít có biến động lớn so với giá của các nguồn năng lượng khác. Hiện nay,
hàng năm con người moi từ lòng đất lên hơn 3 tỷ tấn Than mỗi năm và các quốc
gia có trữ lượng Than lớn cũng chính là những quốc gia có lượng Than được
sản xuất ra nhiều nhất, như: Hoa Kỳ khoảng 25-35% tổng sản lượng Than thế
giới, Trung Quốc khoảng 23-25%, Ấn Độ khoảng 8%, Astraulia khoảng 8%,
Nga khoảng 5%, Nam Phi khoảng 7% và một số nước như Đức, Inđônêxia, Ba
Lan và Canada mỗi nước khai thác và tiêu thụ khoảng 3% sản lượng Than trên
toàn thế giới.
2.1.2. Xu hướng và tình hình cung – cầu Than khoáng sản trên thị
trường thế giới
2.1.2.1. Xu hướng tiêu thụ Than khoáng sản của thế giới
Than đóng góp một phần rất lớn vào nguồn năng lượng được tạo ra trên
thế giới, hàng năm Than cung cấp 23% nguồn năng lượng chính toàn cầu và
trong lượng Than được sử dụng thì có tới 60% là phục vụ cho sản xuất điện và
chiếm 38% lượng điện được sản xuất ra trên toàn cầu. Đồng thời, Than đóng
một vai trò quan trọng trong sản xuất thép, chiếm 70% sản lượng thép được sản
xuất trên thế giới. Than được tiêu thụ trên thế giới được phân chia như sau: Các
nước thuộc OECD chiếm 51% trong tổng lượng tiêu thụ Than cứng, các nước

có nền kinh tế chuyển đổi là 9% và 40% là tỉ lệ của các nước đang phát triển.
Nếu như trong những thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước khi mà nhu
cầu mua nhiều Than nhất là khu vực tây Âu với tỷ lệ vào khoảng 57,4%
Than tiêu thụ trên thế giới, kế đến là khu vực đông Âu chiếm 21,1% và
thứ ba là Nhật Bản có tỷ lệ khoảng 6,4%... Nhưng kể từ thập niên 80 trở
lại nay, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với đầu tàu là Nhật Bản và
sau này có thêm Trung Quốc đã có tốc độ tăng nhập khẩu Than hết sức
nhanh chóng, tỷ lệ Than tiêu thụ của khu vực hiện chiếm khoảng 49%
tổng lượng Than tiêu thụ trên thị trường thế giới. Than dần được ưa
chuộng sử dụng hơn trong ngành năng lượng của các quốc gia trên thế
giới với vị thế chi phí thấp, trữ lượng dồi dào và phân bố rộng. Trong 6
năm lại nay, lượng Than tiêu thụ trên thế giới đã tăng lên 30%, gấp đôi so
với bất kỳ loại nguyên liệu nào, nhưng giá Than trên thế giới đang có xu
hướng tăng lên do nguồn cung thiếu hụt so với lượng cầu phục vụ trong
các ngành công nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Trong xu hướng
tiêu thụ Than trên thế giới trong thời gian vừa qua, có 2 xu hướng nổi bật
đó là: (1) Nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và Than nói riêng trên
thế giới đang có xu hướng tăng lên. (2) Khu vực tiêu thụ Than nhiều nhất
trên thế giới được chuyển dần từ khu vực Châu Âu và Hoa Kỳ, chủ yếu là
các nước tây Âu được chuyển sang khu vực châu Á.
Nhu cầu tiêu dùng Than trên thế giới không ngừng được tăng lên qua
từng năm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, gia tăng dân số thì việc tiêu
thụ năng lượng nói chung và nguồn Than nói riêng sẽ tăng lên một mức đáng kể
trong tương lai, khoảng 27% trong vòng 15 năm tới đối với hoạt động tiêu thụ
các nguồn năng lượng, trong đó Than và khí đốt tự nhiên vẫn là những nguồn
nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn năng lượng thương mại.
Khi mà lượng dầu mỏ trên thế giới đang ở giai đoạn sốt giá và trữ lượng đang
cạn dần thì loài người chuyển dần sang tiêu thụ các nguồn năng lượng khác để
giảm sức ép cho dầu mỏ là một biện pháp có hiệu quả trong an ninh năng lượng.
Trong năm đầu của thập niên 70, khi mà dân số thế giới chỉ mới khoảng 3,7 tỷ

dân và với lượng tiêu thụ năng lượng vào khoảng 5 tỷ tep. Nhưng đến năm
2000, lượng tiêu thụ năng lượng của cả thế giới đã tăng thêm 5 tỷ tep, đạt mức
9,2 tỷ tep với số dân là 6 tỷ dân. Sau 30 năm, từ năm 1970 – 2000, tốc độ gia
tăng sử dụng năng lượng của thế giới tăng với tốc độ khoảng 11% trong cả giai
đoạn và dự báo đến năm 2030 thì lượng tiêu thụ năng lượng nói chung đạt 15,3
tỷ tep, với tốc độ gia tăng trong cả giai đoạn là 27%.
Biểu đồ 2.3: Xu hướng kinh doanh Than khoáng sản quốc tế năm 2006
(Nguồn: BP Statistical Review 2007)
Sự tăng lên về nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới là một điều dễ
hiểu khi mà các nền kinh tế đang cần năng lượng lớn để phục vụ nhu cầu phát
triển công nghiệp trong nước, nhất là công nghiệp điện, hóa chất và xi măng…
Trong 6 năm quan, lượng Than tiêu thụ của thế giới đã tăng lên 30%, nổi lên
một số quốc gia tiêu thụ Than lớn như: Trung Quốc với lượng tiêu thụ Than
hàng năm tăng khoảng 10%/năm, với lượng Than tiêu thụ trong năm 2007 gần 3
tỷ tấn Than. Lượng Than tiêu thụ ở Anh cũng tăng lên ở mức 9%/năm trong các
năm 2004 – 2006, lượng Than tiêu thụ ở Hoa Kỳ trong những năm trước tăng
với tốc độ 5%/năm… và một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở châu Á cũng
gia tăng lượng tiêu thụ Than để phục vụ nhu cầu trong nước như: Ấn Độ,
Inđônêxia, Thái Lan…
Trong khi nguồn năng lượng dầu mỏ đang lên sốt và nguồn dự trữ không
nhiều thì Than là một nguồn năng lượng bổ sung và thay thế hợp lý, với trữ
lượng nhiều và phân bố rộng trên khắp thế giới. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng
thương mại của thế giới hiện nay chủ yếu vẫn là Than đá, chiếm ưu thế hẳn so
với các nguồn năng lượng khác như: dầu mỏ, khí tự nhiên, năng lượng tái tạo
hay nguồn năng lượng hạt nhân. Theo dự báo thì từ nay đến năm 2020, nhu cầu
tiêu thụ Than trên thế giới sẽ tăng với tỉ lệ bình quân là 2,2%/năm, trong đó khu
vực châu Á vẫn được dự báo là khu vực có tốc độ gia tăng và sử dụng Than
nhanh nhất trong những năm tới, với mức tăng lượng sử dụng 25%/năm và đến
năm 2015 sẽ chiếm tỷ lệ 59% tổng lượng Than tiêu thụ trên thị trường.
Trong năm 2007, lượng Than khoáng sản xuất khẩu của các nước trên

thế giới đạt khoảng 782 tỷ tấn, trong đó Than cốc đạt khoảng 187 tỷ tấn và
còn lại 595 tỷ tấn Than dùng đốt nồi hơi. Hai quốc gia dẫn đầu thế giới về
xuất khẩu Than vẫn là Australia và Inđônêxia với sản lượng Than cung cấp
cho thị trường quốc tế đạt số lượng theo thứ tự là 237 tỷ tấn và 171 tỷ tấn.
Lượng Than nhập khẩu của các quốc gia lại tập trung chủ yếu vào hai khối
nước là châu Âu và châu Á. Các quốc gia châu Âu nhập khẩu 247 tỷ tấn,
trong đó các nước EU-25 nhập khẩu 224 tỷ tấn; với xu hướng tiêu thụ tăng
nhanh của các quốc gia ở khu vực châu Á, nhất là các quốc gia thuộc khu
vực châu Á – Thái Bình Dương, lượng Than nhập khẩu vào khu vực châu Á
đạt 470 tỷ tấn, trong đó các quốc gia có lượng Than nhập khẩu nhiều nhất là
Nhật Bản, nam Triều Tiên, Đài Loan và một số quốc gia mới nổi lên trong
hoạt động năng lượng Than là Ấn Độ và Trung Quốc.
Bảng 2.1: Quốc gia nhập khẩu Than khoáng sản chủ yếu trên thế giới –
2007
Đơn vị: tỷ tấn
Than cốc Than đốt nồi hơi Tổng
Châu Âu 56 191 247
EU – 25 47 177 224
Châu Á 117 353 470
Nhật Bản 63 114 177
Nam Triều Tiên 13 61 74
Đài Loan 9 54 63
Hồng Kông 0 12 12
Ấn Độ 25 28 53
Mỹ Latinh 11 11 22
Quốc gia khác 3 40 43
Tổng 187 595 782
(Nguồn: VDKI, Hamburg 2008)
Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng thay đổi khu vực tiêu thụ Than hiện
nay là do các chính sách năng lượng nói chung và về Than nói riêng của các

quốc gia xuất nhập khẩu Than lớn trên thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình thị
trường, trong đó đáng chú ý nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, các quốc
gia tiêu thụ Than lớn ở khu vực châu Á, đã tăng mức tiêu thụ Than đáng kể…
Hiện nay, lượng Than tiêu thụ của Trung Quốc bằng tổng lượng Than tiêu thụ
của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản cộng lại, và các quốc gia ở châu Á cũng đang có
nhu cầu nhập khẩu lượng Than mạnh như Nhật Bản, Ấn Độ… để khắc phục và
phục vụ công nghiệp điện trong nước do động đất gây ra và bổ sung lượng thiếu
hụt lâu nay.
2.1.2.2. Tình hình cung-cầu Than khoáng sản trên thị trường
Trong thời gian gần đây, thị trường Than khoáng sản thế giới có một số
biến động gây ảnh hưởng đến tình hình cung – cầu và giá cả Than trên thị
trường. Theo các chuyên gia và Tổ chức dự báo về Than tiêu thụ thì từ thời gian
này về sau, lượng Than cung ứng trên thị trường sẽ không đáp ứng đủ lượng cầu
và đẩy giá thành sản phẩm lên cao, gây ảnh hưởng cho các nhà nhập khẩu Than
lớn trên thế giới. Một tất yếu đang xảy ra đó là cung Than thương phẩm không
đáp ứng đủ cầu đã đẩy giá cả lên cao trong thời gian ngắn.
Trong những tháng đầu năm nay, nhu cầu về Than để phục vụ phát
triển của các nước tăng lên đột biến, nhất là các quốc gia có nền kinh tế
đang trong giai đoạn chuyển đổi và đang phát triển nên cần một lượng lớn
về năng lượng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, một phần do sức
ép tăng giá của dầu mỏ trên thế giới nên nhiều quốc gia có xu hướng chuyển
hướng ưu tiên dùng Than để giảm chi phí của nền kinh tế. Trong những
tháng đầu năm 2008 đã có một số biến động trong cung – cầu Than trên thị
trường, khi mà Trung Quốc: một nhà sản xuất Than và tiêu thụ Than lớn
trên thế giới, với nhu cầu tiêu thụ Than tăng bình quân mỗi năm khoảng
10% đã ngừng xuất khẩu Than trên thế giới vào ngày 25/01/2008 đã khiến
cho giá Than ở khu vực châu Á tăng lên và giữ ở mức cao. Sau quyết định
ngừng cung cấp Than của Trung Quốc trên thị trường quốc tế thì giá Than
khu vực châu Á đã tăng lên 34% và tăng 137% so với tháng 1/2007. Theo
dự đoán thì trong năm 2008, Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoáng 15 triệu tấn

Than phục vụ cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một trong
những nhà nhập khẩu Than lớn nhất thế giới trong những giai đoạn trước sẽ
tiếp tục và tăng lượng nhập khẩu Than trong thời gian tới đề bù đắp phần
năng lượng bị thiếu hụt do các trục trặc của các nhà máy điện hạt nhân bị hư
hại trong 2 trận động đất trong năm 2007. Một số quốc gia của khu vực
châu Á như Ấn Độ cũng sẽ tăng lượng Than nhập khẩu để phục vụ các nhà
máy điện Than từ các quốc gia như Inđônêxia, Úc trong những năm tới và
một số quốc gia khác châu Á cũng sẽ gia tăng lượng Than tiêu thụ… Mặt
khác, các quốc gia phương tây cũng gia tăng lượng Than tiêu thụ phục vụ
cho nền kinh tế như: Hoa Kỳ sẽ tăng 5% lượng Than tiêu thụ trong năm
2008 so với 2007; Anh Quốc cũng tăng sản lượng tiêu thụ hàng năm với
mức bình quân 9% trong các năm 2005-2007.
Trong khi lượng cầu hàng năm của các quốc gia trên thế giới về Than
lại tăng lên nhanh chóng thì lượng cung lại khan hiếm và thiếu hụt nghiêm
trọng, ngoài việc Trung Quốc quyết định ngừng xuất khẩu Than trong tháng
1/2008, đã ảnhh hưởng lớn đến giá Than trên thì trường thì bên cạnh đấy
một số quốc gia có kim ngạch xuất khẩu Than lớn trên thị trường những
năm trước lại gặp khó khăn trong nguồn cung, như: Australia gặp phải khó
khăn trong điều kiện khai thác, một số mỏ Than của Austraulia phải tạm
dừng khai thác và xuất khẩu do mưa lớn, Nam Phi cũng gặp phải tình trạng
thiếu điện nghiêm trọng do Công ty Than quốc gia Eskom cạn nguồn dự trữ
nên Chính phủ Nam Phi hạn chế xuất khẩu Than nhằm giải quyết trước mắt
nhu cầu cung cấp điện cho quốc gia. Với những yếu tố ảnh hưởng xấu đến
nguồn cung đã làm tăng giá Than FOB lên 3 lần tại cảng Newcastle
(Austraulia) lên mức kỉ lục 102,75 USD/tấn… Trước tình trạng đấy, buộc
nhiều nhà nhập khẩu Than của châu Âu và Nhật Bản phải ký các hợp đồng
dài hạn giá cao với các công ty khai thác và xuất khẩu Than nhằm ổn định
nguồn cung phục vụ cho các ngành công nghiệp năng lượng trong nước.
Than đã trở thành một nguồn năng lượng thương mại tốt nhất để giải quyết
vấn đề nhu cầu năng lượng của các quốc gia.

Theo dự báo của các chuyên gia về tình hình tiêu thụ Than trên thế giới
hiện nay, lượng Than cung ứng không đủ đáp ứng được lượng cầu trong hiện tại
và tương lai do nhu cầu tăng quá nhanh về năng lượng của các quốc gia trong
công cuộc phát triển đất nước, sự phát triển và nhu cầu sử dụng Than của các
nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và cả Việt Nam sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến thị trường Than tiêu thụ. Một loạt các chính sách về an ninh
năng lượng quốc gia được thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển của quốc gia;
Nhu cầu tiêu thụ Than của Trung Quốc được dự báo trong năm 2008 tăng 5,3%
so với năm 2007, đạt 2,76 tỷ tấn và nước này có thể nhập siêu 18 triệu tấn. Đến
năm 2010, tiêu thụ Than của Trung Quốc sẽ đạt 3,06 tỷ tấn Than. Đặc biệt là
trường hợp của Ấn Độ, khi nước này quyết định nhu cầu nhập khẩu Than tăng
mạnh có thể sẽ ảnh hưởng nhất tới ngành Than thế giới, Ấn Độ có kế hoạch đưa
vào hoạt động tổng công suất phát điện mới là 40-60 gigawatts, ngoài 60
gigawatts hiện nay, tức là hàng năm Ấn Độ sẽ phải nhập thêm 80 triệu tấn Than
mỗi năm. Bên cạnh đấy, Inđônêxia cũng đã có chính sách hạn chế xuất khẩu
Than vào năm 2009 để phục vụ nhu cầu năng lượng trong nước khi mà có ít
nhất 35 nhà máy điện mới được đưa vào sử dụng trong năm 2009, Inđônêxia sẽ
hạn chế xuất khẩu ở mức 150 triệu tấn/năm.
Trong tình trạng nguồn cung thiếu hụt và gặp khó khăn mà nhu cầu lại
tăng lên theo thời gian đã đẩy giá Than trên các thị trường giao hàng tăng lên
nhanh chóng. Giá Than giao kỳ hạn 3 tháng tại Newcastle (Australia) đã tăng
73% trong năm 2007 và đạt mức đỉnh điểm là 91,77 USD/tấn trong ngày giao
dịch 04/01/2008. Tại các cảng thuộc châu Âu, giá FOB kỳ hạn 4 tháng đạt ở
mức 121 USD/tấn đối với lô hàng 25.000 tấn Than của Nam Phi, trong khi giá
cũ được chào bán là 91 USD/tấn. Trong khi đó, giá Than tại thị trường châu Á
cũng có nhiều sự biến động, tại thị trường nội địa của Trung Quốc giá Than đã
tăng thêm 30 NDT, đạt mức 565 NDT/tấn (78 USD/tấn), giá xuất khẩu giao
ngay FOB là 95-99 USD/tấn trong những ngày đầu tháng 1/2008… Trước tình
trạng đó, một số nhà nhập khẩu Than lớn của các quốc gia phải ký kết các hợp
đồng buôn bán dài hạn với giá cao để đảm bảo lượng Than tiêu thụ nhưng phải

chịu lỗ.
Các Tổ chức dự báo về Than trên thế giới cũng đã đưa ra một số nhận
định về thị trường trong tương lai. Hãng JP Morgan đã dự báo giá hợp đồng
Than đốt năm 2008 giữa các mỏ Than của Australia với các nhà nhập khẩu của
Nhật Bản sẽ tăng 60% giá so với năm trước do nhu cầu Than của Ấn Độ tăng
mạnh và những hạn chế về cơ sở hạ tầng phục vụ ngành Than trên toàn cầu.
Theo dự đoán của Rory Simington, nhà phân tích Than cao cấp tại AME
Mineral Economics ở Sydney, cầu sẽ tiêp tục vượt cung khi mùa đông - mùa
tiêu thụ Than đỉnh điểm.Theo đó, dự báo giá hợp đồng năm 2008 không dưới 70
USD/ tấn.
2.2. Tình hình sản xuất Than khoáng sản xuất khẩu Việt Nam
2.2.1. Phân bố Than khoáng sản ở Việt Nam
Qua các cuộc nghiên cứu và khảo sát, người ta đã xác định được các
trầm tích tạo ra Than và hình thành các mỏ Than ở Việt Nam rải rác từ Cao
Bằng cho đến Quảng Nam-Đà Nẵng, với các bể Than lớn nhỏ khác nhau và
nhiều loại Than: Than gầy (Than Antraxit), Than non, Than bùn và Than
mỡ… Nhưng các thành hệ quặng hình thành nên các mỏ Than lớn đều tập
trung ở miền bắc nước ta, trong thành hệ quặng đấy có thể được chia làm 2
đới trầm tích chứa Than chính, đó là: Bể Than Quảng Ninh và Bể Than
Đồng bằng Bắc bộ. Theo số liệu của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt
Nam công bố, tổng trữ lượng Than của Việt Nam trên 220 tỷ tấn, trong đó
khu mỏ Than Quảng Ninh có trữ lượng khoảng 10,5 tỷ tấn và khu mỏ vùng
đồng bằng sông Hồng có trữ lượng khoảng 210 tỷ tấn nằm rải rác trên diện
rộng.
● Bể Than Antraxit Quảng Ninh: nằm về phía Đông bắc Việt Nam, về
địa lý được xác định từ Phả Lại qua Đông Triều – Hòn Gai, Mông Dương –
Cái Bầu – Vạn Hoa, bể Than này kéo dài 130 km, rộng 10-30 km. Theo
nghiên cứu thì bể Than Quảng Ninh có trữ lượng ước tính khoảng 3,5 tỷ tấn
nằm trong độ sâu dưới (-300) mét và trong độ sâu khoảng (-300) m đến (-
1000) m dự báo có trữ lượng khoảng 7-10 tỷ tấn Than, chất lượng Than tại

bê Than này được đánh giá cao về chất lượng và các mỏ Than gần các đầu
mối giao thông nên cũng thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Trong bể Than Quảng Ninh có một số vùng Than nổi tiếng về chất
lượng Than như vùng mỏ Than Hòn Gai, Vàng Danh, Tràng Bạch – Mạo
Khê… Điều đáng chú ý là loại Than Antraxit của vùng Than Hòn Gai có
chất lượng rất cao khi đốt lên không có khói và xỉ, các thông số kĩ thuật đã
được phân tích hàm lượng Lưu huỳnh trong loại Than này nhỏ hơn 1%, độ
ẩm 1,5-2%, tro 3-17%, chất bốc 6-11% và nhiệt năng tỏa ra là 7800-8400
calo. Trong vùng Than Hòn Gai bao gồm các mỏ Than như: (1) mỏ Than
Cẩm Phả, mỏ Than này nằm về phía đông bắc của thị trấn Cẩm Phả và dựa
vào cấu tạo riêng biệt thì trong mỏ này bao gồm các khu vực khai thác
như: Lộ trí, Đèo Nai, Cọc Sáu và Quảng Lợi. (2) mỏ Than Hà Tu – Hà
Lầm, (3) mỏ Mông Dương, (4) mỏ Khe Sim, (5) mỏ Nagotna…
● Bể Than Đồng bằng Bắc bộ: nằm trong khu vực kéo dài từ Việt trì cho
đến bờ biển phía nam và các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam,
Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Trữ lượng Than dự báo ở bể Than này
khoảng 100 tỷ tấn nằm ở độ sâu 100-2000 m. Trữ lượng Than ở bể Đồng bằng
Bắc bộ có lượng lớn nhưng lại nằm quá sâu dưới lòng đất và rải rác trên diện
rộng của khu vực sử dụng đất nông nghiệp nên công tác khai thác gặp rất nhiều
khó khăn và tốn kém. Trong bể Than Đồng bằng Bắc chứa chủ yếu là loại Than
mỡ quan trọng dùng để chế biến Than cốc luyện kim, ta đã biết chất bốc trong
Than là yếu tố căn bản để quyết định tính chất và phương hướng sử dụng. Các
mỏ Than mỡ chính nằm trong bể Than Đồng bằng Bắc bộ như: (1) mỏ Quỳnh
Nhai, mỏ Than này nằm về phía tả ngạn sông Đà, khu mỏ này gồm 5 vỉa Than
có độ dày khoảng 0,5-7m với các thông số kỹ thuật được phân tích: tro 5-9%,
chất bốc 18-24% và Lưu huỳnh 0,5-1%. Với số lượng vỉa Than và các thông số
kỹ thuật thì mỏ Than Quỳnh Nhai là một nguồn lợi đáng kể cho ngành Than và
các ngành công nghiệp. (2) mỏ Suối Báng thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, về trữ
lượng của mỏ có hàng chục vỉa Than với độ dày mỗi vỉa khoảng 0,5-3m tuy
nhiên hàm lượng tro trong mỏ Than này khá cao (20%) nhưng vẫn có thể chế

biến thành Than cốc. (3) mỏ Suối Hoa, (4) mỏ Đầm Đùn, (5) mỏ Đồi Hoa…
Trên đây là một số mỏ Than chính trong hai bể Than lớn của miền bắc
Việt Nam, đó là những mỏ Than lớn có thể cung cấp một số lượng lớn Than
hàng năm phục vụ trong các ngành công nghiệp và xuất khẩu. Nhìn vào triển
vọng có thể thấy lượng Than Antraxit có giá trị kinh tế lớn và có thể khai thác ở
một số mỏ lộ thiên là một điều kiện tốt để phát triển ngành Than, gia tăng lượng
Than khai thác hàng năm của Tổng công ty Than Việt Nam và hơn hết là đủ
lượng Than tốt phục vụ các ngành công nghiệp năng lượng như nhiệt điện,
luyện kim hay sản xuất xi măng.
2.2.2. Một số đặc điểm sản phẩm Than khoáng sản Việt Nam
Trong bể Than Đồng bằng Bắc bộ có trữ lượng chủ yếu là loại Than
mỡ, Than bùn thì trong bể Than Quảng Ninh lại chứa chủ yếu là loại Than
Antraxit, một loại Than có giá trị kinh tế và chất lượng cao khi sử dụng
trong các ngành công nghiệp năng lượng. Than Antraxit của Việt Nam được
biết đến với chất lượng tốt, ít khói, nhiệt lượng tỏa ra cao, hàm lượng Nitơ
và Lưu huỳnh thấp, ít gây ô nhiễm môi trường… đặc biệt là trong hơn 10
năm trở lại nay, Than Antraxit của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều thị
trường trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc… Than xuất khẩu của Việt Nam đã giữ một vai trò quan trọng
trên thị trường quốc tế về chất lượng cũng như sản lượng tiêu thụ, lượng
Than xuất khẩu của Việt Nam được sử dụng trong các ngành: Luyện kim,
nhiệt điện, hóa chất… Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như nhu
cầu phát triển và tiêu thụ Than trên thị trường, Than Antraxit xuất khẩu
cũng được chia thành các loại khác nhau để đáp ứng các loại khách hàng và
từng loại thị trường tiêu thụ, tùy theo mục đích sử dụng khác nhau để tự do
lựa chọn.
Các tiêu chí để phân loại Than xuất khẩu vẫn là các chỉ tiêu về: cỡ hạt, độ
ẩm, độ tro, chất bốc, hàm lượng lưu huỳnh, cacbon và nhiệt lượng, trong đó yếu
tố nhiệt lượng tỏa ra là yếu tố quan trọng nhất bởi vì yếu tố nhiệt lượng tỏa ra
quyết định sự vận dụng Than trong các ngành công nghiệp năng lượng, dựa vào

nhiệt lượng tỏa ra mà người ta có thể sử dụng một lượng Than hợp lý và tiết
kiệm.
Hiện nay, ngành Than khoáng sản Việt Nam luôn duy trì và phát triển
mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng. Nếu như trước đây, Antraxit Việt Nam
dưới tên “Hongay Antraxit” rất nổi tiếng ở Châu Âu, Nhật Bản dùng trong sưởi
ấm thì ngày nay, Antraxit Việt Nam còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành
công nghiệp cuả trên 30 nước trên thế giới: luyện thép, luyện Niken, Titan, xi
măng, đất đèn, điện cực, hoá chất điện lực... bao gồm Châu á, Châu Âu, Châu
Phi, Châu Úc và Châu Mỹ.
Trên thị trường Than thế giới, Than Việt Nam là đối thủ tương đối nhỏ.
Australia, Nam Phi, Trung Quốc, Côlômbia… là một trong những nước sản
xuất Than nhiều nhất thế giới hiện nay. Mặc dù vậy, phần lớn trữ lượng Than
của Việt Nam là Than Antraxit có chất lượng cao và loại Than này được khai
thác hết ở nhiều nước sản xuất Than khác. Việt Nam là nước đứng đầu về xuất
khẩu Than Antraxit, chiếm 1/3 tổng số Than Antraxit xuất khẩu trên thế giới.
Việt Nam có cả Than nâu, Than bùn, Than mỡ, song lợi thế tuyệt đối của Than
Việt Nam trên thị trường thế giới là Than Antraxit. Bể Than Antraxit của
Quảng Ninh- Việt Nam được coi là chất lượng tốt nhất thế giới : nhiệt lượng
cao, độ tro thấp và hàm lượng lưu huỳnh thấp. Trữ lượng Antraxit tính từ độ vỉa
đến độ sâu –300m hiện nay còn khoảng 3,3 tỉ tấn, nếu khai thác mỗi năm 20 –
25 triệu tấn thì ta còn khai thác được hơn 70 năm nữa. Ngoài ra theo thăm dò
của ngành địa chất, tính từ độ sâu – 300m đến –1000m trữ lượng còn khoảng 10
tỉ tấn.
Xuất khẩu Than của Việt Nam chủ yếu là Than Antraxit dưới cái tên
thương phẩm Antraxit Hongay- một cái tên tương đối nổi tiếng trên thị
trường Nhật Bản và Châu Âu vì chất lượng cao. Trong những năm trước,
Than Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường khoảng 30 nước, lớn nhất là
thị trường Nhật Bản (chiếm khoảng 40%) (Nhật Bản mỗi năm nhập khẩu
khoảng 2,5 triệu tấn Than Antraxit, chiếm hơn 40% khối lượng buôn bán
thế giới, Việt Nam lại có thuận lợi về địa lý đối với thị trường này, do vậy

×