Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu bào chế chế phẩm gội đầu chứa dầu cám gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.34 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
--------

TRẦN ĐÌNH SƠN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ DẦU GỘI ĐẦU
CHỨA DẦU CÁM GẠO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
--------

Người thực hiện: Trần Đình Sơn

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ DẦU GỘI ĐẦU
CHỨA DẦU CÁM GẠO
(NGÀNH DƯỢC HỌC)

Khóa

: QH2015.Y

Người hướng dẫn : ThS Nguyễn Xuân Tùng

Hà Nội – 2020



LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả thầy cô của khoa YDược, đại học Quốc Gia Hà Nội nói chung và bộ môn Bào chế và Công nghệ
dược phẩm nói riêng về sự tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý
báu cho tôi trong 5 năm học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Xuân Tùng (Bộ
môn Bào Chế và Công nghệ dược phẩm, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà
Nội), đã luôn cổ vũ, đồng hành và đưa ra những nhận xét nghiêm khắc, quan
trọng trong suốt quá trình làm nghiên cứu của tôi; đã cẩn thận đọc từng câu
chữ, hiệu đính tỉ mỉ và nhiệt thành giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới GS.TS. Nguyễn Thanh Hải đã đưa
ra ý tưởng, đã chia sẻ, ủng hộ và ân cần góp ý hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực
hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè
đã đồng hành, động viên, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và làm
khóa luận.

Hà Nội, Ngày 09 tháng 06 năm 2020
Sinh viên
Trần Đình Sơn


Mục lục
LỜI CÁM ƠN .....................................................................................................
Danh mục chữ viết tắt trong khóa luận ...............................................................
Danh mục hình ....................................................................................................
Danh mục bảng....................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 2
PHẦN I: TỔNG QUAN .................................................................................... 4
1.1. Giới thiệu chung về tóc ........................................................................... 4

1.1.1. Cấu trúc và chức năng ...................................................................... 4
1.1.2. Thành phần hóa học của tóc ............................................................. 7
1.1.3. Tính chất vật lý của tóc ..................................................................... 8
1.2. Chế phẩm gội đầu và các thành phần cơ bản của chế phẩm gội đầu ...... 9
1.2.1. Khái quát về chế phẩm gội đầu......................................................... 9
1.2.2. Thành phần cơ bản của chế phẩm gội đầu ...................................... 11
1.3. Cám gạo, dầu cám gạo và các tác dụng cám gạo.................................. 15
1.3.1. Tổng quan về cám gạo, dầu cám gạo .............................................. 15
1.3.2. Công dụng của cám gạo, dầu cám gạo ........................................... 17
1.3.2.1. Công dụng của cám gạo............................................................ 17
1.3.2.2. Công dụng của dầu cám gạo ..................................................... 18
1.3.2.3. Tác dụng dược lý của γ-oryzanol ............................................. 18
PHẦN II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU .... 20
2.1. Nguyên vật liệu ..................................................................................... 20
2.1.1. Nguyên liệu ..................................................................................... 20
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ ......................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23
2.3.1. Xây dựng quy trình bào chế chế phẩm gội đầu chứa dầu cám gạo
2%......... .................................................................................................... 23


2.3.2. Đánh giá các đặc tính của chế phẩm gội đầu chứa dầu cám gạo
2%.............. ............................................................................................... 24
2.3.3. Đánh giá khả năng gây kích ứng mắt in vitro của chế phẩm gội đầu
bào chế được….. ....................................................................................... 27
2.3.4. Đánh giá tác dụng trên tóc của chế phẩm gội đầu chứa dầu cám gạo
2%......... ........................................................................................... …….29
2.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 30
PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ......................................................... 31

3.1. Xây dựng quy trình bào chế chế phẩm gội đầu chứa dầu cám gạo
2%...... ..................................................................................................... ….31
3.2. Đánh giá các đặc tính của chế phẩm gội đầu chứa dầu cám gạo 2%. .. 36
3.3. Đánh giá khả năng gây kích ứng mắt in vitro của chế phẩm gội đầu
chứa dầu cám gạo 2% .................................................................................. 41
3.4. Đánh giá tác dụng trên tóc của chế phẩm gội đầu chứa dầu cám gạo
2%. ............................................................................................................... 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 45


Danh mục chữ viết tắt trong khóa luận
STT

Phần viết tắt

Phân viết đầy đủ

1

DCG

Dầu cám gạo

2

DĐVN

Dược điển Việt Nam

3


HEC

Hydroxy ethyl cellulose

4

NaCl

Natri clorid

5

NaLS

Natri lauryl sulfat

6

NSX

Nhà sản xuất

7

PG

Propylen glycol

8


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

9

USP

United States Pharmacopoeia
(Dược điển Mỹ)


Danh mục hình
STT

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Cấu tạo của tóc người

5

Hình 1.2

Mặt cắt ngang của sợi tóc


5

Hình 1.3

Cấu trúc vi mô lớp giữa của tóc

6

Hình 1.4

Hình ảnh lúa và cấu tạo hạt thóc

15

Hình 1.5

Hình ảnh các cấu tử của γ - oryzanol

17

Hình 2.1

Sơ đồ quy trình bào chế chế phẩm gội đầu chứa dầu cám
gạo 2%

24

Hình 2.2

Chuẩn bị màng CAM trong thử nghiệm HET – CAM

trên phôi gà

28

Hình 3.1

Sơ đồ quy trình bào chế chế phẩm gội đầu chứa dầu cám
gạo 2%

35

Hình 3.2

Chế phẩm gội đầu chứa dầu cám gạo 2%

36

Hình 3.3

Khả năng tạo bọt và ổn định bọt của chế phẩm gội đầu
chứa dầu cám gạo 2%

37

Hình 3.4

Khả năng phân tán chất bẩn của chế phẩm gội đầu chứa
dầu cám gạo 2%

39


Hình 3.5

Hình ảnh đánh giá khả năng kích ứng mắt bằng HET –
CAM trên phôi gà

41


Danh mục bảng
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1 Phân loại các chất hoạt động bề mặt

11

Bảng 1.2 Hàm lượng các chất béo trong dầu cám gạo

16

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn chất lượng dầu thô cám gạo theo TCVN

20

Bảng 2.2 Nguyên liệu bào chế chế phẩm gội đầu chứa dầu cám
gạo 2%


21

Bảng 2.3 Điểm cho các phản ứng

29

Bảng 2.4 Phân loại mức độ kích ứng

29

Bảng 3.1 Công thức thử nghiệm số 1

31

Bảng 3.2 Công thức thử nghiệm số 2

32

Bảng 3.3 Công thức thử nghiệm số 3

33

Bảng 3.4 Công thức bào chế 500 g chế phẩm gội đầu chứa dầu
cám gạo 2%.

34

Bảng 3.5 Độ ổn định của chế phẩm gội đầu chứa dầu cám gạo 2%
theo thời gian

Bảng 3.6 Điểm cho các phản ứng đánh giá HET – CAM của chế
phẩm gội đầu chứa dầu cám gạo 2%.
Bảng 3.7 Điểm đánh giá tác dụng trên tóc của các loại chế phẩm
gội đầu.

40

42

44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, nhu cầu làm sạch bản thân của mọi người càng được quan
tâm hơn so với trước đây. Chính vì lý do này, các sản phẩm làm sạch như dầu
gội, sữa tắm, các dung dịch vệ sinh đang dần trở nên phổ biến và đóng vai trò
quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Dầu gội có tác dụng làm sạch da đầu,
loại bỏ dầu thừa hoặc gàu, loại bỏ các tế bào chết. Tuy nhiên, các loại dầu gội
thương mại có sẵn trên thị trường hiện nay không đáp ứng được nhu cầu của
tất cả người sử dụng.
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời, cây lúa đã trở thành
cây lương thực chủ yếu có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và nền kinh tế
nông nghiệp. Việt Nam là nước sản xuất lúa gạo đứng thứ 4 thế giới, xuất
khẩu lúa gạo lớn thứ 2 với tổng sản lượng lúa gạo đạt 40 - 50 triệu tấn/năm.
Quá trình sản xuất gạo tạo ra cám gạo, chiếm 10% khối lượng hạt thóc. Cám
gạo được coi là phụ phẩm nông nghiệp, được dùng làm thức ăn chăn nuôi
hoặc xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Tuy nhiên, cám gạo có chứa nhiều
chất dinh dưỡng như protein, lipid, chất xơ, vitamin và nhiều chất có hoạt tính
sinh học cao như γ-oryzanol, axit ferulic, tocotrienol, tocopherols,
phystosterols, axit phytic, inositol, axit gamma amino butyric [7,29,42]. Trên

thế giới đã có nhiều nghiên cứu tách chiết dầu cám gạo và ứng dụng vào sản
xuất các mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm. Trong lĩnh vực thực
phẩm, dầu cám gạo thể hiện ưu điểm lớn là có điểm sôi cao, khả năng chịu
nhiệt tốt. Khi gia nhiệt ở nhiệt độ cao ít tạo ra các chất polyme, hạn chế những
biến đổi xấu của protein. Trong lĩnh vực dược phẩm và mỹ phẩm, dầu cám
gạo được dùng trong các chế phẩm trị mụn, trị mẩn ngứa, giảm nhờn cũng
như các thuốc ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu vitamin và một số bệnh tim
mạch [1].
Với mong muốn tạo ra loại dầu gội có tác dụng làm sạch tốt và hạn chế
những nhược điểm của các loại dầu gội sẵn có trên thị trường; đồng thời nâng
cao giá trị của cám lúa gạo, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế
chế phẩm gội đầu chứa dầu cám gạo” với các mục tiêu cụ thể như sau:

2


1. Bào chế chế phẩm gội đầu chứa dầu cám gạo 2% và đánh giá một số
đặc tính của sản phẩm.
2. Đánh giá khả năng gây kích ứng mắt in vitro và tác dụng trên tóc
của chế phẩm gội đầu bào chế được.

3


PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về tóc
1.1.1. Cấu trúc và chức năng
Tóc là một sợi keratin mỏng, linh hoạt với sự chắc khỏe và độ đàn hồi
tuyệt vời. Nó có mặt trên hầu hết tất cả các bề mặt của da người, ngoại trừ
lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng da môi và một số bộ phận sinh dục nhất

định. Mỗi sợi tóc bao gồm hai phần: phần chân tóc ở dưới da và phần thân tóc
nhô ra trên bề mặt da. Chân tóc được bao quanh bởi một lớp vỏ hình ống
(được gọi là nang tóc), cấu tạo từ các tế bào biểu mô tạo thành một phần kéo
dài từ lớp biểu bì xuống lớp hạ bì [50]. Phần đáy của chân tóc và nang lông
lớn hơn một chút so với phần còn lại của chân tóc. Cấu trúc hình củ hành này
được gọi là hành tóc. Hành tóc nhận được một cụm các mạch máu từ lớp hạ bì
đẩy vào đó để tạo thành nhú tóc (còn được gọi là u nhú ở da). Oxy và chất
dinh dưỡng qua các mạch máu cung cấp các tế bào đang phát triển tích cực
trong nang tóc xung quanh hành tóc và được gọi là gốc chân tóc. Những tế
bào này là nguồn duy nhất để phát triển và hình thành tóc mới. Cấu trúc của
tóc người được thể hiện trong Hình 1.1.

4


Thân tóc

Tuyến bã nhờn
Biểu bì

Hạ bì

Nang tóc

Bó cơ

Hành tóc

Nang lông
Tóc nhú


Hệ vi tuần hoàn

Mạch máu

Hình 1.1: Cấu tạo của tóc người.
Thân tóc (hay còn gọi là phần chết của tóc) là phần tóc mọc ra ngoài và
nhìn thấy được. Mặt cắt ngang của một sợi tóc có ba thành phần chính, từ bên
ngoài vào bên trong gồm: lớp biểu bì, lớp lõi và lớp tủy (Hình 1.2).
Lớp biểu bì
Lớp lõi
Lớp tủy

Hình 1.2: Mặt cắt ngang của sợi tóc.
Cấu trúc ngoài cùng của tóc là lớp biểu bì. Nó được cấu thành bởi
nhiều lớp tế bào keratin trong mờ xếp chồng lên nhau, cho phép ánh sáng
5


xuyên qua các chất sắc tố của lớp lõi. Lớp biểu bì hoạt động như một rào cản,
có tác dụng bảo vệ kết cấu bên trong và chịu trách nhiệm cho sự mềm mại và
bóng mượt của sợi tóc. Do vậy, đây là mục tiêu cho các sản phẩm dưỡng tóc,
vì nó có liên quan đến nhiều đặc điểm có thể quan sát được của tóc, bao gồm
cả kết cấu của nó [11]. Tóc sáng bóng và mềm mại phản ánh một lớp biểu bì
khỏe mạnh; trong khi tóc khô, dễ gãy là kết quả của việc các tế bào biểu bì bị
hư hỏng.
Lớp lõi là thành phần chính của sợi tóc. Nó nằm dưới lớp biểu bì và
góp phần vào các tính chất cơ học của sợi tóc như độ bền, độ đàn hồi và độ
cong. Sự hiện diện của melanin trong lớp lõi tạo nên màu của tóc. Các tế bào
vỏ được tìm thấy trong lớp lõi của tóc có cấu trúc vi mô rất độc đáo (Hình

1.3). Mỗi tế bào vỏ được hình thành từ các bó macrofibrils keratin. Trên thực
tế, mỗi macrofibrils là một tập hợp các phần tử nhỏ hơn được gọi là
microfibrils. Mà mỗi microfibrils được tạo thành từ 11 protofibrils được lắp
ráp chặt chẽ thành một cụm giống như sợi cáp. Protofibrils vẫn không phải là
yếu tố cơ bản của tế bào vỏ tóc vì mỗi protofibril được tạo thành từ 4 chuỗi
keratin xoắn lại với nhau theo định dạng giống như sợi cáp [8].
Tế bào vỏ
Bó macrofibrils

Microfibrils

Keratin

Protofibrils

Hình 1.3: Cấu trúc vi mô lớp giữa của tóc

6


Lớp tủy là phần trong cùng của sợi tóc, chứa nhiều tế bào keratin dạng
lỏng và không khí. Khi tiến hành quan sát sợi tóc dưới kính hiển vi, lớp tủy
xuất hiện dưới dạng cấu trúc liên tục, hoặc không liên tục hoặc không xuất
hiện.
1.1.2. Thành phần hóa học của tóc
Sợi tóc chủ yếu bao gồm nhiều loại keratin (protein). Các sợi keratin
bao gồm các chuỗi phân tử dài đan xen và gắn chặt với nhau thông qua các
liên kết khác nhau. Các thành phần khác bao gồm nước, lipit, melanin, một
lượng nhỏ các nguyên tố như nhôm, crom, canxi, đồng, sắt, mangan, magie và
kẽm. Liên kết tìm thấy trong sợi tóc thường được phân loại là liên kết mạnh

(liên kết disulfid) và liên kết yếu (lực Van der Waals, liên kết ion và liên kết
hydro) [40].
Liên kết disulfid: Keratin của tóc được tạo thành từ các axit amin,
trong đó cystein là một trong những chất quan trọng nhất. Các phân tử cystein
chứa các nguyên tử lưu huỳnh có thể tạo thành một liên kết rất mạnh được gọi
là liên kết disulfide [10]. Sợi tóc chứa một số lượng lớn các liên kết cystein,
dẫn đến ảnh hưởng đáng kể đến các tính chất vật lý của sợi tóc. Chúng đóng
góp nhiều vào hình dạng, sự ổn định và kết cấu của tóc. Khi hai phân tử
cystein liên kết với nhau thông qua liên kết disulfid, một phân tử cystin được
hình thành. Liên kết disulfid được gọi là liên kết mạnh vì chúng không thể bị
phá vỡ bởi nhiệt hoặc nước, mà chỉ có thể phá vỡ bởi hóa học. Các liên kết
này vẫn còn nguyên khi tóc ướt, cho phép tóc trở lại hình dạng ban đầu [8].
Liên kết hydro (liên kết H): Liên kết H tương đối yếu và có thể dễ
dàng bị phá vỡ bởi nước và nhiệt. Chúng chịu trách nhiệm chính cho việc
thay đổi hình dạng tổng thể của tóc. Mặc dù liên kết H yếu, nhưng chúng có
mặt với số lượng cao nhất trong tất cả các loại liên kết [8].
Liên kết ion: Đây là liên kết được hình thành giữa đầu dương của một
chuỗi axit amin và đầu âm của chuỗi axit amin liền kề. Những liên kết này
nhạy cảm với pH nên chúng dễ dàng bị phá vỡ bởi các dung dịch kiềm hoặc
axit mạnh [8].

7


Lực Van der Waals: Những lực này là lực hấp dẫn yếu giữa các phân
tử trung tính khi tiếp xúc gần. Chúng cũng có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi nước
và nhiệt [8].
1.1.3. Tính chất vật lý của tóc
Các tính chất vật lý của tóc có liên quan đến hình dạng và thành phần
bên trong của nó (bao gồm lớp biểu bì và lớp lõi). Những thay đổi về hình

dạng hình học, hư hại ở lớp biểu bì và lớp lõi có thể ảnh hưởng đáng kể đến
độ đàn hồi, sự chắc khỏe và các đặc tính khác của tóc [8].
Sợi tóc rất bền và chắc chủ yếu là do keratin nằm ở lớp lõi. Sợi tóc
khỏe mạnh có độ bền kéo tương tự như sợi dây đồng có cùng đường kính.
Tuy nhiên, tổn thương lớp biểu bì làm suy yếu đáng kể độ bền tổng thể của
tóc và có thể dẫn đến việc chẻ ngọn và gãy rụng. Độ đàn hồi là một tính chất
quan trọng khác của sợi tóc. Đặc tính này cho phép tóc trở lại hình dạng ban
đầu sau khi bị tác động về thể chất, chẳng hạn như chải chuốt mà không bị hư
hại. Do đặc tính này, tóc có thể chịu được các lực có thể thay đổi hình dạng,
khối lượng hoặc chiều dài của nó. Khi tóc khỏe được làm ướt và duỗi, nó có
thể tăng chiều dài lên đến 30% và vẫn có thể trở về độ dài ban đầu khi được
sấy khô. Đặc tính đàn hồi của cả tóc ướt và tóc khô đều liên quan đến đường
kính của trục tóc. Tóc càng dày, nó sẽ càng có xu hướng chống duỗi [8].
Hàm lượng nước của tóc thay đổi tùy theo độ ẩm tương đối của không
khí xung quanh. Để có vẻ ngoài khỏe mạnh, các sợi tóc cần duy trì độ ẩm
khoảng 17%. Tuy nhiên, khả năng giữ nước của tóc có thể lên tới 35%
[35,51]. Khi tóc ướt, lớp lõi phồng lên và các cạnh của lớp biểu bì có xu
hướng nhô lên. Bề mặt tóc tạm thời mất đi sự mượt mà và có nhiều ma sát
hơn khi tóc ướt bị cọ xát. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của tình trạng
rối tóc trong quá trình gội đầu hoặc chải tóc quá mạnh khi ướt.
Tóc có điện trở suất cao và hằng số điện môi khá thấp. Trong thực tế,
điều đó có nghĩa là nó dễ dàng tạo ra các điện tích tĩnh điện bằng cách chải
tóc. Điều này đặc biệt đáng chú ý trong điều kiện thời tiết nóng, khô [8].

8


1.2. Chế phẩm gội đầu và các thành phần cơ bản của chế phẩm gội đầu
1.2.1. Khái quát về chế phẩm gội đầu
Vì tóc là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ngoại

hình của chúng ta nên dầu gội là sản phẩm chăm sóc cá nhân được sử dụng
rộng rãi ở cả nam và nữ. Các yếu tố môi trường như bức xạ UV, gió và độ
ẩm; các tác động như nhuộm, uốn, tẩy trắng và thậm chí chải chuốt cơ bản
cũng có thể khiến tóc mất đi sự chắc khỏe, độ đàn hồi và bóng mượt. Chế
phẩm gội đầu hiện nay thích nghi với các biến thể liên quan đến chất lượng
tóc, thói quen chăm sóc tóc và các vấn đề cụ thể liên quan đến tình trạng bên
ngoài của da đầu [8].
Chế phẩm gội đầu là một sản phẩm chăm sóc tóc được thiết kế để làm
sạch da đầu khỏi bụi bẩn và các chất ô nhiễm, bã nhờn, mồ hôi, tế bào sừng bị
bong tróc (vảy) và các chất cặn nhờn khác bao gồm các sản phẩm chăm sóc
tóc được sử dụng trước đó như dầu dưỡng, nước hoa và thuốc xịt [40]. Chế
phẩm gội đầu có thể loại bỏ tất cả bã nhờn và bụi bẩn trên tóc và da đầu,
nhưng điều này sẽ khiến tóc khô, xơ rối, không thể kiểm soát và không hấp
dẫn. Các loại chế phẩm gội đầu hiện nay cũng được cho là có chức năng thứ
yếu phục vụ cho việc dưỡng, làm đẹp tóc và làm dịu da đầu bị kích thích
trong các tình trạng như viêm da tiết bã [19,49]. Thách thức của các sản phẩm
chế phẩm gội đầu là loại bỏ lượng bã nhờn nhưng vừa đủ để cho tóc sạch,
bóng mượt và dễ kiểm soát. Tác dụng cân bằng giữa làm sạch tốt và làm mềm
mượt tóc rất được quan tâm khi phối hợp các thành phần khác nhau theo một
tỷ lệ chính xác trong chế phẩm chế phẩm gội đầu [10].
Chế phẩm gội đầu không chỉ là sản phẩm làm sạch da đầu, mà còn
đóng vai trò ngăn ngừa tổn thương thân tóc. Nhiều bệnh về da đầu cũng có
thể được điều trị bằng cách thêm các hoạt chất vào công thức của chế phẩm
gội đầu. Điều mong muốn là khi xảy ra bất cứ bệnh hoặc tình trạng có thể nào
như viêm da, bã nhờn, rụng tóc, bệnh vẩy nến; các sợi tóc vẫn giữ nguyên
được tính thẩm mỹ, sự mềm mại, dễ chải và độ bóng trong khi điều trị da đầu
[17,34,44,49]. Yêu cầu chung của chế phẩm gội đầu bao gồm: tác dụng tạo
bọt thích hợp, tính chất lưu biến thích hợp, pH thích hợp, ổn định lâu dài và
an toàn cho da [8].
9



Các tác dụng không mong muốn của chế phẩm gội đầu nói chung là rất
hiếm.Tuy nhiên, một số tác động tiêu cực vẫn có thể xảy ra trong một số
trường hợp. Các tác động tiêu cực phổ biến nhất của chế phẩm gội đầu có thể
do các thành phần gây dị ứng trong công thức như chất tạo mùi, triclosan,
propylen glycol, các benzophenon, paraben và chất bảo quản [28,54]. Khi gội
đầu có thể gây kích ứng mắt. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do
các chất hoạt động bề mặt chính (tức là các chất hoạt động bề mặt chịu trách
nhiệm làm sạch) được sử dụng trong công thức chế phẩm gội đầu, chẳng hạn
như natri lauryl sulfat. Để giảm kích ứng, chế phẩm gội đầu cần chứa nhiều
loại thành phần, như các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính, dẫn xuất silicon,
dẫn xuất protein. Hơn nữa, dù các chất hoạt động bề mặt mạnh là thành phần
tuyệt vời để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trên tóc, việc sử dụng quá mức các
chất này có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể về hình dạng của tóc. Chúng
có thể khiến tóc xỉn màu, dễ bị tĩnh điện và khó chải. Loại bỏ bã nhờn quá
mức có lợi cho tóc dầu, nhưng sẽ làm cho tóc khô trở nên tồi tệ hơn. Đây là
một trong những lý do tại sao chọn loại chế phẩm gội đầu thích hợp là quan
trọng trong việc duy trì mái tóc khỏe mạnh [8].
Các phẩm chất được đòi hỏi từ một loại chế phẩm gội đầu không chỉ
bao gồm việc làm sạch. Một sản phẩm chế phẩm gội đầu được mong đợi phải
được điều chỉnh theo các biến thể liên quan đến chất lượng tóc, tuổi tác, thói
quen chăm sóc tóc và các vấn đề cụ thể liên quan đến tình trạng của da
đầu. Mối quan hệ qua lại giữa công nghệ mỹ phẩm và liệu pháp y tế được thể
hiện qua những tiến bộ của công thức chế phẩm gội đầu đã tạo ra các ứng
dụng có thể kết hợp lợi ích của các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc tóc với các
sản phẩm thuốc một cách hiệu quả. Một loại chế phẩm gội đầu bao gồm 10
đến 30 thành phần như: chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt), chất điều hòa,
hoạt chất và các chất phụ gia [17,34]. Vì hoạt động tẩy rửa phụ thuộc vào loại
và lượng chất hoạt động bề mặt được sử dụng, chế phẩm gội đầu ngày nay

được tạo thành từ sự phối hợp của các chất hoạt động bề mặt khác nhau, tùy
thuộc vào yêu cầu của từng loại tóc.

10


1.2.2. Thành phần cơ bản của chế phẩm gội đầu
Chất hoạt động bề mặt
Tương tự như bụi bẩn trên da, bụi bẩn trên tóc bao gồm mồ hôi, bã
nhờn và các sản phẩm phân hủy, tế bào da chết, dư lượng mỹ phẩm và sản
phẩm chăm sóc cá nhân, bụi và các tạp chất môi trường khác trong không khí.
Hầu hết các hợp chất này không tan trong nước. Do đó, gội đầu với nước đơn
giản sẽ không đủ để loại bỏ các loại bụi bẩn này. Chế phẩm gội đầu chứa chất
hoạt động bề mặt (tương tự như chất tẩy rửa da) có khả năng loại bỏ các hạt
nhờn từ tóc [8].
Bảng 1.1: Phân loại các chất hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt
Nhóm

Ví dụ điển hình

Tính chất

Anion

Natri lauryl sulfat, natri laureth Làm sạch sâu
sulfat, natri lauroyl sarcosinate.

Cation


Clorua trimethylalkylammonium, Làm mềm tóc, làm sạch
clorua hoặc bromua của các ion nhẹ
benzalkonium và alkylpyridinium

Lưỡng tính

Cocamidopropyl betain, alkylamino Không gây kích ứng
axit.
mắt, làm sạch vừa phải

Không ion

Poloxamer, cocamidopropylamin Làm sạch nhẹ, các chất
oxid, lauryl glucoside.
hoạt động bề mặt
không ion không có
điện tích.

Dư lượng chất béo (bã nhờn) không hòa tan trong nước. Để được loại
bỏ khỏi thân tóc, các chất hoạt động bề mặt có một phần phân tử kỵ nước và
một phần phân tử ưa nước. Phần kỵ nước sẽ liên kết hóa học với chất béo,
trong khi phần ưa nước sẽ liên kết với nước. Các chất hoạt động bề mặt
thường bao gồm một chuỗi các hydrocarbon béo (ở phần đuôi) và một phần
đầu cực. Phần đầu cực có khả năng cung cấp cho các chất này các đặc điểm
của phân tử ưa nước, cho phép nó hòa tan trong nước và rửa trôi các chất
cặn. Các chất hoạt động bề mặt khi tiếp xúc với nước đạt được sự hình thành
11


cấu trúc của micel. Cấu trúc này có dạng hình cầu, với bên ngoài ưa nước (có

thể được rửa sạch bằng nước) và bên trong kỵ nước (nơi các chất béo và cặn
được liên kết). Khi các phân tử của chất hoạt động bề mặt đã liên kết đủ các
đầu hydrocarbon của chúng vào hạt nhờn, các phân tử nước xung quanh sẽ
thu hút các đầu ion của chúng. Các hạt sau đó trở nên nhũ hóa, hoặc lơ lửng
trong nước. Trong hình thức này, nó có thể được rửa sạch [17,34]. Tùy thuộc
vào điện tích của điểm cực, các chất hoạt động bề mặt được phân thành bốn
nhóm: Anion, cation, lưỡng tính và không ion. Các chất tẩy rửa chính là
anion. Xà phòng cũng là một chất tẩy rửa anion. Khi tiếp xúc với nước, nó để
lại dư lượng kiềm rất có hại cho tóc, da và kết tủa ở dạng muối canxi tích tụ
trong các sợi tóc, khiến chúng mờ đục và rối [18,34].
Các chất hoạt động bề mặt cation, lưỡng tính và không ion được thêm
vào một số công thức chế phẩm gội đầu để làm giảm các hiệu ứng tạo ra sự
tĩnh điện, gây ra bởi các chất hoạt động bề mặt anion. Vì chúng mang điện
tích dương, các chất hoạt động bề mặt cation liên kết nhanh với các sợi tích
điện âm do sử dụng chất hoạt động bề mặt anion. Bên cạnh đó, sự kết hợp này
có thể tối ưu hóa sự hình thành bọt và độ nhớt của sản phẩm cuối cùng. Điện
tích được xác định sau khi sử dụng chế phẩm gội đầu chính là kết quả của sự
cân bằng giữa các điện tích trong quá trình loại bỏ bã nhờn và cặn. Điện tích
âm của sợi tóc đẩy lùi điện tích âm của micel. Việc đẩy lùi các điện tích cho
phép rửa sạch bằng nước. Mặc dù các tác nhân cation cố gắng trung hòa hiệu
ứng này, nhưng khi có sự tác động của pH, nó có thể làm tăng tĩnh điện và
giảm trung hòa điện tích [18,32,49].
Chất làm đặc
Chất làm đặc là thành phần dùng để làm tăng độ nhớt của mỹ phẩm và
các sản phẩm dược mỹ phẩm. Chúng cũng có thể cải thiện sự ổn định, thay
đổi thể chất, tính thẩm mỹ, cải thiện khả năng ứng dụng và sửa đổi tính lưu
biến của sản phẩm. Chất làm đặc cũng có thể được sử dụng để tạo độ nhớt
trong huyền phù và hoạt động như tác nhân huyền phù (trong công thức sơn
móng tay). Một số ví dụ điển hình của chất làm đặc bao gồm: Gôm, cellulose
và các dẫn xuất của nó, đất sét, các polyethylene glycol, các polymer, natri

clorid, sáp và các alcohol béo.
12


Để lựa chọn chất làm đặc, cần xem xét nhiều yếu tố bao gồm: cách sử
dụng sản phẩm, bề mặt sử dụng, khả năng tương thích với các thành phần
khác trong công thức, pH (một số chất làm đặc như các carbomer có thể
trương nở tạo môi trường kiềm và chúng cần độ pH kiềm để đạt độ nhớt tối
ưu nên không thể được sử dụng trong môi trường axit), độ trong, sự có mặt
của chất điện giải, nhiệt độ trong quá trình bào chế (sáp phải được nấu chảy
để trộn với dầu, nếu sản phẩm được tạo ra mà không cần đun nóng, sáp không
thể được sử dụng) [8].
Chất điều hòa
Một số chất tẩy rửa có tác dụng mạnh trên chất dầu ở thân tóc. Việc này
cũng không phải là một điểm tốt cho các sản phẩm chế phẩm gội đầu. Ngoài
ra, chất tẩy rửa còn có khuynh hướng bị tóc hấp thụ, khiến cho tóc xơ, dễ gãy
và khó chải chuốt. Vì vậy cần tới chất điều hòa để làm giảm các tác dụng trên.
Chất điều hòa làm cho tóc mềm mại, sáng bóng và dễ quản lý hơn. Mặc
dù mục đích chính của việc sử dụng chế phẩm gội đầu là làm sạch tóc, tóc quá
khô trông xỉn màu và ít bóng hơn. Các sản phẩm có chứa các thành phần như
vậy thường được gọi là chế phẩm gội đầu hai trong một hoặc dầu dưỡng tóc.
Dầu dưỡng tóc đặc biệt quan trọng cho tóc khô, tóc nhuộm hoặc tóc tẩy trắng
vì tình trạng khô cứng của những loại tóc này có thể càng trở nên trầm trọng
hơn khi sử dụng chế phẩm gội đầu [8].
Có nhiều loại chất điều hòa, bao gồm: lipid, silicon, quats, dẫn xuất
protein, silicone và glycol. Trong số các loại này, các tác nhân điều hòa sau
đây được sử dụng rộng rãi nhất:
- Chất điều hòa là chất tẩy rửa cation
- Chất điều hòa tạo màng bao phủ
- Chất điều hòa có chứa protein

- Silicon [4,36,37].

13


Đệm pH
Đệm pH dùng để điều chỉnh độ pH của sản phẩm. Chất hoạt động bề
mặt thường tạo pH kiềm cho công thức và có thể dẫn đến sưng biểu bì, làm
cho lớp biểu bì dễ bị tổn thương. Điều này cần được đặc biệt quan tâm ở tóc
khô và tóc bị xử lý hóa học. Do đó, thay đổi độ pH gần với phạm vi trung tính
sẽ ít có hại hơn cho tóc. Ví dụ về các chất dùng để ổn định pH trong công
thức chế phẩm gội đầu bao gồm: axit citric và axit glycolic [8].
Chất ổn định bọt
Chất ổn định bọt góp phần vào sự ổn định của sản phẩm bằng cách liên
kết với các ion kim loại. Các ion kim loại như magie và canxi có trong nước
máy có thể tạo thành bọt xà phòng không hòa tan với chế phẩm gội đầu. Do
đó, nếu đọng lại trên tóc, các ion kim loại này có thể làm cho tóc xỉn màu và
khó quản lý hơn. Một vài chất ổn định bọt điển hình bao gồm: EDTA và các
dẫn xuất của nó [8].
Chất bảo quản
Chất bảo quản được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển không mong
muốn của nấm mốc, nấm men và vi khuẩn trong các sản phẩm dạng lỏng, bán
rắn và bột. Việc sử dụng các chất bảo quản đặc biệt quan trọng trong các sản
phẩm dạng lỏng vì nước cung cấp môi trường lý tưởng cho sự phát triển của
các vi sinh vật. Cơ chế hoạt động và phạm vi hiệu quả thường khác nhau giữa
các loại chất bảo quản khác nhau. Do đó, chúng thường được sử dụng kết hợp
với nhau để bảo vệ sản phẩm khỏi nhiều loại vi sinh vật [8].
Các thành phần khác
Các thành phần bổ sung khác bao gồm các hợp chất mang lại cảm giác
độc đáo hoặc xuất hiện trong các sản phẩm chế phẩm gội đầu nhưng không

ảnh hưởng đến chức năng của chúng. Các thành phần như vậy bao gồm: các
chất tạo màu sắc, tạo mùi hương, các dịch chiết từ thực vật (như dầu cây trà)
và các loại vitamin như vitamin E, vitamin B5 (panthenol).

14


Các thành phần có hoạt tính cũng có thể được kết hợp vào chế phẩm
gội đầu, làm cho chúng được coi là dược mỹ phẩm (như các hoạt chất có tác
dụng chống gàu, chống rụng tóc) [8].
1.3. Cám gạo, dầu cám gạo và các tác dụng cám gạo
1.3.1. Tổng quan về cám gạo, dầu cám gạo
Cám gạo (rice bran) là phụ phẩm chính thu được từ hạt thóc sau khi
xay xát và chiếm khoảng 10% khối lượng hạt thóc. Cám gạo bao gồm lớp vỏ
nội nhũ, mầm, phôi của hạt và một phần từ tấm. Cám gạo có màu vàng sáng
và mùi thơm đặc trưng.

.
Hình 1.4: Hình ảnh lúa và cấu tạo hạt thóc
Cám lúa gạo mới xay có màu sáng, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt nhẹ.
Thành phần hóa học và đặc tính dinh dưỡng của cám gạo phụ thuộc vào kỹ
thuật xay xát, các phương pháp ổn định và bảo quản. Trong cám gạo có chứa
protein (11 – 12 %), chất béo (12 – 29%), carbohydrat (10 – 55%), chất xơ
(6 – 31%), các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6), vitamin E, vitamin K,
cholin, axit folic, các chất chống oxy hóa và chất khoáng (Fe, K, P, Mn, Se,
Mg, Zn) [43]. Tuy giàu dinh dưỡng và có chứa nhiều chất có hoạt tính sinh
học cao, cám gạo có độ ổn định thấp, các thành phần trong cám gạo bị phân
hủy ngay sau quá trình xay xát do tác động của enzym lipase, proteaza. Trong
15



vòng 24 giờ đầu, cám gạo đã bị biến đổi rất lớn về chất lượng nếu không được
ổn định hóa [27,41].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tách chiết dầu cám gạo và ứng
dụng vào sản xuất trong các nghành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, dược
phẩm. Dầu cám gạo chứa 95,6% lipid có khả năng phân huỷ được, bao gồm
glycolipid và phospholipid; 4,2% lipid không tan [43]. Các lipid phân hủy
được chủ yếu là triglycerid. Tuy nhiên, những chất béo trung tính được hydro
hóa một cách dễ dàng bởi lipase để tạo thành các axit béo tự do. Hàm lượng
của chúng được nêu trong bảng sau:
Bảng 1.2: Hàm lượng các chất béo trong dầu cám gạo
Thành phần

Hàm lượng (% kl/kl)

Axit béo chưa no
Axit oleic

38,4

Axit linoleic

34,4

Axit linolenic

2,2

Axit béo bão hòa
Axit palmatic


21,5

Axit stearic

2,9

Thành phần không xà phòng hóa
Tocopherols

81,3 x 10-3

γ – oryzanol

1,6

Spualen

320 x 10-3

Ngoài chất béo, trong thành phần dầu cám gạo còn chứa nhiều chất có
hoạt tính sinh học cao như γ-oryzanol, axit ferulic, tocotrienol, tocopherol,
octacosanol, squalen, axit gamma amino butyric, axit phytic [29,46]. Trong
đó, γ-oryzanol nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học trên
thế giới do các đặc tính sinh học vượt trội của nó. Hiện tại, γ-oryzanol được
chứng minh là một hỗn hợp của 10 thành phần khác nhau. Trong đó, hàm
16


lượng các chất 24-methylenecycloartanyl ferulat > cycloartenyl ferulat >

campesteryl ferulat > sitosteryl ferulat > Δ7-campestenyl ferulat >
campestanyl ferulat > sitostanyl ferulat > Δ7-stigmastenyl ferulat >
stigamsteryl ferulat > Δ7-sitostenyl ferulat [29]. γ-oryzanol có công thức phân
tử là: C40H55O4; trọng lượng phân tử là 602,89 g/mol; có dạng bột tinh thể
màu trắng hoặc vàng sáng, không mùi; có điểm nóng chảy khoảng 137,5 –
138,5oC [52]; không tan trong nước, tan một chút trong diethyl ete và
n-heptan và trên thực tế tan được trong chloroform [12].

Hình 1.5: Hình ảnh các cấu tử của γ - oryzanol
1.3.2. Công dụng của cám gạo, dầu cám gạo
1.3.2.1. Công dụng của cám gạo
Cám gạo được dùng để bổ sung các vitamin B, đặc biệt là B1 và axit
folic cho khẩu phần ăn của phụ nữ có thai, giúp cho sự phát triển hệ thần kinh
của thai nhi. Lượng chất béo trong cám gạo rất cao, thường dung để chiết xuất
17


dầu cám gạo. Ngoài ra, cám gạo có lượng lớn protein, chất xơ tốt cho sức
khỏe con người. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh việc sử dụng
cám gạo có lợi cho sức khỏe như: chống lão hóa, ổn định huyết áp, tăng sức
đề kháng, cân bằng đường huyết, điều chỉnh hệ thống nội tiết tố cho phụ nữ
tiền mãn kinh, hạn chế được sự phát triển của tế bào ung thư [23,24,45].
Cám gạo còn được coi là một bí quyết sắc đẹp của người phụ nữ Nhật
Bản. Cám gạo được sử dụng trong các chế phẩm sữa rửa mặt giữ ẩm cho da,
kem dưỡng da có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa, hấp thụ UV, giữ ẩm
[38].
1.3.2.2. Công dụng của dầu cám gạo
Tỷ lệ giữa ba thành phần axit béo no - axit béo không no đơn - axit béo
không no đa trong dầu cám gạo gần với tỷ lệ 10:15:10 - tỷ lệ được Hiệp hội
tim mạch Hoa Kỳ khuyên nên dùng cho bệnh nhân có vấn đề liên quan đến

các bệnh tim mạch để phòng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cholesterol
máu cao [14,15,20,21].
Sử dụng dầu cám gạo như thực phẩm bổ sung giúp mang lại nhiều lợi
ích cho sức khỏe trong trường hợp bị tiểu đường bởi cơ chế làm giảm quá
trình stress, oxy hóa dẫn tới quá trình tái sinh các tế bào tụy, thận, tim, gan trở
nên bình thường [38].
Dầu cám gạo chứa các thành phần có hoạt tính sinh học cao như
γ- oryzanol, squalen, tocotrienol, tocopherol nên có tác dụng chống oxy hóa
mạnh, chống lão hóa, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ưng thư da, ung thư
đại tràng, ung thư tụy [26]. Ngoài ra, dầu cám gạo còn được sử dụng trong
các sản phẩm chăm sóc da như giữ ẩm, làm mềm da, chống lão hóa, làm trắng
da [26,48].
1.3.2.3. Tác dụng dược lý của γ-oryzanol
Tác dụng trên chuyển hóa lipid và cholesterol:
Đây là một trong những đặc tính quan trọng nhất của γ-oryzanol. Sử
dụng γ-oryzanol làm cải thiện các chỉ số lipid trong huyết thanh như làm giảm
nồng độ LDL, V-LDL, triglycerid, cholesterol, cholesterol không HDL (nonHDL-C) và làm tăng cholesterol kết hợp với HDL [22,30,31].
18


×