Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG DẦU B12 QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.72 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG DẦU B12 QUẢNG NINH :
I. Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CẢNG DẦU B12 :
Tên cơ sở : Công ty xăng dầu B12, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
Địa điểm cơ quan: Đường Cái Lân, Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long, Tỉnh
Quảng Ninh.
Nằm ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp nhận và vận chuyển hàng, cảng dầu
B12 xây dựng từ năm 1968 và đưa vào khai thác từ năm 1972 là đầu mối
tiếp nhận hầu hết các loại xăng dầu nhập ngoại (hoặc từ nhà máy lọc dầu
Dung Quất trong tương lai ) bằng các tầu trọng tải 10.000-30.000 DWT và
thông qua hệ thống chuyển tiếp nội địa bằng đường ống, các loại tàu vận tải
dưới 3000 DWT, đường sắt ... để cung cấp toàn bộ các loại xăng dầu cho
vùng từ Thanh Hoá trở ra. Riêng dầu mazut (FO), xăng ZA1 thì cung cấp cho
cả Nghệ An và Hà Tĩnh. Hệ thống vận chuyển xăng dầu bằng đường ống dài
260 km, chạy xuyên từ cảng B12 (Quảng Ninh) đến Hải Phòng, Hải Dương,
Hà Nội, Hà Nam với tổng số hơn 500 km đường ống đường kính D150 –250
mm và hệ thống kho chứa 200.000 m3, bơm tăng áp đến 64
kg/cm2.Khối lượng chuyển tiếp nội địa bằng đường ống chiếm trên 60%
tổng hàng nhập qua cảng B12.
Công suất thiết kế ban đầu của cảng là 1 triệu tấn/năm. Sau các đợt
nâng cấp cải tạo, hiện tại cảng có đủ khả năng tiếp nhận tàu trọng tải
20.000 – 30.000 DWT và công suất tính toán của bến là 1,3 triệu tấn/năm.
Cảng B12 gắn liền với hệ thống phía sau khá lớn, chất lượng các công trình
và thiết bị sau các đợt cải tạo và nâng cấp còn khá tốt.
Trong những năm qua, cảng dầu B12 đã tiếp nhận lượng hàng hoá 0,6 –
0,8 triệu tấn/năm. Năm 1996, cảng tiếp nhận gần 1 triệu tấn xăng dầu đạt
11
80% công suất thiết kế. Tuy chưa khai thác hết năng lực, hàng năm việc khai
thác kinh doanh cảng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế lớn, đạt các chỉ tiêu giao
nộp ngân sách Nhà nước từ các nguồn thuế, các phí hàng hải với mức cao.
Với nhịp độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, nhu cầu xăng dầu cho các
tỉnh phía Bắc hàng năm cũng sẽ tăng 12%. Năm 2000, lượng xăng dầu bốc


rót qua cảng B12 ước tính đạt 1,8 triệu tấn/năm và năm 2005 là 2 triệu
tấn/năm. Đến năm 2010, lượng dầu tiêu thụ thông qua cảng ổn định ở mức
3,1 triệu tấn/năm. Mặt khác, phần lớn các đội tàu chở dầu trên thế giới và
trong khu vực có trọng tải từ 18.000 đến 30.000 DWT và lớn hơn. Vì vậy, để
tiếp nhận tàu chở dầu trọng tải 30.000 DWT an toàn, bến phao cảng cần
phải được cải tạo sửa chữa và nâng cấp.
II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG DẦU B12:
II.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực :
II.1.1) Điều kiện tự nhiên :
Cảng dầu B12 (Quảng Ninh) nằm cách phà Bãi Cháy 500 m, ở vào vị trí
kín gió, trên vịnh Hạ Long. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,5 độ C ; nhiệt
độ trung bình năm là 26,4 độ C vào tháng 7 và thấp nhất là 15 độ C vào
tháng 1.
Lượng bức xạ lý tưởng trong năm lớn hơn 200Kcal/cm2 ; tháng ít nhất
cũng là 10 Kcal/cm2. Một năm ở khu vực Bãi Cháy có 1.600 đến 1.800 giờ
nắng. Biến trình trong năm có hai đỉnh : lớn nhất vào tháng 7, ít nhất vào
tháng 2 và trung bình vào tháng 9.
Khu vực Bãi Cháy chịu ảnh hưởng của gió mùa ; hướng Bắc 17,23% ;
hướng Đông Bắc 11,21% và hướng Đông Nam 16,84%. Tốc độ gió lớn nhất
22
khi có bão là 45m/s ; khi có gió mùa Đông Bắc là 28m/s. Hướng gió Bắc và
Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Hướng gió Đông
Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8.
Theo số liệu thống kê bão và áp thấp nhiệt đới dọc bờ biển Việt Nam
trong 29 năm (1964 -1982), tần suất đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh và
thành phố Hạ Long là 28% số cơn bão đổ bộ vào toàn quốc. Số các cơn bão
đổ bộ vào các nơi khác nhưng ảnh hưởng đến Quảng Ninh là 5-6 trận/năm.
Thời gian có bão đổ bộ từ tháng 6 đến tháng 10. Tốc độ gió lớn nhất đạt
20m/s. Bão thường gây mưa kéo dài 3-4 ngày. Lượng mưa thường trên 200
mm.

Mùa mưa trung bình từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình
năm là 2274 mm ; trong đó lượng mưa lớn nhất trong tháng là 463,7 mm
vào tháng 8 và nhỏ nhất trong tháng là 18,2 mm vào tháng 1.
Khu vực cảng có chế độ nhật triều thuần nhất.Trong những năm triều
yếu, mực nước lớn nhất là +3,92 m, mực nước nhỏ nhất là +0,40 m. Trong
những năm triều mạnh, mực nước lớn nhất là +4,46 m, mực nước nhỏ nhất
là -0,11 m. Biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,10 m. Ngoài ra mực
nước triều còn phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như gió, bão .v.v... Sóng cao
nhất trong khu vực này là 0,52 m, theo hướng Bắc . Phần lớn sóng lặng,
chiếm tần suất 94,4%.
Trong toàn bộ khu vực dòng chảy diễn biến khá phức tạp, phụ thuộc địa
hình từng điểm.Tại vị trí tàu chở dầu đậu, tốc độ dòng chảy lên tới 1,34m/s.
Trong lúc đó, tại vịnh Hạ Long dòng chảy trung bình đạt 0,10 đến 0,15 m/s.
Vùng nước cảng dầu B12 khai thác nằm trong vùng cảng đường kính
600 m, có độ sâu trên 14 m, luồng dẫn tàu độ sâu trên 7,5 m. Như vậy, điều
kiện tự nhiên khu vực cảng B12 thuận lợi cho việc xây dựng phát triển bến
tiếp nhận và bơm dầu từ các tầu 20.000 DWT đến 30.000 DWT.
33
II.1.2) Điều kiện kinh tế -xã hội khu vực cảng dầu B12:
*Một số đặc điểm quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế-xã hội
khu vực :
Thành phố Hạ Long mà trung tâm là Bãi Cháy và Hòn Gai là đô thị loại 3
mới được nâng cấp từ năm 1994. Do có sẵn tiềm năng về kinh tế và vị trí nên
thành phố Hạ Long trở thành một trong 3 thành phố trung tâm tam giác
tăng trưởng kinh tế : Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long
có nhiều chức năng quan trọng như : Trung tâm văn hoá chính trị kinh tế
của tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm du lịch với vịnh Hạ Long được UNESCO
công nhận là di sản văn hoá thế giới, đầu mối giao thông và thương mại
vùng Đông Bắc ... Thành phố Hạ Long còn có vị trí quan trọng về quốc phòng
và an ninh quốc gia.


Thành phố Hạ Long bao gồm bốn khu vực chính trong đó khu vực Bãi
Cháy mở rộng chủ yếu dành cho du lịch và khu dân cư mới. Ngoài ra trong
khu vực còn một số công trình giao thông quan trọng như sân bay Minh
Thành, ga Hạ Long, hồ Yên Lập ... Phía biển bao gồm cả vịnh Hạ Long và đảo
Tuần Châu. Khu vịnh phía Cửa Lục gồm cảng Cái Lân và khu vực hậu cần cho
cảng với diện tích 150-300 ha, khu chế xuất Cái Lân với cảng thép, tổng diện
tích chiếm 150 ha. Khu công nghiệp tập trung và kỹ thuật cao tại Hoành Bồ ;
khu công nghiệp vật liệu xây dựng tại khu vực Giếng Đáy. Hòn Gai là Trung
tâm chính trị của tỉnh, tập trung các cơ sở thương mại, dịch vụ, công trình
công cộng và dân cư. Khu Cẩm Phả là nơi khai thác, sàng, tuyển và xuất khẩu
than.
44
* Đặc điểm kinh tế-xã hội khu vực cảng dầu B12 :
Các cảng tổng hợp Cái Lân, cảng tổng hợp nhà máy thép, cảng dầu B12 ...
nằm trong phạm vi vịnh Hạ Long có vùng nước sâu , được che chắn tốt. Cảng
Cái Lân mới chỉ có một bến cho tàu 10.000 DWT. Hiện tại, tổng sản lượng
cụm cảng Quảng Ninh 5,5 triệu tấn/năm, chủ yếu là vận chuyển than, dầu.
Theo Dự án quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến
năm 2010 của Bộ giao thông vận tải năm 1995, trong giai đoạn đến năm
2000, tại cảng Cái Lân sẽ xây dựng thêm 1571 m bến cập tàu cho công suất
bốc dỡ lên 4 triệu tấn/năm. Đến năm 2010, phát triển hoàn chỉnh bến cảng
Cái Lân, mở thêm khu mới Sa Tô và khu đối diện hòn Ghềnh Táu để tàu
40.000 DWT cập bến và nâng sản lượng bốc, xếp lên 20,1 triệu tấn/năm.
Trong khu vực sẽ xây dựng nhà máy thép và cảng của nó với 1070 m bến tàu.
Cảng dầu sẽ di chuyển về phía hòn Ác, công suất xấp xỉ 4 triệu tấn/năm, hoặc
về Hòn Vều (phía Nam vịnh Hạ Long).

Luồng tàu Cửa Lục -Hòn Một nằm trong vịnh Hạ Long, trên một đoạn dài
khoảng 11 km. Độ sâu trung bình 7,5 đến 8,0 m, rộng 60 m. Đây là tuyến duy

nhất của các tàu lớn ra vào các cảng khu vực Hòn Gai - Bãi Cháy. Do ít chịu
ảnh hưởng của phù sa sông nên mức độ bồi lắng ở đây thấp, hệ số bồi lắng
từ 0,05 đến 0,1. Nhưng từ trước tới nay luồng này chỉ phục vụ cho tàu 4000
đến 5000 DWT ra vào cảng Hòn Gai và 10.000 DWT ra vào cảng Cái Lân, cho
nên tàu dầu có trọng tải lớn hơn đều phải chờ nước triều lên cao mới ra vào
được đoạn luồng này. Trong tương lai, luồng Hòn Một-Cửa Lục cần nạo vét
đến đáy 10,6 m để tàu 30.000 DWT ra vào, luồng Cửa Lục-Cái Lân nạo vét
đáy từ 7,7 m đến 8,0 m để tàu 15.000-20.000 DWT vào cảng.
Phà Bãi Cháy là đầu mối giao thông chính của Quảng Ninh, nối khu vực Bãi
Cháy với Hòn Gai. Tại đây có 4 phà tự hành hoạt động liên tục suốt ngày đêm
với sức tải trung bình 500-600 lượt xe ô tô/ngày đêm.
55
Khu vực Bãi Cháy hiện nay là trung tâm du lịch và các dịch vụ thương
mại với hàng chục khách sạn. Hàng ngày tại đây đón nhận hàng nghìn lượt
khách đến tham quan vịnh Hạ Long và tắm biển.
Bến tàu du lịch có hàng chục chiếc hoạt động liên tục để đưa khách du
lịch tham quan vịnh. Ngoài ra trong khu vực Cửa Lục và vịnh Hạ Long có
hàng trăm tàu, thuyền máy, sà lan hoạt động vận chuyển than, dầu, hàng
hoá, buôn bán, đánh bắt hải sản .v.v...
II.2. Thực trạng môi trường tại cảng dầu B12 Quảng Ninh:
II.2.1. Chất lượng môi trường nước khu vực vịnh Hạ Long-Cửa Lục :
Hiện nay ven bờ vịnh Hạ Long đang hình thành chuỗi các điểm dân cư
tập trung có chức năng đô thị khác nhau, nhưng đang đều tiến dần đến việc
hình thành đô thị lớn là thành phố Hạ Long. Bãi Cháy là nơi có chức năng du
lịch, thương mại, công nghiệp cản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ . Trong
tương lai, ở đây sẽ xuất hiện thêm các khu công nghiệp chất lượng cao, khu
chế xuất Hoành Bồ.

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước hiện nay đối với khu vực vịnh
Hạ Long là nước thải sinh hoạt khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả, nước thải sinh

hoạt khu vực Bãi Cháy, phế thải từ các tàu bè đi lại trong vịnh và đặc biệt là
các hoạt động vận chuyển, bốc dỡ xăng dầu và các chế phẩm xăng dầu, các
tàu bán xăng dầu di động trong khu vực vịnh .v.v... Tải lượng các nguồn thải
này hiện nay đang ở mức thấp nhưng do quá trình tự làm sạch và lan truyền
chất bẩn trong vịnh bị hạn chế nên các chất bẩn này có xu thế tích tụ, làm
cho nồng độ của chúng trong nước có chiều hướng tăng lên.
66

Các số liệu quan trắc môi trường của Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trường
Đô Thị và Công Nghiệp (CEETIA), Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội tại Hạ
Long năm 1996 và các số liệu nghiên cứu trước đây của Trung Tâm Quản Lý
và Kiểm Soát Môi Trường Tổng Cục Khí Tượng và Thuỷ Văn cho thấy nhìn
chung nước biển Hạ Long trong hơn các vùng khác, độ đục từ 5 đến 15 NTU.
Các chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ ô nhiễm chất hữu cơ như DO, COD, BOD ...
đều nằm trong giới hạn cho phép. Trong vùng Cửa Lục, giá trị trung bình của
DO là 6,0 mg/l, của COD là 32 mg/l, của BOD là 5,0 mg/l. Ở một số điểm chịu
ảnh hưởng trực tiếp nước thải bẩn thì giá trị nồng độ chất bẩn có tăng lên.
Tuy nhiên về mùa lũ, do hiện tượng rừng đầu nguồn bị phá, nước chảy về
làm cho độ đục vùng Cửa Lục tăng lên. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay
bãi tắm Bãi Cháy đang được thi công san lấp. Đất đổ đã gây cho nước vùng
bờ đục lên. Trong vùng vịnh, DO có xu thế tăng đến 8,0 mg/l; COD dao động
từ 1,0 đến 7,0 mg/l; BOD từ 0,5 đến 4,0 mg/l. Như vậy, vùng biển vịnh Hạ
Long có biểu hiện bị ô nhiễm chất hữu cơ nhưng ở mức độ thấp và phạm vi
hẹp.
Các hoạt động sản xuất, đi lại của tàu bè làm cho hàm lượng một số kim
loại nặng trong nước tăng lên. Đồng(Cu) trong nước biển khu vực Cửa Lục
ở mức báo động, xấp xỉ nồng độ giới hạn cho phép. Theo số liệu quan trắc
môi trường khu vực thành phố Hạ Long của trạm quan trắc môi trường
CEETIA năm 1996 và đầu năm 1997, tại một số thời điểm hàm lượng chì
(Pb) tăng hơn nồng độ giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ dùng làm

bãi tắm theo quy định của TCVN 5943-1995. Hàm lượng kẽm (Zn) nhỏ hơn
nồng độ giới hạn cho phép. Trong vịnh, nồng độ kim loại nặng lại thấp hơn
nồng độ giới hạn cho phép nhiều lần. Theo các số liệu của Phân Viện Hải
Dương Học Hải Phòng thuộc Trung Tâm Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ
Quốc Gia, trong mùa mưa năm 1994, hàm lượng Cu là 0,011 mg/l, Pb là
0,021 mg/l, Hg <0,00001 mg/l, Cd là 0,0002 mg/l.
77
Các hoạt động của bến cảng, tàu bè ... làm cho hàm lượng dầu trong
nước biển tăng, vượt tiêu chuẩn hàm lượng dầu cho phép đối với nước biển
nuôi trồng thuỷ sản (0,05 mg/l). Nước trong vịnh đang bị ô nhiễm dầu ở
mức độ khác nhau. Theo báo cáo của Trung Tâm Quản Lý và Kiểm soát Môi
Trường (Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn), do không kiểm soát chặt chẽ việc
xả các chất thải có dầu xuống biển, 14% diện tích mặt nước vịnh có hàm
lượng dầu từ 0,3 đến1,0 mg/l, 86% diện tích có hàm lượng dầu dưới 0,3
mg/l. Các số liệu phân tích của Phân Viện Hải Dương Học Hải Phòng cho
thấy vào mùa mưa năm 1994, trên tầng mặt hàm lượng dầu là 0,170 mg/l
còn ở tầng đáy là 0,150mg/l.
Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái đặc biệt ven biển Việt
Nam. Tại khu vực Hạ Long, rừng ngập mặn chiếm diện tích không đáng kể,
chúng phân bố ở khu vực ven cảng Cái Lân. Bãi triều ở đây khá bằng phẳng,
kéo dài, vịnh lại kín nên động lực của sóng bị giảm, khi vào bờ trở nên rất
yếu. Nền đáy ở đây dạng phù sa bồi tụ, cấu trúc hạt mịn, khá giàu chất dinh
dưỡng. Lớp trầm tích có màu xám, xám đen, PH dao động từ 7 đến 8, hàm
lượng cacbon hữu cơ tương đối cao từ 1,5 đến 2,0% ; đôi chỗ tích tụ sun
phua, có mùi lưu huỳnh. Môi trường trầm tích nhìn chung yếm khí. Hệ thực
vật ở đây phong phú, tạo thành rừng một tầng. Thực vật trong rừng ngập
mặn thường là cây bụi, cây thân gỗ.
Trong vịnh Hạ Long có nhiều san hô. Các kết quả bước đầu nghiên cứu
Hệ sinh thái san hô cho thấy, có khoảng 100 loài , trong đó 80 loài thuộc
dạng Seleractinians và 20 loài thuộc dạng Alcyonarians đã được ghi nhận.

Ngoài san hô, hợp phần cơ bản tạo nên hệ sinh thái, các sinh vật khác trong
hệ sinh thái san hô cũng rất phong phú. Các quần thể san hô biển có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với môi trường sinh thái của các loài cá biển. Hệ
88
sinh thái san hô rất nhạy cảm đối với tác động của các yếu tố tự nhiên như
bão, gió, nước lũ, nhiệt độ ... hoặc của con người như gây ô nhiễm, nổ mìn ...
Trên cơ sở tìm hiểu hiện trạng môi trường và hệ sinh thái khu vực vịnh
Hạ Long-Cửa Lục, cho thấy điều kiện tự nhiên trong vịnh không cho
phép thải vào vịnh một lượng chất thải lớn. Hiện nay nước biển ven
bờ đang có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi dầu và một số kim loại nặng do
hoạt động của các cảng, bến tàu, tàu thuyền đi lại ...Trong trường hợp
xảy ra sự cố, hậu quả về môi trường sẽ tồn tại trong một thời gian
dài. Do vậy, song song với việc khai thác tiềm năng của khu vực cần
phải có biện pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường.
II.2.2. Thực trạng môi trường tại cảng dầu B12 Quảng Ninh:
II.2.2.1. Ô nhiễm không khí trong quá trình bơm xuất, nhập xăng dầu:
Theo các định mức tạm thời số 758/VT-QD năm 1986 của Bộ Vật Tư (nay
là Bộ Thương Mại) trong quá trình bơm nhập xăng dầu tại cảng, lượng xăng
bay hơi cho phép là 0,6%. Tuy nhiên để tiết kiệm, các trang thiết bị xuất nhập
xăng dầu đã được cải tiến và hiên đại hóa, thực tế lượng hao hụt xăng dầu
trong quá trình xuất nhập tại các kho cảng trong cả nước nói chung và tại
cảng dầu B12 nói riêng nằm ở mức 0,2-0,4%. Hơi xăng khuếch tán vào môi
trường không khí sẽ tăng lên ở nhiệt độ cao. Khi lan truyền trong môi
trường không khí, hơi xăng chứa các loại hydrocacbon nhẹ như metan,
butan, sunfua hydro ...sẽ gây ô nhiễm môi trường.Giới hạn nhiễm độc của các
khí này như sau:
+Metan: 60-90%
+Propan:10%
+Butan:30%
+Sunfua hydro:10ppm


99
Nồng độ hơi xăng dầu 45% gây ngạt thở do thiếu oxy. Ngoài ra đối với
một số người nhạy cảm, xăng dầu còn gây tác động trực tiếp lên da, gây ra
các bệnh ngoài da.

Trong hơi xăng dầu còn có sự hiện diện của chì. Khi vào cơ thể, 30-40%
chì sẽ đi vào máu. Chì bắt đầu gây nguy hiểm khi nồng độ của nó trong máu
vượt quá 200-250mg/l.

Khu vực cảng và kho xăng dầu B12 nằm cao hơn mực nước biển 40 m.
Kho đặt ở bìa núi, độ cao ngọn núi cao nhất trong khu vực ở phía Tây Bắc
kho cảng là 141,2 m. Trong khu vực cảng và kho hoàn toàn trống trải, cây
xanh thấp và ít. Cảng nằm dọc theo hướng Bắc-Nam và Đông Bắc-Tây Nam.
Phía Đông và Đông nam là biển. Phía cuối cảng hướng Đông Bắc là đồi thấp,
trên đồi có nhiều nhà dân. Địa hình có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố nồng
độ các chất độc hại trong không khí. Nguồn thải chính gây ô nhiễm không khí
trong khu vực là xăng bay hơi trong quá trình xuất nhập xăng dầu từ trạm
bơm chính và trạm bơm hố van . Ngoài ra lượng dầu rơi vãi trong khu vực
kho khi làm vệ sinh các bể chứa, lượng dầu tồn đọng trong các hố ga ... khi
bốc hơi cũng có thể làm tăng nồng độ hơi xăng dầu trong khu vực. Thành
phần chủ yếu của các nhiên liệu lỏng vận chuyển qua cảng là hydrocacbon,
ngoài ra còn có lưu huỳnh(S), chì(Pb). Ngoài ra nguồn phụ gây ô nhiễm còn
là sản phẩm đốt cháy nhiên liệu của các tàu và sà lan.

Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trường Đô Thị và Khu Công Nghiệp (CEETIA),
Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội đã tiến hành hai đợt khảo sát môi trường
không khí tại khu vực cảng dầu B12. Đợt 1 vào các ngày 24 và 25/5/1995.
Đợt 2 tiến hành vào các ngày 16 và 17/4/1997.


Vị trí lấy mẫu khí, phụ thuộc vào điều kiện địa hình và thời tiết được
chọn như sau:
1010
*Đợt 1:Trạm bơm chính, Khu bể chứa, Hố van và đồi thấp cuối kho.
*Đợt 2:Trạm bơm chính, Khu bể chứa và Khu dân cư cuối kho.

Các chỉ tiêu phân tích được xác định theo các hướng dẫn của Tổ chức Y
Tế Thế Giới (WHO), Ngân Hàng Thế Giới (WB) và của Tổng Công Ty Xăng
Dầu Việt Nam là CxHy, H
2
S, hơi Pb, CO và SO
2
. Các phương pháp lấy mẫu và
phân tích khí dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN).
Các thiết bị phân tích bao gồm:
*Thiết bị đo vi khí hậu hiện số, loại Thermohydrometer Type 4510 của hãng
TESTO (Cộng Hòa Liên Bang Đức.)
*Khí áp kế xách tay của Nga
*Máy so màu quang phổ UV-VIS HP 8453 hãng Hewlett Packard (Mỹ)
*Máy đo nhanh GX-86 hãng RIKEN (Nhật Bản)
*Máy đo nhanh H2S hãng RIKEN (Nhật Bản)
*Máy đo độ đục 2100-P hãng Hach(Mỹ)
Kết quả phân tích được trình bày trong các bảng sau:
Chất lượng môi trường không khí theo các chỉ tiêu ô nhiễm xăng dầu
tại khu vực cảng B12 đợt khảo sát ngày 24 tháng 5 năm 1995 (Bến
phao cảng chưa sửa chữa , cải tạo) :
Giờ
đo
Địa

điểm
SO
2
mg/
m3
CxHy
mg/
m3
H
2
S
mg/m
3
Hơi Pb
mg/m3
Ghi chú
1111

×