Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết một thế giới không có đàn bà và phương pháp của a c kinsey của nhà văn bùi anh tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.1 KB, 99 trang )

MỤC LỤC
Phụ bìa ............................................................................................................................... i
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 3
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 10
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 10
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 11
NỘI DUNG .................................................................................................................... 12
CHƢƠNG 1: DẤU ẤN HIỆN SINH VÀ ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU
THUYẾT MỘT THẾ GIỚI KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ VÀ PHƢƠNG PHÁP
CỦA A.C. KINSEY CỦA BÙI ANH TẤN ................................................ 12
1.1.

Dấu ấn hiện sinh trong văn học Việt Nam đƣơng đại ............................. 12

1.1.1.

Vài nét về chủ nghĩa hiện sinh ...................................................................... 12

1.1.2.

Hoàn cảnh tiếp nhận và sự hình thành phát triển của chủ nghĩa hiện sinh ở
Việt Nam ....................................................................................................... 14

1.1.3.


Vài nét về dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ................. 17

1.2.

Đề tài đồng tính trong văn học Việt Nam đƣơng đại ............................... 20

1.2.1.

Sự hình thành giới tính và các xu hướng tình dục ........................................ 20

1.2.2.

Giới thuyết về đồng tính luyến ái .................................................................. 21

1.2.2.1.

Khái niệm đồng tính luyến ái ....................................................................... 21

1.2.2.2.

Tâm lý của những người đồng tính ............................................................... 22

1.2.3.

Đồng tính trong lịch sử - xã hội và nghệ thuật ............................................. 23

1.2.3.1.

Vấn đề đồng tính trong lịch sử - xã hội......................................................... 23


1.2.3.2.

Đề tài đồng tính trong văn học nghệ thuật ................................................... 25

1.3.

Nhà văn Bùi Anh Tấn với dấu ấn hiện sinh và đề tài đồng tính ............. 28

1


1.3.1.

Đề tài đồng tính trong sáng tác của Bùi Anh Tấn ........................................ 28

1.3.2.

Dấu ấn hiện sinh trong sáng tác của Bùi Anh Tấn ....................................... 30

CHƢƠNG 2: DẤU ẤN HIỆN SINH TRONG CON NGƢỜI ĐỐNG TÍNH QUA
TIỂU THUYẾT MỘT THẾ GIỚI KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ VÀ PHƢƠNG
PHÁP CỦA A.C. KINSEY CỦA BÙI ANH TẤN ..................................... 35
2.1.

Con ngƣời cô đơn, lạc loài và con ngƣời bi kịch ...................................... 35

2.1.1.

Con người cô đơn, lạc loài ............................................................................ 35


2.1.2.

Con người bi kịch ......................................................................................... 40

2.2.

Con ngƣời bản năng .................................................................................... 46

2.2.1.

Bản năng tình dục ......................................................................................... 46

2.2.2.

Bản năng yêu thương .................................................................................... 50

2.3.

Con ngƣời hoài nghi, mặc cảm, tha hóa .................................................... 53

2.3.1.

Con người hoài nghi và đi tìm bản thể .......................................................... 53

2.3.2.

Con người với những nỗi ám ảnh, mặc cảm ................................................. 57

2.3.3.


Con người tha hóa ......................................................................................... 61

CHƢƠNG 3: DẤU ẤN HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT MỘT THẾ GIỚI
KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ VÀ PHƢƠNG PHÁP CỦA A.C. KINSEY CỦA
BÙI ANH TẤN NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ..................... 65
3.1.

Kết cấu dòng ý thức và tự sự đa điểm nhìn .............................................. 65

3.1.1.

Kết cấu dòng ý thức ...................................................................................... 65

3.1.2.

Tự sự đa điểm nhìn ....................................................................................... 69

3.2.

Ngôn ngữ nhân vật ...................................................................................... 72

3.2.1.

Ngôn ngữ độc thoại ....................................................................................... 73

3.2.2.

Ngôn ngữ đối thoại........................................................................................ 77

3.3.


Giọng điệu nhân vật .................................................................................... 82

3.3.1.

Giọng điệu triết lí, trải nghiệm ...................................................................... 83

3.3.2.

Giọng điệu thương cảm ................................................................................. 86

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 94
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ giữa thế kỷ XIX đến nay, phương Tây đã nở rộ nhiều triết thuyết với
nhiều khuynh hướng khác nhau, tạo nên một bức tranh lịch sử triết học đa dạng và
phong phú. Một trong những trào lưu triết học có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống
văn hóa - xã hội phương Tây và nhiều quốc gia khác trên thế giới (trong đó có Việt
Nam) là triết học hiện sinh.
Chủ nghĩa hiện sinh sau khi gây một hiệu ứng mạnh mẽ và sâu rộng trong văn
học nghệ thuật, sau gần 20 năm nay đã nhường chỗ cho nhiều trào lưu mới. Ở Việt
Nam, triết học hiện sinh không còn là một vấn đề mới mẻ nhưng nó vẫn mang một
sức hút khó cưỡng đối với giới cầm bút. Những tư tưởng về nhân vị, tự do, về cuộc
sống bất an và âu lo, sự ê chề của kiếp người, sự hoài nghi thực tại, nỗi ám ảnh về

sự đổ vỡ của chủ nghĩa hiện sinh vẫn tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn của khá
nhiều nhà văn khi họ đối diện với những đổi thay lớn lao, phức tạp của đất nước và
thời đại.
1.2. Nhà văn nhìn cuộc sống, lẽ hiển nhiên không như những triết gia nhưng
trong tác phẩm của họ, một dấu ấn mang màu sắc triết học vẫn hiện diện ở những
cây bút nhiều trải nghiệm. Hiểu về dấu ấn mang màu sắc triết học qua tác phẩm của
nhà văn sẽ giúp người đọc hình dung được những nền tảng sâu xa chi phối đến quá
trình sáng tác và những tư tưởng về thế giới, con người mà người viết muốn gửi
gắm.
Trên thế giới, có những tên tuổi bất hủ được coi là gắn liền với chủ nghĩa hiện
sinh như: Franz Kafka, Albert Camus, Jean Paul Sartre, Marcel Proust… Trong tầm
nhìn của văn học so sánh, chúng ta có thể thấy được sự tác động mạnh mẽ của trào
lưu văn học này đến nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, trong tương quan đồng điệu
nào đó về văn hoá, thời đại, dấu ấn hiện sinh đã nảy sinh và mang những nét riêng
do hoàn cảnh xã hội đất nước quy định. Có thể nói, chủ nghĩa hiện sinh đã đem đến
cho văn học những điều vừa quen vừa lạ.
1.3. Ở Việt Nam, cuối những năm 80 của thế kỉ trước, dấu ấn hiện sinh ngày
càng chi phối khá rõ cái nhìn hiện thực của các nhà văn. Người ta có thể tìm thấy
điều đó trong sáng tác của những tên tuổi khá quen thuộc với công chúng như:

3


Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình
Phương, Thuận, Đoàn Minh Phượng và nhiều nhà thơ khác.
Thực chất, dấu ấn hiện sinh không chỉ tác động, làm biến đổi nội dung mà còn
tạo ra động lực để thay đổi nghệ thuật biểu hiện của tiểu thuyết. Nó tạo ra một cuộc
cách tân mạnh mẽ từ nội dung đến hình thức của thể loại nền tảng trong văn học.
1.4. Nghiên cứu “Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có
đàn bà” và “Phương pháp của A.C. Kinsey” của nhà văn Bùi Anh Tấn” cũng là

cách để hiểu hơn về nhà văn - một cây bút dày dặn, có bản lĩnh với cái nhìn cuộc
sống của những con người trong thế giới thứ ba. Đó là thế giới của những người
đồng tính đang còn gặp nhiều trở ngại, khổ đau trong cuộc sống đầy dị nghị, kỳ thị
của xã hội.
Để có những “vùng sâu”, để có những trang viết rất “đời” và nhân văn ấy, Bùi
Anh Tấn đã dấn thân vào quá trình trải nghiệm cuộc sống của mình và vào thế giới
của những con người ấy. Ông đã mạnh dạn chạm đụng đến những vấn đề nhạy cảm
mà bấy lâu chưa ai thật sự thể hiện rõ, phơi trần những góc khuất tối tăm, những bi
kịch nội tâm xé lòng của những người đồng tính mà một thời gian rất lâu văn học
chưa dám nêu rõ. Mạnh dạn đi vào những góc khuất về số phận và cuộc đời cũng
như những câu chuyện sống “khác” của những người “không bình thường”, Bùi
Anh Tấn đã mở ra cho tiểu thuyết đương đại một hướng tiếp cận mới - tiếp cận trên
tinh thần dân chủ hóa và nhân đạo hóa.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết
“Một thế giới không có đàn bà” và “Phương pháp của A.C. Kinsey” của nhà văn
Bùi Anh Tấn” nhằm nhận diện một cách toàn diện và hệ thống những đặc sắc nghệ
thuật của tiểu thuyết Bùi Anh Tấn, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định và đánh
giá về giá trị tiểu thuyết của ông trên hành trình đổi mới văn học nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện đầu thế kỉ XX, được các nhà triết học hiện
sinh phát biểu trong các công trình của mình. Husserl viết “Hiện tượng học”,
Heidegger viết “Triết học sinh tồn”, tác giả Sartre cũng viết “Hiện sinh, một nhân
bản thuyết”.
E. Mounier nghiên cứu “Những chủ đề triết hiện sinh” [47], trong đó ông đề
cập đến Thuyết đề về sự bừng tỉnh triết lí. Ông cho rằng: “Thuyết hiện sinh muốn

4


giảm giá trị tính cách chắc chắn hay sự an tâm chủ quan, nơi ẩn náu cuối cùng của

sự bất động tinh thần, giúp cho các đam mê được sống động và tiến tới chỗ nối kết
con người hiện tồn với chân lý một cách sâu xa. Thuyết hiện sinh đã theo con
đường này một cách quyết liệt đến độ như cho rằng cái quan trọng không phải là
chân lý nhưng là thái độ của người biết” [47, tr.26]; Thuyết đề về sự cải hóa cá
nhân, ông nhấn mạnh: “Triết hiện sinh nào cũng triển khai ý niệm về sự cải hóa có
tính cách biện chứng. Mỗi triết thuyết đó đều diễn tả nhiều cách thức sống kể từ một
cuộc sống đã mất tới cuộc sống đã tìm lại được. Có một lực tàn phá chặt chẽ liên kết
với cuộc sống của ta, đôi khi ta không thể nào phân biệt nó ra nổi, nó lôi kéo chúng
ta luôn để làm sao ta đánh mất cuộc sống đích thực - có một lực khác lại thôi thúc
chúng ta phải làm hòa với chính ta” [47, tr.95-96].
2.2. Chủ nghĩa hiện sinh là lí thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có
ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam
những năm 1954 - 1975. Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện khi chủ nghĩa duy linh nhân
vị sụp đổ. Nó nhanh chóng trở thành một phần trong đời sống qua sự phổ biến của
báo chí. Những tờ tạp chí lúc đó như Đại học, Sáng tạo, Văn, Bách khoa… đều có
những bài viết hay số báo đặc biệt về trào lưu triết học và văn học này cùng những
tác gia của nó như Jean-Paul Sartre, Albert Camus… Hỗ trợ có hiệu quả cho việc tìm
hiểu và nghiên cứu đó là nỗ lực dịch thuật ngày càng sâu rộng những đứa con tinh
thần của các tác gia hiện sinh. Về lý thuyết có các công trình cuả F.Nietzsche,
K.Jaspers, M.Heidegger, J.-P. Sartre… Về sáng tác có các tiểu thuyết, kịch bản văn
học của A.Camus, J.-P.Sartre, S.de Beauvoir, F.Sagan…
Ngay từ 1942, công trình của Nguyễn Đình Thi Triết học Nietzsche đã đưa lại
những hiểu biết ban đầu đúng đắn về Nietzche và gợi mở về chủ nghĩa hiện sinh.
Từ tháng 10-1961 đến tháng 9-1962, dưới bút hiệu Trần Hương Tử, trên Tạp
chí Bách Khoa, Trần Thái Đỉnh đã viết một loạt bài giới thiệu chủ nghĩa hiện sinh,
về sau được tập hợp thành chuyên khảo Triết học hiện sinh (NXB Thời mới, Sài
Gòn, 1967, tái bản 1968). Tác giả đã trình bày một cái nhìn tổng quan về chủ nghĩa
hiện sinh, những đề tài và hai ngành chính của nó: Hiện sinh hữu thần và hiện sinh
vô thần. Tác giả cũng đã đi sâu phân tích quan niệm của những tác gia tiêu biểu
như: Kiergaard, Nietzsche, Husserl, Jaspers, Marcel, Sartre và Heidegger.


5


Năm 1970, Lê Tôn Nghiêm cũng có nhiều công trình chuyên sâu về triết học
Heidegger: Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương (NXB Lá Bối,
Sài Gòn, 1970); Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lý từ Kant đến
Heidegger (NXB Trình bầy, Sài Gòn, 1970). Và công trình Những vấn đề triết học
hiện đại (NXB Ra khơi, Sài Gòn, 1970), ông đã dành hẳn một chương viết về chủ
nghĩa hiện sinh.
2.3. Ở Miền Nam, Nguyễn Văn Trung với Nhìn lại tự trào hiện sinh tại miền
Nam đã trình bày ảnh hưởng của Sartre trên thế giới để xác định chỗ đứng của ông
trong phong trào cách mạng thế giới; trong các yếu tố tạo ảnh hưởng trên của Sartre,
Nguyễn Văn Trung chỉ nói đến yếu tố lý luận về văn học, nghệ thuật; Sartre và Việt
Nam, trình bày nhận định về sự du nhập, phổ biến triết hiện sinh ở Miền Nam.
Năm 1978, Đỗ Đức Hiểu với chuyên luận Phê phán văn học hiện sinh chủ
nghĩa, ông đã một mặt thừa nhận vai trò tiên phong của F.Kafka đối với văn học
hiện sinh cũng như những yếu tố hiện thực có tính chất tố cáo một chế độ quan liêu
- một chế độ nhà nước đầy áp bức, ngạt thở trong truyện của F.Kafka; mặt khác,
ông phê phán những yếu tố siêu hình về thân phận con người tràn ngập trong tác
phẩm, lấn át cả một số yếu tố hiện thực vốn không nhiều nhặn gì. Tác giả Đỗ Đức
Hiểu đã chỉ rõ: có thể nói tính thần bí bao trùm cả tác phẩm của F.Kafka. Phi lý, lo
âu, cô đơn, xa lạ, tuyệt vọng, hư vô... những khái niệm ấy về con người của F.Kafka
tìm thấy ở huyền thoại một hình thức biểu hiện phù hợp. F.Kafka đã huyền thoại
hoá một thế giới bị tha hoá.
Năm 1989 trong tác phẩm Mấy trào lưu triết học phương Tây, tác giả Phạm
Minh Lăng đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa hiện sinh: vũ trụ,
con người và đời người dưới con mắt của chủ nghĩa hiện sinh. Nhưng góc nhìn của
tác giả vẫn còn giới hạn trong nhận thức phê phán.
Năm 2002, Thụy Khuê với bài Nỗi đau hiện sinh trong Bướm trắng, tác giả đã

trình bày những chủ đề ẩn trong Bướm trắng về tính chất phi lý của cuộc đời, về
vấn đề tự tử, về sự ngộ nhận, về sự sa đọa của con người - những đề tài chủ yếu của
hiện sinh đều có mặt trong tác phẩm của Nhất Linh.
Năm 2006, Nguyễn Tiến Dũng với công trình nghiên cứu Chủ nghĩa hiện sinh,
lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, tác giả đã làm rõ vấn đề trung tâm của chủ nghĩa
hiện sinh: “Con người như một nhân vị”. Đồng thời đã khái quát sự ra đời, phát

6


triển và quá trình hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những
dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong một số tác giả tiêu biểu: Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huy Thiệp… Theo tác giả: “Chưa có một trào lưu văn
học nào như văn học hiện sinh mà chỉ trong thời gian ngắn đã cho ra đời một khối
lượng lớn đến thế…”. Theo ông, văn học hiện sinh “quan niệm kiếp người là một
bất đắc dĩ, là một thảm kịch, là thất bại, vì vậy nó mang nặng chủ nghĩa bi quan xa
lạ với chủ nghĩa lạc quan cách mạng” . Vì thế, nó ít có những tác phẩm lớn, ít giá trị
nhân văn.
Năm 2007 trên Tạp chí Triết học, Hoàng Văn Thắng viết bài Quan niệm của
Gi.P.Xáctơrơ về con người trong “Hiện sinh một nhân bản thuyết”. Tác giả nêu
lên những phạm trù triết học được Gi.P.Xáctơrơ đề cập trong tác phẩm này: “Hữu
thể và bản chất của con người; sự lo âu của con người; con người và dự phóng; sự
tự do của con người; con người và tha nhân”.
Cũng trên Tạp chí Triết học, Đỗ Thị Hạnh có bài viết Màu sắc hiện sinh trong
truyện ngắn “Ông già và biển cả”. Trong phạm vi một bài tiểu luận, người viết đã
đi vào khảo sát và phân tích tác phẩm để làm nổi bật hình ảnh của “con người cô
đơn” và “khát vọng dấn thân và nhập cuộc”.
Và mới đây nhất vào năm 2008, Trần Thiện Đạo đã tập hợp những bài báo mà
tác giả đã viết hoặc đã dịch và đã được in trên các tập san Văn và Tân văn trong
khoảng thời gian từ 1965 đến 1970 tại Sài Gòn trong cuốn sách Từ chủ nghĩa hiện

sinh tới thuyết cấu trúc. Tác giả không những đưa ra những định nghĩa ngắn gọn và
dễ hiểu về triết học hiện sinh, về thuyết cấu trúc mà còn giới thiệu cả không khí sinh
hoạt văn học của Pháp thập niên 1950.
Những công trình và bài viết trên đã đóng góp vào nền phê bình nước nhà
những ý kiến về tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh. Cùng với quá trình đổi mới, quá
trình toàn cầu hóa, những tác phẩm của những triết gia hiện sinh trở nên quen thuộc
với đông đảo độc giả Việt Nam. Vấn đề nghiên cứu dấu ấn hiện sinh thực chất
không phải là vấn đề mới mẻ. Trong những nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh,
nhiều nhà nghiên cứu đã nhắc đến dấu ấn bi đát về thế giới và con người của những
triết gia hiện sinh. Trước cuộc sống tất bật của con người, sự bất lực của nhận thức,
con người luôn lo âu và bất an. Thế giới trở nên xa lạ và bí ẩn. Khi nghiên cứu về
vấn đề hậu hiện đại, sự đổi mới của tiểu thuyết, vấn đề con người hoài nghi, vô

7


minh, những cảm nghiệm chua chát, ê chề về thân phận con người được nhắc tới.
Thực chất, nó rất gần gũi với dấu ấn hiện sinh.
2.4. Bùi Anh Tấn là một tác giả mới xuất hiện trên văn đàn. Bởi vậy, nguồn tài
liệu về tác giả này còn ít ỏi. Hơn nữa, với tinh thần sáng tác có tính chất “mở” như
hiện nay tất yếu sẽ có những ý kiến khen, chê khác nhau. Trên cơ sở những hiểu
biết ban đầu, chúng tôi sẽ cố gắng chọn lọc và tiếp thu những ý kiến được xem là
xác đáng, sát hợp với những đóng góp của tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của
nhà văn Bùi Anh Tấn.
2.5. Sự độc đáo, mới lạ, mang tính thời sự trong những cuốn tiểu thuyết viết
về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn trên thực tế đã được dư luận quan tâm. Đã có
nhiều bài báo, bài phê bình, cuộc trao đổi trên các diễn đàn về những tiểu thuyết này
của ông. Nhiều hơn cả vẫn là những bài viết trên các website văn học.
Tác giả Ngô Thị Kim Cúc trong bài viết Khoảng trống khó gọi tên đăng trên
báo Thanh Niên ngày 17 tháng 10 năm 2000 khi bàn luận về cuốn tiểu thuyết Một

thế giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn đã khẳng định: “Thế giới ấy đáng được
biết đến, đáng được thông cảm hơn người ta tưởng. Trong tiểu thuyết đầu tay của
mình, Bùi Anh Tấn đã phơi bày một thực tế đang có mặt bên cạnh cuộc sống của đa
số công chúng: cuộc sống của những người sinh ra đã bị đồng tính luyến ái. Đề tài
quá mới lạ trong văn học Việt Nam và hoàn toàn không dễ viết, chỉ cần non tay một
chút có thể trở thành bất cập, còn lơi tay một chút sẽ dễ dẫn đến thái quá. Bùi Anh
Tấn đã tránh được cả hai. Suốt gần 500 trang sách, người đọc được dẫn vào một thế
giới thực sự lạ lùng. Những vũ trường, nhà hàng, quán xá đang là tụ điểm sinh hoạt
của giới đồng tính. Những Hoa bóng chúa, Ngũ Long công chúa, Quang A,.. buông
thả bản năng. Nhưng cũng có những Phạm Hồng Bàng, Lê Viễn đáng thương…”.
Trong bài viết Niềm đam mê của cây bút trẻ của tác giả Nguyễn Tuấn đăng
trên báo An Ninh thủ đô ra ngày 3 tháng 11 năm 2000 có đoạn: “Cuốn tiểu thuyết
này Một thế giới không có đàn bà đề cập tới một vấn đề mà ngay cả trong văn học
các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây cũng “ngại” nói tới. Đó là thế
giới của những người đồng tính luyến ái tại thành phố Hồ Chí Minh. Các tuyến
nhân vật được dàn dựng hợp lí với sự tiết chế khôn khéo…” .
Nhà báo Nguyễn Vịnh trong bài Nhà văn trẻ Bùi Anh Tấn cầm bút đã là sự
phiêu lưu (Tạp chí Đẹp, số 6, 2003) có viết: “Bùi Anh Tấn đã bình thản đặt những

8


bước đi của mình vào ngôi đền văn học, giành lại cho mình một chút dư vang. Ở
người đàn ông này có một cái gì đó cứ thâm trầm, da diết chảy, một cái gì đó - dù
rất nhỏ nhoi nhưng sâu khuất các ý niệm - đang cọ cựa. Tác giả như muốn chống lại
sự lãng quên, như muốn thổi tung lớp bụi cũ kỹ của thời gian và bạc bẽo của nhân
thế đang bao phủ lên từng mảng lớp của cuộc đời”.
Ngoài ra, luận văn còn tham khảo một số bài viết, phỏng vấn, giới thiệu về tác
giả Bùi Anh Tấn và các tiểu thuyết đồng tính của anh được đăng tải trên các website
như:

- Nhà văn Bùi Anh Tấn: Tôi đã chán chủ đề đồng tính, Bình Nguyên (thực
hiện), [cand.com].
- “Tôi muốn cất lên tiếng nói của đồng tính nữ”, Thu Hà (thực hiện),
[chaobuoisang.net].
- Bùi Anh Tấn nói tiếp về “Les...”, Anh Vân (thực hiện), [tamsubantre.org]
Nhìn chung, qua khảo sát những công trình viết về tác giả Bùi Anh Tấn và các
sáng tác của ông về đề tài đồng tính, chúng tôi nhận thấy, mặc dù đã có một số tác
giả đã đưa ra những kiến giải tương đối sáng rõ về cái mới trong tiểu thuyết, song
hầu hết các kiến giải, đánh giá đó mới chỉ tồn tại dưới dạng một bài viết, một cuộc
trao đổi mà chưa có một công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về dấu ấn hiện sinh
trong các tiểu thuyết của nhà văn. Nhận ra khoảng trống đó, chúng tôi mạnh dạn
chọn đề tài “Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà” và
“Phương pháp của A.C. Kinsey” của nhà văn Bùi Anh Tấn” hy vọng sẽ góp thêm
một tiếng nói về vấn đề này như là cơ sở lý giải nguyên nhân dẫn đến những thành
công trong sáng tác của ông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dấu ấn hiện sinh trong hai tiểu thuyết Một thế giới không
có đàn bà; Phương pháp của A.C. Kinsey tập trung trên các bình diện: Hệ thống nhân
vật, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung khảo sát hai tác phẩm:
- Một thế giới không có đàn bà, NXB Công an nhân dân – 2000.
- Phương pháp của A.C. Kinsey, NXB Trẻ - 2008.

9


Ngoài ra, chúng tôi khảo sát sáng tác của một số nhà văn khác, nhất là những tác
phẩm viết về đề tài đồng tính mang dấu ấn hiện sinh để đối sánh khi cần thiết nhằm làm

rõ vấn đề nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi vận dụng những phương pháp và thao
tác chủ yếu sau:
4.1. Cấu trúc - hệ thống
Nghiên cứu “Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà” và
“Phương pháp của A.C. Kinsey” của nhà văn Bùi Anh Tấn” như một cấu trúc chặt chẽ,
mang tính hệ thống trong một chỉnh thể hoàn chỉnh.
4.2. So sánh – đối chiếu
Trên hai bình diện: đồng đại và lịch đại.
- Đồng đại: So sánh, đối chiếu với một số tiểu thuyết của một vài tác giả đương đại
để tìm ra chỗ tương đồng và dị biệt.
- Lịch đại: So sánh, đối chiếu sáng tác của Bùi Anh Tấn với những tác phẩm trước
và sau đó để chỉ ra sự tiếp biến về đề tài đồng tính được thể hiện trong tác phẩm.
4.3. Thống kê – phân loại
Thống kê những yếu tố thuộc về nội dung, nghệ thuật khi cần thiết từ đó phân loại
và đi đến đánh giá và nhận xét.
4.4. Phân tích – tổng hợp
Người viết đi sâu giải mã, cắt nghĩa, phân tích hai tác phẩm của nhà văn Bùi Anh
Tấn, trên cơ sở đó, tổng hợp và khái quát những phương diện cần nghiên cứu.
4.5. Liên ngành
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, người viết vận dụng các lý thuyết liên ngành
như: Thi pháp học, Tự sự học, Phân tâm học, Tiếp nhận văn học, Văn hóa học… để góp
phần giải quyết những vấn đề nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về lý luận
Luận văn cung cấp cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện và khoa học về dấu
ấn hiện sinh trong sáng tác của nhà văn Bùi Anh Tấn. Đánh giá những đóng góp mới của
Bùi Anh Tấn ở mảng đề tài được xem là một “hiện tượng” của văn học Việt Nam đương
đại. Thông qua đó, luận văn góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Bùi Anh Tấn


10


trong nền văn học mới. Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu, luận văn giúp người đọc có
thêm một cái nhìn đúng đắn hơn với những người đồng tính trong xã hội.
5.2. Về thực tiễn
Công trình sẽ đem đến cho người đọc cuốn tài liệu tham khảo nhỏ, góp phần kích
thích động lực mới, sinh khí mới cho thực tiễn nghiên cứu văn học hiện sinh và những ai
quan tâm đến tiểu thuyết của nhà văn Bùi Anh Tấn.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ Lục; phần Nội dung của
luận văn được triển khai trong 3 chương sau:
Chƣơng 1: Dấu ấn hiện sinh và đề tài đồng tính trong tiểu thuyết Một thế giới
không có đàn bà và Phương pháp của A.C. Kinsey của Bùi Anh Tấn.
Chƣơng 2: Dấu ấn hiện sinh trong con người đồng tính qua tiểu thuyết Một thế
giới không có đàn bà và Phương pháp của A.C. Kinsey của Bùi Anh Tấn.
Chƣơng 3: Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà và
Phương pháp của A.C. Kinsey của Bùi Anh Tấn nhìn từ phương thức thể hiện.

11


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
DẤU ẤN HIỆN SINH VÀ ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU
THUYẾT MỘT THẾ GIỚI KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ VÀ
PHƢƠNG PHÁP CỦA A.C. KINSEY CỦA BÙI ANH TẤN
1.1. Dấu ấn hiện sinh trong văn học Việt Nam đƣơng đại
1.1.1. Vài nét về chủ nghĩa hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh ra đời từ những điều kiện lịch sử của một “phương Tây
suy tàn” không phải chỉ do một nhà lý luận kiệt xuất nào đề ra mà do nhiều người
nối tiếp nhau hoàn thiện nó trong mấy thập kỷ vào giữa thế kỉ XX. Người ta có lý
gọi đó là “phong trào hiện sinh”. Người ta cho rằng, chủ nghĩa hiện sinh là một
“phong cách mới trong triết học” mà trước kia chưa từng có. Nhưng bất cứ hình thái
ý thức nào cũng có một lôgíc nội tại, cũng bắt nguồn từ những cơ sở đã được tích
lũy từ trước.
Xã hội duy lý hoá ở phương Tây sa vào khủng hoảng bởi vì nó phi nhân vị hoá
con người, con người chỉ còn là “một lực lượng vật chất đơn thuần”. Một khi con
người trở thành bần cùng kiệt quệ trong bộ máy khổng lồ của xã hội hiện đại thì sự
suy sụp của cá nhân là một điều hiển nhiên. Thân phận con người đã như thế thì
thành tựu kỹ thuật mà loài người giành được tất không phải bằng giá trị người của
loài người mà bằng “giá trị suy đồi của đạo đức”. Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản
ứng, đối lập lại chủ nghĩa duy lý thống trị trong xã hội Tây phương hiện đại. Nguồn
gốc của chủ nghĩa hiện sinh và các hình thức khác của chủ nghĩa phi duy lý hiện đại
là sự khủng hoảng, sự bại hoại tinh thần do chủ nghĩa duy lý gây nên trong xã hội
phương Tây hiện đại.
Nhà hiện sinh cho rằng, tâm linh con người, hiện sinh của nhân vị đó mới
chính là lĩnh vực của triết học.
Chủ nghĩa hiện sinh lấy triết học đời sống của Nietzsche, hiện tượng học của
Husserl làm tiền đề lý luận. Kierkegaard - người mở đường chủ nghĩa hiện sinh đã
kế thừa những di sản tư tưởng cần thiết của triết học Đức để đặt nền móng cho học
thuyết của mình. Heidegger trong Giải thích học hiện tượng luận, ông cho rằng:
“Hiện sinh là sự tồn tại mà sự tồn tại mãi mãi chính là cái tôi nhưng cái tôi đích

12


thực bị tập thể nhân quần, xã hội bao vây, xâm chiếm cuối cùng đã biến thành cái
người ta” [66].

Con người có thể được đề cập như một đối tượng của nghiên cứu khoa học
nhưng chủ nghĩa hiện sinh lại muốn đề cập tới con người như một hiện sinh của một
tự do, vượt khỏi mọi khoa học. Đó là một sinh lực tinh thần thực sự sống bằng tự do
của mình trong những tình trạng cụ thể của thế giới loài người. Vì con người được
sinh ra với những thể chất và tinh thần không lặp lại ở bất cứ người nào khác. Mỗi
người có nhân vị, có cái đặc hữu của chủ thể tự do. Với triết học hiện sinh, khái
niệm nhân vị đã đánh dấu một phong cách mới trong triết học, có nghĩa nó là sản
phẩm mới trong lịch sử.
Tính không thống nhất hay tính sự kiện của nó là tuyệt đối. Hiện sinh của nó
là phi lý. Mặt khác, trước khi có sự can thiệp của ý thức để nhận thức về nó thì nó
không là cái này sẽ là cái khác. Rút cuộc nó chỉ là một hỗn mang. Do vậy người
hiện sinh thấy đời thường mang màu sắc bi thảm.
Kẻ thù của tự do là cái hữu thể vô hồn mà Heidegger bảo nó là tầm thường,
Camus bảo nó là phi lý, Sartre bảo nó là gây buồn nôn. Chẳng ai hiểu buồn nôn như
một cảm giác thông thường, như một sự lợm giọng do rối loạn tiêu hoá gây nên. Đó
là một thái độ triết học về một trầm tư của con người trước cái phi lý của đời, về một
cảm tính khó chịu, nặng nề như ngạt thở trước cái hiện hữu chưa thành hiện sinh của
con người. Rõ hơn nữa, đó là sự trừu tượng hoá những mối quan hệ giữa con người
và thế giới. Khi người ta thấy một thế giới tiêu vong, một bức thành sụp đổ thì từ đó
phát hiện ra một thế giới khác để hiện sinh. Như vậy, buồn nôn là chìa khoá mở ra
hiện sinh cho con người, nó có một giá trị siêu hình một khi ta phát hiện ra cái cơ bản
của hiện hữu là hiện sinh thì thế giới khác lập tức mở ra. Thế giới ấy tràn đầy sức
sống, chuyển động dữ dội, muôn hồng, nghìn tía, tươi vui. Cái sức sống ấy được đánh
thức bằng buồn nôn làm cho ta càng khó chịu đến tức giận trước cái phi lý bao trùm
lên những cái bình thường, cái trừu tượng, cái có sẵn đã được xác lập, cái khuôn sáo
khô cứng của những công thức không còn sức sống.
Khi nói tới cô đơn của triết học hiện sinh người ta thường nghĩ đến phạm trù
cái chết. Người theo chủ nghĩa hiện sinh xem cái chết như sự cố trong cuộc đời bi
thảm của con người. Cần phải hiểu cái chết cũng gắn bó với nhân vị, có nghĩa là


13


nếu cuộc sống này là của riêng tôi thì cái chết cũng là của riêng tôi, không ai có thể
chết thay cho tôi nên cái chết cũng mang tính đặc hữu của riêng tôi.
Chỉ có con người đã bị tha hoá như một định mệnh thì không cần phải lo âu,
không mảy may phải lo âu, con người hiện sinh thì khác hẳn: họ lo âu.
Lo âu không giống với sợ sệt. Sợ sệt là cái gì rõ rệt còn lo âu là ưu tư về một
cái gì như xa xôi không có chân trời nào cả. Bản chất của lo âu là xao xuyến. Lo âu
mang hình thức một sự xao xuyến thường trực. Lo âu triền miên kéo dài và khi
không có giải pháp nào để thăng hoa thì con người sẽ sa vào tuyệt vọng. Tuyệt vọng
không phải là xuôi tay nhắm mắt mà là cửa mở cho sự giải thích, cho sự phủ định
cái hữu hạn, là đi tới cái vĩnh cửu, cái vô hạn, cái tuyệt đối, cái siêu việt. Như vậy,
tuyệt vọng làm cho dự phóng hướng về tương lai. Con người lo âu xao xuyến không
phải dừng mãi trong cảm tính mà phải nhập cuộc.
Tóm lại, triết học hiện sinh “là triết học nhân vị mà chủ thể tri thức là chính
nhân vị con người. Các phạm trù phái sinh từ hiện sinh của con người không là
những định nghĩa trừu tượng phổ quát như triết học cổ truyền, triết học duy lý đã
làm mà mô tả để con người lộ dần ra những trắc diện và những trắc diện đó tạo
thành sắc thái của cuộc sống, của mỗi người chúng ta” [17, tr.124].
Thuyết hiện sinh được coi là tư tưởng triết học duy tâm chủ quan, cá nhân chủ
nghĩa cực đoan. Song với tư cách là đại diện của trào lưu tư tưởng chủ nghĩa nhân
bản thì thuyết hiện sinh lại giàu tính thời đại. Bài viết nhân dịp Sartre qua đời đăng
trên New York Times ngày 16-6-1980 có đoạn: “Chủ nghĩa hiện sinh của Sartre
phản ánh sự vỡ mộng trong phạm vi rộng lớn đối với các tư tưởng hiện có của
những người sống trong thời kỳ bão táp cách mạng và hệ thống đế quốc thực dân
tan vỡ từ sau đại chiến II đến nay”.
1.1.2. Hoàn cảnh tiếp nhận và sự hình thành phát triển của chủ nghĩa hiện
sinh ở Việt Nam
Nước ta, sau ngày thống nhất, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới,

khoa nghiên cứu văn học đã có nhiều thành tựu trên các lĩnh vực nghiên cứu văn
học dân tộc và văn học thế giới. Giai đoạn 1954-1975, do hoàn cảnh đặc biệt của
lịch sử, đất nước bị chia cắt thành hai miền, điều này tạo nên sự khác biệt trong tiến
trình vận động và phát triển của văn học dân tộc. Nếu miền Bắc, văn học phát triển
dưới sự lãnh đạo của Đảng thì miền Nam, văn học phát triển vô cùng phức tạp với

14


nhiều khuynh hướng khác nhau. Bên cạnh bộ phận yêu nước và cách mạng lại có bộ
phận văn học phản cách mạng.
Có thể nói, xã hội đô thị miền Nam từ 1954-1975 là một xã hội hội nhập nhiều
nền văn hóa, ngoài văn hóa Việt còn có văn hóa phương Tây nói chung và văn hóa
Mỹ nói riêng. Chính vì vậy, bức tranh lý luận – phê bình văn học ở đô thị miền
Nam xuất hiện nhiều trường phái lý luận – phê bình phương Tây như: Phân tâm
học, Chủ nghĩa hiện sinh, Mỹ học tiếp nhận, Cấu trúc luận, Hiện tượng luận…. là
điều tất yếu. Bởi, nếu trong những năm 1930-1945, khi trào lưu lãng mạn chủ yếu
của phương Tây tràn vào văn học nước ta qua phong trào Thơ mới và Tự lực văn
đoàn thì theo Lý Hoàng Phong, ở miền Nam, trào lưu hiện sinh, trào lưu siêu thực
có tác động trong văn thơ cũng là thường. Đến sau 1963, khi chế độ Ngô Đình
Diệm sụp đổ kéo theo sự tan rã của chủ nghĩa duy linh – nhân vị, xã hội miền Nam
khủng hoảng lại càng khủng hoảng hơn. Lúc này cuộc chiến tranh đã bắt đầu bước
vào thời kì khốc liệt. Sự mất mát đau thương của cuộc chiến đã tác động đến tư
tưởng của giới trí thức văn nghệ sĩ, khiến họ đã hoang mang, bế tắc lại càng bế tắc
và hoang mang hơn. Đây là điều kiện tốt nhất để chủ nghĩa hiện sinh phát triển vào
thời điểm này. Vì thế chủ nghĩa hiện sinh được giới thiệu một cách có hệ thống,
không những trên báo chí mà còn được viết thành sách để xuất bản, thành giáo trình
giảng dạy trong các trường đại học và trung học. Chủ nghĩa hiện sinh có cơ hội để
phát triển nhanh chóng và trở thành một hệ tư tưởng chi phối mạnh mẽ đến đời sống
xã hội.

Với việc ứng dụng lý thuyết của các trường phái lý luận – phê bình văn học
phương Tây hiện đại như: Phân tâm học, Chủ nghĩa hiện sinh, Mỹ học tiếp nhận,
Cấu trúc luận, Hiện tượng luận… vào việc tìm hiểu hiện tượng văn học, các nhà lý
luận – phê bình văn học đô thị miền Nam đã thổi vào đời sống văn học một luồng
sinh khí góp phần tạo ra những giá trị mới cho nhiều tác phẩm văn học dân tộc chỉ
được nhìn nhận qua hệ quy chiếu của triết học và mỹ học phương Đông.
Vào đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã bỏ lại phía sau thời kỳ cổ
điển để bước sang thời kì hiện đại. Cuộc cách mạng công nghiệp và sau đó cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ đã làm biến đổi tận gốc nền sản xuất của xã hội.
Bước vào thời kì này, công nghiệp cơ khí phát triển, quy mô sản xuất tăng lên mạnh
mẽ dẫn đến việc tích tụ sản xuất và các sản phẩm xã hội tuôn trào khắp nơi. Tiến bộ

15


khoa học kĩ thuật được ý thức hệ của xã hội phương Tây miêu tả như thành quả của
chủ nghĩa duy lý.
Quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản được gọi là thời kì Ánh
sáng tiếp nối và thay thế cho “thời kì trung cổ ảm đạm” đã hình thành quan niệm
cho rằng, tiến bộ dường như chỉ có thể có được trên cơ sở phát triển phồn vinh của
khoa học và kĩ thuật thông qua sự duy lí hóa chính trị, kinh tế và toàn bộ đời sống
xã hội. Sự lạc quan đối với trí tuệ và tri thức đã thể hiện một cách đầy đủ và triệt để
nhất trong ý thức lấy công nghệ làm nền tảng.
Với chủ nghĩa duy lý, xã hội phương Tây đã rơi vào khủng hoảng suy đồi bởi
vì nó “phi nhân vị hóa con người”, con người chỉ là “một lực lượng vật chất đơn
thuần”. Một khi con người trở nên bần cùng và kiệt quệ trong bộ máy kỹ thuật của
xã hội hiện đại thì sự suy sụp của chủ nghĩa cá nhân là một điều hiển nhiên.
F.Fromm nói về con người trong nền văn minh kỹ trị như sau: “Vấn đề của thế
kỉ XIX là “Chúa đã chết”, vấn đề của thế kỉ XX là con người đã chết. Ở thế kỉ XIX,
sự tàn bạo chống lại con người, ở thế kỉ XX là sự tha hóa có tính nô lệ, trong tương

lai con người có nguy cơ trở thành thần kinh phân liệt. Trong quá khứ, tai họa là ở
chỗ con người trở thành robot. Con người không còn là con người mà biến thành cái
máy không tư duy, không tình cảm. Con người bị máy móc hóa, tự động hóa, trở
thành một yếu tố đơn giản của khoa học kĩ thuật, cho nên đánh mất hết mọi đức tính
của riêng mình và không tồn tại như một nhân vị, một cá nhân nữa”.
Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng, đối lập lại chủ nghĩa duy lí thống trị trong
xã hội phương Tây hiện đại. Có người cho rằng, các cuộc chiến tranh thế giới tàn
khốc là nguồn gốc của chủ nghĩa hiện sinh cho nên nó thấm nặng chủ nghĩa bi quan
thất bại. Tuy nhiên, không phải thế, bằng chứng là những nơi không có chiến tranh
hoặc chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng thì chủ nghĩa hiện sinh và các xu hướng của
chủ nghĩa phi duy lí vẫn phát triển. Chiến tranh chỉ là một điều kiện. Nguồn gốc của
nó và các xu hướng khác là sự khủng hoảng, sự bại hoại tinh thần do chủ nghĩa duy
lí gây nên trong xã hội phương Tây hiện đại. Ngoài ra, chủ nghĩa hiện sinh không
chỉ hiện diện ở lí thuyết mà còn thể hiện ra một lối sống, một “phong cách sống”.
Chủ nghĩa hiện sinh không chỉ đi vào lối sống mà nó còn có mặt ở cả cuộc bạo
loạn của sinh viên trong phong trào phản văn hóa Mỹ, trong “cuộc cách mạng vui
vẻ” với những Festival, phong trào mang tên “xã hội mới”… Tuy nhiên, cái ảnh

16


hưởng nhiều nhất, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh đó là
hiện tượng học của Husserl. Hiện tượng học này cung cấp cho chủ nghĩa hiện sinh
một lí thuyết để trở thành triết học chứ không phải chỉ là một phương pháp coi như
một công cụ nhận thức để vũ trang cho các nhà hiện sinh.
Có thể nói, kể từ đầu thế kỉ khi chủ nghĩa hiện sinh chào đời, có hai hình thức
nổi trội nhất là chủ nghĩa duy lí mà đáng chú ý là chủ nghĩa Hegel và chủ nghĩa
thực chứng, hai lĩnh vực khoa học và triết học khác nhau nên phương pháp cũng
khác nhau. Đối tượng của khoa học là sự vật mà sự vật thì tĩnh cho nên tính khách
thể là tuyệt đối. Vì vậy, phương pháp của khoa học dựa trên công thức và đo lường.

Trái lại chủ nghĩa hiện sinh là nhân vị chủ động và tự do, vì vậy người ta lấy và nói
tới “giải thích” trong khoa học và trong quan hệ con người. Đồng thời, chủ nghĩa
hiện sinh muốn đánh thức con người thoát khỏi giấc mơ duy lí và khoa học bằng
cách nêu lên ba cấp độ của tri thức: Thứ nhất, khoa học thực nghiệm lấy thế giới vật
lí làm đối tượng; Thứ hai, triết học hiện sinh lấy đời sống tinh thần làm đối tượng;
Thứ ba, thần học lấy cái siêu việt và thượng đế làm đối tượng.
Cho đến nay, chủ nghĩa hiện sinh vẫn còn có sức sống riêng của nó và đóng
vai trò đáng kể trong đời sống tinh thần của nhiều nước trên phạm vi thế giới.
1.1.3. Vài nét về dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện ở miền Nam những năm 1954-1975 khi con
người khao khát tự do và quyền sống, mong muốn suy tư về chính tự do và thân phận
làm người. Nó có ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống và nghệ thuật: sân khấu, điện
ảnh, cải lương, đặc biệt là văn học. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra yếu tố hiện
sinh trong những tác phẩm văn học cổ như: Cung oán ngâm, Truyện Kiều….
Cùng với đó, trong những tác phẩm văn học của Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc
Khoan, Nguyễn Thị Hoàng… thì những yếu tố của hiện sinh như cái chết, sự hư vô
luôn hiện diện thường trực. Tác giả Nguyễn Thị Hoàng ví cuộc sống như là một
“thành lũy hư vô”, ở đó ngày lại ngày mọc lên những nấm mồ mới, ngày Chúa nhật
cũng chỉ là một bãi chiến trường và ở trong cái “thành lũy hư vô” đó “không có ánh
sáng rực rỡ của sửng sốt ngạc nhiên và nồng nàn của xôn xao rung cảm”, mọi cảm
xúc bị lịm chìm, chỉ còn lại một người kéo lê cái thân xác trong cõi hồng trần mà
thôi. Còn tác giả Lê Xuyên thì thường xuyên đưa vào trong những sáng tác của
mình về những chết chóc, về sự khốn khổ của kiếp người. Với Dương Nghiễm

17


Mậu, ông được đánh giá là một nhà văn xuất sắc với một lối viết hiện đại, thấm đầy
chất hiện sinh, đi sâu vào thân phận con người, phơi bày những cảnh ngộ làm người
trong một thế giới nhiều bất trắc, phi lý.

Với sự ảnh hưởng lớn mạnh của mình, chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành một
phần trong đời sống tâm hồn người Việt Nam, nó hướng con người đến cuộc sống
tự do, khẳng định nhân vị độc đáo của mình. Mặt khác, chủ nghĩa hiện sinh đã trực
tiếp hoặc gián tiếp tác động vào quá trình “nhà văn nắm bắt hiện trạng phi lý của
thế giới duy lý hoá hiện đại, thấy được thân phận nhỏ bé của của con người trước
nền văn minh kĩ thuật của thế giới hiện đại” [51].
Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh, văn học “không chỉ phản ánh hiện
thực” mà “suy ngẫm về hiện thực”, “áp sát hiện thực”. Nó đi vào thân phận cá
nhân với tư cách là nhân vị, sản phẩm của sự không nhất thiết, của ngẫu nhiên cho
nên nó từ chối đi vào điển hình, dù là tính cách hay hoàn cảnh điển hình mà chỉ
bằng lòng dừng lại ở cái “bản chất cụ thể” [17, tr.163].
Đất nước ta hiện nay trong thời kì hội nhập, các nhà văn hoàn toàn nắm bắt
được hiện trạng phi lí của thế giới duy lí hóa hiện đại, thấy được thân phận nhỏ bé
của con người trước nền văn minh kĩ thuật của thế giới hiện đại. Các nhà văn sáng
tác theo cảm hứng hiện sinh có thể chịu ảnh hưởng của các nhà văn nước ngoài do
tiếp xúc với các tác phẩm của họ. Nhưng trong thời đại ngày nay, văn học so sánh
cho phép chúng ta thấy những vấn đề lớn của thời đại đang đặt ra không chỉ cho
một dân tộc mà cho cả hành tinh. Những vấn đề ấy mang tính chất toàn cầu và nhân
loại. Vấn đề thân phận bi thảm của con người là một trong những vấn đề lớn ấy.
Tác giả Nguyễn Quang Lập trong cuốn tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng
đã nhìn đời chỉ là những mảnh đời đen và trắng. Với ông, mảnh đen được hiểu là
cái bản năng, là cái vô thức, còn mảng trắng, mảnh ánh sáng là cái đối lập. Ở tiểu
thuyết này, Nguyễn Quang Lập muốn thông qua mảnh trắng để nói về mảnh đen.
Một cái thị trấn nhỏ bé đang vận hành bởi những con người duy lý đến cứng nhắc,
tiêu biểu là Đại úy Thìn. Trong thời khóa biểu của Đại úy, người ta như sờ thấy cái
nỗi nhớt nhát, chán chường của các nhân vật kiểu Camus. Mỗi con người chỉ là một
chi tiết nhỏ trong cái guồng máy ấy. “Họ đang cô độc trong cái xã hội mười lăm
ngàn dân cư ngụ trong thị trấn”, ai sẽ là người an ủi họ. Làm cho con người ta có

18



cảm giác như “đang ngồi dưới nấm mồ rờn rợn” và “cái nhà này cũng là một ngục
tù chứ đâu xa”.
Trong cái ngột ngạt đó, nói theo kiểu của chủ nghĩa hiện sinh, trong cái cộng
đồng của những tồn tại thô lậu, con người làm sao tránh khỏi buồn nôn. “Mỗi lúc
mỗi ngấy lên nỗi buồn nôn”, “Buồn nôn, có cái gì ghê tởm đang ứ đầy trong cổ”,
“Trần tục nhìn vào chỉ thấy buồn nôn”. Nhưng buồn nôn chỉ đến và chỉ có ở những
người dám đối diện với cái phần đen của mình. Khi bản thân họ không thể siêu việt,
họ cảm thấy cô đơn, cô đơn như chưa bao giờ được cô đơn.
Trong tác phẩm Thiên sứ , tác giả Phạm Thị Hoài đã cho nhân vật của mình
suy nghĩ rằng, người ta không ai quyết định được thay ai, nếu có lựa chọn thì cũng
không hề lựa chọn, lựa chọn chỉ là một ngụy tạo bởi vì quyết định táo bạo nhất cũng
chỉ nảy sinh từ ngẫu nhiên, từ xô đẩy của các dữ kiện.
Viết về nhân vật lịch sử không phải để “đập phá thần tượng”, các tác giả coi
các nhân vật lịch sử không hiện sinh, không có nhân vị. Vì thế, họ muốn khai thác
các nhân vật này theo một hướng mới: nhìn họ như những cá thể hiện sinh với
những sinh hoạt, ham muốn đời thường. Nguyễn Huy Thiệp đã cho Nguyễn Trãi
vốn là người giàu tưởng tượng và là một nhà duy mỹ. Chủ nghĩa duy mỹ là biểu
hiện của mơ tưởng vô thức. Do vậy “cái đẹp là thứ không thể bình bầu, không thể tổ
chức, không thể rao bán như món hàng chợ phiên” [47, tr.34].
Trong những sáng tác của những nhà văn trẻ như Thuận, Đỗ Hoàng Diệu,
Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng luôn mang đậm dấu ấn
hiện sinh… Người đọc dễ dàng bắt gặp sự ê chề trong thân phận con người qua tác
phẩm của Thuận. Những con người nhỏ bé, mất tích trong thế giới hối hả của cuộc
sống. Rồi họ mất tích trong sự dửng dưng lạnh lùng của người thân. Họ là những
người bị lãng quên, những kẻ ngoài lề của cuộc sống.
Sự hoài nghi về thế giới đầy rẫy tranh chấp Thiện – Ác luôn xuất hiện trong
các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Con người với ám ảnh về “trí nhớ suy tàn”,
sự suy tàn của lí trí, của những mối quan hệ và chính cuộc sống tẻ nhạt hàng ngày.

Con người luôn ấp ủ một chuyến đi, là con người ưu tư của hiện sinh, không cam
chịu cuộc sống như cỏ cây, khao khát tìm lại nhân vị tự do của mình. Dấu ấn hiện
sinh như một ám ảnh u buồn day dứt.

19


Tất cả những ý tưởng của chủ nghĩa hiện sinh mà chúng ta bắt gặp trong
những nhà văn trên đã cho thấy có một sự du nhập, chịu sự tác động của nhiều nhà
triết học hiện sinh trên thế giới trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
1.2. Đề tài đồng tính trong văn học Việt Nam đƣơng đại
1.2.1. Sự hình thành giới tính và các xu hƣớng tình dục
Bất kỳ tế bào nào của cơ thể loài người cũng đều có 21 cặp nhiễm sắc thể
thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Ở phái nữ, nhiễm sắc thể quy định giới
tính là X và X, còn ở nam là X và Y. Đôi nhiễm sắc thể giới tính này quyết định
những khác biệt giới tính giữa hai phái, trong đó có bộ sinh dục ngoài. Bên cạnh đó,
bộ não nam và nữ cũng khác nhau. Nó có một vùng đặc biệt gọi là hạ đồi, tiết ra nội
tiết tố có tác dụng kích thích tinh hoàn hay buồng trứng sản xuất ra nội tiết tố giới
tính. Trong nó cũng có trung tâm xác định đối tượng tình dục mà nếu bị trục trặc thì
có thể nó sinh ra chuyện... yêu người cùng phái.
Trong sinh học, quá trình hình thành giới tính gắn với quá trình phân ly tế bào
(giới tính- sex, gốc Latinh là sectus, nghĩa là chia cắt). Bình thường khi phân chia tế
bào cơ chế xảy ra trong lúc giảm chất nhiễm sắc hoạt động một cách hết sức chính
xác. Nhưng đôi khi quá trình phân bào giảm nhiễm, hai nhiễm sắc thể giới tính lại
không tách rời nhau (hiện tượng không phân ly). Chính điều này khiến sinh ra cá
thể mang nhiễm sắc thể bất thường.
Dựa theo xu hướng tình dục, có thể chia giới tính thành ba loại:
- Dị giới tính luyến ái (heterosexuality): Đó là đa số nhân loại. Nếu là nam,
họ sẽ có cặp nhiễm sắc thể XY trong tế bào và chỉ yêu người khác phái - người có
cặp nhiễm sắc thể XX.

- Đồng tính luyến ái (homosexuality): Về mặt sinh học, những người đồng tính
luyến ái hoàn toàn bình thường. Nam giới bị “pờđờ” không phải do thiếu nội tiết tố
sinh dục nam testosterone, nên họ chẳng cần thử máu để biết nồng độ testosterone có
bình thường hay không, và cũng chẳng cần phải điều trị họ bằng testosterone uống
hay chích vào, bởi nó chỉ có hại cho sức khỏe con người. Hiện nay, khoa học vẫn
chưa giải thích được vì sao trung tâm não nhận diện đối tượng tình dục của những
người này chỉ có hình ảnh của người cùng phái. Có phải do rối loạn nhiễm sắc thể
hay không? Có phải do thiếu testosterone khi còn trong bào thai hay không? Chưa ai

20


chứng minh được. Có một điều các nhà chuyên môn rõ nhất là nữ giới cũng có đồng
tính luyến ái nhưng ít gặp hơn nam.
- Lưỡng tính luyến ái (bisexuality): Nhắc tới đồng tính luyến ái thì không thể
không nhắc tới Alfred Kinsey, người đã đưa ra thang chia mức độ giới tính luyến ái,
đi từ dị giới tính tới đồng tính luyến ái, mà nằm giữa hai thái cực là những người
lưỡng tính luyến ái. May mắn hơn những người đồng tính luyến ái, những người
lưỡng tính luyến ái vẫn có thể có chồng (vợ), có con nhưng vẫn có… bồ cùng giới.
Có những người lưỡng tính luyến ái, sau một thời gian có vợ có con, lại hiểu ra
mình chỉ có thể quan hệ đồng tính, nên đành “dứt áo” ra đi, bỏ vợ (chồng) bỏ con,
đi theo một chàng (nàng) nào đó.
1.2.2. Giới thuyết về đồng tính luyến ái
1.2.2.1. Khái niệm đồng tính luyến ái
“Đồng tính luyến ái” (homosexuality) hay “đồng tính” là một thuật ngữ dùng
phổ biến ở phương Tây thế kỉ XX chỉ hiện tượng tình dục đồng giới.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Thạch và Võ Chí Dũng trong Mẹ ơi, con đồng
tính, đã định nghĩa: “Đồng tính luyến ái là một trong bốn thiên hướng tính dục lớn
của con người, bao gồm đồng tính, dị tính, lưỡng tính và vô tính. Trong đó, hiểu
đơn giản, đồng tính luyến ái là những người nam giới, nữ giới đã trưởng thành có

thiên hướng quan hệ tình cảm, tình dục với người có cùng giới tính với mình. Nếu là
nam với nam thì gọi là “gay”, nữ với nữ gọi là “lesbian”, gọi tắt là les. Họ được
coi là “thiểu số tình dục”.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Đồng tính luyến ái” hay “đồng
tính” chỉ việc hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục cùng giới tính với
nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc lâu dài. Đồng tính luyến ái cũng chỉ nhận thức
của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một cộng đồng có chung
điều này (…). Đồng tính luyến ái được coi là một dạng trong thang liên tục của
thiên hướng tình dục. Thực tế, “đồng tính” khá phức tạp, có nhiều kiểu, dạng, loại
và cách gọi khác nhau.
Đồng tính nữ được gọi là Lesbian, gọi ngắn gọn là “Les”. “Les” lại chia làm
nhiều kiểu: “Fem” chỉ những người đồng tính nữ có nữ tính, khó phát hiện là les;
“Butch” là những người đồng tính nữ có nam tính, cử chỉ điệu bộ giống đàn ông;
“Soft butch”(SB) là từ chỉ một dạng khác của đồng tính nữ, có bề ngoài và cá tính

21


mạnh mẽ nhưng ở mức độ chừng mực, không cố gắng hết sức nhằm loại bỏ những
đặc điểm nữ tính của mình.
Đồng tính nam được gọi là “Gay”. “Gay” lại chia làm “gay kín”, “gay mở”
(bóng lộ). “Gay kín” là những đồng tính nam có nam tính, rất khó và không thể
nhận biết được họ đồng tính nếu họ không công khai. “Gay mở” là những người
đồng tính nam ăn mặc, cử chỉ như phụ nữ, họ tự coi mình là nữ giới và nhiều người
đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Một cách bình dân, “pêđê” có thể chỉ người
đồng tính nam, “ô môi” có thể chỉ người đồng tính nữ. Các từ “đồng tính luyến ái”,
“gay”, “les” là từ khoa học mang tính chất trung lập song các từ “pêđê”, “bóng lộ”,
“hifi”… mang tính xúc phạm ít hoặc nhiều. Cụm từ “giới thứ ba” mặc dù không
mang tính chất xúc phạm và được dùng phổ biến bởi người dân và báo chí nhưng nó
không có định nghĩa rõ ràng và thường để chỉ cộng đồng người đồng tính và người

chuyển giới tính một cách không phân biệt. Theo bác sĩ Trần Bồng Sơn, nhà giới
tính học nổi tiếng Việt Nam, có hai loại người đồng tính: thật và giả. Những người
đồng tính thật là những người đồng tính bẩm sinh và số người này rất hiếm. Theo
ông, hầu hết những người đồng tính là giả, bị bạn bè rủ rê để thử nghiệm lối sống
mới nhưng cuối cùng cũng trở về với lối sống trước đó.
1.2.2.2. Tâm lý của những ngƣời đồng tính
Theo thực tế đã được chứng minh, những người đồng tính thường có xu
hướng quan hệ tình dục với người đồng giới. Họ chỉ đạt khoái cảm khi quan hệ với
người đồng giới mà thôi. Họ có những biểu hiện khác biệt: người đàn ông có xu
hướng tình dục đồng giới đa phần có tâm hồn mỏng manh, yếu đuối, luôn muốn
được che chở bởi người khác. Tâm hồn họ đa cảm như người phụ nữ. Đối với
những người nữ đồng tính luyến ái, họ có xu hướng muốn che chở cho người yêu,
nhưng đa phần nữ giới che giấu xu hướng tình dục của mình. Phụ nữ chịu nhiều sự
ràng buộc từ gia đình, xã hội, nhất là ở một nước có truyền thống Nho giáo khá lâu
đời như nước ta.
Hầu hết, người đồng tính thường rơi vào trạng thái hoang mang, mặc cảm
khi biết về xu hướng tình dục của mình. Khi họ nhận thức được về bản thân mình
thì họ phải đấu tranh rất nhiều để chấp nhận sự thật về bản thân. Họ đồng thời lo sợ
bị dị nghị, bị khinh bỉ nên sống trong mặc cảm, che giấu sự thật về bản thân mình.
Đó là tâm lý chung của đa phần người đồng tính. Người đồng tính nào cũng luôn

22


luôn phải đối mặt với những dằn vặt nội tâm: mình là ai, mình thuộc giới tính nào,
mình phải sống thế nào, mình muốn gì? Khi không biết mình là ai, người ta hoảng
loạn, khi phát hiện ra bản thân mình thì đau đớn , sợ hãi, sau đó hằ ng ngày đối mặt
với cuộc sống không giống mọi người, người đồng tính lại rơi vào bi kịch hổ thẹn,
bế tắc, cô đơn.
1.2.3. Đồng tính trong lịch sử - xã hội và nghệ thuật

1.2.3.1. Vấn đề đồng tính trong lịch sử - xã hội
* Nguồn gốc của đồng tính luyến ái
Đồng tính luyến ái đã thực sự trở thành một trong những hiện tượng quan
trọng ở cả phương Đông và phương Tây. Đã có nhiều cuộc tranh luận xung quanh
vấn đề nguồn gốc của hiện tượng đồng tính luyến ái này. Có người cho đó là
chuyện bình thường trong khi một số khác cho đó là một loại bệnh hoặc là một dạng
tệ nạn xã hội. Một số tôn giáo lớn trên thế giới (Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và
Hồi giáo) cho đồng tính luyến ái là do quỷ Satan xúi giục, cám dỗ để chống lại
những lời dạy dỗ của Thiên Chúa. Phái Thiên Chúa giáo bảo thủ chủ trương đồng
tính là một lựa chọn của cá nhân do ảnh hưởng của môi trường và lựa chọn này trái
với ý muốn của Thiên chúa. Bác bỏ những cáo buộc trên, giới khoa học đã chứng
minh đồng tính luyến ái là một khuynh hướng tình dục tự nhiên, không phải là một
bệnh rối loạn tâm thần hay một tệ nạn xã hội cần phải loại bỏ.
Khi nghiên cứu lịch sử của nhân loại, các nhà khoa học rất bất ngờ rằng
đồng tính đã xuất hiện từ rất sớm (thế kỉ VI -> thế kỉ IV. TrCN), khi những nền văn
minh của loài người bắt đầu nhen nhúm, từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu đồng tính
không còn là chuyện lạ. Nhiều truyền thuyết, nhiều cổ vật miêu tả cảnh quan hệ
đồng tính. Nổi bật nhất có thể thấy đồng tính hiện diện ở nền văn minh Hi Lạp, La
Mã, Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc, Nhật Bản và thậm chí trong Kinh thánh được xem
là một trong những tài liệu cổ xưa nhất cũng nói về đồng tính. Tại Cộng hoà Séc,
các nhà khoa học đã khai quật được một ngôi mộ cổ của một người đồng tính có
niên đại từ 4500 năm đến 5000 năm tại ngay thủ đô Praha. Nhiều nhân vật lịch sử
trong đó có Socrates, Lord Byron, Leônardo da Vinci,… có thể được xem là người
đồng tính. Vị vua lừng danh Friedrich II đại đế tức “Friedrich độc đáo” trị vì nước
Phổ từ 1740 đến 1786 cũng bị nghi vấn đồng tính luyến ái.

23


Ở Đông Á, tình yêu đồng tính có trong những tài liệu lịch sử xa xưa nhất.

Đồng tính luyến ái ở Trung Quốc được biết đến với “mối tình cắt tay áo” (vua Lưu
Hân thời nhà Tây Hán vào năm thứ VII. TrCN yêu mê mệt chàng trai trẻ Đồng
Hiền…). Đồng tính luyến ái ở Nhật Bản được biết đến dưới dạng chúng đạo shudo
hay nam sắc nanshoku (những từ bị ảnh hưởng từ văn chương Trung Quốc) được
ghi nhận từ hơn một nghìn năm và từng là một phần trong đời sống Phật giáo và
truyền thống Samurai. Văn hoá tình yêu cùng giới làm truyền thống hội hoạ và văn
chương cũng được tôn vinh. “Truyện kể Genji” là một trường thiên tiểu thuyết của
Murasaki Shikibu cũng đề cập đến mối quan hệ này. Trong lịch sử Việt Nam rất
hiếm có trường hợp đựơc ghi nhận mặc dù trong thế kỉ XVI, XVII có một vài vua
chúa có thê thiếp là đàn ông… Ngoài ra, sách sử có chép rằng vua Khải Định tuy có
12 bà vợ nhưng bất lực hoặc không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông.
Như vậy, không phải bây giờ mới có đồng tính mà đồng tính đã xuất hiện từ
rất lâu. Nói bây giờ đồng tính nhiều hơn do lây lan là “oan” cho đồng tính vì các
nhà khoa học nghiên cứu được rằng luôn có một tỉ lệ đồng tính nhất định trên tổng
dân số (trung bình khoảng 5%). Chính vì thế dân số tăng thì tỉ lệ đồng tính cũng
phải tăng theo. Mặt khác, thời đại ngày nay, công nghệ phát triển, nhận thức thoáng
hơn thì nhiều người đồng tính “công khai” hơn trước kia.
*Quan điểm xã hội đối với hiện tƣợng đồng tính luyến ái
Do những thành kiến và phân biệt đối xử, thậm chí ngay cả phỉ báng, khinh
rẻ, kết tội trong nhiều xã hội, nhiều cộng đồng mà nhiều người đồng tính luyến ái
phải chịu áp lực, tủi hổ và đau khổ. Trong thế kỉ XX, Đức quốc xã đã cho hành
quyết những người đồng tính luyến ái vì cho rằng họ đe doạ sự nam tính và làm dơ
bẩn “giống nòi Aryan”. Năm 1950, hàng trăm người bị sa thải vì là đồng tính trong
một chiến dịch có tên là “Nỗi sợ hoa oải hương” của McCarthyism.
Hiện nay, khi xã hội đã cởi mở hơn, quyền cá nhân càng được tôn trọng hơn
thì thái độ của xã hội đối với những người đồng tính luyến ái không còn quá nghiệt
ngã. Ở Việt Nam, nhìn chung thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái là kì thị
ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ, không
quan tâm. Những định kiến về đồng tính luyến ái vẫn còn khá phổ biến trong xã hội
Việt Nam. Mặc dù pháp luật không cấm cản nhưng đề tài đồng tính luyến ái được

xem là không bình thường, tránh né.

24


Có thể thấy, Khổng giáo là nền tảng tư tưởng đạo đức phong kiến ở Việt
Nam, nó tồn tại khá lâu, và dù không còn địa vị nữa, nhưng ngày nay tư tưởng đó
vẫn còn ảnh hưởng nhất định. Theo Khổng giáo, người đàn ông cần lập gia đình,
sinh con nối dõi. Chính vì vậy, người đồng tính nam chịu áp lực gia đình rất nhiều,
không dám sống cho chính mình. Họ giấu đi sự thật về bản thân, lập gia đình và che
giấu bản thân hoặc tìm đến bạn tình nam một cách lén lút. Người phụ nữ chịu đựng
áp lực nhiều hơn nam, và phần đông phụ nữ đồng tính không công khai sự thật về
bản thân mình.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, người đồng tính ngày càng nhiều và công khai vì
họ ảnh hưởng lối sống phương Tây, chạy theo mốt, đua đòi. Điều này không hề có
cơ sở. Tuy nhiên chính lối suy nghĩ đó khiến định kiến xã hội với người đồng tính
trở nên nặng nề hơn. Trong số các nước Đông Nam Á, Thái Lan là nước có cái nhìn
với người đồng tính khá thoải mái. Họ chưa hề bị các nước phương Tây đô hộ trong
quá khứ.
Đã từng có rất nhiều người cho rằng, đồng tính là một hành vi đáng ghê tởm,
bệnh hoạn, đặc biệt những hành vi âu yếm của những người nam với nhau. Định
kiến này ở nông thôn càng khắc nghiệt hơn. Rất nhiều bậc cha mẹ khi biết con mình
là người đồng tính thì giận dữ, la mắng, bỏ rơi hoặc không quan tâm nữa. Điều này
làm nhiều người đồng tính không dám công khai sự thật về bản thân, sống trong đau
khổ, tủi nhục. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhận thức của con
người càng được mở rộng, một số người đã không còn coi đồng tính là một căn
bệnh cần phòng tránh nữa và thái độ của họ với người đồng tính đã cởi mở hơn so
với trước đây.
1.2.3.2. Đề tài đồng tính trong văn học nghệ thuật
Vấn đề đồng tính đã trở thành một trong những đề tài không chỉ có trong văn

học Việt Nam đương đại mà còn trong văn học thế giới từ cổ chí kim, từ Tây sang
Đông. Văn học đồng tính hiện hữu như một nhu cầu tự thân, phản ánh cuộc sống
muôn màu của những người đồng tính. Thế giới đồng tính phức tạp nhưng lại đầy
hấp dẫn. Đó cũng là nguyên nhân khiến một số nhà văn dày công viết nên tác phẩm
văn học đồng tính mới lạ, mang giá trị sâu sắc.
Trên thế giới, đề tài đồng tính trong văn chương không còn xa lạ. Tuy mỗi
nhà văn có cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau nhưng nhìn chung tác phẩm văn

25


×