Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG vốn tài NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG CHI NHÁNH bến TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.78 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG CHI NHÁNH BẾN TRE

GVHD: CH. NGUYỄN CHIÊU THỤY
SVTH : TRỊNH TRÚC LINH
LỚP : TÀI CHÍNH TÍN DỤNG A – K12
MSSV : 1211043073

Vĩnh Long, năm 2014


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Vĩnh Long, ngày ….tháng….năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP



2


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Bến Tre, ngày…. tháng…. năm 2014
Giám đốc

3


LỜI CẢM ƠN

Qua ba năm học tập và rèn luyện dưới mái trường đại học Cửu Long, cùng với
thời gian thực tập tại Ngân hàng MHB chi nhánh Bến Tre em đã học tập và tích lũy
được nhiều kinh nghiệm quý báu cho mình. Đề tài là sự kết hợp giữa lý thuyết đã
học và thực tiễn trong thời gian kiến tập.
Bằng sự nỗ lực của bản thân, sự động viên của gia đình cùng với sự giảng dạy
nhiệt tình của thầy cô Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng, đặc biệt là sự chỉ
dẫn tận tâm của GVHD cô Nguyễn Chiêu Thụy đã truyền đạt cho em những kiến
thức quý giá trong suốt thời gian học tại trường, em vô cùng biết ơn các thầy cô.
Bên cạnh đó qua thời gian thực tập ngắn hạn tại Ngân hàng MHB – Chi nhánh Bến
Tre em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị tại Ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn: Thầy cô Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân hàng
trường đại học Cửu Long đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong thời
gian em học tập tại trường. GVHD cô Nguyễn Chiêu Thụy đã nhiệt tình hướng dẫn,
góp ý kiến cho em hoàn thành đề tài. Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị trong

Ngân hàng MHB Bến Tre dù rất bận rộn với công việc, song các cô chú, anh chị
vẫn nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu và giải đáp những thắc mắc cho em
trong suốt quá trình kiến tập tại Ngân hàng.
Trong quá trình làm bài có nhiều thiếu sót mong quý thầy cô bỏ qua cho em và
em rất mong được sự bổ sung, đóng góp ý kiến từ các cô chú, anh chị và quý anh
chị để em có thể khắc phục những thiếu sót trong đề tài.
Em kính chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo và cô chú, anh chị công tác tại Ngân
hàng MHB Chi nhánh Bến Tre lời chúc sức khỏe và thành đạt. Kính chúc chi nhánh
ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững.
Bến Tre, ngày….tháng….năm 2014
Sinh viên thực hiện

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBNV

: Cán bộ nhân viên

HĐQT

: Hội đồng quản trị

MHB Bến Tre

: Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng
bằng Sông Cửu Long Chi nhánh Bến Tre


NH

: Ngân hàng

NHTM

: Ngân hàng thương mại

PGD

: Phòng giao dịch

TMCP

: Thương mại cổ phần

5


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 1.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 – 2013........................9
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo kì hạn tiền gửi từ năm 2011 – 2013..........19
Bảng 2.2: Vốn huy động theo thành phần kinh tế từ năm 2011 – 2013...................21
Bảng 2.3: Vốn huy động theo loại tiền gửi từ năm 2011 – 2013.............................23

6


MỤC LỤC


7


Thực hành nghề nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế
Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng. Hàng loạt doanh nghiệp
tuyên bố phá sản hay chỉ hoạt động cầm chừng vì không có đủ vốn. Trong khi các
doanh nghiệp phải lay hoay tìm lối thoát thì hệ thống các ngân hàng thương mại –
các tổ chức tài chính trung gian, những “nhân vật chính” trong quá trình tạo điều
kiện cho nền kinh tế cũng gặp không ít khó khăn: tái cơ cấu hệ thống ngân hàng,
vấn đề nợ xấu. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn lẽ ra ngân hàng là cứu cánh về
vốn cho các doanh nghiệp nhưng ngay cả bản thân các ngân hàng cũng gặp rắt rối
về nguồn vốn, khó khăn trong thanh khoản.
Hệ thống các ngân hàng thương mại luôn là nhóm trung gian tài chính lớn
nhất và cũng là trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên
nhất dù ở quốc gia nào. Tại Việt Nam hệ thống các ngân hàng thương mại trong
nước cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của mình khi có những đóng góp to lớn
trong tiến trình đổi mới đất nước chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp để
trở thành một nền kinh tế công nghiệp tiên tiến. Thông qua chức năng quan trọng
như trung gian thanh toán, trung gian tín dụng các ngân hàng đã có những đóng góp
tích cực cho việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ
lưu chuyển vốn, tiết kiệm được chi phí lưu thong tiền mặt… từ đó góp phần làm
tăng thêm của cải cho xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đặc biệt với chức năng tập
trung vốn của nền kinh tế, ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi
trong nền kinh tế từ đó cung ứng vốn để đảm bảo cho mọi quá trình sản xuất, kinh
doanh của các tổ chức, cá nhân được thực hiện liên tục, quy mô sản xuất mở rộng,

đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và góp
phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Do vậy huy động vốn là chức năng
quan trọng nhất của một ngân hàng thương mại không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của ngân hàng mà còn có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của đất
nước, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang tiến hành hội nhập với kinh

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 8


Thực hành nghề nghiệp

tế quốc tế. Nhờ hội nhập quốc tế các ngân hàng thương mại sẽ tiếp cận thị trường
quốc tế một cách dễ dàng hơn và hiệu quả huy động vốn, sử dụng vốn sẽ tăng lên
góp phần nâng cao chất lượng và loại hình hoạt động.
Muốn có được nguồn vốn vững mạnh, giải pháp được không ít ngân hàng
chọn là nâng lãi suất huy động vốn, dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn.
Khi bỏ ra chi phí sử dụng vốn quá cao, ngân hàng không thể cho doanh nghiệp vay
vốn với lãi suất thấp. Doanh nghiệp không thể tiếp cận được vốn hoặc tiếp cận được
vốn nhưng lãi suất cao, kinh doanh không hiệu quả phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu,
Ngân hàng lại không thể sử dụng được vốn mà phải trả khoản lãi lớn cho khách
hàng gửi tiền.
Như vậy, vấn đề về vốn và nguồn sử dụng có hiệu quả là vấn đề chung trong
nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động của ngân hàng có vai trò quan trọng, có tác động
mạnh đến nền kinh tế. Không có ngân hàng nào kinh doanh hiệu quả khi hàng loạt
doanh nghiệp rơi vào bế tắt, không có ngân hàng mạnh trong nền kinh tế kém và
ngược lại.
Đó là lý do em chọn đề tài “THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TÀI NGÂN
HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI

NHÁNH BẾN TRE” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên bài thực hành nghề nghiệp là tìm hiểu về thực trạng huy động
vốn tại ngân hàng. Đồng thời thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình thực tế
công tác huy động vốn của NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH BẾN TRE.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Đối tượng nghiên cứu: thực trạng huy động vốn của ngân hàng TMCP phát triển
nhà đổng bằng sông Cửu Long - chi nhánh Bến Tre



Phạm vi nghiên cứu:

-

Không gian: Đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng
sông Cửu Long – Chi nhánh Bến Tre.

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 9


Thực hành nghề nghiệp

-


Thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ ngày 1/7/2014 đến 23/8/2014.
Các số liệu kinh doanh, huy động vốn của ngân hàng TMCP phát triển nhà
đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2013.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài thực hành nghề nghiệp sử dụng phương pháp miêu tả, giải thích, đối
chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp. Ngoài ra bài còn thu thập thêm một số thông tin
và số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các sách tham khảo, tạp chí, báo điện
tử, các quy định liên quan đến huy động vốn của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
5. BỐ CỤC CỦA CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH BẾN TRE
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH BẾN TRE

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 10


Thực hành nghề nghiệp

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH BẾN TRE
1.1.

Tổng quan về ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông
Cửu Long - chi nhánh Bến Tre
1.1.1. Điều kiện tự nhiên – tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn thành
phố Bến Tre
1.1.1.1.


Đặc điểm tự nhiên

-

Đông giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 65km

-

Tây giáp với Vĩnh Long và Trà Vinh có ranh giới chung là sông Cổ Chiên

-

Nam giáp với Vĩnh Long và Trà Vinh có ranh giới chung là song Cổ Chiên

-

Bắc giáp với Tiền Giang có ranh giới chung là sông Tiền
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên
là 2.361 km2, được hình thành bởi ba dãy cù lao, cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao
Minh, được phù sa bốn nhánh sông Cửu Long bồi tựu thành. Những con sông lớn
nối liền từ Đông qua các cửa sông, ngược về phía thượng nguồn đến tận
Campuchia, cùng hệ thống kênh ngồi chằng chịt khoảng 6000km đan vào nhau chở
nặng phù sa chảy khắp ba dãy cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao
thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng
hóa với các tỉnh lân cận.
1.1.1.2.

Tình hình kinh tế xã hội


Năm 2013, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng của lạm
phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, giá nông sản, thủy sản giảm thấp, dịch
bệnh trong nuôi trồng thủy sản phát sinh, hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn, các công trình triển khai chậm do khó khăn về nguồn vốn và vướng mắc
khâu giải phóng mặt bằng,… Tình hình trên đã tác động bất lợi đến việc triển khai
các nhiệm vụ đề ra ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân, song được sự
quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh Ủy,
toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân tỉnh đã nổ lực phấn đấu triển khai thực hiện
Nghị quyết của Tỉnh ủy đạt kết quả khá trên một số lĩnh vực.Cụ thể: kinh tế Bến Tre

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 11


Thực hành nghề nghiệp

đang trên tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 6.61%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực, đến nay tỉnh trọng nông – lâm – thủy sản đạt 49.2%, dịch vụ
đạt 33%, công nghiệp – xây dựng đạt 17,8%, cơ cấu kinh tế giai doạn 2010 – 2015
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở tận dụng
nguồn lực sẵn có của địa phương, Bến Tre có nhiều lợi thế phát triển nuôi trồng
thủy hải sản, do điều kiện địa hình sông nước và chiều dài bờ biển dài ở các huyện
Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri phát triển theo đó là các doanh nghiệp, công ty chế
biến thủy sản mà trong những năm gần đây rất được sự quan tâm khuyến khích phát
triển của chính phủ. Bên cạnh đó đất đai màu mỡ do phù sa các con sông lớn bồi
đắp là điều kiện phát trển các vườn cây ăn trái đặc sản, cây dừa là một thế mạnh của
tỉnh với nhiều ngành công nghiệp phục vụ trong lĩnh vực này.
Ngoài ra tỉnh còn có nhiều tiềm năng cho việc phát triển các loại hình du lịch
sinh thái miền sông nước, cung cấp sản phẩm hàng hóa nông sản, thủy sản cho xuất

khẩu và thị trường trong nước. Hiện nay cầu Rạch Miễu công trình thế kỉ đã hoàn
thành, cầu Hàm Luông cũng đã được đưa vào sử dụng. Bến Tre lên đô thị loại III, từ
đây Bến Tre sẽ phát huy được những tiềm năng kinh tế - xã hội để vươn mình phát
triển mạnh mẽ. Đồng hành với sự phát triển đó là việc hỗ trợ vốn kịp thời của các
ngân hàng trên địa bàn, giúp người dân ổn định và phát triển sản xuất, áp dụng vốn
của các doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên địa bàn hiện có 13
NHTM, trong đó có 11 ngân hàng TMCP, với 11 chi nhánh và mạng lưới trực thuộc
87 phòng giao dịch, điểm giao dịch rộng khắp tỉnh tạo điều kiện thuận lợi trong giao
dịch của người dân.
Tóm lại, cuộc sống kinh tế của người dân dần ổn định và đang nâng lên khá,
giàu, giảm được tình trạng đói nghèo và trình độ của người dân ngày càng nâng lên.
Bến Tre đang dần chuyển mình phát triển, mội trường đầu tư kinh tế tiếp tục được
cải thiện.

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 12


Thực hành nghề nghiệp

1.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng
TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh
Bến Tre
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển nhà
Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bến Tre
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Housing Banking of Mekong Delta Ben Tre
Trụ sở chính: số 59, Đại lộ Đồng Khởi, Phường 2, Tp. Bến Tre
Điện thoại: (075)3 814 956
Fax: (075) 3 814 787

Chi nhánh MHB Bến Tre được thành lập theo công văn số 41/NHNN – CNH
ngày 16/1/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quyết định số
36/2002/QĐ – NHN – HĐQT ngày 10/12/2002 của Hội đồng quản trị ngân hàng
Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2003, trong các năm qua, với sự nỗ lực
của tập thể ban lãnh đạo và CBNV, hoạt động của đơn vị không ngừng được củng
cố và duy trì theo chiều hướng phát triển ổn định, bền vững, đúng chủ trương, định
hướng kinh doanh của HĐQT và Tổng Giám đốc, từng bước khẳng định vị thế của
đơn vị trên địa bàn. Kết quả kinh doanh hàng năm đều duy trì được tốc độ tăng
trưởng cao và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Trung Ương giao.
Khi thành lập từ năm 2003 đến nay, MHB Bến Tre đã có 2 phòng giao dịch
trực thuộc là PGD Mỏ Cày Nam và PGD Ba Tri. Bằng sự nỗ lực, cầu thị với phong
cách phục vụ hiện đại, chuyên nghiệp, MHB Bến Tre đã nhanh chóng khẳng định
được vị trí của mình, sau 10 năm hoạt động.
Với phương châm “Cho niềm vui tỏa khắp” và luôn hướng về khách hàng,
MHB Bến Tre luôn quan tâm chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo và công bằng.
Cùng với ứng dụng công nghệ hiện đại, thời gian giao dịch được rút ngắn. Các sản
phẩm, dịch vụ tiện ích đa dạng phục vụ tốt nhất các nhu cầu giao dịch của khách
hàng. Mạng lưới hoạt động của đơn vị cũng từng bước được mở rộng trên địa bàn,
khu vực.

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 13


Thực hành nghề nghiệp

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH


Trang 14


Thực hành nghề nghiệp

1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận
1.1.3.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi
nhánh Bến Tre
Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng Kinh Doanh
Phòng NguồnPhòng
Vốn Kế Toán
Phòng
Và Quản
Ngân Lý
Quỷ
Rủi Ro Và HỗPhòng
Trợ Kinh
Hành
Doanh
chính Nhân Sự

Các Phòng Giao Dịch Trực Thuộc


(Nguồn phòng hành chính nhân sự)
1.1.3.2.

Chức năng nhiệm vụ

Ban Giám đốc
Giám đốc là người có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, trực
tiếp chỉ đạo, đề xuất các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức bổ nhiệm và miễn
nhiệm, khen thưởng hoặc kỉ luật cán bộ, công nhân viên.

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 15


Thực hành nghề nghiệp

Phó giám đốc: có nhiệm vụ hỗ trợ cùng Giám đốc trong các nghiệp vụ, giám
sát tình hình hoạt động của các phòng trực thuộc đơn vị, đôn đốc thực hiện đúng
quy chế đã đề ra, điều hành trực tiếp phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng kế toán và
ngân quỹ và các công việc khác được Giám đốc phân công.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh:
Tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh, mua vốn, bán vốn và bán chéo sản
phẩm dịch vụ thẩm định khả năng xin vay vốn, lập hồ sơ và đề xuất ý kiến xem xét
cho vay với Ban Giám đốc, kiểm soát quá trình sử dụng vốn của đơn vị, cá nhân
vay vốn.
Lập kế hoạch thu nợ, quản lý dư nợ và lập báo cáo kết quả tín dụng.
Tổng hợp doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.
Quản lý, theo dõi các tài sản thế chấp.

Phòng nguồn vốn:
Huy động các nguồn vốn trong dân cư, thường xuyên theo dõi lãi suất trên thị
trường để có sự điều chỉnh lãi suất huy động cho thích hợp và đưa ra các kế hoạch
huy động. Chịu trách nhiệm điều hòa nguồn vốn của ngân hàng, tổ chức các hình
thức huy động vốn.
Phòng kế toán và ngân quỹ:
Có trách nhiệm thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kế toán tài
chính, kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong hạch toán kế toán. Thực hiện nghiệp
vụ có liên quan đến quá trình thu – chi theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện mở
tài khoản cho khách hàng, các khoản thu – chi trong ngày. Thường xuyên theo dõi
các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra các chứng từ khi có phát sinh, có
nhiệm vụ thông báo thu nợ thu lãi cuả khách hàng, thu thập tổng hợp các số liệu
phát sinh lên bảng cân đối nghiệp vụ và sử dụng để trình lên Ban Giám đốc.
Phòng quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh:
Lập báo cáo đánh giá rủi ro, kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của doanh mục
đầu tư đã phê duyệt. Thu thập, phân tích và lập báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng cho toàn chi nhánh, đưa ra các cảnh báo nhằm làm cho hoạt động tín

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 16


Thực hành nghề nghiệp

dụng an toàn, hiệu quả. Tính nợ thu lãi gốc đáo hạn, lập thủ tục hồ sơ vay vốn
khách hàng, tham gia giài quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Nhận hồ
sơ tín dụng các loại để lưu trữ hoặc chuyển giao trong kho theo quy định hiện hành
của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng MHB. Xử lý các khoản nợ xấu có vấn đề do
lãnh đạo chi nhánh phân công như: các khoản nợ phải khởi kiện ra tòa, phải bán

hoặc đấu giá tài sản theo quy định, mua bán nợ,…
Phòng hành chính nhân sự:
Xây dựng quy chế, giờ giấc làm việc. Thực hiện công việc quản lý nhân sự, tổ
chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát nguồn nhân lực đảm bảo nhu cầu
phát triển của chi nhánh theo quy định. Thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo
hiểm, quản lý lao động, xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao
năng suất lao động.
Các phòng giao dịch trực thuộc:
Mọi hoạt động đều do sự ủy quyền của Giám đốc chi nhánh và Tổng giám đốc
ngân hàng MHB. Khi kí kết hợp đồng vượt mức ủy quyền thì Giám đốc PGD có
trách nhiệm thẩm định hồ sơ cho vay vốn theo đúng trình tự tín dụng. Sau đó trình
và gửi toàn bộ hồ sơ vay vốn cho Giám đốc chi nhánh tỉnh xem xét, phê duyệt.
1.2.

Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của chi ngân
hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh
Bến Tre

Bảng 1.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận

2011
Số tiền
153.648
119.881

33.803

2012

2013

So sánh 2012/2011

Số tiền
Số tiền
Số tiền
215.233 283.568
61.549
194.757 257.830
74.876
20.476
25.738 (13.327)
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

%
40,05
65,46
(39,43)

So sánh 2013/2012
Số tiền
68.335
63.073

5.262

%
31,75
32,39
25,7

Trang 17


Thực hành nghề nghiệp

Trong 3 năm qua có thể nói Ngân hàng đã có những thuận lợi và khó khăn
nhất định, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát,… nhưng nhìn
chung Ngân hàng vẫn hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và kết quả cũng rất khả quan.
Tình hình thu nhập qua các năm vẫn tăng đặc biệt là thu nhập từ lĩnh vực tín dụng.
Tình hình chi phí cũng tăng qua các năm nhưng tốc độ khác so với thu nhập. Vì thế
lợi nhuận thu được cũng biến động theo. Cụ thể:
Về thu nhập: Năm 2011 Ngân hàng thu nhập với số tiền là 153.648 triệu
đồng, sang năm 2012 thu nhập của Ngân hàng là 215.233 triệu đồng, đến năm 2013
với số tiền là 283.568. Như vậy năm 2012 thu nhập Ngân hàng tăng so với 2011 số
tiền là 61.549 triệu đồng và tốc độ tăng là 40,05%. Sang năm 2013 tình hình thu
nhập vẫn tăng nhưng tăng ít hơn so với năm trước cụ thể là chỉ tăng 31,75% với số
tiền chênh lệch là 68.335 triệu đồng. Thu nhập tăng là do nền kinh tế của đất nước
ngày càng phát triển, người dân ngày càng có thu nhập cao, có nhu cầu gửi tiền và
vay tiền ngày càng nhiều. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cung cấp cho khách hàng
ngày càng nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng, tạo lòng tin cho khách hàng ngày càng vững chắc.
Về chi phí: Năm 2011 chi phí của Ngân hàng là 119.881 triệu đồng, sang năm
2012 Ngân hàng chi phí với số tiền là 194.757 triệu đồng, đến năm 2013 chi phí là

257.830 triệu đồng. Bên cạnh những hoạt động để tăng doanh thu qua các năm thì
chi phí cũng tăng theo. Cụ thể năm 2012 so với năm 2011 thì tổng chi phí của Ngân
hàng tăng số tiền là 74.876 triệu đồng với tốc độ tăng là 62,46%. Tuy nhiên sang
năm 2013 tốc độ tăng của chi phí giảm còn 32,39% với số tiền tương ứng là 63.073
triệu đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu
cầu vay của khách hàng và sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác làm cho lãi
suất tăng theo kéo theo chi phí cũng tăng lên đáng kể. Ngoài các khoản chi phí như
chi phí cho công tác tiếp thị và quảng bá thương hiệu thì Ngân hàng còn phải chi
cho các dịch vụ như đầu tư cải tiến trang thiết bị, tìm hiểu thị trường để mở thêm
phòng giao dịch…

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 18


Thực hành nghề nghiệp

Về lợi nhuận: Năm 2011 Ngân hàng thu được lợi nhuận với số tiền là 33.803
triệu đồng, sang năm 2012 với lợi nhuận là 20.476 triệu đồng, đến năm 2013 lợi
nhuận của Ngân hàng là 25.738 triệu đồng. Tình hình chi phí tăng cao, kéo theo
tình hình lợi nhuận cũng diễn biến phức tạp cụ thể ta có thể thấy rằng lợi nhuận của
năm 2012 so với 2011 giảm số tiền là 13.327 triệu đồng với tốc độ là 39,42%.
Nhưng không phải vì thế mà đánh giá Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả vì trong
năm 2012 chi phí hoạt động của Ngân hàng tương đối cao, bên cạnh đó thì nền kinh
tế cũng có nhiều biến cố xảy ra. Đến năm 2013, lợi nhuận lại tăng lên so với năm
2013, đạt được điều này là do tốc độ tăng thu nhập trong năm cao hơn tốc độ tăng
chi phí vì lợi nhuận năm 2013 tăng 25,7% cụ thể là tăng 5.262 triệu đồng. Với lợi
nhuận đạt được như trên, cũng có thể nói Ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả trong
tình hình của thế giới và Việt Nam hiện nay.

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tăng trưởng khá cao
trong những năm qua. Để đạt được kết quả như trên là nhờ chính sách, chủ trương
đúng đắn của Ngân hàng cấp trên trong việc điều hành lãi suất, cơ cấu tín dụng, chú
trọng phát triển khách hàng truyền thống và hướng đến nhóm khách hàng vừa và
nhỏ. Một đóng góp khác cũng rất quan trọng đó là sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán
bộ công nhân viên toàn chi nhánh tao nên sự thành công của MHB Bến Tre, góp
phần vào sự phát triển của MHB trong hệ thống Ngân hàng, tạo nguồn vốn để phát
triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân trong tỉnh, góp phần khai thác tiềm
lực sẵn có ở địa phương, đưa kinh tế Bến Tre ngày càng phát triển.
1.3.

Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của ngân hàng
TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Bến
Tre
1.3.1. Thuận lợi

-

Được sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan ban ngành địa phương

-

Đội ngũ cán bộ NH có năng lực, nhiệt tình, năng động, tự nâng cao trình độ để đủ
sức nắm bắt và đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới ngày càng tăng cao của ngành. Trụ
sở giao dịch ngày càng được nâng cấp khang trang, sạch đẹp, được trang bị nhiều

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 19



Thực hành nghề nghiệp

trang thiết bị hiện đại cùng các phần mềm hỗ trợ trong tác nghiệp. Đảm bảo sự tín
nhiệm của KH ngày càng cao thể hiện qua số hộ vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng.
KH vay ngày càng nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về trách nhiệm và quyền hạn
của mình khi giao dịch với NH.
-

Ngân hàng nằm tại trung tâm thành phố Bến Tre nên có nhiều thuận lợi để huy động
các nguồn vốn từ cá nhân hay các tổ chức kinh tế…

-

Tạo được uy tín trong thành phố cũng như phát triển thêm nhiều phòng giao dịch ở
các huyện lân cận. Đây là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng mở rộng thị trường,
nâng cao lợi nhuận.

-

Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh hơn tạo ra nhiều cơ hội cho người dân an
tâm mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi chochi nhánh mở rộng
đầu tư vốn, thực hiện từng bước chủ trương của chính phủ là kích cầu để thúc đẩy
sản xuất kinh doanh phát triển.
1.3.2. Khó khăn

-

Điều đáng nói là do cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta
dẫn đến hệ lụy nhiều ngành trong đó có ngành ngân hàng phản ánh qua tình hình nợ

xấu xuất hiện như hiện nay.

-

Có nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động đan xen nhau trên địa bàn, cạnh
nhau về lãi suất, mức cho vay, điều kiện cho vay,..

-

Hệ thống ATM và mạng lưới chi nhánh chưa rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

-

Việc khai thác các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh vẫn còn hạn chế so với các
NHTM khác trên địa bàn.

-

Khó khăn của các doanh nghiệp và người dân trong thời kỳ này là thiên tai dịch
bệnh xảy ra liên tục. Dịch cúm gia cầm, lở mồm lông móng ở gia súc, rồi đến dịch
rầy hại lúa gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, một số hộ
bị trắng tay nên không có khả năng trả nợ ngân hàng làm cho chỉ tiêu thu nợ giảm
và ảnh hưởng đến việc tăng lên của chỉ tiêu nợ quá hạn trong tổng dư nợ tại ngân
hàng.

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 20



Thực hành nghề nghiệp

-

Kinh tế địa phương tuy có phát triển nhưng còn chậm, hoạt động tín dụng chủ yếu
tập trung vào hộ nông dân. Một bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp chủ yếu
dựa vừa kinh nghiệm dân gian, chưa biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
hiện đại vào sản xuất. Thời tiết và dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất
nông nghiệp dẫn đến thu nhập của người dân giảm sút, khả năng hoàn trả nợ vay và
lãi cho NH thấp.
1.3.3. Phương hướng phát triển
Với đà phát triển hiện tại, MHB Bến Tre sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh huy
động nguồn vốn tại chỗ và tranh thủ các nguồn vốn từ Hội sở chính để chủ động
nguồn vốn, đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu về vốn tín dụng cho các chương trình
kinh tế trọng điểm, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Đồng thời chấp hành nghiêm trần lãi suất huy động, tiết giảm chi phí đầu vào
hợp lý để từng bước giảm dần lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp vay vốn; quan tâm mở rộng thêm mạng lưới về các huyện chưa có phòng
giao dịch để khách hàng có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay và các sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng được thuận lợi.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm cho vay nhà ở, MHB Bến Tre sẽ tiếp tục
phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành đoàn thể thực hiện chương trình phát triển
nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ thiết thực cho nhu cầu ổn định đời sống
nhân dân đồng hành cùng các địa phương trong xây dựng nông thôn mới.
MHB Bến Tre đã vạch ra kế hoạch thực hiện trong thời gian tới theo chỉ đạo
của ngân hàng Nhà nước và MHB cụ thể như sau:
Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, chủ động điều hành chính sách tiền tệ, tín
dụng chặt chẽ, thận trọng nhưng linh hoạt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo
thanh khoản của các tổ chức tín dụng và kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện
thanh toán 14% – 16%, tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2014.

Quản lý thị trường ngoại hối và điều chỉnh tỷ giá ổn định theo tín hiệu thị
trường phù hợp với quan hệ cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện để dự trữ ngoại hối

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 21


Thực hành nghề nghiệp

Nhà nước. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 24/2012/NĐ – CP ngày
3/4/2012 của chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh.
Thực hiện nghiên túc các quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam về lãi suất, áp dụng mức lãi suất hợp lý, tiết kiệm chi phí như chi phí quản lý,
quảng cáo, khuyến mãi,… để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó
khăn với khách hàng vay.
Đối với hoạt động huy động vốn: đẩy mạnh chiến lược huy động vốn theo
phân khúc khách hàng, quản lý tài khoản tạo điều kiện thanh toán nhanh chóng và
thuận lợi. Tập trung khai tác các thế mạnh sẵn có để công tác huy động vốn hiệu
quả hơn. Đẩy mạnh hợp tác và tìm kiếm đối tác chiến lược phù hợp với hoạt động
của chi nhánh, phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại, thu hút khách hàng gửi tiền,
kịp thời cho ra thị trường những sản phẫm phù hợp với thị hiếu trong từng thời kì,
xây dựng phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Triển khai các dịch vụ mới hỗ trợ cho
việc huy động vốn: hiện đại hóa hệ thống dịch vụ và thanh toán qua ATM, dịch vụ
thẻ của MHB (POS) phone – banking, home – banking,…

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 22



Thực hành nghề nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH
BẾN TRE
2.1.

Một số quy định về huy động vốn

2.1.1. Quy trình huy động vốn
-

Tiếp cận khách hàng có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng

-

Tư vấn cho khách hàng chương trình huy động vốn của ngân hàng
• Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng
• Cách thức trả lãi cho các loại tiền gửi
 Có kỳ hạn (trả lãi hàng tháng, quý, năm).
 Không kỳ hạn.

-

Thống nhất cách trả lãi với khách hàng.

-

Khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết cho ngân hàng và gửi tiền vào ngân

hàng.

-

Ngân hàng nhập dữ liệu và phát hành sổ tiết kiệm tiền gửi và mở tài khoản tiền gửi
cho khách hàng theo đúng nội dung thỏa thuận.
2.1.2. Hồ sơ huy động vốn
Khách hàng cá nhân:

-

Người Việt Nam: CMND/Hộ chiếu (bản chính hoặc bản sao có công chứng).

-

Người nước ngoài: Thẻ thường trú hoặc thẻ trạm trú và Hộ chiếu, Thị thực nhập
cảnh còn hiệu lực (bản chính).

-

Các giấy tờ cần thiết do MHB yêu cầu cung cấp thêm.
Khách hàng doanh nghiệp:

-

Quyết định thành lập đơn vị, giấy thành lập doanh nghiệp,…

-

Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc, Thủ trưởng đơn vị,…


-

Các giấy tờ cần thiết khác do MHB yêu cầu cung cấp thêm.

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 23


Thực hành nghề nghiệp

2.2.

Các sản phẩm huy động vốn tại ngân hàng MHB Bến Tre

2.2.1. Các loại tiền gửi


Tiền gửi thanh toán bằng VND, USD.



Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND, USD.
2.2.1.1.

Tiện ích sản phẩm

Giúp khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng VND, USD thường xuyên,
không cố định hoặc định kỳ có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả thông qua

các tiện ích riêng của từng loại do ngân hàng cung cấp. Ví dụ như “Tiền gửi thanh
toán bằng VND” có các tiện ích:
-

Giao dịch thanh toán không dung tiền mặt như: nhận tiền do người khác chuyển
đến, thanh toán (cho khách hàng hoặc đối tác) thông qua các công cụ như: SEC, Ủy
nhiệm chi, Ủy nhiệm thu,…
- Mở tài khoản một lần nhưng có thể rút hoặc gửi tiền nhiều lần.

-

Gửi một nơi rút được nhiều nơi.

-

Chủ tài khoản được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản theo quy định.

-

Được hưởng lãi suất và có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về những giao dịch
thanh toán hoặc số dư trên tài khoản của mình.

-

Được phục vụ nhanh chóng, đảm bảo an toàn tuyệt đối và cam kết giữ bí mật số dư
trên tài khoản của khách hàng.

-

Được yêu cầu đóng, phong tỏa hoặc thay đổi cách thức sử dụng tài khoản khi cần

thiết.

-

Được lựa chọn các dịch vụ thanh toán và tham gia hệ thống chuyển tiền nhanh
Intrapay của MHB, khách hàng giao dịch thường xuyên được MHB giảm phí giao
dịch chuyển tiền điện tử.
2.2.1.2.

Đối tượng gửi tiền

Cá nhân tổ chức là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ điều kiện
thep quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 24


Thực hành nghề nghiệp

2.2.1.3.

Đặc điểm sản phẩm

-

Kỳ hạn gửi tiền: nhiều kỳ hạn gửi đa dạng.

-


Số tiền gửi: không giới hạn mức tối đa.

-

Cách thức trả lãi: đầu kỳ, cuối kỳ, hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

-

Phí và lãi suất: (theo quy định Chi nhánh trong từng thời kỳ).
2.2.2. Các loại tiết kiệm



Tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND, USD.



Tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND, USD.



Tiết kiệm người cao tuổi VND.



Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang VND, USD.




Tiết kiệm lãi suất lũy tiến VND, USD.



Tiết kiệm gia tăng lãi suất bằng VND, USD.



Tiết kiệm phú lộc.



Tiết kiệm thưởng lãi VND.

2.2.2.1.

Tiện ích sản phẩm
Giúp khách hàng có nhu cầu gửi (rút) tiền bằng VND, USD thường xuyên,

không cố định có thể quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả thong qua các
tiện ích riêng của từng loại do ngân hàng cung cấp. Ví dụ như “Tiết kiệm có kỳ hạn
bằng VND” có các tiện ích:
-

Lãi suất hấp dẫn và không thay đổi trong suốt quá trình gửi tiền.

-

Được rút vốn trước hạn, hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút tiền cho số
ngày thực gửi.


-

Được mở sổ tiết kiệm đồng thực gửi.

-

Có thể ủy quyền cho người khác nhận tiền thay hoặc gửi hộ tiền vào tài khoản đã
mở (áp dụng từ lần gửi thứ hai).

-

Xác nhận khả năng tài chính cho Quý khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập,… Ở
nước ngoài.

-

Sử dụng để đảm bảo cho các khoản vay, bảo lãnh, thấu chi thẻ tại MHB.

SVTH: TRỊNH TRÚC LINH

Trang 25


×