Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 1_KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG_MẪU NGANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 34 trang )

Trường TH

I.

Ngày soạn: ..../....../2020
CHỦ ĐỀ 1: MĨ THUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG
(Thời lượng: 1 tiết)
Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nhận biết được mĩ thuật có ở xung quanh và được tạo bởi những đối tượng
khác nhau.
- Nhận biết được một số đồ dùng, công cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo
trong môn học.
- Biết cách bảo quản, sử dụng một số đồ dùng học tập.
II.
Chuẩn bị
- Sản phẩm mĩ thuật (mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng) từ nhiều chất
liệu khác nhau.
- Giấy, bút chì, đất nặn, màu sáp, màu dạ, màu nước, vật liệu tái sử dụng...
* Chuẩn bị dụng cụ cho học sinh thực hành: Giấy, giấy màu, đất nặn, tẩy, màu
các loại….
III. Tiến trình dạy – học
* Khởi động: Cho học sinh tham gia trò chơi “Em là họa sĩ”. Giáo viên triển
khai trò chơi (Giáo viên bật nhạc và cho học sinh thể hiện một hình vẽ đơn giản
vào bảng con. Hết nhạc học sinh sẽ đưa bảng con tác phẩm của mình lên cho cả
lớp quan sát. Không đánh giá.)
- Giáo viên giới thiệu vào bài.
1. Hoạt động 1: Sản phẩm mĩ thuật
* Mĩ thuật tạo hình
- Giáo viên giới thiệu mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng khi cho học sinh quan


sát sgk trang 6 và gợi ý cho học sinh:
+ Sản phẩm thể hiện hình ảnh gì? (Có thể hỏi cụ thể từng hình ảnh. Vd: bức tranh
“Em học vẽ vẽ hình gì?...)
+ Sản phẩm được làm như thế nào? (nặn, vẽ…
+ Sử dụng chất liệu gì để tạo nên được sản phẩm? (đất nặn, màu…)
* Mĩ thuật ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh quan sát sgk trang 7 để tìm hiểu về sản phẩm mĩ thuật ứng
dụng:
+ Các sản phẩm được tạo bằng gì?
+ Màu sắc của sản phẩm?
GV:


Trường TH

- Giáo viên giải thích thông qua sản phẩm mình họa: Sản phẩm mĩ thuật tạo hình là
sản phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc thể hiện lại sự vật, thiên nhiên, con
người… Sản phẩm mĩ thuật ứng dụng là sản phẩm cũng được thể hiện bằng đường
nét, màu sắc… nhưng có thể ứng dụng vào cuộc sống như trang trí nhà cửa, góc
học tập…
2. Hoạt động 2: Mĩ thuật do ai tạo nên
- Giáo viên cho học sinh quan sát sgk trang 8 - 9 và đặt câu hỏi:
+ Những ai có thể sáng tạo ra các sản phẩm mĩ thuật?
+ Lứa tuổi nào có thể thực hiện được các sản phẩm mĩ thuật?
- Giáo viên có thể cho học sinh đóng vai làm họa sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà điêu khắc…
để học sinh hiểu nhân vât đó sáng tạo ra sản phẩm mĩ thuật như thế nào.
- Giáo viên kết luận:
Mĩ thuật dành cho mọi người, mọi lứa tuổi.
3. Hoạt động 3: Đồ dùng trong môn học


- Giáo viên chuẩn bị dụng cụ cho học sinh và yêu cầu các nhó thảo luận:
+ Nhóm em có những dụng cụ gì?
+ Dụng cụ đó được sử dụng như thế nào?
+ Em thường hay sử dụng dụng cụ học tập nào để tạo ra sản phẩm?
- Giáo viên mời đại diện học sinh phát biểu theo nhóm.
- Giáo viên có thể cho học sinh thực hiện theo cá nhân một sản phẩm từ những đồ
dùng học tập đã chuẩn bị sẵn.
- Có thể cho học sinh giới thiệu về sản phẩm của mình. ( nếu còn thời gian) hoặc
giáo viên nhận xét riêng học sinh trong quá trình học sinh thực hiện và yêu cầu học
sinh về nhà hoàn thiện nếu sản phẩm chưa xong.
- Giáo viên giáo dục học sinh giữ gìn dụng cụ học tập và không viết vẽ bậy thông
qua trò chơi “Em giỏi” để giáo dục học sinh cất đồ đúng nơi quy định và dọn dẹp
sạch sẽ nơi học tập của mình. (Giáo viên cho từng nhóm cngf cất đồ dùng học tập
và dọn dẹp rác nơi bàn của mình).
- Giáo viên dặn dò chuẩn bị cho chủ đề 2: Sáng tạo từ những chấm màu.
HÌNH THAM KHẢO CỦA CHỦ ĐỀ 2
GV:


Trường TH

Ngày soạn: ..../....../20....
CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU
(Thời lượng: 4 tiết)
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh sẽ:
- Tạo được chấm màu bằng nhiều cách khác nhau.
- Biết sử dụng chấm màu để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm.
- Thực hiện được các bước để làm sản phẩm.
GV:



Trường TH

II. Chuẩn bị
* Giáo viên:
- Sản phẩm mĩ thuật có sử dụng chấm màu (ly, bình hoa, quần áo…)
- Giấy, màu sáp, màu dạ, màu nước (nếu có), tăm bông...
* Học sinh:
- Giấy a4, màu sáp, màu dạ…
- Đồ vật tái chế (ly nhựa, chai nhựa, đĩa nhựa...), giấy màu.
- Một số loại hạt, bìa cứng, keo sữa…
III. Tiến trình dạy - học:
 Khởi động: Cho học sinh tham gia trò chơi “Những chấm tròn đáng yêu”.
Giáo viên triển khai trò chơi (Giáo viên hát, câu hát có những màu nào học sinh sẽ
chấm màu đó vào giấy của mình. Vd: GV hát: một màu xanh xanh chấm thêm màu
vàng... Học sinh sẽ chấm màu xanh và vàng.)
- Giáo viên giới thiệu vào bài.
1. Hoạt động 1: Quan sát

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trang 12, đặt câu hỏi:
+ Những chấm màu xuất hiện ở đâu?
+ Ngoài những hình ảnh ở sách em còn thấy những chấm màu ở đâu?
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh sgk trang 13 và 1 bức tranh nét không
chấm màu. Yêu cầu học sinh so sánh 2 bức tranh.
+ Em thích cách thể hiện nào hơn? Vì sao?
+ Nhiều chấm màu đặt cạnh nhau có tạo nên mảng màu không? (Chỉ vào hình cuối)
- Giáo viên kết luận:
* Chấm màu xuất hiện nhiều trong tự nhiên, cuộc sống, có nhiều màu sắc khác
nhau.


GV:


Trường TH

* Trong mĩ thuật chấm màu được sử dụng để tạo nên sự sinh động.
2. Hoạt động 2: Thể hiện
- Giáo viên cho học sinh quan sát sgk trang 14.
- Giáo viên thị phạm bằng màu sáp, màu dạ bằng 2 cách
* Thị phạm lần 1: Chấm 3 chấm cùng màu giống nhau và đặt câu hỏi:
+ Các chấm này có giống nhau và lặp lại không?
Thị phạm lần 2: Giáo viên chấm màu xen kẽ theo 2 màu.
+ Hình thức chấm này có khác với chấm màu ở trên không? (So sánh hai cách
chấm màu)
- Giáo viên tóm tắt:
 Hình thức sắp xếp những chấm màu theo cách 1 gọi là nhắc lại.
 Hình thức sắp xếp những chấm màu theo cách 2 gọi là xen kẽ.
- Giáo viên cho học sinh quan sát sgk trang 15 và trao đổi về cách sắp xếp các
chấm màu:
+ Có phải các chấm màu đỏ được sắp xếp liên tiếp không?
+ Chấm vàng ở vị trí nào trong bông hoa?
- Giáo viên kết luận: Sử dụng các cách sắp xếp chấm màu khác nhau sẽ tạo nên sự
sinh động cho sản phẩm.
- Giáo viên cho học sinh thực hành cá nhân hoặc nhóm đôi.
- Giáo viên hướng dẫn từng học sinh hoàn thiện sản phẩm theo các cách đã giới
thiệu.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.
- Căn cứ vào những chấm màu học sinh vừa thực hiện, giáo viên cho học sinh trả

lời câu hỏi:
+ Em đã dùng những hình thức nào để sắp xếp chấm màu?
- Giáo viên mời đại diện học sinh phát biểu theo nhóm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
- Giáo viên cho học sinh quan sát phần tham khảo sgk trang 15: Trang trí một đồ
vật bằng hình thức chấm màu.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số đồ vật, hình minh họa một số đồ dùng,
quần áo được trang trí bằng hình thức chấm màu.
- Ngoài những đồ vật đã giới thiệu còn những đồ vật nào trong cuộc sống cũng
được trang trí bằng hình thức chấm màu và cho học sinh chọn đồ vật để trang trí.
- Giáo viên cho học sinh sử dụng giấy màu để trang trí đồ vật tái chế học sinh đã
chuẩn bị, hoặc sử dụng các loại hạt để tạo sản phẩm (tùy sự lựa chọn của học sinh).
GV:


Trường TH

- Giáo viên mời học sinh giới thiệu về bài thực hành của mình theo gợi ý:
+ Em sử dụng cách nào để tạo chấm màu?
+ Em sắp xếp các chấm màu theo hình thức nào?
- Giáo viên giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thông qua việc tái sử dụng và hạn
chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần.
- Giáo viên kết luận và dặn dò chuẩn bị dụng cụ cho chủ đề sau. Chủ đề 3: Nét vẽ
của em.

HÌNH THAM KHẢO CỦA CHỦ ĐỀ 2

GV:



Trường TH

Ngày soạn:…./…./2020
CHỦ ĐỀ 3: NÉT VẼ CỦA EM
(Thời lượng: 3 tiết)
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh sẽ:

GV:


Trường TH

- Bước đầu nhận biết yếu tố nét trong cuộc sống và trong sản phẩm mĩ thuật.
- Mô phỏng, thể hiện được yếu tố nét có kích thước khác nhau.
- Sử dụng nét để vẽ và dùng nét trong trang trí, vận dụng được nét để tạo nên
sản phẩm mĩ thuật.
II. Chuẩn bị
- Một số tranh, ảnh về con vật và đồ vật có sử dụng nét trong trang trí.
- Một số vật thật có sử dụng nét trang trí (mũ, quần áo, lọ hoa...)
- Dụng cụ cho học sinh thực hành: Bút chỉ, màu, giấy a4, giấy màu, keo dán,
đất nặn…
III. Tiến trình dạy học:
* Khởi động: Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi lượn sóng theo nhóm.
Giáo viên giới thiệu chủ đề.
1. Hoạt động 1: Quan sát

- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sgk trang 16, quan sát và kể tên các nét mà em
thấy.
- Giáo viên giới thiệu tên và đặc điểm nhận dạng của các nét trong hình.

- Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh minh họa về nét trong cuộc sống trong sgk
trang 16 – 17 (tranh giáo viên đã chuẩn bị).
+ Các nét xuất hiện ở đâu?
+ Trên con vật, đồ vật có những nét nào?
+ Kể tên một số đồ vật, con vật, cảnh vật có xuất hiện nét mà em biết?
- Giáo viên cho học sinh quan sát thêm các vật thật có trang trí nét (hoặc nêu tên
các đồ vật có dùng nét để trang trí trong lớp học.)
* Giáo viên kết luận: Nét xuất hiện nhiều xung quanh chúng ta, nét làm cho đồ vật
thêm sinh động hơn.
2. Hoạt động 2: Thể hiện

GV:


Trường TH

- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sgk trang 18 quan sát hình minh họa những
kiểu nét khác nhau và các cách thể hiện chúng.
+ Em vẽ nét thẳng như thế nào?
+ Em vẽ nét cong như thế nào?
+ Em vẽ nét uốn lượn như thê nào?
+ Làm sao để vẽ được nét thanh, nét đậm?
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng bút màu (sáp, dạ) để vẽ các nét vào giấy A4,
hoặc giáo viên có thể cho học sinh vẽ bằng phấn vào bảng con các nét (Nét thẳng,
Nét cong, Nét uốn lượn, Nét gấp khúc, Nét thanh, Nét đậm…)
- Giáo viên lưu ý cho học sinh vẽ nét thẳng nhẹ nhàng, thả lỏng tay cầm bút, nét
không cần quá thẳng. không sử dụng thước để vẽ, hướng dẫn học sinh sử dụng lực
khi vẽ để được nét thanh, nét đậm, nét to, nét nhỏ…
3 Hoạt động 3: Thảo luận
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận bài vẽ của mình.

+ Em đã vẽ những nét nào?
+ Những nét em đã vẽ có thể trang trí tranh vẽ được không?
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ trong sgk trang 19 và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh có những nét nào?
+ Em có thích bức tranh không?
- Giáo viên kết luận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát phần tham khảo trong sgk trang 20 - 21 về
các bước sử dụng nét để vẽ và trang trí một bức tranh con voi, một số sản phẩm
được trang trí bằng nét.

GV:


Trường TH

- Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng nét để vẽ và trang trí một số đồ vật hoặc con
vật mà mình yêu thích. (Yêu cầu học sinh vẽ hình to, rõ ràng, sử dụng bút màu để
vẽ nét trang trí, không tô màu.)
- Hướng dẫn học sinh giới thiệu sản phẩm của mình theo các gợi ý:
+ Em đã vẽ những con vật, đồ vật nào?
+ Em đã sử dụng những nét gì để trang trí?
- Có thể cho học sinh đánh giá sản phẩm của các bạn khác trong lớp (trong nhóm).
Giáo viên nhận xét chung, giáo dục các em giữ gìn đồ vật của mình.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho chủ đề 4: Sáng tạo từ những hình cơ bản.

GV:


Trường TH


HÌNH THAM KHẢO CHỦ ĐỀ 3

Ngày
…/
CHỦ ĐỀ
SÁNG
TỪ
NHỮNG
CƠ BẢN
(Thời

soạn:
…/2020
4:
TẠO
HÌNH
lượng:
4 tiết)

I. Mục tiêu
Sau bài học. học sinh sẽ:
- Biết mô tả hình dạng của các hình cơ bản.
- Bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng từ hình cơ bản đến một số
đồ vật xung quanh.
- Vẽ được đồ vật có dạng hình cơ bản.
- Biết sử dụng hình cơ bản trong trang trí đồ vật đơn giản.
- Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo
GV:



Trường TH

- Sắp xếp được các sản phẩm cá nhân tạo thành sản phẩm nhóm.
- Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, biết chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của
cá nhân, của bạn bè.
II. Chuẩn bị
- Mô hình ba hình cơ bản bằng bìa cứng.
- Một số hình minh họa các đồ vật có dạng hình cơ bản (vật thật nếu có).
- Dụng cụ cho học sinh thực hành: Giấy a4, bút chì, màu, vỏ hộp giấy, giấy màu,
kéo, hồ dán…
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Khởi động: Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi “Vẽ hình vào không gian”
(giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình giáo viên yêu cầu học sinh vẽ bằng ngón tay trỏ
vào bàn tay phải theo tưởng tượng Vd: bánh, mặt trời, mái nhà, cửa sổ….)
- Giáo viên giới thiệu vào chủ đề.
1. Hoạt động 1: Quan sát
Một số hình cơ bản
- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình cơ bản bằng giấy bìa đã chuẩn bị và đặt
câu hỏi:
+ Đây là hình gì?
+ Ngoài những hình trên em còn biết hình nào nữa?
Hình cơ bản có trong tranh vẽ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh Những ngôi nhà trong sgk trang 22.
+ Em hãy kể tên những hình cơ bản có trong bức tranh?
Quan sát vật có dạng hình tam giác
- Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình hình tam giác
+ Hình tam giác có mấy cạnh?
- Giáo viên giới thiệu đặc điểm hình tam giác và cho học sinh quan sát hình minh
hoạ một số đồ vật có dạng hình tam giác trong sgk trang 23.

+ Em hãy kể thêm những đồ vật có dạng hình tam giác mà em biết?
- Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình tam giác:
+ Cách 1: Vẽ nối liền nét.
+ Cách 2: Vẽ rời từng nét.
- Học sinh thực hành vẽ hình tam giác vào giấy A4. (lưu ý học sinh không sử dụng
thước để vẽ)
* Quan sát vật có dạng hình vuông

GV:


Trường TH

- Thông qua mô hình giáo viên giới thiệu đặc điểm của hình vuông. (có 4 cạnh
bằng nhau)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát ảnh minh hoạ một số đồ vật có dạng hình
vuông trong sgk trang 24.
+ Em hãy nêu tên những đồ vật có dạng hình vuông có trong hình?
+ Ngoài ra, em còn thấy những đồ vật nào hình vuông nữa không?
+ Em sẽ vẽ hình vuông như thế nào? (Gọi một học sinh lên bảng vẽ)
- Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình vuông:
Cách 1: Vẽ nối liền nét
Cách 2: Vẽ rời từng nét
- Học sinh thực hành vẽ hình vuông vào giấy A4. (Lưu ý không dùng thước để vẽ).
* Quan sát vật có dạng hình tròn
- Giáo viên giới thiệu về hình tròn và đặc điểm nhận dạng của hình tròn.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình minh họa một số vật có dạng hình tròn và
yêu cầu học sinh phát hiện xung quanh có những vật nào có dạng hình tròn.
- Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình tròn:
+ Cách 1: Vẽ nối liền nét

+ Cách 2: Vẽ rời từng nét
- Học sinh thực hành vẽ hình tròn vào giấy A4. (lưu ý học sinh có thể vẽ chưa tròn,
không gồng cứng khi vẽ)
2. Hoạt động 2: Thể hiện
- Giáo viên cho học sinh quan sát phần tham khảo sgk trang 26 - 27- 28
+ Em sẽ vẽ màu vào hình như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh tập vẽ màu vào hình đã vẽ ở phần trước.
- Yêu cầu học sinh vẽ, xé dán một bức tranh về đồ vật có dạng hình cơ bản.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
- Hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm để thảo luận về sản phẩm của các thành
viên trong nhóm theo gợi ý:
+ Những vật nào có dạng hình tam giác?
+ Những vật nào có dạng hình vuông?
+ Những vật nào có dạng hình tròn?
+ Em thích sản phẩm mĩ thuật nào nhất?
- Giáo viên kết luận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng

GV:


Trường TH

- Giáo viên cho học sinh quan sát phần tham khảo sgk trang 30 - 31 quy trình sử
dụng hình cơ bản để trang trí một lọ hoa từ vỏ hộp giấy.
- Yêu cầu học sinh: Sử dụng hình cơ bản để trang trí một lọ hoa từ vật liệu tái sử
dụng. (có thể làm theo nhóm)
- Giáo viên cho học sinh đánh giá sản phẩm của các nhóm.
+ Nhóm bạn đã sử dụng những hình cơ bản nào để trang trí?
+ Em thích sản phẩm nào nhất?

- Giáo viên giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. (Những vỏ hộp đã qua sử dụng
chúng ta có thể tái sử dụng để trang trí cho ngôi nhà, góc học tập thêm đẹp hơn.)
* Dặn dò học sinh chuẩn bị cho Chủ đề 5: Màu cơ bản trong mĩ thuật.

GV:


Trường TH

HÌNH THAM KHẢO CHỦ ĐỀ 4

GV:


Trường TH

Ngày soạn:…/…/2020
CHỦ ĐỀ 5: MÀU CƠ BẢN TRONG MĨ THUẬT
(Thời lượng: 4 tiết)
I. Mục tiêu
Sau bài học. học sinh sẽ:
- Nhận biết và đọc được tên một số màu cơ bản trên đồ vật, sự vật.
- Bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng đến một số đồ vật, sự vật
có màu cơ bản.
- Biết sử dụng màu cơ bản trong thực hành, sáng tạo.
II. Chuẩn bị
- Bảng màu cơ bản.
- Một số tranh vẽ, đồ vật có màu cơ bản.
- Dụng cụ cho học sinh thực hành: Giấy a4, bút chì, màu, giấy màu, kéo, hồ dán,
đất nặn,...

GV:


Trường TH

 Học sinh có thể chuẩn bị đồ chơi của bản thân để trang trí.
III. Các hoạt động dạy học:
 Khởi động: Giáo viên cho học sinh hát bài: “Hộp bút chì màu” hoặc giáo viên
có thể đọc cho học sinh nghe 3 khổ thơ đầu bài thơ “Sắc màu em yêu”
Em yêu màu đỏ/ Như máu con tim/ Lá cờ Tổ quốc/ Khăn quàng đội viên.
Em yêu màu xanh/ Đồng bằng rừng núi/ Biển đầy cá tôm/ Bầu trời cao vợi.
Em yêu màu vàng/ Lúa đồng chín rộ/ Hoa cúc mùa thu/ Nắng trời rực rỡ.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Trong bài thơ có những màu nào?
- Giáo viên giới thiệu vào bài.
1. Hoạt động 1: Quan sát
Ba màu cơ bản
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sgk và quan sát hình tròn màu trang 32 và nêu câu
hỏi gợi ý:
+ Kể tên ba màu có trong hình tròn?
- Giáo viên chỉ vào hình tròn màu và đọc tên ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam.
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh.
- Giáo viên cho học sinh chọn các bút màu cơ bản trong hộp màu của mình, giơ lên
và đọc đúng tên.
* Màu cơ bản trong tranh vẽ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh Đĩa quả trong sgk trang 32.
+ Em hãy kể tên ba màu cơ bản có trong bức tranh?
+ Ngoài ba màu cơ bản em còn thấy màu nào nữa trong bức tranh Đĩa quả?
- Giáo viên giải thích khái niệm màu cơ bản: là màu gốc để tạo nên những màu
khác. (Giáo viên minh họa sự kết hợp của hai màu cơ bản tạo ra màu khác để học
sinh có thể hình dung, sử dụng mô hình bảng màu làm bằng giấy gương để mình

họa. Vd: lấy màu đỏ kết hợp với màu vàng ra màu da cam.)
* Màu cơ bản trong cuộc sống
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sgk trang 33, 34, 35.
+ Em hãy kể tên những vật nào có màu đỏ?
+ Em hãy kể tên các vật có màu vàng?
+ Em hãy kể tên những vật có màu xanh?
+ Kể thêm các vật có màu đỏ, vàng, xanh lam mà em biết?

GV:


Trường TH

- Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi: “Nhận biết màu?” (Thể lệ trò chơi: Giáo
viên đọc tên sự vật, đồ vật, con vật và yêu cầu học sinh nêu màu tương ứng với sự
vật, đồ vật, con vật đó. Vd: Biển – Xanh lam, Mặt trời: Vàng, đỏ....)
- Giáo viên kết luận: Màu cơ bản có rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta và làm
cho các sự vật, đồ vật thêm đẹp hơn.
2. Hoạt động 2: Thể hiện
- Giáo viên cho học sinh thực hành nội dung vẽ, xé dán hoặc nặn một vật có màu
cơ bản mà em thích. (làm bài cá nhân)
* Lưu ý: Học sinh ít nhất thực hiện vẽ, xé dán hoặc dùng đất nặn đắp nổi một vật
có một màu cơ bản. Đối với học sinh có khả năng thì có thể thực hiện một sản
phẩm với đủ ba màu cơ bản.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
- Hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm để giới tiệu về sản phẩm của bản thân
và thảo luận về sản phẩm của các thành viên trong nhóm theo gợi ý:
+ Bạn đã làm con vật (đồ vật) gì?
+ Những vật nào có màu xanh lam?
+ Những vật nào có màu đỏ?

+ Những vật nào có màu vàng?
+ Em thích sản phẩm mĩ thuật nào nhất?
- Giáo viên kết luận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
- Giáo viên cho học sinh quan sát phần tham khảo sgk trang 38 – 39.
- Yêu cầu học sinh: Sử dụng màu cơ bản để trang trí một món đồ chơi em yêu thích
(đã được chuẩn bị trước ở nhà). Nếu học sinh không chuẩn bị được đồ chơi, giáo
viên chuẩn bị các lõi giấy để tạo dáng thành con vật và hướng dẫn học sinh sử dụng
màu cơ bản để trang trí.
- Giáo viên cho học sinh giới thiệu sản phẩm của cá nhân.
+ Món đồ chơi được em trang trí là gì?
+ Em đã sử dụng màu cơ bản nào để trang trí món đồ chơi này?
+ Em trang trí như thế nào?
+ Em có thích sản phẩm của mình sau khi trang trí không?
- Giáo viên giáo dục học sinh giữ gìn và cất giữ đồ chơi cẩn thận, dọn dẹp đồ chơi
sau khi chơi xong.
* Dặn dò học sinh chuẩn bị cho Chủ đề 6: Sáng tạo từ những khối cơ bản.
HÌNH THAM KHẢO CHỦ ĐỀ 5

GV:


Trường TH

Ngày soạn:…/…/2020
CHỦ ĐỀ 6: SÁNG TẠO
BẢN
(Thời lượng: 4 tiết)

TỪ NHỮNG KHỐI CƠ


I.

Mục tiêu
Sau bài học. học sinh sẽ:
- Tạo hình được một số khối cơ bản từ đất nặn.
- Tạo hình được một vật có dạng khối cơ bản
- Bước đầu biết cách trang trí đồ vật có sử dụng những dạng khối cơ bản.
- Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành,
sáng tạo.
II. Chuẩn bị
- Mô hình khối cơ bản.

GV:


Trường TH

- Một số đồ vật có dạng khối cơ bản.
- Dụng cụ cho học sinh thực hành: Đất nặn, vỏ hộp, ly nhựa….
III. Các hoạt động dạy học:
 Khởi động: Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi “Đoán đồ vật”. (Giáo
viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh đoán. Vd: đây là loại quả mà cam hoặc xanh, hay
được vắt nước uống, vật gì các bác nông dân hay đội có đỉnh nhọn, các vị vua Ai
Cập khi chết được chôn ở đâu…). Nhận xét, tuyên dương.
- Giáo viên giới thiệu vào chủ đề.
1. Hoạt động 1: Quan sát
* Một số dạng khối cơ bản
- Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình các khối cơ bản đã chuẩn bị và đặt câu
hỏi:

+ Đây là khối hình gì?
- Giáo viên giới thiệu yếu tố nhận diện:
+ Khối cầu: là khối có đường cong bao quanh, không có đường gấp khúc.
+ Khối chóp nón: là khối có đỉnh nhọn vầ đáy mở rộng có hình tròn.
+ Khối trụ: là khối có đỉnh và đáy là hình tròn.
+ Khối hộp vuông: là khối có các diện là hình vuông.
+ Khối chóp tam giác: là khối chóp có các diện là hình tam giác.
- Khi giới thiệu, giáo viên chỉ vào khối để học sinh nhận biết về diện, đáy của khối.
- Giáo viên cho học sinh nêu đồng thanh tên của các khối.
* Quan sát vật có dạng khối cơ bản.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa trong sgk trang 41 - 42 - 43 44 và nêu câu hỏi gợi ý:
+ Em hãy kể tên những vật có dạng khối cầu?
+ Em hãy kể tên những vật có dạng khối chóp nón?
+ Em hãy kể tên những vật có dạng khối trụ?
- Giáo viên giáo dục thêm về an toàn giao thông thông qua các hình ảnh về cọc tiêu
giao thông đường bộ, rào chắn giao thông đường bộ…
+ Em hãy kể tên những vật có dạng khối hộp vuông?
+ Em hãy kể tên những vật có dạng khối chóp tam giác?
+ Ngoài những hình ảnh có trong sách em còn biết những vật có dạng khối cơ bản
nào? (Kể trong lớp học và trong cuộc sống)
2. Hoạt động 2: Thể hiện

GV:


Trường TH

- Giáo viên cho học sinh quan sát phần tham khảo sgk trang 45 quan sát các cách
tạo khối cơ bản bằng đất nặn.
- Giáo viên có thể cho 1 vài học sinh nêu khối mình thích và cách làm.

- Giáo viên cho học sinh thực hành nội dung tạo hình một vật có dạng khối cơ bản
bằng đất nặn. (Khuyến khích học sinh có thể làm nhiều vật có dạng các khối cơ
bản).
3. Hoạt động 3: Thảo luận
- Hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm để thảo luận về sản phẩm của các thành
viên trong nhóm theo gợi ý:
+ Em cho biết những sản phẩm nào có dạng khối cầu?
+ Những sản phẩm nào có dạng khối chóp nón?
+ Những sản phẩm nào có dạng khối trụ?
+ Những sản phẩm nào có dạng khối hộp vuông?
+ Những sản phẩm nào có dạng khối chóp tam giác?
+ Em thích sản phẩm mĩ thuật nào nhất?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
- Giáo viên cho học sinh quan sát phần tham khảo sgk trang 47 tạo dáng một cây
nấm có sử dụng một số khối cơ bản.
- Yêu cầu học sinh: Nặn một đồ vật có sử dụng những khối cơ bản đã học. Giáo
viên có thể gợi ý:
+ Em thích đồ vật nào?
+ Đồ vât đó có thể được tạo thành từ những khối cơ bản nào?
- Giáo viên cho học sinh đánh giá sản phẩm của các nhóm.
+ Đồ vật được tạo hình là gì?
+ Đồ vật đó được tạo nên từ những khối cơ bản nào?
+ Em thích sản phẩm nào nhất?
- Giáo viên giáo dục học sinh giữ gìn đồ vật và yêu thiên nhiên.
* Dặn dò học sinh chuẩn bị cho Chủ đề 7: Hoa, quả.

GV:



Trường TH

HÌNH MINH HOẠ CHỦ ĐỀ

GV:


Trường TH

Ngày soạn:…./…./2020
CHỦ ĐỀ 7: HOA, QUẢ
(Thời lượng: 4 tiết)
I.
Mục tiêu
Sau bài học, học sinh sẽ:
- Sử dụng được các yếu tố tạo hình đã học để thể hiện một số loại hoa, quả
quen thuộc.
- Biết cách gọi tên các yếu tố tạo hình được thể hiện trong sản phẩm mĩ thuật.
- Biết sử dụng hình ảnh, sắp xếp được vị trí trước, sau để thực hành, sáng tạo
trong phần thực hành vẽ theo chủ đề.
- Sử dụng được vật liệu sẵn có, công cụ an toàn, phù hợp với vật liệu để thực
hành, sáng tạo.
- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, nhóm.
II.
Chuẩn bị
- Một số mô hình hoa, quả.
- Một số hoa, quả thật (nếu có).
- Một số tranh vẽ, tranh xé dán, tranh đất nặn đắp nổi, tạo dáng đất nặn…
- Dụng cụ cho học sinh thực hành: Bút chỉ, màu, giấy a4, giấy màu, keo dán,
đất nặn…

III. Tiến trình dạy học
IV. Khởi động:
- Giáo viên cho học sinh hát bài “Quả gì?” (Có thể cho học sinh nghe bài hát và hỏi
học sinh trong bài hát có những loại quả gì?)
- Giáo viên giới thiệu vào bài.
1. Hoạt động 1: Quan sát

GV:


Trường TH

* Một số loại hoa, quả
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sgk trang 48 - 49 - 50 - 51 (hoặc tranh hoa, quả tại
địa phương), quan sát và đặt câu hỏi:
+ Những bông hoa có màu sắc gì?
+ Nêu những đặc điểm, hình dáng khác nhau ở một số loại quả?
- Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi “Nối tiếp”. Giáo viên cho 3 nhóm học
sinh lần lượt kể tên nối tiếp các loại hoa quả mà mình biết. (Nhận xét, tuyên
dương.)
- Giáo viên ghi tên các loại hoa, quả các nhóm đã nêu, yêu cầu học sinh miêu tả
hình dáng và màu sắc của những loại hoa, quả các em đã nêu.
- Giáo viên kết luận: Hoa, quả có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau.
* Hoa, quả trong một số sản phẩm mĩ thuật
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sgk trang 52 - 53, quan sát các hình minh họa
và trao đổi theo gợi ý (hoặc giáo viên cho mỗi nhóm 1 sản phẩm đã chuẩn bị và
mỗi nhóm trao đổi sản phẩm được giao theo gợi ý).
+ Bạn đã dùng những hình vẽ nào để thể hiện về chủ đề “Hoa, quả”?
+ Bạn đã dùng những màu sắc gì để diễn tả về chủ đề này?
+ Ngoài hoa, quả, một số bạn còn vẽ nặn thêm cái gì để cho sản phẩm của mình

được sinh động?
- Giáo viên cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên kết luận: Có nhiều cách để thể hiện về chủ đề Hoa, quả.
2. Hoạt động 2: Thể hiện
- Giáo viên gợi mở nội dung để học sinh thể hiện:
+ Em thích hoa, quả nào?
+ Hoa, quả em thích có hình dáng, màu sắc như thế nào?
+ Em sẽ vẽ, nặn, xé dán loại hoa, quả mà em thích như thế nào?
- Giáo viên nêu yêu cầu: Vẽ, xé dán hoặc nặn hoa, quả mà em yêu thích.
3 Hoạt động 3: Thảo luận
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận bài vẽ của mình.
- Giáo viên cho 1 số học sinh tự giới thiệu bài vẽ của mình và học sinh nhận xét
theo các câu hỏi sau:
+ Em đã làm loại hoa, quả nào?
+ Bạn đã dùng màu sắc như thế nào để thực hiện sản phẩm của mình?
+ Em thích sản phẩm mĩ thuật nào nhất?

GV:


Trường TH

+ Em dự định sẽ trưng bày sản phẩm mĩ thuật của mình ở nhà như thế nào?
- Giáo viên kết luận:
+ Hoa làm đẹp cho cuộc sống.
+ Quả cung cấp nhiều vitamin, chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát phần tham khảo trong sgk trang 55 quan
sát hình minh họa hai kiểu bày mâm quả (có thể cho học sinh quan sát thêm cách
cắm bình hoa) và nêu câu hỏi để học sinh tìm hiểu cách thực hiện:

+ Quả nào to? Quả nào nhỏ?
+ Quả to đặt ở đâu? Quả nhỏ đặt ở đâu?
+ Nhìn vào hình minh họa em thấy mâm quả có cân đối không?
+ Em cắm hoa như thế nào? Cành cao đặt ở đâu? Cành thấp đặt ở đâu?
- Giáo viên cho các nhóm sắp xếp mâm quả, cắm hoa vào bình theo nhóm (sắp xếp
các loại hoa, quả mà nhóm đã chuẩn bị).
- Giáo viên đến từng nhóm góp ý và kết luận:
+ Bày quả to trước.
+ Sắp xếp các quả còn lại xung quanh để tạo sự cân đối.
+ Những quả nhỏ bày xen kẽ để tạo điểm nhấn.
+ Cắm hoa cắm cành cao trước và ở phía sau bình, cắm cành thấp sau và đặt phía
trước sao cho bó hoa nhìn cân đối.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và vẽ hoặc xé dán lại mâm quả, bình hoa
nhóm đã thực hiện (làm theo nhóm).
* Lưu ý: Học sinh có thể vẽ, xé dán không nhất thiết phải giống với hình và màu
của quả thật.
- Nếu có điều kiện, giáo viên có thể cho học sinh chăm sóc bồn hoa tại trường.
- Hướng dẫn học sinh giới thiệu sản phẩm của mình theo các gợi ý:
+ Nhóm em đã vẽ (xé dán) những hoa, quả nào?
+ Em đã sử dụng những màu gì để thực hiện sản phẩm?
+ Em thích mâm quả của nhóm nào nhất?
- Giáo viên nhận xét chung, giáo dục các em ăn uống lành mạnh nên ăn rau, quả
nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe của mình, chăm sóc, giữ gìn quang cảnh xung quanh
mình.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho chủ đề 8: Người thân của em.

GV:



×