Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG LẮP ĐẶT TẠI BIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252 KB, 33 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI
THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG LẮP ĐẶT TẠI
BIC.
3.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với nghiệp vụ xây dựng – lắp đặt
trong thời gian tới.
3.1.1. Thuận lợi.
3.1.1.1. Thuận lợi từ nền kinh tế.
- Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước
chuyển mình sâu mạnh mẽ, nền kinh tế luôn tăng trưởng cao và ổn định
(2004 đạt 7,79%; 2005 đạt 8,43%; 2006 đạt 8,17%; 2007 đạt 8,44%).
GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt khoảng 835USD. Những bước
tiến vượt bậc đó đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của các
ngành nghề kinh doanh như: đóng tàu, du lịch, xuất nhập khẩu, hàng
không,… tạo môi trường cho các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan phát
triển. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho BIC hoàn thiện hơn sản phẩm
cũng như năng lực cạnh tranh của mình trong bối cảnh cạnh tranh ngày
càng găy gắt như hiện nay.
- Năm 2007 được xem là năm có lượng vốn FDI lớn nhất từ khi có
Luật đầu tư nước ngoài (năm 1988) đến nay, lượng vốn thu hút được
đạt khoảng 19 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2008 khi Việt Nam
đã là thành viên của WTO. Lượng vốn này sẽ được tập trung vào xây
dựng cơ sở hạ tầng, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghiệp vụ bảo
hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm cháy nổ.
- Sự gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam của rất nhiều công ty
và các tập đoàn bảo hiểm quốc tế làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam
ngày càng thêm sôi động. Hơn nữa các công ty bảo hiểm trong nước
cũng chủ động liên kết với các công ty nước ngoài như Munich Re,
Swess Re, tập đoàn bảo hiểm Lloyd’s…nên hoạt động nhận và tái bảo
hiểm, từ các công ty bảo hiểm trong nước cho các công ty bảo hiểm
nước ngoài được thuận lợi hơn.
- Trong các ngành có vốn đầu tư cao vào nền kinh tế thì ngành


công nghiệp xây dựng lắp đặt đứng vị trí cao và ngày càng khẳng định
vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở vật chất hạ tầng của
cả nước ngày càng được nâng cấp và mở rộng, hàng loạt khu chung
cư, khu đô thị mới, toà nhà thương mại, cao ốc, nhà máy, xí nghiệp, cầu
đường,… được xây dựng, góp phần phát triển ngành bảo hiểm và
nghiệp vụ bảo hiểm lắp đặt.
3.1.1.2. Thuận lợi từ chính sách và hệ thống pháp luật.
- Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ lần thứ VI, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định con đường mới, phát triển kinh tế theo định hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu đưa nước ta trở thành nước
công nghiệp vào năm 2020. Từ nay đến năm 2020 là khoảng thời gian
không nhiều, Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm, huy động, tập trung
nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng, hiện đại hoá cơ sở hạ
tầng, kinh tế, kỹ thuật để đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng với sự phát triển kinh
tế là một yêu cầu cấp thiết. Nhiều sự án đầu tư với số vốn lớn lên tới
hàng tỷ đồng bằng nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước, nguồn vốn hỗ
trợ của chính phủ nước ngoài đang được triển khai, bước đầu đi vào
xây dựng. Các dự án này chủ yếu tập trung vào:
+ Xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ,
đường thủy, đường không. Đặc biệt tập trung vào các nút giao thông
trọng điểm.
+ Xây dựng mới nhiều khu chung cư đáp ứng nhu cầu về nhà ở
ngày càng tăng của người dân. Đặc biệt tập trung vào các khu chung cư
với giá thành thấp đáp ứng cho đại bộ phận dân cư có thu nhập thấp và
trung bình.
+ Xây dựng và mở rộng khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Xây dựng và mở rộng các khu trường học, viện nghiên cứu khoa
học, trung tâm văn hóa, cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương, các
khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao.

- Mặt khác nhà nước đã có chính sách tạo điều kiện cho tư nhân
tham gia vào các lĩnh vực xây dựng và lắp đặt mà trước đây chỉ có nhà
nước độc quyền thực hiện. Hơn thế nữa khi Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO thì các tập đoàn và công ty nước ngoài đầu tư
rất mạnh mẽ vào nước ta, điều này đã tạo cho nghiệp vụ bảo hiểm xây
dựng lắp đặt một thị trường rộng lớn hơn bao giờ hết.
- Từ khi luật đầu tư nước ngoài mới được ban hành đã thu hút một
số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đây là
nguồn lực quan trọng giúp nước ta đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở
hạ tầng, tập trung cho phát triển kinh tế. Đến nay, theo số liệu thống kê
của Tổng cục thống kê Việt Nam thì số vốn đầu tư cho lĩnh vực xây
dựng lắp đặt chiếm 24% chủ yếu tập trung vào xây dựng nhà máy,
trường học, cầu, đường, khách sạn…Điều này kéo theo cơ hội lớn cho
sự phát triển của nghiệp vụ xây dựng, lắp đặt. Hơn nữa, Chính phủ đã
ban hành Nghị định, Thông tư yêu cầu các chủ đầu tư trong lĩnh vực
bảo hiểm xây dựng, lắp đặt phải mua bảo hiểm bắt buộc, đồng thời phải
tiến hành mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm tại Việt Nam. Những
yếu tố này sẽ góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của thị
trường bảo hiểm xây dựng, lắp đặt tại Việt Nam.
- Sự ra đời của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam năm 2001 có vai trò kết
nối các DNBH bảo hiểm với nhau, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,
đồng thời giúp các DNBH Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh với
các công ty BH nước ngoài khi nước ta đã trở thành thành viên của
WTO, vì vậy với một nghiệp vụ lớn như bảo hiểm xây dựng lắp đặt càng
có cơ hội tăng cao khả năng cạnh tranh.
- Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp đều qui định các doanh nghiệp
mua bảo hiểm theo qui định của pháp luật, trong đó có có quy định các
tổ chức tư vấn xây lắp, nhà thầu xây dựng mua bảo hiểm trách nhiệm
bắt buộc cho các sản phẩm tư, vật tư, thiết bị nhà xưởng phục vụ thi
công, tai nạn lao động đối với lao động, trách nhiệm dân sự đối với

người thứ ba trong quá trình thực hiện dự án.
Hơn nữa, nhận thức của các nhà đầu tư, các chủ thầu xây dựng về
tác dụng của bảo hiểm đối với công trình xây dựng ngày càng được
nâng cao. Các nhà đầu tư ý thức sâu sắc được lợi ích khi tham gia bảo
hiểm xây dựng lắp đặt, quyền lợi và nghĩa vụ khi họ tham gia bảo hiểm.
Các nhà đầu tư thoả thuận với các chủ thầu khi quyết định tham gia bảo
hiểm. Điều này làm cho việc khai thác bảo hiểm xây dựng lắp đặt dễ
dàng hơn.
Đây chính là các điều kiện thuận lợi để BIC thu hút thêm các khách
hàng với qui mô lớn.
- Hệ thống các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đang
ngày càng hoàn thiện hơn, sự ra đời của Nghị định 45 và Nghị định 46
thay thế cho hai Nghị định cũ là 42 và 43 đã đáp ứng được yêu cầu phát
triển chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam và là công cụ đảm bảo
cho hoạt động của các DNBH phát triển, an toàn, hiệu quả.
3.1.1.3. Thuận lợi từ bản thân công ty.
- Theo quyết định của Tổng giám đốc BIDV trong tương lai hệ
thống ngân hàng của BIDV sẽ gắn kết và hỗ trợ cho BIC đắc lực hơn
nữa để BIC có thể nâng cao hiệu quả khai thác qua kênh khai thác này,
đây là thuận lợi lớn đối với các nghiệp vụ bảo hiểm mà BIC đang triển
khai nói chung và đặc biệt với nghiệp vụ xây dựng - lắp đặt nói riêng,
nhất là trong điều kiện BIDV là ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt
Nam và đứng vị trí số một trong lĩnh vực đầu tư phát triển.
- Việc BIDV chuyển đổi thành Tập đoàn Tài chính và hoạt động bảo
hiểm được xác định là một trụ cột chính của Tập đoàn sẽ là cơ hội phát
triển rất lớn cho các nghiệp vụ của BIC nói chung và của nghiệp vụ
bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng, vì hầu hết tỷ lệ hợp đồng khai thác
của BIC có được là qua hệ thống BIDV.- Các công ty Tái bảo hiểm hàng
đầu thế giới về bảo hiểm kỹ thuật như: Munich Re, Swess Re, Aon Re,
HanoverRe, Lloyd’s, …đã tổ chức nhiều chương trình hội thảo, chuyển

giao nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Việt Nam và nước ngoài
cho rất nhiều cán bộ của BIC. Vì vậy hiện nay BIC đang có một đội ngũ
cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong loại hình bảo hiểm này và vẫn đang
trau dồi, tiếp thu kinh nghiệm của khu vực và thế giới để triển khai phù
hợp với điều kiện Việt Nam.
- BIC có đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ, năng nổ, nhiệt tình đây
là một lợi thế lớn đối với BIC.
- Ngoài ra, cơ sở vật chất luôn luôn được đổi mới và nâng cấp, tạo
điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên công ty, vì thế họ có cơ hội tốt
để phát triển và hoàn thành tốt hơn công việc và nhiệm vụ của mình.
- Trong năm tới nhà nước sẽ đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp nhà
nước, trọng tâm là cổ phần hóa chặt chẽ và có hiệu quả việc cổ phần
hóa, nhất là đối Tập đoàn kinh tế là công ty của nhà nước, mà hệ thống
BIDV là một ví dụ, vì thế trong thời gian tới chắc chắn thể chế hoạt
động, cơ cấu tổ chức của BIC sẽ được cải thiện hơn nhiều.
- Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã thành lập ngay
phòng Quản lý nghiệp vụ với chức năng khai thác các loại hình bảo
hiểm kỹ thuật (bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo
hiểm máy móc) và bảo hiểm tài sản, cháy nổ…điều này giúp cho chất
lượng của nghiệp vụ ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng tốt hơn nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng tham gia bảo hiểm trong thời gian
tới.
3.1.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong thời gian tới, BIC cũng
phải đương đầu với rất nhiều khó khăn thách thức. Nhưng những khó
khăn đó cũng chính là những động lực phát triển của Công ty, giúp công
ty ngày càng đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.
3.1.2.1. Khó khăn từ nền kinh tế và thị trường bảo hiểm:
- Việc gia nhập WTO đã mở cửa thị trường, các công ty nước ngoài
vào thị trường bảo hiểm cũng có những tác động bất lợi đối với công ty

bảo hiểm trong nước và khả năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này:
+ Các công ty trong nước bị chia sẻ thị trường là tác động rõ ràng
nhất ở một nước bắt đầu tiến hành mở cửa thị trường.
+ Biến động về nhân sự giữa các công ty bảo hiểm: Một thực tế đã
diễn ra khi sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp bảo hiểm nhanh hơn
gia tăng nguồn nhân lực trong ngành đã dẫn đến sự di chuyển nhân sự
giữa các công ty bảo hiểm. Do đó, nếu các công ty bảo hiểm trong nước
không có những điều chỉnh liên quan đến chính sách nhân sự trong thời
gian tới sẽ bị mất lợi thế quan trọng trước các công ty 100% vốn nước
ngoài hoặc liên doanh.
+ Thị trường phát triển nhanh về quy mô, đa dạng về sản phẩm là
sức ép đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực này, bao gồm yêu cầu phải
đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; khả năng giải quyết tranh chấp; thị
trường bị chia cắt manh mún và vấn đề rất quan trọng là ngăn ngừa rủi
ro mang tính hệ thống.
- Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự mở ở
đây cửa đồng nghĩa với thị trường cạnh tranh gay gắt, một số thị trường
mà trước đây chúng ta bảo hộ thì sẽ phải mở cửa khi hội nhập, trong đó
có thị trường tài chính mà bảo hiểm là một phần trong đó. Trước đây
chúng ta chỉ cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động trên
thị trường bảo hiểm nhân thọ, nhưng khi mở cửa các công ty bảo hiểm
100% vốn nước ngoài sẽ được phép hoạt động trên cả thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ, và tất nhiên họ sẽ không bỏ qua một nghiệp vụ có
nhiều cơ hội phát triển như bảo hiểm xây dựng – lắp đặt. Điều này đồng
nghĩa với việc BIC cũng như các công ty bảo hiểm phi nhân thọ sẽ phải
đối mặt với một thị trường bảo hiểm cạnh tranh khốc liệt hơn rất nhiều,
bởi vì nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt đòi hỏi một trình độ nhất
định mới tham gia một cách có hiệu quả được, sự cạnh tranh trong
nghiệp vụ này được xem là quyết liệt nhất bởi số tiền bảo hiểm của nó
cho mỗi công trình là rất lớn, đôi khi lên đến vài tỷ đô như công trình

thuỷ điện Sơn La, dự án khí- điện- đạm Cà Mau
- Hiện nay trên thị trường vẫn còn biểu hiện cạnh tranh không lành
mạnh. Các DNBH phi nhân thọ thi nhau hạ phí bảo hiểm. Thậm chí có
những nghiệp vụ còn hạ tới dưới mức sàn mà các công ty bảo hiểm
nước ngoài đưa ra. Điều này rất nguy hiểm, vì không tái bảo hiểm được
thì các doanh nghiệp này sẽ phải gánh chịu toàn bộ rủi ro (nếu có), khi
tổn thất lớn sẽ vượt quá khả năng thanh toán của công ty.
- Do xu hướng đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh của các
tập đoàn, công ty lớn mà xu hướng Ngân hàng thành lập các Công ty
bảo hiểm ngày càng nhiều (như công ty bảo hiểm của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Bảo Nông) hoặn tập đoàn
chính thành lập thêm hệ thống Ngân hàng các hệ thống trong tập đoàn
là ngân hàng – bảo hiểm – tài chính hỗ trợ lẫn nhau ví dụ như Tập đoàn
Bảo Việt thành lập thêm công ty thương mại cổ phần BảoViệt, do đó mà
“miếng bánh” thị trường bảo hiểm ngày càng bị chia nhỏ.
3.1.2.2. Khó khăn từ chính sách và hệ thống pháp luật:
- Để thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, từ ngày 1/1/2008, các
doanh nghiệp có vốn nước ngoài được phép kinh doanh các loại hình
bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm bắt buộc đối với các tổ chức tư vấn xây lắp, nhà thầu xây lắp…
Qui định này làm cho các DNBH phi nhân thọ trong đó có PJICO càng
khó khăn hơn trong khâu khai thác, trong khi đây là những nghiệp vụ
kinh doanh bảo hiểm còn mới mẻ.
- Hiệp hội bảo hiểm vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của
mình trong việc xây dựng qui chế gắn kết quyền lợi giữa các thành viên
tham gia Hiệp hội, để các thành viên thỏa thuận, hợp tác với nhau, tạo
lập môi trường cạnh tranh lành mạnh.
3.1.2.3.Khó khăn từ bản thân BIC:
- BIC vì còn là một doanh nghiệp bảo hiểm non trẻ nên còn thiếu
kinh nghiệm hoạt động trong ngành bảo hiểm, sức cạnh tranh còn yếu,

thương hiệu BIC còn mới mẻ trên thị trường, chưa tạo được sự nhận
dạng quen thuộc với khách hàng. Các chiến dịch quảng bá hình ảnh của
công ty và tính ưu việt các sản phẩm của công ty so với thị trường chưa
được thực hiện, quy mô chưa tương xứng với tiềm năng.
- Mặc dù đã cải thiện đáng kể thị phần của mình trên thị trường bảo
hiểm nhưng sản phẩm của BIC với các doanh nghiệp khác vẫn có sự
sao chép của nhau và là những sản phẩm ra đời từ những năm 1990
đến nay vẫn chưa được cải thiện
- BIC là một doanh nghiệp nhà nước, vì vậy cơ chế chính sách còn
nhiều ràng buộc, chưa linh hoạt vì vậy làm ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ cuối năm 2006, trên thị
trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có duy nhất BIC là công ty bảo hiểm
100% vốn Nhà nước.Với cơ chế quản lý nhà nước (nhân sự, tuyển
dụng, đề bạt, thu nhập, cơ chế tài chính, quyền chủ động kinh doanh…)
sức cạnh tranh của BIC rất hạnh chế và nếu chấp nhận “cuộc chơi” với
các doanh nghiệp bảo hiểm khác thì nguy cơ rủi ro về mặt pháp lý là rất
lớn.
- Sau khi mua lại phần vốn của QBE trong liên doanh BIDV-QBE,
công ty sẽ mất đi lợi thế được sự hỗ trợ của QBE-Tập đoàn bảo hiểm và
tái bảo hiểm lớn nhất của Úc, năng lực bảo hiểm của BIC giảm đi rất
nhiều. Mặt khác, việc chia tách này dẫn đến sự thay đổi cán bộ dẫn đến
sự ra đi của khách hàng. Có tới gần 2/3 khách hàng cũ đã không tiếp
tục tái tục tại BIC, đây là một mất mát lớn đối với BIC vì việc xây dựng
quan hệ khách hàng là rất khó khăn do thương hiệu của BIC còn mới, ít
được biết đến chưa có sự tin tưởng của khách hàng. Chính vì nguyên
nhân này nên trong năm 2006, lượng khách hàng chủ yếu mà công ty
khai thác được là do BIDV giới thiệu, đây là những khách hàng có quan
hệ tín dụng với BIDV.
- BIC mới chuyển từ hình thức liên doanh sang doanh nghiệp nhà
nước nên dẫn đến sự thay đổi về nguồn nhân lực. Do khả năng tài

chình còn hạn chế nên có nhiều cán bộ có kinh nghiệm chuyển sang
công tác ở một số công ty khác có chế độ mà theo họ là tốt hơn gây nên
sự thiếu hụt nhân lực. Và hầu hết cán bộ chủ chốt của BIC là chuyển từ
khối ngân hàng sang, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm.
Nhân viên công ty chủ yếu là nhân viên trẻ, còn thiếu kinh nghiệm. Đây
là khó khăn lớn nhất của công ty trong 2 năm đầu hoạt động.
Mặt khác những năm gần đây, tình hình có xu hướng diễn biến
phức tạp của khí hậu thời tiết làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là đối với nghiệp vụ bảo
hiểm xây dựng lắp đặt. Do nghiệp vụ này chịu ảnh hưởng rất lớn của
điều kiện khí hậu ngoài trời.
3.2. Phương hướng phát triển của BIC trong thời gian tới.
Trước những thuận lợi và khó khăn chung của thị trường bảo hiểm
xây dựng lắp đặt, BIC cũng cần xác định cho mình một kế hoạch phát
triển lâu dài, phát huy thuận lợi, vượt qua khó khăn để kinh doanh có
hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp đặt. Sau năm 2006 với
mục tiêu là : cơ cấu, năm 2007 – tăng tốc, và năm 2008 này năm thứ
ba tách khỏi liên doanh được coi là– năm khẳng định, BIC đã xác định
cho mình mục tiêu khẳng định về: Thương hiệu; vị thế trong thị trường
bảo hiểm Việt Nam, vị trí trong hệ thống BIDV. Đây vừa là mục tiêu
trước mắt vừa là mục tiêu lâu dài mà nhiệm vụ của BIC là phải hoàn
thành được càng sớm càng tốt để tăng thêm “tiếng nói” của BIC trên thị
bảo hiểm và luôn phải hướng đến phương trâm hoạt động chung của
công ty là “ tận tâm cho sự an tâm” giành trọn được sự tin yêu từ phía
khách hàng.
3.2.1. Về phát triển mạng lưới.
Trong năm 2008 và những năm tiếp theo với những chiến lược và
khách hàng đã hoạch định BIC tập trung phát triển mạng lưới đảm bảo
cuối năm 2008 có thể thâu tóm tối đa dịch vụ bảo hiểm từ hoạt động
ngân hàng. Không ngừng tận dụng nguồn khách hàng từ BIDV. Thiết lập

và duy trì mối quan hệ của BIDV và khách hàng tiềm năng. Trong thời
gian 5 năm đầu, BIC luôn xác định đây là nguồn khách hàng mục tiêu
lớn nhất của BIC. Bằng tất cả những khả năng có thể BIC sẽ luôn luôn
“toàn tâm toàn lực” thực hiện kế hoạch và mục tiêu cụ thể để phục vụ tốt
lượng khách hàng này của mình đó là:
- Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới theo yêu cầu mới của
BIDV theo hướng tập trung cho hoạt động bảo hiểm để trở thành một
trong ba trụ cột của hệ thống ngân hàng – bảo hiểm – đầu tư tài chính.
- Phát triển mạnh hệ thống mạng lưới và kênh phân phối, đảm bảo
đến cuối năm 2008 phủ kín 100% tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2008
sẽ thành lập thêm khoảng 6-8 chi nhánh, 37 Phòng Kinh doanh khu vực
mới, tuyển dụng đào tạo, nâng tổng số đại lý có doanh thu thực khai
thác lên khoảng 1500 người
- Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ đại lý bảo hiểm, cải tiến
phương thức hợp tác giữa cán bộ đầu mối tại chi nhánh BIDV để gia
tăng hiệu quả khai thác và phục vụ khách hàng.
3.2.2. Về mô hình tổ chức.
- Chuẩn bị mọi điều kiện để chuyển đổi thành công sang hoạt động
theo mô hình Tổng công ty, thành lập thêm các công ty trực thuộc như:
BIC Invest, BIC Tech, Công ty Dịch vụ Bảo hiểm…
- Mô hình tổ chức phải được cải tổ theo hướng gọn nhẹ, bố trí
nguồn nhân lực hiệu quả cao nhất. Phương hướng trong thời gian tới là:
+ Ổn định và bổ sung nhân lực cho các phòng ban, chi nhánh.
+Thành lập các tổ: tài sản kĩ thuật, hàng hải và phi hàng hải tại các
phòng khai thác để định hướng phát triển thành phòng nghiệp vụ khi đủ
điều kiện.
3.2.3. Về phát triển kinh doanh.
- Xây dựng chính sách phát triển, kế hoạch chiến lược đến năm
2010.
- Trình ban quản lý tổ chức BIDV – HO về việc tiếp tục triển khai

chương trình bảo hiểm tập trung cho BIDV.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị chăm sóc khách hàng, quảng bá
thương hiệu và sản phẩm của BIC, phát triển sản phẩm bảo hiểm gắn
liền với tài chính ngân hàng .
- Đa dạng hóa sản phẩm mới đồng thời triển khai nhanh mạnh và
mạnh chương trình Bancassurance với BIDV và các ngân hàng đối tác,
xác định đây sẽ là kênh bán lẻ chủ yếu của BIC, tạo sự khác biệt so với
các công ty bảo hiểm khác.
- Kiểm soát kinh nghiệm triển khai Bancassurance trên thị trường
đồng thời tổng kết kết quả hoạt động triển khai Bancassurance của công
ty để có phương án cải tiến sản phẩm cho phù hợp.
- Tăng cường công tác tư vấn, đánh giá và quản lý rủi ro, cải tiến
công tác giám định và xem xét giải quyết bồi thường theo định hướng:
Nhanh- thỏa đáng – dứt điểm để không gây phiền hà cho khách hàng.
Xây dựng thêm hệ thống mạng lưới giám định bồi thường trên toàn
quốc, kiểm soát thời gian giải quyết khiếu nại và chi trả bồi thường cho
khách hàng nhằm củng cố khả năng thực hiện cam kết, thương hiệu và
uy tín BIC
3.2.4. Về công nghệ thông tin.

×