Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT ĐỨC VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.88 KB, 17 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ VIỆT ĐỨC VĨNH PHÚC.
I. Phương hướng đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cao đẳng
nghề Việt- Đức đến năm 2015.
Với lưu lượng trung bình 8000 học sinh, sinh viên, dự kiến đến năm
2015 tổng số giáo viên là 320 người, trong đó:
- Trình độ thạc sỹ trở lên: 96 người
- Trình độ đại học: 194 người
- Thợ bậc cao: 10 người
Để đạt mục tiêu trên, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch kinh phí
đào tạo bồi dưỡng giáo viên với tổng số 48.310 triệu đồng tập trung vào
một số biện pháp sau:
- Có cơ chế thu hút các đối tượng có trình độ thạc sỹ trở lên có
chuyên ngành phù hợp với các ngành nghề nhà trường đang đào tạo.
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên trong trường đi học cao học.
- Tiếp tục cử giáo viên theo học các lớp tập huấn theo chương trình
của dự án hỗ trợ kỹ thuật do GTZ tài trợ, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng
chung cho toàn bộ giáo viên như: tiếng anh, tin học, đổi mới phương
pháp giảng dạy…
- Cử giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài.
- Thuê chuyên gia hỗ trợ nhà trường đối với các chuyên ngành kỹ
thuật cao và các lớp liên kết đào tạo với nước ngoài.
- Phấn đấu đến năm 2015 có trên 90% giáo viên đạt trình độ đại
học trở lên (phần còn lại là số ít thợ bậc cao ở các chuyên ngành hẹp),
trong đó có 30% giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên.
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội
ngũ giáo viên ở trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.
1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác đào tạo phát
triển đội ngũ giáo viên cho bản thân các giáo viên dạy nghề.
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào


tạo phát triển năng lực cho giáo viên là cơ sở để hình thành ý chí quyết
tâm, sự nhiệt tình, tự giác, thống nhất trong tập thể sư phạm. Xây dựng
động cơ phấn đấu không ngừng hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
nghề, thái độ trong hoạt động lao động sư phạm của người giáo viên
dạy nghề.
Trước yêu cầu đổi mới của lĩnh vực dạy nghề, việc nâng cao trình
độ là nghĩa vụ, là trách nhiệm của người giáo viên dạy nghề. Người giáo
viên dạy nghề tâm huyết trước hết phải là người thường xuyên nỗ lực
hoạt động hiệu quả trong công tác đào tạo phát triển nâng cao trình độ.
Xác định học tập là nhiệm vụ suốt đời không mệt mỏi.
- Phòng đào tạo, phòng hành chính- tổ chức lập kế hoạch, báo cáo
ban giám hiệu nhà trường phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo
dục hàng năm. Nội dung giáo dục tập trung nâng cao nhận thức về vai
trò trách nhiệm, yêu cầu cấp thiết của việc học tập nâng cao trình độ.
Khơi dậy lòng say mê sáng tạo, cầu tiến bộ. Khắc phục tư tưởng thụ
động, thỏa mãn, ngại phấn đấu học tập rèn luyện.
- Thực hiện đồng bộ có hiệu quả các biện pháp giáo dục nâng cao
nhận thức: học tâp, hội thảo, tuyên truyền, thông tin tư liệu… Đổi mới
công tác tuyên truyền giáo dục tổng kết đúc rút kinh nghiệm. Khắc phục
bệnh hình thức, thành tích trong tổ chức thực hiện.
- Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực trong từng khoa, bộ
môn. Thực hiện tốt quy chế khen thưởng, khuyến khích động viên kịp
thời các tập thể, cá nhân điển hình đã nỗ lực vươn lên trong học tập,
giảng dạy…
Để công tác nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của
đào tạo phát triển năng lực đội ngũ giáo viên đạt kết quả cao, đòi hỏi
các cán bộ quản lý, các phòng, khoa, bộ môn trong nhà trường phải làm
tốt công tác xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức thực hiện giáo dục
tìm hiểu nâng cao nhận thức, tạo không khí dân chủ, cởi mở, thúc đẩy ý
chí quyết tâm của giáo viên dạy nghề. Bên cạnh đó cần đầu tư cơ sở

vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo và giảng dạy.
2. Tăng cường quản lý công tác đào tạo phát triển giáo viên dạy nghề ở
trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.
* Kế hoạch hóa công tác đào tạo phát triển:
Lập kế hoạch là khâu rất quan trọng khuyến khích các hành vi quản
lý mang tính chủ động đón đầu hơn là bị động phản ứng, dự đoán sự
phát triển của tổ chức và họ sẽ đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đến
đâu, như thế nào để đạt được mục tiêu đã đặt ra của tổ chức. Mặt khác,
lập kế hoạch nguồn nhân lực còn giúp nhà quản lý tổ chức kiểm tra có
tính phê phán và quyết định xem các hoạt động, chương trình đào tạo
trong tổ chức có nên tiếp tục thực hiện hay không?. Tuy vậy, điều này có
thể đạt được khi kế hoạch là một quá trình liên tục và linh hoạt hơn là
một thủ tục cứng nhắc. Lập kế hoạch giúp xác định được các cơ hội và
các hạn chế của nguồn nhân lực, khoảng cách giữa hoàn cảnh hiện tại
và viễn cảnh tương lai về nguồn nhân lực của tổ chức.
- Hiệu trưởng cần xem xét, phân tích đặc điểm của nhà trường,
hoàn cảnh điều kiện và khả năng của giáo viên để xây dựng kế hoạch
đào tạo phát triển giáo viên trong từng giai đoạn, trong cả năm, tỏng
từng học kỳ, từng quý. Hiệu trưởng cần xây dựng một kế hoạch tổng thể
tầm vĩ mô để đáp ứng nhu cầu về nguồn lực giáo viên có năng lực cho
một trường cao đẳng nghề. Đặc biệt phải quan tâm xây dựng đào tạo
phát triển đội ngũ giáo viên đầu đàn cho các tổ bộ môn vừa có trình độ
chuyên môn cao, vừa có năng lực sư phạm kỹ thuật giỏi và phẩm chất
tốt, nhiều kinh nghiệm làm nòng cốt cho quá trình đào tạo phát triển đội
ngũ giáo viên của trường.
- Trưởng khoa căn cứ vào kế hoạch đào tạo phát triển đội ngũ giáo
viên của trường trong từng giai đoạn, căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ
thể của từng khoa để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của khoa
mình. Cùng với các tổ bộ môn xem xét đánh giá một cách chi tiết những
điểm mạnh, điểm yếu về năng lực chuyên môn của từng giáo viên để có

kế hoạch đào tạo thích hợp với từng người. Kế hoạch đào tạo giáo viên
của từng khoa cần phải chi tiết cụ thể cả về thời gian, nội dung và hình
thức tiến hành.
- Tổ trưởng bộ môn là người gần gũi, trực tiếp và sâu sát, nắm chắc
được các nắn lực của giáo viên, các nhu cầu cần phải đào tạo từ đó để
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của tổ bộ môn, tư vấn, hướng dẫn cho
giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch tự học, tự đào tạo của từng cá
nhân thiết thực với nhu cầu hoàn cảnh của họ. Kế hoạch đào tạo được
xây dựng từ tổ bộ môn là một kế hoạch theo hướng “ nội dung cần đào
tạo thì nhiều nhưng phải chọn theo đúng thứ tự ưu tiên cái gì giáo viên
cần thiết thực hiện.”
Kế hoạch đào tạo phát triển giáo viên phải đáp ứng được những đòi
hỏi khách quan và chủ quan của giáo viên, đồng thời phải đảm bảo
những nguyên tắc và đạt được chỉ tiêu đã định trong từng giai đoạn.
Việc xây dựn kế hoạch cần tiến hành theo những bước:
Bước 1: Căn cứ vào nội dung chương trình, chỉ tiêu đào tạo do
Tổng cục dạy nghề hướng dẫn và thực tế đào tạo, nhà trường định ra
những nội dung và số lượng giáo viên cần đào tạo trong từng năm học.
Bước 2: Từng giáo viên xây dựng kế hoạch đào tạo và tự đào tạo,
đăng kí nội dung, thời gian, hình thức đào tạo thích hợp, sao cho không
ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của nhà trường và hoàn thành sớm
nhất những nội dung đào tạo đã quy định.
Bước 3: Nhà trường căn cứ vào kết quả đăng ký bồi dưỡng của
từng giáo viên, xây dựng kế hoạch đào tạo thực tế chung cho toàn
trường. Căn cứ vào đó dự trù ngân sách và các điều kiện đảm bảo để
triển khai các lớp bồi dưỡng.
* Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đào tạo giáo viên
dạy nghề.
- Khoa và các tổ bộ môn: cần giao nội dung tự học có kiểm tra cho
từng giáo viên. Căn cứ vào mức độ đáp ứng của giáo viên đối với

chương trình bồi dưỡng của khoa, tổ để thống nhất về nôi dung theo
hình thức sinh hoạt chuyên đề.
+ Lập các nhóm để giúp nhau: hình thành các nhóm tự học bao
gồm vài ba giáo viên có cùng nhu cầu, hứng thú về vấn đề gì đó. Thực
hiện phân công theo dõi, giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm giúp đỡ hỗ
trợ cho nhóm mình hoặc nhóm khác. Cùng nhau chia sẻ công việc, hợp
tác cùng giải quyết vấn đề.
+ Tổ chức mạng lưới cốt cán đào tạo của trường:
Phát hiện, chọn lọc giáo viên cốt cán ở các tổ bộ môn, các khoa từ
những giáo viên giỏi tuyển chọn qua các hội thi (hội giảng, hội thảo…),
có phẩm chất đạo đức tốt, tay nghề cao, tận tụy, trách nhiệm với công
việc, nhiều kinh nghiệm… đặc biệt là có uy tín với đồng nghiệp. Nhà
trường cử họ đi đào tạo, tham gia tập huấn theo các chuyên đề ở cấp
trên, ở các trường sư phạm, viện nghiên cứu. Sau đó, về tập huấn,
truyền đạt lại cho các giáo viên trong trường.
Các giáo viên cốt cán cũng là những tấm gương, hạt nhận của
phong trào tự học, tự bồi dưỡng, phong trào nghiên cứu khoa học và
đúc rút kinh nghiệm, đề xuất sáng kiến cho nhà trường.

×