Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Phân tích thực trạng Tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ GSC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.15 KB, 28 trang )

Phân tích thực trạng Tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần Thương
mại và dịch vụ GSC ..
2.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ GSC
2.1.1.
Quá trình hình thành và phát triển:
Được thành lập năm 2001 với số vốn ban đầu là 11.050.000.000 VNĐ. Vào
thời điểm đó Công ty là một trong những nhà cung cấp duy nhất máy tính xách
tay và các linh kiện trên thị trường Việt Nam. Trải qua một quá trình hoạt động
và phát triển Công ty đã ngày một lớn mạnh và chứng tỏ được sự phát triển bền
vững trong những giai đoạn đầy khó khăn trên thị trường quốc tế và ở Việt
Nam. Kể từ khi thành lập đến nay Công ty đã có những thành tích rất đáng
khích lệ trong thị trường máy tính ở Việt Nam và đã xây dựng được những mối
quan hệ chặt chẽ với các khách hàng, các nhà sản xuất và các bạn hàng trên thị
trường trong và ngoài nước. Với một quá trình ra đời và phát triển lâu đời, kế
thừa những kinh nghiệm trong quá trình hoạt động và với một đội ngũ nhân
viên có trình độ, năng lực Công ty đã tự khẳng định mình và dần trở thành một
đơn vị kinh doanh có hiệu quả trong việc cung cấp các máy tính xách tay và
các thiết bị máy tính trên thị trường Việt Nam.
2.1.2.
Môi trường kinh doanh
* Môi trường kinh tế vĩ mô:
Mặt hàng máy tính xách tay nói riêng tại thời điểm hiện nay rất phong phú và
đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã và xuất xứ. Thêm vào đó là tình hình
cạnh tranh gay gắt của rất nhiều công ty, doanh nghiệp trên thị trường cho nên
có thể nói rằng việc khai thác và kinh doanh mặt hàng này của công ty còn rất
nhiều thách thức đang chờ đợi ở phía trước. Bên cạnh đó, theo xu hướng hội
nhập và toàn cầu hoá Việt Nam cũng không thể nằm ngoài dòng vận động
chung này, việc các công ty nước ngoài với kinh nghiệm và tiềm lực dồi dào
đầu tư và kinh doanh tại thị trường nước ta sẽ là cơ hội và trở ngại không chỉ
riêng đối với công ty cổ phần thương mại và dịch vụ GSC
a. Môi trường chính trị, luật pháp: Trong những năm vừa qua Việt Nam


chúng ta đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế, văn hoá và xã hội, đời sống nhân dân
từng bước được nâng cao. Điều này trước hết là có sự chỉ đạo đúng đắn của các
cấp, ban ngành, thứ đến là có sự điều chỉnh về các chính sách, luật pháp và các
điều kiện pháp chế.
Hiện nay nhà nước ta đang tạo điều kiện tối đa cho hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ vốn... từ
đó, tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh cho các doanh
nghiệp. Thực tế cho thấy rằng: Năm 2007, giá trị tổng sản lương công nghiệp do
doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra là 7315 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% giá trị tổng
sản lượng toàn ngành và 54% giá trị công nghiệp địa phương. Tổng giá trị bán
lẻ hàng hoá dịch vụ đạt 29000 tỷ đồng, bằng 78% tổng mức bán lẻ. Việc các
doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có lãi thực sự đã góp phần rất nhiều cho nền
kinh tế, cụ thể là:
- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
- Tạo việc làm, thu hút vốn, tăng thu nhập
- Tác động và làm nền kinh tế trở nên năng động và hiệu quả hơn
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
b. Môi trường công nghệ:
Do đặc trưng của nhóm hàng và loại hình kinh doanh máy tính xách tay,điện
thoại,máy văn phòng là loại hàng điện tử, linh kiện máy và các bộ phận phụ trợ
đã được sản xuất tại các quốc gia có đầu tư các dây truyền sản xuất tân tiến,
công nghệ hiện đại. Công việc chính của công ty là kinh doanh buôn bán, lắp
ráp, bảo hành bảo trì theo đúng qui cách kỹ thuật, và đặc biệt là tìm và khẳng định
được thị trường vốn đầy tiềm năng nhưng cũng không ít trở ngại.
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập việc sử dụng và thay thế các
máy móc, thiết bị phục vụ cho công việc văn phòng là rất cần thiết và là một
nhu cầu thiết yếu. Việc ghi chép sổ sách, lưu trữ tài liệu, vẽ thiết kế xây dung,
tính toán số liệu, lập chương trình cho các phương tiện tự động... đã có thể thực
hiện hoàn toàn trên máy, tiết kiệm đựoc khá nhiều công sức lao động và tiền của
cho các doanh nghiệp. Việc tổ chức khai thác, cung ứng máy móc và linh kiện

cần được tổ chức tốt. Một thuận lợi có thể thấy rõ từ phía công ty đó là nguồn
lao động dồi dào, có tri thức và trình độ cũng như niềm đam mê, hăng say trong
công việc.
c. Môi trường văn hoá, xã hội:
Việt Nam ta được xem như một quốc gia có nền văn hoá đậm đà bản sắc
dân tộc nhưng cũng rất tân tiến, ngay từ những ngày đầu thành lập, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc Việt Nam, Đảng và nhà nước ta đã xác định hội nhập, mở cửa
thông thương với các quốc gia trên thế giới là điều thiết yếu để đưa đất nước
sánh vai cùng các cường quốc năm Châu. Thêm vào đó con người Việt Nam vốn
hiếu khách, ham học hỏi, nhanh nhẹn trong công việc cũng như trong khắc phục
vượt qua những trở ngại, khó khăn. Đây sẽ là những điều kiện tốt để công nghệ
mới và kỹ thuật mới có điều kiện phổ rộng tại đất nước chúng ta.
d. Đặc thù môi trường kinh doanh của công ty:
Như trên đã đề cập, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập việc sử
dụng và thay thế các máy móc, thiết bị phục vụ cho công việc văn phòng là rất
cần thiết và là một nhu cầu thiết yếu, do đó khách hàng của công ty không chỉ
gói gọn trong nội bộ một số doanh nghiệp hay công ty mà là tất cả những khách
hàng có nhu cầu sử dụng và thay thế phục vụ cho nhu cầu công việc.
Về thị trường mục tiêu, cũng giống như bất kỳ một công ty nào thì để hoạt động
có hiệu quả và xuyên suốt cần có một mục tiêu cụ thể, và mục tiêu đó phải phù
hợp với điều kiện của từng công ty. Với GSC cũng vậy, mục tiêu chiến lược của
công ty là an toàn và bảo đảm có lãi trong kinh doanh. Do vốn duy trì cho hoạt
động không nhiều nên GSC đã chú trọng hướng tới thị trường khách hàng là
sinh viên, học sinh bởi đây chính là những khách hàng tiềm năng với nhu cầu
học hỏi cao, có kiến thức về tin học, kỹ thuật. Thêm vào đó việc khai thác khách
hàng là các công ty, doanh nghiệp (tư nhân và quốc doanh..) cũng là mối quan
tâm chính của GSC
e. Tình hình cạnh tranh:
Thị trường nội tại (Việt Nam) của công ty hiện nay là một thị trường rộng
lớn, đầy sức hấp dẫn nhưng cũng đòi hỏi rất cao về mẫu mã, chất lượng cũng

như các dịch vụ sau bán hàng của công ty. Do tính hấp dẫn của thị trường mà
các công ty, doanh nghiệp cùng khai thác thị trường khác đang ganh đua tích
cực nhằm khẳng định thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường (với các chính sách
giá cả, bán hàng, khuyến mãi, cải tiến mẫu mã...)khiến cho tình hình cạnh tranh
càng trở nên gay gắt và phức tạp. Thêm vào đó việc một số các công ty từ Trung
Quốc (các sản phẩm của họ cực kỳ phong phú về mẫu mã, chất lượng phù hợp,
đầy tính sáng tạo, mang nhiều chức năng, công dụng, lại thêm việc họ tận dụng
hiệu quả qui luật “ lợi thế theo qui mô” nên các sản phẩm của họ có giá cả rất
cạnh tranh.) đưa hàng vào thị trường Việt Nam và chiếm lĩnh thị phần tương đối
lớn cũng gây không ít khó khăn.
Như vậy có thể nói rằng, các nhà cung cấp nguồn hàng cho công ty là các hãng
có tên hiệu lớn và kinh doanh hiệu quả trên thị trường quốc tế (các nhà cung cấp
chính: IBM, SONY, TOSHIBA, GATEWAY, HPCOMPAG, FUJITSU,...),
phương pháp mua hàng của công ty là nhập trực tiếp linh kiện đồng bộ từ Mỹ.
Việc thực hiện mua hàng như vậy có ưu điểm là công ty có thuận lợi về tài
chính và an toàn về nguồn gốc, chất lượng của hàng hoá, tuy vậy nhược điểm
của phương pháp này là công ty phải phụ thuộc quá nhiều vào phía nhà cung
cấp.
Hệ thống phân phối hiện tại của công ty, có thể xem là khai thác khá hiệu
quả, tăng cường được khả năng cạnh tranh, việc mở rộng quan hệ với các bạn
hàng mới, các trung gian sẽ là điều kiện thuận lợi để công ty thâm nhập sâu hơn
vào thị trường. Tuy vậy công ty cũng chưa chú trọng tới việc tăng cường quan
hệ với các nhà cung cấp thông tin, các phương tiện truyền thông, đây là điểm
cần được xem xét
* Môi trường hoạt động kinh doanh bên trong của công ty.
Môi trường kinh doanh bên trong của doanh nghiệp được hiểu là nền văn hoá
của tổ chức doanh ngiệp được hình thành và phát triển với quá trình vận hành
doanh nghiệp từ góc độ kinh doanh, cần đặc biệt chú ý tới triết lý kinh doanh,
các tập quán, các thói quen, các truyền thống, các phong cách sinh hoạt, các
nghệ thuật ứng xử, các lễ nghi được duy trì trong doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh bên trong của công ty GSC là tổng hợp các yếu tố
tự nhiên, tổ chức và kĩ thuật... các tác động và các mối liên hệ bên trong, bên
ngoài có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty có một vị trí
địa lí thuận lợi cho việc kinh doanh, giao thông thuận lợi, dễ đi lại, thuộc khu
vực trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế mở càng tạo điều
kiện cho công ty phát huy được vai trò tự chủ của mình, dễ dàng thiết lập các
mối quan hệ với nhiều thành phần kinh tế tạo lối đi riêng cho mình. Trong điều
kiện sống mới này hội chợ Thương mại, hội chợ tiêu dùng thường xuyên được
tổ chức cùng ... là những yếu tố làm doanh số bán ra của công ty tăng lên, Công
ty đã tạo cho người lao động tự giác, có quyền kinh doanh, chủ động sáng tạo
trong tổ chức kinh doanh, thậm chí tự mua, tự bán, tự kinh doanh sao cho đúng
pháp luật. Hình thức khoán hiệu quả kinh doanh đến tổ, nhóm người lao động
được đại đa số nhân viên phấn khởi, tạo sự thoải mái giúp họ có trách nhiệm
hơn trong công việc của mình. Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho từng công
ty thành viên theo hướng giao kế hoạch kinh doanh - tài chính - quyền tự chủ
kinh doanh của công ty kinh doanh hạch toán riêng. Cho phép công ty thành
viên có con dấu riêng để tiện trong quan hệ hành chính và quản lí nội bộ, có giá
trị tư cách pháp nhân kí kết hợp đồng kinh tế.
2.1.3.
Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của Công ty được chỉ đạo thống nhất, hình thành theo cơ
cấu trực tuyến.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty
GSC được thể hiện như sau:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty GSC
- Giám đốc: là người đứng đầu Công ty chịu trách nhiệm toàn diện và
điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty, là người đại diện cho quyền lợi và
nghĩa vụ của toàn Công ty trước nhà nước và pháp luật.
- Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc phụ trách hoạt động kỹ thuật,
kinh doanh của công ty và được giám đốc uỷ quyền điều hành công ty khi vắng

mặt.
- Phòng tổ chức, nhân sự : Có chức năng tham mưu cho giám đốc về việc
sắp xếp, bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động để bố trí đúng người, đúng
ngành nghề công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính
sách, chế độ nhà nước và quy chế của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Ghi chép phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh trong đơn vị, giám đốc tình hình tài chính của công ty cũng như việc
sử dụng có hiệu quả tiền vốn, lao động, vật tư, giám sát việc chấp hành chế độ
hạch toán, các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo quy định của pháp luật, lập báo cáo
Ban giám cđố
Kho
P. k thu tỹ ậ
P. KdoanhP.TCKT
P.Nhân sự
tổng hợp, xác định kết quả tiêu thụ, kết quả tài chính và hiệu quả kinh doanh
của công ty.
- Phòng kinh doanh: Tổ chức phân phối, tìm kiếm khách hàng, thực hiện
các chế độ ghi chép ban đầu, thực hiện chế độ thông tin báo cáo, tiếp thị và
cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng, quản lý tiền, hàng, cơ sở vật
chất do công ty giao.
- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm lắp đặt thiết bị, sữa chữa các sự cố về
thiết bị cho khách. Các công ty ở Hà Nội và Sài Gòn : Là đơn vị trực thuộc,
kinh doanh theo ngành hàng được phân công. Thực hiện các chế độ ghi chép
ban đầu, thực hiện chế độ thông tin báo cáo, tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hoá
cho mọi đối tượng, quản lý tiền, hàng cơ sở vật chất do công ty giao.
- Kho: Chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ và sắp xếp từng loại hàng hóa
cho đúng yêu cầu xuất nhập kho
2.1.4.
Quản lý tài chính nhân lực và đào tạo lao động của công ty
a. Khả năng tài chính:

GSC là một công ty Cổ phần, một doanh nghiệp nhỏ, qui mô nhỏ nên
nguồn vốn rất hạn hẹp. Từ trước năm 2005, vấn đề này luôn làm các nhà quản
lý tại công ty vất vả, và công ty đã phải nợ nhiều nơi với số tiền khá lớn. Tuy
vậy, từ năm 2005 trở lại đây do có sự quan hệ và lượng vốn huy động không cần
phải nhiều nên trong các thương vụ, công ty không cần phải đi vay vốn. Chỉ khi
nào có các hợp đồng rất lớn thì công ty mới phải thực hiện vay, nhưng điều này
rất thuận lợi vì công ty đã có uy tín trên thị trường và thường xuyên thế chấp
bằng các tài sản an toàn như nhà, máy móc, thiết bị, khế ước, hợp đồng ngoại....
b. Nhân sự: Tổng số lao động trong toàn công ty là 50 người trong đó lao
động trực tiếp là 30 người, lao động gián tiếp là 20 người, đại học là 16 người,
trung cấp là 19 người, sơ cấp là 15 người. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công nhân
viên của công ty đều có trình độ tương ứng phù hợp với ngành nghề của mình.
Với Sơ đồ tổ chức trực tuyến chức năng, công ty GSC có sự năng động
trong quản lý và điều hành, các mệnh lệnh được truyền đạt tới các phòng, ban
nhanh gọn, ban giám đốc có thể nắm bắt được chính xác, kịp thời những thông
tin từ cấp dưới, từ đó có những chính sách chiến lược điều chỉnh phù hợp, đồng
thời cũng tạo ra sự ăn khớp giữa các phòng ban liên quan, nâng cao được hiệu
quả trong kinh doanh. Điểm yếu duy nhất của công ty vẫn là tình trạng thiếu
vốn, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều tới việc đưa ra các quyết định, sách lược
của ban giám đốc.
2.2. Tình hình kinh doanh của công ty.
2.2.1. Tình hình công tác đào tạo -phát triển nguồn nhân lực ở công ty
Về tổ chức quản lý đào tạo- phát triển nguồn nhân lực của công ty phụ
thuộc vào tổ chức bộ máy hành chính của công ty, khối quản lý hành chính sự
nghiệp, khối sản xuất kinh doanh (xí nghiệp, tổ thi công...)
Về quan điểm chủ trương: Các công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của công ty được quản lý thống nhất trong toàn công ty và tổ chức thực hiện
theo phân cấp, trong đó ban giám đốc là cơ quan quản lý cao nhất có trách
nhiệm quản lý thống nhất trong toàn công ty và tổ chức thực hiện theo phân cấp.
Phòng tổ chức là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ này. Các

đơn vị thuộc khối quản lý và sản xuất kinh doanh có trách nhiệm xác định nhu
cầu đào tạo và chi phí kế hoạch đào tạo lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu
công tác và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty trong những
năm qua được tổ chức thực hiện như sau:
Về mặt hình thức: Công ty đã tiến hành thực hiện theo các hình thức đào
tạo phong phú đa dạng như: đào tạo cơ bản ngắn hạn, đào tạo tập trung, đào tạo
tại chỗ, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ các chuyên ngành. Điều này được thể
hiện rõ trên bảng sau:
Bảng 1: Kế hoạch đào tạo và sử dụng nhân lực quý I của năm 2009.
ĐVT: Người
Số lượng Thời gian Kinh phí
Tổng cộng 50 50 0
I CB QL KT 200 0
1 CB QL 41 0 8 2 8000
2 CB KT 76 14
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch
Bảng 2: Kết quả công tác đào tạo trong những năm qua.
ĐVT: Người
Năm
Hình thức dào tạo
2005 2006 2007 2008
Kế hoạch
2009
1. Đào tạo tập trung 65 80 100 80 70
2.Ngắn hạn 250 300 400 475 450
3. Bồi dưỡng nghiệp vụ 7 4 9 3 4
4.Bổ túc nâng cao 0 1 0 1 2
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch
Nhìn chung, từ khi có sự đổi mới trong giáo dục - đào tạo, công ty có

những bước tiến vượt bậc cả về quy mô, số lượng và chất lượng trong đào tạo,
việc quán triệt sâu sắc tư tưởng trong công tác đào tạo là rất phù hợp với quả
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, coi sự nghiệp giáo dục – đào tạo
của quốc gia.
* Tình hình lao động của công ty:
Trong điều kiện hiện nay việc quản lý nguồn lao động có ý nghĩa vô cùng to
lớn giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động, tư liệu lao động, và môi
trường lao động sẽ góp phần làm tăng NSLĐ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
doanh nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý lao động, Công
ty đã cố gắng ngày một hoàn thiện công tác quản lý lao động sao cho hợp lý và
đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Công ty là Công ty có khối lượng công việc Sơ đồ sản xuất thuộc hạng
doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản phẩm sản xuất ra mang tính chất đặc thù nên số
lượng cán bộ công nhân viên của Công ty chính thức là 50 người và được chia
ra thành các loại như sau:
* Cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp có 30 người
Với đội ngũ nhân viên tay nghề thành thạo trong công việc đã có kinh
nghiệm trong nhiều năm công tác cho nên những năm gần đây Công ty ngày
càng trên đà phát triển.
* CBCNV quản lý nghiệp vụ.
+ 1giám đốc, 2 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng và 14 cán bộ nghiệp vụ khác.
* Nhân viên khác: Có 17 người trong đó có lái xe, kho và bảo vệ.
* Công ty còn có lực lượng lao động ngoài quỹ lương là các công tác viên,
các nhân viên làm việc theo hợp đồng doanh thu ...
2.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty.
Bất cứ một công ty nào muốn thành lập, tồn tại và phát triển trên thị trường
đều phải có một lượng vốn nhất định để tham gia vào hoạt động kinh doanh
kinh doanh. để không bị thất bại trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty
với nhau , để có chỗ đứng trên thị trường thì công ty phải luôn trú trọng đến
công nghệ, phải biết kịp thời áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện

đại và dây truyền công nghệ, phải luôn luôn đổi mới, mua sắm thêm hoặc nâng
cấp bảo dưỡng máy móc thiết bị …muốn vậy các công ty cần có một lượng vốn
nhất định đủ để có thể làm được điều đó.
Cũng như các công ty khác, công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ GSC
biết rằng để có thể phân phối cho các khách hàng của mình nhiều sản phẩm
hơn với nhiều dịch vụ tốt hơn thì bắt buộc công ty phải chi một lượng tiền
không nhỏ cho hoạt động này. Muốn vậy công ty cổ phần máy tính và
GSCcần phải xem xét và đánh giá xem khả năng tài chính của mình như thế
nào.
Bảng 3 : Tài sản và doanh thu trong năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị: Đồng
STT chỉ tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008
1 Tổng tài sản 26.065.861.449 29.573.084.021 26,268,398,883
Tài sản lưu động 14.685.540.906 17.030.487.772 18.469.787.054
2 Doanh thu 33.460.542.705 29.416.246.025 28,035,436,346
Nguồn: báo cáo tổng hợp của công ty Cổ phần GSC .
Chúng ta có thể thấy khả năng tài chính của Cổ phần Thương mại và dịch
vụ GSC là rất khả quan, toàn công ty có tổng tài sản năm 2006 lên đến
26.065.861.449 (đồng) và vào năm 2007 đã lên đến 29.573.084.021 (đồng) và
đến năm 2008 là 26,268,398,883 (đồng). Công ty có thương hiệu chính vì vậy
công ty co nhiều thế mạnh cũng như những tiềm năng phát triển thị trường của
công ty trong giai đoạn hiện tại cũng như những năm tiếp theo là rất lớn. Công
ty đang trên đà phát triển. nhìn vào bảng trên ta có thể thấy doanh thu của công
ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ GSC đang giảm dần. Nguyên nhân do công
ty chưa thực sự chú trọng đến khâu tiêu thụ ngoài ra còn nguyên nhân quan
trọng nữa đó là đối thủ cạnh tranh của công ty ngày càng đông đảo và lớn mạnh.
2.2.3. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm từ

×