Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

33. Đề thi thử môn Hóa 2020 - THPT Nguyễn Khuyến TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.97 KB, 4 trang )

TRUNG TÂM LUYỆN THI Y – DƯỢC
LỚP HÓA THẦY NGỌC
ĐT: 0982163448 - 0762676788
TRÍCH ĐỀ THPT NGUYỄN KHUYẾN

KỲ THI THPT QUỐC GIA – NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn: Hóa học - Lớp 12 THPT
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề).
Số câu trả lời trắc nghiệm: 40 câu (đề có 5 trang)

Họ và tên thí sinh:……………………………………… Lớp:……………………………………….
Số báo danh: …………………. Phòng thi: …………... Trường: THPT ……………………………
• Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =
32; Cl = 35,5; K = 39, Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137.
• Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khi sinh ra không tan trong nước
Câu 1. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Na.
B. Al.

C. Ca.

D. K.

Câu 2. Este tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol etylic là
A. C2H5COOCH3.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOC2H5.

D. HCOOC3H7.

Câu 3. Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân?


A. Na2CO3.
B. KCl.

D. NaHCO3.

C. KBr.

Câu 4. Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Axit glutamic.
B. Axit axetic.
C. Metylamin.

D. Glyxin.

Câu 5. Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch?
A. Na.
B. Cu.
C. Ag.

D. Mg.

Câu 6. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. CH3COOH.
B. C6H6.

C. C12H22O11.

D. NaNO3.

Câu 7. Công thức của thạch cao sống là

A. CaSO4.
B. CaSO4.H2O.

C. CaSO4.2H2O.

D. 2CaSO4.H2O.

Câu 8. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư) tạo muối Fe(III). Chất X là:
A. HCl.
B. HNO3.
C. CuSO4.
D. H2SO4.
Câu 9. Cho m gam bột Zn tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá
trị của m là
A. 6,50.
B. 9,75.
C. 4,88.
D. 13,00.
Câu 10. Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt dung dịch
H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp, sinh ra hiđrocacbon Y làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất Y là
A. etilen.
B. propilen.
C. anđehit axetic.
D. axetilen.
Câu 11. Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật
ong có vị ngọt sắc. X có thể điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. fructozơ và saccarozơ.
B. saccarozơ và xenlulozơ.
C. fructozơ và glucozơ.
D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al trong dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Giá trị của a là
A. 0,2.
B. 0,3.
C. 0,15.
D. 0,35.
Câu 13. Chất nào sau đây dùng để khử độc thủy ngân khi bị rò rỉ trong phòng thí nghiệm?
A. Bột sắt.
B. Nước.
C. Bột lưu huỳnh.
D. Bột than.
Câu 14. Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al2O3?
A. Ba(OH)2.
B. Na2SO4.

C. H2O.

D. KCl.
Trang 1/4 - Mã đề thi 001


Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.
B. Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử.
C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3 thì xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa.
D. Nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy nhôm oxit.
Câu 16. Cho các loại tơ sau: tơ nilon-6, tơ lapsan, tơ axetat, tơ nitron, tơ tằm. Số tơ thuộc loại tơ tổng hợp là:
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.

Câu 17. Công thức của etylamin là
A. C6H5NH2.
B. C2H5NH2.

C. CH3NHCH3.

D. CH3NH2.

Câu 18. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa trắng hơi xanh, dễ hóa nâu trong không
khí?
A. Fe2(SO4)3
B. FeCl2
C. Fe.
D. FeO.
Câu 19. Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?
A. Al2O3.
B. NH2-CH2-COOH.
C. AlCl3.

D. Al(OH)3.

Câu 20. Nung 18 gam hỗn hợp Al và Fe trong không khí, thu được 25,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa
tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị V là
A. 225.
B. 450.
C. 400.
D. 500
Câu 21. Thủy phân hoàn toàn m gam tripeptit Gly-Ala-Ala bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch
X. Cô cạn toàn bộ X thu được 6,38 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 5,66.

B. 4,34.
C. 3,28.
D. 4,86.
Câu 22. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al 2O3 và FeO, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí.
B. Dung dịch lysin làm đổi màu quỳ tím.
C. Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
D. Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn tan tốt trong etanol.
Câu 24. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch
A. NaAlO2 và NaOH.
B. AlCl3 và KOH.
C. Na2S và FeCl2.

D. NH4Cl và NaOH.

Câu 25. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 1,2 gam so với
khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là
A. 11,2 gam.
B. 6,4 gam.
C. 5,6 gam.
D. 8,4 gam.
Câu 26. Cho các chất: etyl fomat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, glyxin. Số chất bị thủy phân trong môi trường
axit là
A. 4.

B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 27. Thí nghiệm nào sau đây làm khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên so với dung dịch trước phản
ứng?
A. Cho Na vào dung dịch FeCl3 dư.
B. Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
C. Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4 dư.
D. Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ, saccarozơ và tinh bột. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm
cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 22 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng dung dịch X
giảm 8,72 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Giá trị của m là
A. 6,24.
B. 7,14.
C. 13,28
D. 12,78
Trang 2/4 - Mã đề thi 001


Câu 29. Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỷ lệ mol:
(a) X → Y + CO2. (b) Y + H2O → Z.
(c) 2T + Z → R + X + 2H2O. (d) T + Z → Q + X + H2O.
Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là:
A. NaHCO3, Ca(OH)2.
B. Na2CO3, NaOH.
C. NaOH, Na2CO3.

D. Ca(OH)2, NaHCO3.

Câu 30. Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 0,5M.

Sau khi phản ứng kết thúc, thu được ancol Y và m gam hỗn hợp Z gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn Y thu
được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 4,05 gam nước. Giá trị của m là
A. 16,05.
B. 10,50.
C. 11,85.
D. 16,90.
Câu 31. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm C và P bằng dung dịch HNO 3 đặc, đun nóng thì thu được 0,7 mol hỗn
hợp khí gồm CO2, NO2 và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan. Cho dung dịch Y phản ứng với 200ml dung dịch
gồm NaOH 0,5M và KOH 0,4M thì thu được dung dịch chứa 17 gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 3,96.
B. 4,08.
C. 5,01.
D. 5,25.
Câu 32. Hỗn hợp E gồm 2 este mạch hở (chứa không quá 2 chức este và đều có %O > 44%). Xà phòng hóa m
gam E cần dùng 120ml dung dịch NaOH 1M thu được muối X của axit cacboxylic và hỗn hợp Y gồm 2 ancol.
Đốt cháy Y cần dùng 3,808 lít khí O2 (đktc), thu được 3,96 gam H2O. Tính % khối lượng este có phân tử khối
nhỏ hơn trong E.
A. 30,96%.
B. 67,04%.
C. 54,01%.
D. 45,25%.
Câu 33. Cho các phát biểu sau:
1. Etyl axetat là chất lỏng, tan nhiều trong nước.
2. Hợp chất H2NCH2CONHCH2CH2COOH là đipeptit.
3. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
4. Tinh bột, tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.
5. Tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo có nguồn gốc từ xenlulozơ.
6. Giấm ăn hoặc chanh có thể khử được mùi tanh của cá.
Số phát biểu đúng là
A. 5.

B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 34. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E gồm triglixerit X và axit béo Y (n X > nY) với lượng dung dịch NaOH vừa
đủ, cô cạn dung dịch thì thu được glixerol và m gam hỗn hợp rắn Z gồm natri stearat, natri panmitat, natri oleat.
Đốt cháy m gam Z thu được 83,552 lít khí CO 2 (đktc) và 65,34 gam H2O. Tính % khối lượng muối có phân tử
khối nhỏ nhất trong Z?
A. 50,37%.
B. 25,49%.
C. 29,82%.
D. 35,73%.
Câu 35. Điện phân 200ml dung dịch KCl a mol/lít và Cu(NO 3)2 2a mol/lít với dòng điện 2A thì thu được dung
dịch X có khối lượng giảm đi 19,3 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 4,8 gam bột Mg vào dung dịch X đến
khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 0,02 mol khí NO, dung dịch Y và 3,76 gam hỗn hợp kim loại. Cô cạn dung
dịch Y thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với:
A. 35,9.
B. 25,7.
C. 23,7.
D. 37,8.
Câu 36. Este X mạch hở, có công thức phân tử C 6H6O4. Xà phòng hóa X bằng dung dịch NaOH thu được ancol
Y và 2 muối Z, T (MZ < MT). Biết Y hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Cho các phát biểu sau:
(1) Ancol Y có thể điều chế trực tiếp từ etilen.
(2) Số nguyên tử cacbon trong T là 3.
(3) X và T đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa.
(4) Có 2 công thức cấu tạo phù hợp với X.
(5) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất Z thì thu được 44 gam CO2.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 2.

D. 3.
Câu 37. Hỗn hợp E gồm 2 este X, Y mạch hở (có cùng số nguyên tử cacbon) và este đơn chức Z. Đốt cháy
Trang 3/4 - Mã đề thi 001


16,54 gam E cần dùng 19,152 lít khí O 2 (đktc) thì thu được 11,34 gam H 2O. Xà phòng hóa 16,54 gam E cần
dùng 220 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch thì thu được 7,38 gam hỗn hợp hai ancol no có cùng số
nguyên tử cacbon và hỗn hợp T chứa 3 muối. Đốt cháy hoàn toàn T thu được 14,52 gam khí CO 2. % khối lượng
muối có phân tử khối nhỏ nhất trong T là bao nhiêu?
A. 35,46%.
B. 30,91%.
C. 60,04%.
D. 33,42%.
Câu 38. Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được
mô tả như hình vẽ:

Cho các phát biểu nào sau:
1. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.
2. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
3. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2
4. Thí nghiệm trên có thể dùng xác định nguyên tố C và H trong trong hợp chất hữu cơ.
5. Dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục.
6. Có thể thay bột CuSO4 bằng bột CaCl2.
Có bao nhiêu phát biểu chính xác?
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 39. Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức C nH2n+2N4O4 (muối amoni của tripeptit) và
CmH2m+4O4N2. Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol X cần vừa đủ 0,58 mol O 2 thu được CO2, N2 và 0,54 mol H2O. Mặt

khác, m gam X phản ứng vừa đủ với 380 ml dung dịch KOH 1M thu được metyl amin và hỗn hợp Y chứa 3
muối có số nguyên tử cacbon khác nhau. Khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong Y có giá trị gần nhất
với:
A. 5,1.
B. 7,6.
C. 4,5.
D. 6,2.
Câu 40. Thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Cho bột Al vào dung dịch AgNO3.
2. Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 vào dung dịch HCl.
3. Cho kim loại Na phản ứng với dung dịch CuSO4.
4. Cho FeO phản ứng với dung dịch HNO3.
5. Dẫn khí CO qua bột Fe3O4 nung nóng.
6. Đun nóng hỗn hợp rắn gồm Mg và NaNO3 trong bình kín.
Số thí nghiệm xảy ra sự oxi hóa kim loại là
A. 4.
B. 2.
C. 5.
--------------------------------------………………. HẾT ………………--------

D. 3.

Trang 4/4 - Mã đề thi 001



×