Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.17 KB, 27 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Trước đây, khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, C.Mác đã đề cập tới vấn
đề cạnh tranh của các nhà tư bản. Theo C.Mác: "Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là
sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu
ngạch". Ở đây, C.Mác đã đề cập tới vấn đề cạnh tranh trong xã hội tư bản chủ
nghĩa, mà đặc trưng của chế độ này là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất. Do vậy, theo quan niệm này thì cạnh tranh có nguồn gốc từ chế độ tư hữu.
Cạnh tranh được xem xét là sự lấn át, chèn ép lẫn nhau để tồn tại. Quan niệm đó
về cạnh tranh được nhìn nhận từ góc độ tiêu cực.
Ở Việt Nam, trong một thời gian dài trước đây, cạnh tranh cũng được
nhìn nhận dưới góc độ tiêu cực: cạnh tranh gắn với đổ vỡ, cạnh tranh là tiêu diệt
lẫn nhau, là “cá lớn nuốt cá bé”. Nhận thức không đầy đủ về cạnh tranh đã dẫn
tới không thừa nhận cạnh tranh, tạo ra sự độc quyền, nuôi dưỡng độc quyền
trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại hiện nay, cạnh tranh
là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Cạnh
tranh thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh (năng
lực tổ chức quản lý, trình độ công nghệ, trình độ tay nghề, ...), nâng cao năng
suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Cạnh tranh không phải chỉ có
tranh giành, mà cạnh tranh luôn đi với hợp tác, cạnh tranh trong sự hợp tác và
bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Do đó, ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều
thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực của
sự phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh
gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường


hàng hoá cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng và thị trường, thông qua đó
mà tiêu thụ được nhiều hàng hoá và thu được lợi nhuận cao. Cạnh tranh là sức
mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị trường tự do dựa vào để đảm bảo rằng các
doanh nghiệp thoả mãn được các nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.
Khi có cạnh tranh, không một chính phủ nào cần phải quy định các doanh
nghiệp sản xuất mặt hàng gì với số lượng, chất lượng và giá cả thế nào. Cạnh
tranh trực tiếp quy định những vấn đề đó với các doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh
tranh (còn gọi là sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh) của doanh nghiệp. Có
quan niệm gắn sức cạnh tranh với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra
thị trường. Có quan điểm lại gắn sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo thị phần
mà nó chiếm giữ, có người lại đồng nghĩa công cụ cạnh tranh với các chỉ tiêu đo
lường sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp, và thậm chí có người còn
đồng nghĩa sức cạnh tranh với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp...
Tuy nhiên có thể hiểu một cách chung nhất: “Năng lực cạnh tranh chính
là thực lực và lợi thế mà quốc gia (ngành, doanh nghiệp hay sản phẩm dịch vụ)
có thể huy động được để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ cạnh
tranh khác trên thị trường thế giới một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được
lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế của mình và cho quốc gia (ngành, doanh
nghiệp hay sản phẩm dịch vụ) mình.”
Như vậy, năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi
nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô, là kết quả
tổng hợp của nhiều yếu tố và chịu tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên
ngoài của quốc gia ( ngành, doanh nghiệp, hay sản phẩm dịch vụ)
1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh
tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ mà chúng
thực hiện trong nền kinh tế. Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đang không ngừng

thay đổi. Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính - bao gồm cả các công ty kinh
doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty
bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng.
Ngược lại, ngân hàng cũng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức
tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất
động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào
quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại. Cách tiếp
cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên phương diện những
loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện đại: “Ngân hàng thương mại là
các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất
- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng
tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Ở Hoa Kỳ: Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên
cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài
chính.
Ở Pháp: Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào đó
thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác
các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay
dịch vụ tài chính.
Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/05/1990 của Hội đồng
Nhà nước xác định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà
hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách
nhiệm hoàn trả và được phép sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ
chiết khấu và là phương tiện thanh toán.”
Như vậy, Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ
bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương
mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào
nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh

doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp
hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của
ngân hàng thương mại.. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi
nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ
chức khác trong xã hội.
Qua những khái niệm trên, ta có thể rút ra một số điểm đặc trưng của
Ngân hàng thương mại như sau:
 Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép sử dụng ký thác
của công chúng với trách nhiệm hoàn trả.
 Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép sử dụng ký thác
của công chúng để cho vay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tài
chính khác
Hiện nay, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng,
vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu
thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị
trường còn non yếu.
1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại thể hiện ở thực lực
và lợi thế của Ngân hàng thương mại đó so với đối thủ cạnh tranh trong việc
thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như
vậy, năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại trước hết phải được tạo
ra từ thực lực của chính ngân hàng đó. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi ngân
hàng, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực,
tổ chức quản trị … một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác
cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Năng
lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại thể hiện ở khả năng cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ với giá cả thấp hoặc hợp lý, chất lượng cao, uy tín cao,
thực hiện tốt các cam kết với các bạn hàng và làm hài lòng khách hàng. Trên cơ
sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, ngoài các yếu tố nội hàm,
Ngân hàng thương mại còn phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của

mình. Nhờ lợi thế này, Ngân hàng thương mại có thể thoả mãn tốt hơn các đòi
hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác
cạnh tranh.
Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại là sự tổng
hợp của các yếu tố từ công tác chỉ đạo và điều hành, chất lượng đội ngũ cán bộ,
uy tín và thương hiệu của Ngân hàng thương mại. Năng lực cạnh tranh của ngân
hàng được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, khả năng thu lợi
nhuận của Ngân hàng trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước.
Để duy trì sự tồn tại và phát triển trong một thời gian dài đòi hỏi Ngân
hàng thương mại phải có một năng lực cạnh tranh tốt. Năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng thương mại được cấu thành nên từ những lợi thế cạnh tranh trong
từng giai đoạn của Ngân hàng. Đó là những lợi thế Ngân hàng có được tạo ra và
sử dụng trong cạnh tranh, nhờ đó Ngân hàng có thể tạo ra một số tính trội hơn,
ưu việt hơn so với đối thủ trực tiếp. Xem xét dưới góc độ hoạt động cơ bản, các
lĩnh vực cạnh tranh chủ yếu của Ngân hàng thương mại được phân như sau:
* Cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn:
Huy động vốn là một trong những hoạt động tạo vốn quan trọng hàng đầu
của các Ngân hàng thương mại. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, các Ngân
hàng thương mại đã thu hút, tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời chưa sử
dụng của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư vào Ngân hàng. Mặt khác, trên
cơ sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng sẽ tiến hành hoạt động cho vay
phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển kinh tế của
vùng, ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội,
nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Với hoạt động huy động vốn, các Ngân hàng thương mại đã thực sự huy
động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất, lưu thông
hàng hoá. Nếu như không có Ngân hàng thương mại, việc huy động của cải xã
hội vào quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sẽ chậm đi rất nhiều. Nhờ hoạt
động này của Ngân hàng thương mại, tiền tiết kiệm của cá nhân, đoàn thể, các
tổ chức kinh tế được huy động vào quá trình vận động của nền kinh tế. Nó

chuyển của cải, tài nguyên xã hội từ nơi chưa sử dụng, còn tiềm tàng vào quá
trình sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh nâng cao mức sống xã hội.
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng ngày càng mở rộng, uy tín và vị
thế của Ngân hàng sẽ càng được khẳng định, Ngân hàng sẽ chủ động trong hoạt
động kinh doanh, mở rộng quan hệ với các thành phần kinh tế, tổ chức, dân cư.
Điều quan trọng là Ngân hàng cần phải căn cứ vào chiến lược, mục tiêu phát
triển kinh tế của từng vùng, từng ngành trong cả nước,… để từ đó đưa ra các
loại hình huy động vốn phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
* Cạnh tranh trong lĩnh vực sử dụng vốn.
Đây là hoạt động trực tiếp đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Đối tượng
kinh doanh của Ngân hàng thương mại là tiền tệ và quyền sử dụng tiền tệ, do
vậy lợi tức của Ngân hàng có được chủ yếu từ việc đầu tư và cho vay. Nếu một
Ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào nhưng không có kế hoạch sử
dụng vốn hợp lý, hiệu quả thì không những không đem lại lợi nhuận cho Ngân
hàng, ngược lại còn không có nguồn bù đắp chi phí từ việc huy động. Do vậy,
có thể nói sử dụng vốn là hoạt động hết sức quan trọng của mỗi Ngân hàng.
Hoạt động sử dụng vốn bao gồm các hoạt động ngân quỹ, cho vay, đầu tư tài
chính,…
Một Ngân hàng có hoạt động sử dụng vốn với hiệu quả cao sẽ nâng cao
vai trò, uy tín của Ngân hàng, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó
sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch với mình, tạo điều kiện thuận
lợi để mở rộng hoạt động huy động vốn. Vì vậy, nhiệm vụ của mỗi Ngân hàng
là phải thường xuyên bám vào các mục tiêu phát triển kinh tế của vùng, ngành,
đất nước,… nhằm đưa ra các hình thức đầu tư đúng đắn, có hiệu quả cao, thực
hiện nghiên cứu thị trường, nghiên cứu của ngân hàng. Ở các nước phát triển,
Ngân hàng thương mại thực hiện rất nhu cầu sử dụng vốn của xã hội, thực hiện
cho vay theo dự án đầu tư, chương trình phục hồi sản xuất.
* Cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ trung gian của ngân
hàng

Đó là các hoạt động Ngân hàng cung ứng dịch vụ phục vụ khách hàng.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, các dịch vụ của Ngân hàng cũng phát triển
theo để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của khách hàng, Ngân
hàng thực hiện hoạt động trung gian và được hưởng thu nhập từ phí hoặc hoa
hồng. Các hoạt động trung gian phản ánh mức độ phát triển nhiều hoạt động
trung gian và luôn có dịch vụ cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng. Thu nhập
từ các hoạt động trung gian chiếm khoảng 30-35% tổng thu nhập của Ngân
hàng.
Việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cung ứng sẽ làm tăng thu nhập
cho Ngân hàng, tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Có thể thấy,
xu hướng nguồn thu về dịch vụ trung gian ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng doanh thu về kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời với các hoạt
động trung gian này, ngân hàng thương mại góp phần làm tăng khả năng chu
chuyển của đồng vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, do đó tiết kiệm
được chi phí lưu thông trong xã hội. Mặt khác, thực hiện tốt các hoạt động này,
Ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Điều đó cũng tạo điều kiện
phát triển hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng.
1.2.3. Tính đặc thù trong cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại
Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các Ngân
hàng thương mại trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt,
không chỉ từ các Ngân hàng thương mại khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng
đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương trường với mục tiêu là để giành
giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Tuy vậy, so với sự cạnh tranh của các
tổ chức kinh tế khác, cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại có những đặc
thù nhất định. Cụ thể:
(1) Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm,
chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền
thống văn hoá… mỗi một nhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng đều
tác động rất nhanh chóng và mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh chung. Chẳng

hạn: chỉ cần một tin đồn thổi dù là thất thiệt cũng có thể gây nên cơn chấn động
rất lớn, thậm chí đe dọa sự tồn vong của cả hệ thống các tổ chức tín dụng. Một
Ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém, khả năng thanh khoản thấp cũng có
thể trở thành gánh nặng cho nhiều tổ chức kinh tế và dân chúng trên địa bàn…
Chính vì vậy, trong kinh doanh, các Ngân hàng thương mại tuy phải cạnh tranh
để từng bước mở rộng khách hàng, mở rộng thị phần, nhưng cũng không thể
cạnh tranh bằng mọi giá, sử dụng mọi thủ đoạn, bất chấp pháp luật để thôn tính
đối thủ của mình, bởi vì, nếu đối thủ là các Ngân hàng thương mại khác bị suy
yếu dẫn đến sụp đổ, thì những hậu quả đem lại thường là rất to lớn, thậm chí
dẫn đến đổ vỡ luôn chính Ngân hàng thương mại này do tác động dây chuyền.
(2) Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại có liên quan
đến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, đến từng cá nhân thông qua các
hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay cũng như các loại hình dịch vụ
tài chính khác; đồng thời, trong hoạt động kinh doanh của mình, các Ngân hàng
thương mại cũng đều mở tài khoản cho nhau để cùng phục vụ các đối tượng
khách hàng chung. Chính vì vậy, nếu như một Ngân hàng thương mại bị khó
khăn trong kinh doanh, có nguy cơ đổ vỡ, thì tất yếu sẽ tác động dây chuyền
đến gần như tất cả các Ngân hàng thương mại khác, không những thế, các tổ
chức tài chính phi ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đây quả là điều mà các
Ngân hàng thương mại không bao giờ mong muốn. Chính vì vậy, các Ngân
hàng thương mại trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn nhau để dành
giật thị phần, nhưng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hướng tới một môi
trường lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống.
(3) Do hoạt động của các Ngân hàng thương mại có liên quan đến tất cả
các chủ thể, đến mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội, cho nên, để tránh sự hoạt
động của các Ngân hàng thương mại mạo hiểm nguy cơ đổ vỡ hệ thống, tất cả
Ngân hàng Trung ương các nước đều có sự giám sát chặt chẽ thị trường này và
đưa ra hệ thống cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro. Thực tiễn đã chỉ ra những
bài học đắt giá, khi mà Ngân hàng Trung ương thờ ơ trước những diễn biến bất
lợi của thị trường đã dẫn đến hậu quả là sự đổ vỡ của thị trường tài chính - tiền

tệ làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, sự cạnh tranh trong
hệ thống các Ngân hàng thương mại không thể dẫn đến làm suy yếu và thôn tính
lẫn nhau như các loại hình kinh doanh khác trong nền kinh tế.
(4) Hoạt động của các Ngân hàng thương mại liên quan đến lưu chuyển
tiền tệ, không chỉ trong phạm vi một nước, mà có liên quan đến nhiều nước để
hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại, do vậy, kinh doanh trong hệ thống
Ngân hàng thương mại chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế,
như: Môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước, các thông lệ
quốc tế… đặc biệt nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện hạ tầng cơ sở tài
chính, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có tính chất
quyết định đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng này. Điều đó cũng
có nghĩa là, sự cạnh tranh trong hệ thống các Ngân hàng thương mại trước hết
phải chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều thông lệ, tập quán kinh doanh tiền tệ của
các nước, sự cạnh tranh trước hết phải dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ đáp
ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh tối thiểu; bởi vì, một Ngân hàng
thương mại mở ra một loại hình dịch vụ cung ứng cho khách hàng là đã phải
chấp nhận cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác đang hoạt động trong
cùng lĩnh vực, tuy nhiên, muốn lĩnh vực dịch vụ này được thực hiện thì đòi hỏi
phải đáp ứng tối thiểu về điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính mà thiếu nó thì không
thể hoạt động được. Như vậy, sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại là
loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ loại
hình kinh doanh nào khác.
.1.2.4. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, cạnh tranh mang tính tất yếu, khách
quan và đó cũng là động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị
trường như hiện nay, cạnh tranh sẽ không chỉ là tạo động lực để phát triển mà
còn phải đối mặt với những yếu tố không lành mạnh nhằm chiếm lĩnh ưu thế
trên thương trường, để thu lợi nhuận cao hơn và đương nhiên nảy sinh sự thôn
tính, sáp nhập, phá sản, giải thể và cả những rủi ro về đạo đức…

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng thương
mại nói riêng được biểu hiện bằng tiềm năng về tài chính, quản trị điều hành,
chất lượng đội ngũ, chất lượng và hiệu quả hoạt động, tốc độ đổi mới về công
nghệ và sản phẩm… Năng lực tài chính của một Ngân hàng thương mại là khả
năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, thể hiện ở quy mô vốn tự có, chất lượng tài sản, chất
lượng nguồn vốn, khả năng sinh lời và khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt
động kinh doanh.

×