Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Biện pháp xây dựng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia ở huyện an phú, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN MINH TUẤN

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
Ở HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐẬU MINH LONG

Thừa Thiên Huế, năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu của tôi chƣa từng đƣợc nghiên cứu trƣớc
đây ở huyện An Phú, tỉnh An Giang. Nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn sự thật, các số liệu thống kê, khảo sát, tài liệu tham khảo đƣợc thu
thập từ các nguồn chính thống, đƣợc chia sẽ những thông tin chung trong cùng
nhóm nghiên cứu trên cùng địa bàn.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin.
Tác giả luận văn



Nguyễn Minh Tuấn

ii


LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập, nghiên cứu tại trƣờng Đại học An Giang, tôi đã đƣợc
quý thầy cô là Tiến sĩ, Phó giáo sƣ, Giáo sƣ đến từ trƣờng Đại học sƣ phạm – Đại
học Huế và Đại học An Giang tạo điều kiện thuận lợi và tận tình hƣớng dẫn. Bằng
tình cảm chân thành, cho phép tôi đƣợc:
- Cảm ơn lãnh đạo phòng đào tạo, lãnh đạo trƣờng Đại học An Giang và
trƣờng Đại học sƣ phạm – Đại học Huế đã phối hợp mở lớp đào tạo thạc sĩ cán bộ
quản lý khóa XXV trƣờng Đại học sƣ phạm – Đại học Huế tại trƣờng Đại học An
Giang đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính và cơ sở vật chất cho
lớp trong suốt quá trình học tập
- Cảm ơn quý thầy cô đã từng giảng dạy, hƣớng dẫn và hỗ trợ các học viên
lớp thạc sĩ cán bộ quản lý khóa XXV trƣờng Đại học sƣ phạm – Đại học Huế.
- Cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, giáo viên và nhân viên các trƣờng THPT An Phú,
THPT Quốc Thái, THPT Lƣơng Thế Vinh và THCS & THPT Vĩnh Lộc đã cung
cấp số liệu, tham gia khảo sát, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
- Cảm ơn Ban cán sự lớp thạc sĩ CBQL, các bạn cùng lớp đã giúp đỡ và hỗ
trợ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.
- Đặc biệt cho tôi gởi lời cảm ơn đến Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Đậu Minh Long,
ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và hỗ trợ tôi hoàn thành
luận văn một cách tốt nhất.
Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất có thể, song
luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận đƣợc
sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, quý thầy cô, đồng nghiệp và đọc giả để luận

văn đƣợc hoàn thiện và phát huy hiệu quả khi áp dụng vào thực tế tại địa phƣơng.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Tuấn

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH .........................................................................7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................8
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...............................................................................9
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................10
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................10
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................................................10
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................10
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................11
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................11
NỘI DUNG ..............................................................................................................12
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA.................................................................12

1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................12
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...................................................................12
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc ...................................................................14
1.2. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................16
1.2.1. Chuẩn........................................................................................................16
1.2.2. Chuẩn quốc gia .........................................................................................17
1.2.3. Trƣờng trung học phổ thông.....................................................................17
1.2.4. Trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia ............................................................17
1.3. Trƣờng THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân...........................................18

1


1.3.1. Vị trí của trƣờng THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân .....................18
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng THPT ..............................................18
1.4. Nội dung cơ bản của trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia .................................19
1.4.1. Tiêu chuẩn trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia. .........................................19
1.4.2. Tầm quan trọng của trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia ............................23
1.5. Công tác xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia ....................................23
1.5.1. Công tác xây dựng kế hoạch ....................................................................23
1.5.2. Công tác tổ chức và quản lý nhà trƣờng...................................................26
1.5.3. Công tác bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ..........26
1.5.4. Công tác đảm bảo chất lƣợng giáo dục ....................................................27
1.5.5. Công tác tài chính, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ..................28
1.5.6. Công tác xây dựng mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội .....29
1.5.7. Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn
quốc gia ..............................................................................................................31
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................32
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN AN PHÚ,

TỈNH AN GIANG ...................................................................................................33
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội giáo dục và đào tạo huyện An
Phú, tỉnh An Giang ................................................................................................33
2.1.1. Vị trí địa lý và dân số huyện An Phú .......................................................33
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện An Phú .................................34
2.1.3. Khái quát tình hình phát triển giáo dục và đào tạo...................................35
2.2. Khái quát tình hình khảo sát thực trạng ..........................................................36
2.2.1. Mục đích khảo sát.....................................................................................36
2.2.2. Nội dung khảo sát .....................................................................................36
2.2.3. Khách thể khảo sát ...................................................................................36
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát và xử lý số liệu .....................................................36
2.2.6. Thời gian tiến hành khảo sát ....................................................................38
2.3. Thực trạng xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang ..38

2


2.3.1. Thực trạng công tác tổ chức và quản lý nhà trƣờng ở các trƣờng THPT ở
huyện An Phú, tỉnh An Giang ............................................................................38
2.3.2. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở huyện
An Phú ................................................................................................................41
2.3.3. Thực trạng công tác đảm bảo chất lƣợng giáo dục của các trƣờng THPT ở
huyện An Phú .....................................................................................................46
2.3.4. Thực trạng công tác công khai, xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học của các THPT ở huyện An Phú ...................................................................52
2.3.5. Thực trạng mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở huyện An Phú ...56
2.3.6. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng .................................................58
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................64
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG................65

3.1. Các cơ sở xác lập biện pháp ...........................................................................65
3.1.1. Định hƣớng phát triển giáo dục trong thời gian tới ..................................65
3.1.2. Mục tiêu phát triển mạng lƣới trƣờng đạt chuẩn trong tỉnh An Giang ....66
3.2. Các biện pháp xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang ..66
3.2.1. Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học
sinh và CMHS về tầm quan trọng của trƣờng chuẩn đối với sự phát triển của
nhà trƣờng và giáo dục toàn diện của học sinh ..................................................66
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu
cầu của trƣờng chuẩn quốc gia ...........................................................................69
3.2.3. Tăng cƣờng mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong công
tác giáo dục học sinh, hạn chế bỏ học. ...............................................................72
3.2.4. Tăng cƣờng các hoạt động đổi mới chuyên môn nhằm nâng cao chất
lƣợng dạy học .....................................................................................................74
3.2.5. Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ........77
3.2.6. Phát huy tốt vai trò lãnh đạo và quản lý của Hiệu trƣởng ........................79
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .....................................................................81
3.4. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp...........................81

3


3.4.1. Lấy ý kiến CBQL và đội ngũ giáo viên, nhân viên các trƣờng THPT
trong huyện An Phú ............................................................................................81
3.4.2. Kết quả kiểm chứng tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp .............82
Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................88
1. Kết luận ..............................................................................................................88
2. Khuyến nghị .......................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
PHỤ LỤC


4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ ĐẦY ĐỦ

1.

CBQL

Cán bộ quản lý

2.

CMHS

Cha mẹ học sinh

3.

CQĐP

Chính quyền địa phƣơng

4.


CSVC

Cơ sở vật chất

5.

ĐLC

Độ lệch chuẩn

6.

ĐYC

Đạt yêu cầu

7.

GV

Giáo viên

8.

TB

Trung bình

9.


THCS

Trung học sơ cở

10.

THPT

Trung học phổ thông

11.

UBND

Ủy ban nhân dân

12.

XH

Xếp hạng

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Qui mô lớp, học sinh, giáo viên, nhân viên và CBQL .............................35
Bảng 2.2: Tổng hợp số phiếu khảo sát ......................................................................37
Bảng 2.3: Hoạt động của các tổ chuyên môn ............................................................39

Bảng 2.4: Hoạt động của các hội đồng .....................................................................40
Bảng 2.5: Hoạt động của các tổ chức, đoàn thể ........................................................41
Bảng 2.6: Trình độ CBQL, giáo viên, nhân viên ......................................................42
Bảng 2.7: Trình độ và năng lực của Hiệu trƣởng......................................................42
Bảng 2.8: Trình độ và năng lực của các Phó Hiệu trƣởng ........................................43
Bảng 2.9: Trình độ và năng lực của Giáo viên .........................................................44
Bảng 2.10: Hiệu quả hoạt động của giáo viên hoặc nhân viên phụ trách phòng
chức năng ................................................................................................45
Bảng 2.11: Tỉ lệ lƣu ban, bỏ học và hiệu quả đào tạo ...............................................50
Bảng 2.12: Việc thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động giáo dục khác ....................51
Bảng 2.13: Công tác công khai .................................................................................53
Bảng 2.14: Bảng thống kê CSVC cơ bản của các trƣờng THPT trong huyện ..........54
Bảng 2.15: Các công trình phục vụ hoạt động quản lý, học tập, nghiên cứu ...........55
Bảng 2.16: Mối quan hệ giữa nhà trƣờng với chính quyền địa phƣơng và CMHS ..56
Bảng 2.17: Các tiêu chuẩn đạt và chƣa đạt ...............................................................60
Bảng 2.18: Một số nguyên nhân gây khó khăn cho việc xây dựng trƣờng chuẩn
quốc gia ....................................................................................................61
Bảng 3.1: Tỉ lệ bỏ học cấp THPT huyện An Phú so với tỉnh An Giang ...................72
Bảng 3.2: Kết quả khảo nhiệm nhận thức về tính cấp thiết của biện pháp ...............82
Bảng 3.3: Kết quả Cronbach Alpha thang đo tính cấp thiết các biện pháp ..............83
Bảng 3.4: Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi .......................................83
Bảng 3.5: Kết quả Cronbach Alpha thang đo tính khả thi các biện pháp .................84

6


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Trang
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ Học lực của học sinh 04 trƣờng THPT ........................................46

Biểu đồ 2.2: So sánh tỉ lệ học sinh THPT đƣợc xếp Học lực loại Giỏi của huyện
An Phú với bình quân toàn tỉnh ...............................................................47
Biểu đồ 2.3: So sánh tỉ lệ học sinh THPT đƣợc xếp Học lực loại Yếu, Kém của
huyện An Phú với bình quân toàn tỉnh ....................................................47
huyện An Phú với bình quân toàn tỉnh......................................................................48
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ Hạnh kiểm của học sinh 04 trƣờng THPT ...................................49
Biểu đồ 3.1: Sự tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang .......85
HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện An Phú.............................................................33

7


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia là thƣớc đo chung để đánh giá chất
lƣợng giáo dục của tất cả các ngôi trƣờng trên cả nƣớc, nhằm mang tới cho học sinh
môi trƣờng giáo dục toàn diện, chất lƣợng. Quy chế công nhận trƣờng trung học cơ
sở (THCS), trƣờng trung học phổ thông (THPT) và trƣờng phổ thông có nhiều cấp
học đƣợc BGDĐT ban hành vào ngày 07 tháng 12 năm 2012 theo Thông tƣ số
47/2012/QĐ - BGDĐT. Tuy nhiên quan điểm về đánh giá chất lƣợng giáo dục theo
chuẩn đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm và đề cập đến ở nhiều văn bản quy
phạm pháp luật trƣớc đó. Cụm từ “chuẩn hóa” đƣợc lần đầu tiên xuất hiện trong
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kỳ 2001 - 2005). Nói về giáo
dục Nghị quyết nêu rõ “Tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đổi mới
nội dung, phƣơng pháp dạy và học, hệ thống trƣờng lớp và hệ thống quản lý giáo
dục; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” [10]. Cụm từ “tiêu chuẩn nhà
giáo” đã chính thức đƣợc đƣa vào Luật Giáo dục năm 2005. Tại Điều 14 quy định
quản lý nhà nƣớc về giáo dục nêu “Nhà nƣớc thống nhất quản lý hệ thống giáo dục

quốc dân về mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà
giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ” [14].
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2006 - 2010) nội dung về
“chuẩn” tiếp tục đƣợc nhắc đến và với tần suất nhiều hơn. Cụ thể khi nói đến đổi
mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, Đảng
đã chủ trƣơng: “Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ
chế quản lý, nội dung, phƣơng pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá,
xã hội hoá, chấn hƣng nền giáo dục Việt Nam”. “Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về
giáo dục và đào tạo. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với
yêu cầu phát triển của Việt Nam.” [11]. Với việc ban hành Thông tƣ 29/2009/TTBGDĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trƣởng trƣờng THCS, trƣờng THPT và
trƣờng phổ thông có nhiều cấp học và Thông tƣ 30/2009/TT- BGDĐT ban hành quy
định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và giáo viên THPT, Bộ Giáo dục và Đào
tạo (BGDĐT) đã cụ thể hóa nội dung giải pháp “Xây dựng chuẩn giáo viên các cấp,
bậc học” theo Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 về việc

8


phê duyệt “Đề án xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2011-2015) một lần nữa
Đảng ta đã xác định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá,
dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát
triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [12]. Đặc biệt Chiến
lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành kèm theo
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 đã nêu rõ “Phân loại chất
lƣợng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và đại học theo các tiêu chuẩn chất
lƣợng quốc gia, các cơ sở giáo dục chƣa đạt chuẩn phải có lộ trình để tiến tới đạt
chuẩn; chú trọng xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến, trọng điểm, chất lƣợng cao

để đào tạo bồi dƣỡng các tài năng, nhân lực chất lƣợng cao cho các ngành kinh tế xã hội” [9].
Từ những văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và BGDĐT cho thấy Đảng
và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến công tác chỉ đạo xây dựng các chuẩn trong ngành
giáo dục đặc biệt là việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia nhằm nâng cao chất
lƣợng quản lý và giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng. Mặc dù công tác xây dựng
trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh An Giang trong những năm qua đã đạt đƣợc
kết quả đáng khích lệ, nhƣng công tác này ở huyện An Phú chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy tôi đề xuất các biện pháp nhằm đẩy
nhanh công tác này ở huyện An Phú thông qua đề tài “Biện pháp xây dựng trường
THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, tỉnh An Giang”. Tôi hy vọng kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ khắc phục đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc trong công
tác quản lý của các đơn vị, đồng thời xác định các biện pháp quan trọng giúp đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục cấp THPT đẩy nhanh tiến độ xây dựng trƣờng đạt
chuẩn quốc gia ở địa phƣơng.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác xây dựng trƣờng THPT
đạt chuẩn quốc gia, đề xuất các biện pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả xây
dựng trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.

9


3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, tỉnh
An Giang
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, tỉnh
An Giang
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Công tác xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn ở huyện An Phú đã đạt đƣợc
những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, theo yêu cầu nội dung cần đạt của trƣờng
chuẩn thì các trƣờng THPT trong huyện còn nhiều khó khăn và bất cập. Thực trạng
này là do nhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên. Nếu xác lập và thực hiện đồng bộ
đƣợc các biện pháp quản lý xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia một cách
khoa học, phù hợp với đặc điểm địa phƣơng, sẽ thúc đẩy nhanh chóng tiến độ xây
dựng trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, tỉnh An Giang trong giai
đoạn hiện nay.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia
ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.
5.3. Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp xây dựng trƣờng THPT đạt
chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, phân
loại tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm xác lập cơ sở lý luận của vấn
đề xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia.
6.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
Sử dụng các phƣơng pháp quan sát sƣ phạm, điều tra giáo dục, tổng kết kinh
nghiệm,… nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn
quốc gia ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học:
Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu.
10


7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu công tác xây dựng trƣờng THPT đạt

chuẩn quốc gia ở 04 trƣờng THPT trong huyện An Phú, tỉnh An Giang.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có ba chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công tác xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn
quốc gia.
Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện
An Phú, tỉnh An Giang.
Chƣơng 3: Biện pháp xây dựng trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An
Phú, tỉnh An Giang.

11


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia là một vấn đề đƣợc nhiều nhà
quản lý giáo dục trên thế giới quan tâm.
Ở Hoa Kỳ, một trong những nƣớc có nền giáo dục hiện đại nhất, có sự quan
tâm đầu tƣ toàn diện trong lĩnh vực giáo dục nhằm phát huy tối đa năng lực của đội
ngũ cán bộ, giáo viên và chất lƣợng học tập của học sinh.
Theo nội dung quyển sách “Conditions of America’s Public School
Facilities: 1999” tạm dịch “Những điều kiện về phƣơng tiện ở trƣờng công lập của
Hoa Kỳ năm 1999” của Trung tâm quốc gia về thống kê giáo dục Hoa Kỳ, sách do
nhà xuất bản DIANE Publishing, Hoa Kỳ xuất bản năm 2000, những nội dung về
điều kiện phòng học đƣợc quy định ở trƣờng học bao gồm 09 đặc trƣng cơ bản cần

phải quan tâm thực hiện gồm: (1) mái nhà, (2) việc dựng khung nhà, sàn nhà và nền
móng, (3) sự hoàn thiện của tƣờng ngoài, cửa sổ và cửa chính, (4) sự hoàn thiện và
ngăn nắp bên trong, (5) độ bền tuổi thọ của phòng học, (6) bộ phận giữ nhiệt, thông
gió và điều hòa không khí, (7) nguồn cung cấp điện, (8) ánh sáng đèn điện, (9)
những yếu tố an toàn [26].
Theo nội dung quyển sách “Nine Characteristics of High - Performing
School” tạm dịch “Chín đặc trƣng của ngôi trƣờng đạt chuẩn” xuất bản năm 2007
của tác giả G. Sue Shannon, Ed. D. Sách do nhà xuất bản Office of Superintendent
of Public Instruction phát hành thì:
Để trở thành một ngôi trƣờng đạt chuẩn cao phải mất nhiều năm làm việc vất
vã. Không phải bằng những tuyên bố hùng hồn, cũng không phải hoạt động đơn độc
mà ngôi trƣờng có thể đảm bảo sự học tập tốt cho học sinh. Nghiên cứu đã chứng
minh rằng một ngôi trƣờng đạt chuẩn cần phải có sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố.
Trƣờng có thể làm tốt ở một số nội dung nhƣng cũng cần sự hỗ trợ ở những nội
dung khác. Những yếu tố đƣợc đề cập đến bao gồm [25]:

12


-

Mục tiêu đƣợc chia sẻ và rõ ràng

Mọi ngƣời đều biết mình đang đi đến đâu và tại sao phải đến đó. Mục tiêu
cần đạt là một tầm nhìn đƣợc chia sẻ và tất cả đều hiểu đƣợc vai trò của mình đối
với tầm nhìn đó.
-

Tiêu chuẩn cao và triển vọng cho tất cả học sinh


Giáo viên và đội ngũ nhân viên phải tin rằng tất cả học sinh đều có thể học
và đạt đƣợc tiêu chuẩn cao.
-

Lãnh đạo trƣờng học có hiệu quả

Công tác lãnh đạo, điều hành hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ sự thay
đổi các quy trình. Một nhà lãnh đạo có hiệu quả phải chủ động giải quyết những
khó khăn và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
-

Mức độ giao tiếp và cộng tác cao

Có một sự hợp tác mạnh mẽ giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn và với
tổ khác.
-

Chƣơng trình, kiến thức và sự đánh giá đúng với các tiêu chuẩn quốc gia.

Kế hoạch và chƣơng trình giảng dạy thực tế của trƣờng học phải phù hợp với
những yêu cầu thiết yếu của học tập. Những tài liệu và chiến lƣợc giảng dạy dựa
trên căn cứ nghiên cứu đƣợc áp dụng vào thực tế.
-

Thƣờng xuyên kiểm tra việc dạy và học

Một chu kỳ đều đặn của những bài kiểm tra khác nhau nhận ra đƣợc những
học sinh nào cần giúp đỡ.
-


Sự phát triển chuyên nghiệp có trọng tâm

Một sự nhấn mạnh mạnh mẽ đƣợc đặt vào đội ngũ giảng dạy ở mỗi bộ môn
cần thiết nhất. Sự phản hồi từ việc dạy và học tập trung vào sự phát triển sâu và
rộng trong chuyên môn.
-

Môi trƣờng học tập đƣợc khuyến khích

Ngôi trƣờng có đƣợc một môi trƣờng khuyến khích học tập trí tuệ, mạnh
khỏe, lịch sự và an toàn. Học sinh cảm thấy đƣợc tôn trọng và kết nối với đội ngũ
giáo viên và đƣợc tham gia vào quá trình học tập.
-

Mức độ tham gia cao của cộng đồng và gia đình

Có một ý thức chung rằng tất cả mọi ngƣời đều có trách nhiệm đối với việc
giáo dục học sinh, không chỉ có thầy cô giáo và đội ngũ nhân viên nhà trƣờng. Gia
đình cũng nhƣ các tổ chức, cá nhân, dịch vụ xã hội, các công đồng giáo dục tất cả
13


đóng một vai trò tất yếu trong sự nỗ lực này.
Ngoài Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia có nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới. Để minh chứng cho điều đó một cách rõ ràng nhất, chúng ta
hãy nhìn vào những con số đã đƣợc thống kê sau:
Hiện nay tỷ lệ mù chữ tại Nhật Bản là xấp xỉ bằng không. Theo thống kê
năm 2010, có đến 71,4% học sinh sau khi tốt ngiệp phổ thông học lên đến bậc cao
đẳng, đại học. Một tỷ lệ không nhỏ trong đó tiếp tục học lên bậc cao học và tiến sĩ.
Để đạt đƣợc những con số ấn tƣợng nhƣ vậy, Nhật Bản đã cực kỳ thành công trong

việc nghiên cứu, khảo sát và qua đó xây dựng mô hình quản lý, chƣơng trình giáo
dục - đào tạo, chuẩn hóa phƣơng pháp dạy học,… Chính sách giáo dục của Nhật
Bản đặt chất lƣợng lên cao nhất. Ở đây các trƣờng tƣ lại rất hiếm, chủ yếu là trƣờng
công vì để tƣ nhân có thể mở trƣờng, họ phải đáp ứng đƣợc những tiêu chí rất cao
và đƣợc kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Đối với chƣơng trình giáo dục và đào tạo, từng
cuốn sách giáo khoa cho từng môn học đều đƣợc xây dựng tỉ mỉ và đƣợc thông qua
nhiều lần kiểm duyệt. Đội ngũ giáo viên cũng đƣợc liên tục bồi dƣỡng và kiểm tra
để bảo đảm tiêu chuẩn tối thiểu và đồng đều về trình độ. [27]
Ở Singapore, một quốc gia có nền giáo dục hàng đầu Đông Nam Á, tiêu
chuẩn quan trọng nhất để đảm bảo chất lƣợng giáo dục là ngƣời thầy. Năm 2016,
Singapore liên tục đạt kết quả cao nhất trong các chƣơng trình đánh giá học tập.
Một quốc gia Đông Nam Á mới độc lập hơn 50 năm khiến thế giới ngƣỡng mộ về
tầm nhìn giáo dục, trong đó có cách tuyển chọn đội ngũ giáo viên.
Singapore xác định chọn ngƣời để đào tạo thành giáo viên từ một phần ba
học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt kết quả cao nhất. Trung bình, chỉ có một trên tám
ứng viên đƣợc chấp nhận sau quá trình tuyển chọn gắt gao. Ngoài ra, họ phải trải
qua những buổi phỏng vấn nghiêm ngặt, tập trung vào phẩm chất cá nhân của một
giáo viên giỏi, đánh giá sâu về thành tích học tập, những đóng góp cho trƣờng và
cộng đồng. [28]
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ 2006 - 2010, Đảng ta đã thể
hiện quan điểm về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Văn kiện nêu rõ:
Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản
lý, nội dung, phƣơng pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội
hoá", chấn hƣng nền giáo dục Việt Nam.
14


Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Khẩn trƣơng
điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải và thực hiện nghiêm túc chƣơng trình giáo

dục và sách giáo khoa phổ thông bảo đảm tính khoa học, cơ bản, phù hợp tâm lý lứa
tuổi và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Kết hợp việc tổ chức phân ban với tự chọn ở
trung học phổ thông trên cơ sở làm tốt công tác hƣớng nghiệp và phân luồng từ
trung học cơ sở. Bảo đảm đúng tiến độ và chất lƣợng phổ cập giáo dục.[11]
Nhằm thực hiện Nghị quyết của Đảng và hƣớng đến việc nâng cao chất
lƣợng giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tƣ số
06/2010/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010, ban hành Quy chế công nhận
trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều
cấp học đạt chuẩn quốc gia.
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2011 - 2015, Đảng ta tiếp
tục đề cao tầm quan trọng và sự cần thiết phải đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục nhƣ:
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục,
đào tạo. Đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học, phƣơng pháp
thi, kiểm tra theo hƣớng hiện đại; nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đặc biệt
coi trọng giáo dục lý tƣởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối
sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách
nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, đáp ứng yêu cầu về chất
lƣợng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng
trong giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật
cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tƣ hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở
giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế [12].
Việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất
lƣợng giáo dục và đào tạo của Đảng, trong đó đội ngũ cán bộ, giáo viên chuẩn về
chất lƣợng, cơ sở vật chất đƣợc quan tâm đầu tƣ, nâng cấp, nâng cao chất lƣợng
giáo dục toàn diện học sinh đã mang đến một diện mạo mới cho ngành giáo dục.
Theo đó BGDĐT cũng đã ban hành Thông tƣ số 47/2012/TT-BGDĐT, ngày 07
tháng 12 năm 2012 về việc ban hành Quy chế công nhận trƣờng trung học cơ sở,
trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc
gia. Thay thế cho Thông tƣ số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010.
Một trong những giải pháp phát triển giáo dục đã đƣợc thủ tƣớng Chính phủ

đề ra trong Chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam giai đoạn 2011 15


2020 là “Phân loại chất lƣợng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và đại học
theo các tiêu chuẩn chất lƣợng quốc gia, các cơ sở giáo dục chƣa đạt chuẩn phải có
lộ trình để tiến tới đạt chuẩn; chú trọng xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến, trọng
điểm, chất lƣợng cao để đào tạo bồi dƣỡng các tài năng, nhân lực chất lƣợng cao
cho các ngành kinh tế - xã hội.” [9]
Từ khi có Thông tƣ 06/2010 và Thông tƣ 47/2012 thay thế cho Thông tƣ
2010 về việc công nhận trƣờng đạt chuẩn quốc gia và nhất là sự ra đời của Nghị
quyết 29 - NQ/ TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì bức tranh tổng thể các
trƣờng THCS và THPT trong cả nƣớc đã có những chuyển động tích cực trong việc
xây dựng lộ trình trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều bài
báo và công trình nghiên cứu về việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, nhất
là việc xây dựng trƣờng THCS và trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia ở các địa
phƣơng. Một số công trình nghiên cứu về trƣờng chuẩn trong những năm gẩn đây
có thể kể đến là:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Tạ Quốc Tịch về xây dựng trƣờng trung học cơ
sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa năm 2010.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Ngọc An về biện pháp quản lý công tác xã
hội hóa giáo dục của hiệu trƣởng trong việc xây dựng trƣờng trung học phổ thông
đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Quảng Bình năm 2010.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Công Nam về biện pháp quản lý quá
trình xây dựng trƣờng trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế năm 2015.
Tuy nhiên ở huyện An Phú, tỉnh An Giang, vấn đề này chƣa đƣợc nghiên
cứu trƣớc đây. Đó cũng là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp xây dựng
trƣờng trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, tỉnh An Giang” để
làm luận văn thạc sĩ của mình.

1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Chuẩn
Theo từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, chuẩn đƣợc coi là cái căn cứ để
đối chiếu để hƣớng theo đó mà làm cho đúng. Theo từ điển Oxford Learner’s
Dictionaries thì chuẩn là một mức độ chất lƣợng mà con ngƣời chấp nhận đƣợc. Ở
những từng lĩnh vực, hoàn cảnh khác nhau sẽ có những quy định về chuẩn khác nhau.
16


1.2.2. Chuẩn quốc gia
Chuẩn quốc gia là mức độ chất lƣợng đƣợc nhà nƣớc quy định để đối chiếu,
đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của các đối tƣợng đƣợc quy định trong cả
nƣớc. Mỗi chuẩn có nhiều tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn có nhiều tiêu chí. Trong lĩnh
vực giáo dục, BGDĐT đã ban hành chuẩn hiệu trƣởng, chuẩn phó hiệu trƣởng,
chuẩn nghề nghiệp giáo viên, quy định trƣờng mầm non, trƣờng tiểu học, trƣờng
trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học
đạt chuẩn quốc gia.
1.2.3. Trường trung học phổ thông
Theo Điều 26 của Luật Giáo dục năm 2005 thì trƣờng trung học phổ thông
thuộc cấp giáo dục phổ thông “Giáo dục trung học phổ thông đƣợc thực hiện trong
ba năm học, từ lớp mƣời đến lớp mƣời hai, học sinh vào học lớp mƣời phải có bằng
tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mƣời lăm tuổi.” [14]
Điều 27 của Luật giáo dục về mục tiêu của giáo dục phổ thông quy định
“Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu
biết thông thƣờng về kỹ thuật và hƣớng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá
nhân để lựa chọn hƣớng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.” [14]
1.2.4. Trường THPT đạt chuẩn quốc gia
Thông tƣ số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năn 2012 của BGDĐT

ban hành quy chế công nhận trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và
trƣờng phổ thông có nhiều cấp học (gọi chung là trƣờng trung học) đạt chuẩn quốc
gia. Quy chế này quy định 05 tiêu chuẩn, 22 tiêu chí và 35 chỉ số. Năm tiêu chuẩn
đƣợc quy định gồm:
Tiêu chuẩn 01: Tổ chức và quản lý nhà trƣờng
Tiêu chuẩn 02: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Tiêu chuẩn 03: Chất lƣợng giáo dục
Tiêu chuẩn 04: Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Tiêu chuẩn 05: Quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội
Cơ sở giáo dục đƣợc quy định đáp ứng đƣợc tất cả các tiêu chuẩn trên thì
đƣợc công nhận là trƣờng đạt chuẩn quốc gia.
Trƣờng trung học đạt chuẩn quốc gia do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh
17


ra quyết định công nhận. Sau khi đƣợc công nhận trƣờng đạt chuẩn quốc gia, phòng
Giáo dục và Đào tạo (đối với trƣờng trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối
với trƣờng trung học phổ thông) thực hiện việc kiểm tra định kỳ (1lần/2,5 năm) đối
với các trƣờng trung học đã đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia. Nếu xét thấy
trƣờng trung học đã đƣợc công nhận đạt chuẩn nhƣng không giữ vững và phát huy
đƣợc kết quả thì tham mƣu với cấp có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xóa tên trong danh sách trƣờng trung học đạt chuẩn quốc gia. Hết thời
hạn 05 năm kể từ ngày ký quyết định, các trƣờng trung học làm thủ tục đề nghị các
cấp quản lý kiểm tra công nhận lại trƣờng đạt chuẩn quốc gia.
1.3. Trƣờng THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1. Vị trí của trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân
Theo Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng
phổ thông có nhiều cấp học thì “Trƣờng trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của
hệ thống giáo dục quốc dân. Trƣờng có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu
riêng.”[4]

Theo Luật Giáo dục năm 2005, hệ thống giáo dục quốc dân gồm có giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục
thƣờng xuyên.
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT
Theo Điều 3 của Điều lệ trƣờng THCS, trƣờng THPT và trƣờng phổ thông
có nhiều cấp học thì trƣờng trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu,
chƣơng trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trƣởng
BGDĐT ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực
và tài chính, kết quả đánh giá chất lƣợng giáo dục.
Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trƣờng; quản lý học
sinh theo quy định của BGDĐT.
Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi đƣợc phân công.
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp
với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của
Nhà nƣớc.
18


Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lƣợng giáo dục.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. [4]
1.4. Nội dung cơ bản của trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia
1.4.1. Tiêu chuẩn trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
Theo Thông tƣ số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năn 2012 của
BGDĐT thì trƣờng trung học đạt chuẩn quốc gia phải đáp ứng đầy đủ 5 tiêu
chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 01 - Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Lớp học:
a. Tối đa không quá 45 lớp, đảm bảo đủ các khối lớp của cấp học;
b. Số lƣợng học sinh/lớp tối đa không quá 45 học sinh;
2. Tổ chuyên môn:
a. Các tổ chuyên môn đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành
của Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ
thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trƣờng trung học);
b. Hàng năm đề xuất đƣợc ít nhất hai chuyên đề chuyên môn có tác dụng
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy - học;
c. Có kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi
giáo viên và của cả tổ chuyên môn; đạt các qui định về đào tạo, bồi dƣỡng nhà giáo;
3. Tổ văn phòng:
a. Đảm nhận các công việc: văn thƣ, kế toán, thủ quỹ, y tế trƣờng học, bảo vệ
và phục vụ các hoạt động của nhà trƣờng theo quy định hiện hành của Điều lệ
trƣờng trung học;
4. Hội đồng trƣờng và các hội đồng khác trong nhà trƣờng :
Hội đồng trƣờng và các hội đồng khác trong nhà trƣờng đƣợc thành lập và
thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành của Điều lệ trƣờng trung
học; hoạt động có kế hoạch, nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất
lƣợng giáo dục, xây dựng nề nếp kỷ cƣơng của nhà trƣờng.
5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể:
a. Tổ chức Đảng trong nhà trƣờng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.
Những trƣờng chƣa có tổ chức Đảng cần có kế hoạch và đạt chỉ tiêu cụ thể về phát
triển đảng viên trong từng năm học và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng.
19


b. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trƣờng đƣợc công nhận vững mạnh
về tổ chức, có nhiều đóng góp trong các hoạt động ở địa phƣơng.
Tiêu chuẩn 02 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

1. Hiệu trƣởng và các phó hiệu trƣởng đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện
hành của Điều lệ trƣờng trung học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động
của nhà trƣờng; đƣợc cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo qui
định hiện hành về chuẩn hiệu trƣởng trƣờng trung học.
Đối với hiệu trƣởng và phó hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông chuyên
thực hiện theo quy định hiện hành của Quy chế tổ chức và hoạt động của trƣờng
trung học phổ thông chuyên.
2. Có đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định,
trong đó có ít nhất 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên; có
100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học.
3. Có đủ viên chức phụ trách thƣ viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy
học đƣợc đào tạo hoặc bồi dƣỡng đủ năng lực nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tiêu chuẩn 03 - Chất lượng giáo dục
Một năm trƣớc khi đƣợc đề nghị công nhận và trong thời gian 05 năm đƣợc
công nhận trƣờng trung học đạt chuẩn quốc gia, tối thiểu phải đạt các chỉ tiêu sau:
1. Tỷ lệ học sinh bỏ học và lƣu ban hàng năm không quá 05%, trong đó tỷ lệ
học sinh bỏ học không quá 01%.
2. Chất lƣợng giáo dục:
a. Học lực:
a.1. Số học sinh xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên;
a.2. Số học sinh xếp loại khá đạt từ 35% trở lên;
a.3. Số học sinh xếp loại yếu, kém không quá 5%;
b. Hạnh kiểm:
b.1. Số học sinh xếp loại khá, tốt đạt từ 80% trở lên;
b.2. Số học sinh xếp loại yếu không quá 2%;
3. Các hoạt động giáo dục:
Thực hiện quy định của BGDĐT về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt
động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.


20


4. Hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục của
địa phƣơng.
5. Đảm bảo các điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng
có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trƣờng, đổi mới phƣơng
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Cán bộ quản lý, giáo viên đều sử dụng đƣợc máy
vi tính trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập nâng cao nghiệp vụ.
Tiêu chuẩn 04 - Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
1. Thực hiện quy định công khai điều kiện dạy học, chất lƣợng giáo dục,
quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí đƣợc đầu tƣ, hỗ trợ
của nhà trƣờng theo qui định hiện hành.
2. Khuôn viên nhà trƣờng đƣợc xây dựng riêng biệt, có tƣờng rào, cổng
trƣờng, biển trƣờng; các khu vực trong nhà trƣờng đƣợc bố trí hợp lý, luôn sạch,
đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và
sinh hoạt.
a. Các trƣờng nội thành, nội thị có diện tích sử dụng ít nhất từ 6m2/học sinh;
b. Các trƣờng khu vực nông thôn có diện tích sử dụng ít nhất từ 10m2/học sinh;
c. Đối với trƣờng trung học đƣợc thành lập từ sau năm 2001 phải bảo đảm có
diện tích mặt bằng theo qui định hiện hành của Điều lệ trƣờng trung học;
3. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trƣờng trung học.
4. Cơ cấu các khối công trình trong trƣờng bao gồm:
a. Khu phòng học, phòng bộ môn:
a.1. Có đủ số phòng học cho mỗi lớp học (không quá 02 ca mỗi ngày); diện
tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách; phòng
học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn;
a.2. Có phòng y tế trƣờng học đảm bảo theo quy định hiện hành về hoạt động
y tế trong các trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ
thông có nhiều cấp học;

b. Khu phục vụ học tập:
b.1. Có các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của
Qui định về phòng học bộ môn; phòng thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm với đầy
đủ trang thiết bị dạy học;
b.2. Có thƣ viện theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thƣ
viện trƣờng học, chú trọng phát triển nguồn tƣ liệu điện tử gồm: tài liệu, sách giáo
21


khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi,...; cập nhật thông tin về giáo dục
trong và ngoài nƣớc đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh;
b.3. Có phòng truyền thống; khu luyện tập thể dục thể thao; phòng làm việc
của Công đoàn; phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Đội
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đối với trƣờng trung học cơ sở và trƣờng phổ
thông có nhiều cấp học;
c. Khu văn phòng:
Có phòng làm việc của Hiệu trƣởng, phòng làm việc của từng phó Hiệu
trƣởng, văn phòng nhà trƣờng, phòng họp hội đồng giáo dục nhà trƣờng, phòng họp
từng tổ bộ môn, phòng thƣờng trực, kho;
d. Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát;
e. Khu vệ sinh đƣợc bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học
sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trƣờng ở trong và ngoài nhà trƣờng;
g. Có khu để xe cho giáo viên, cho từng khối lớp hoặc từng lớp trong khuôn
viên nhà trƣờng, đảm bảo trật tự, an toàn;
h. Có đủ nƣớc sạch cho các hoạt động dạy học, nƣớc sử dụng cho giáo viên,
học sinh; có hệ thống thoát nƣớc hợp vệ sinh;
4. Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý
và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thƣờng xuyên, hỗ trợ
có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trƣờng.
Tiêu chuẩn 05 - Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Nhà trƣờng chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các
đoàn thể, tổ chức ở địa phƣơng đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ
trƣơng và kế hoạch phát triển giáo dục địa phƣơng.
2. Ban đại diện cha mẹ học sinh đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định
hiện hành về tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hoạt động có
hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trƣờng và xã hội để giáo dục học sinh.
3. Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội đƣợc duy trì
thƣờng xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trƣờng giáo dục lành mạnh, phòng
ngừa, đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập
vào nhà trƣờng.
4. Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng

22


×