Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT ĐỨC VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.64 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO
TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT ĐỨC VĨNH PHÚC
I/ Khái quát về trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.
1. Quá trình hình thành và phát triển của trường cao đẳng dạy nghề Việt-
Đức:
1.1 Trường đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành Xây dựng- Bước khởi đầu
( 1999-2007)
Tiền thân của trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc là từ một
trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành xây dựng được thành lập
vào tháng 11/1998. Thực hiện Quyết định số: 1335/QĐ – UB ngày 01
tháng 6 năm 1999 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phê duyệt quy hoạch
tổng thể hệ thống các cơ sở dạy nghề tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010,
ngày 04 tháng 5 năm 2000, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký quyết định
thành lập trường đào tạo nghề Vĩnh Phúc trên cơ sở nâng cấp trung tâm
đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành xây dựng và chuyển giao quản lý nhà
nước từ ngành Xây dựng sang ngành Lao động thương binh và xã hội.
Trải qua 6 năm đào tạo, trường đào tạo nghề Vĩnh Phúc đã không
ngừng lớn mạnh cả về tiềm lực cơ sở vật chất, năng lực trang thiết bị
dạy học, đội ngũ giáo viên, quy mô, và chất lượng đào tạo.
Tháng 5/2000, mặc dù cơ sở vật chất còn rất khó khăn nhưng Nhà
trường đã tiến hành tuyển sinh và đào tạo ngay khóa 1 chỉ có 04 lớp
học với 180 học sinh hệ chính quy, ở 2 chuyên ngành: Điện nước và Gò
hàn.
Đến năm 2007, lưu lượng học sinh của trường là hơn 3000 học
sinh gồm 10 nghề tập trung dài hạn. Ngoài ra, trường còn liên kết đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, đào tạo ngoại ngữ cho xuất khẩu
lao động, đào tạo lái xe môtô hạng A1….
Tháng 2/2007 thực hiện Luật giáo dục 2005 và Luật dạy nghề, Nhà
trường đã nâng cấp chuyển đổi thành Trường Trung cấp dạy nghề Việt-
Đức Vĩnh Phúc.


1.2. Trường cao đẳng dạy nghề Việt-Đức ( 2007 đến nay ).
Ngày 03/7/2007 Nhà trường đã nâng cấp thành Trường cao đẳng
nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc tại quyết định số 922/QĐ-BLĐTBXH của Bộ
lao động TB&XH.
Cho đến nay, Nhà trường không ngừng tăng quy mô đào tạo, mở
rộng ngành nghề góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu lao động kỹ
thuật cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận. Cụ thể
số lượng học sinh đã ra trường:
- Hệ công nhân kỹ thuật bậc 3/7 ( nay là trung cấp nghề): 2.421
người
- Hệ sơ cấp nghề: 2.666 học viên
- Hệ đào tạo bồi dưỡng thường xuyên: 21.500 học viên
Ngành nghề đào tạo cũng được mở rộng với cao đẳng nghề đào
tạo 4 nghề, trung cấp nghề đào tạo 12 nghề, sơ cấp nghề đào tạo 8
nghề.
1.3. Kết quả đào tạo gắn với thị trường lao động từ năm 2007.
Trong những năm vừa qua, Nhà trường luôn chủ động trong việc
tiếp xúc với doanh nghiệp để định hướng cho quá trình đào tạo của
mình, thông qua các hình thức như: mời doanh nghiệp góp ý về chương
trình đào tạo; đào tạo hệ sơ cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp; liên hệ
cho học sinh thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp và doanh nghiệp có
thể tuyển chọn luôn số học sinh này vào làm việc. Nhà trường đã xây
dựng được mối quan hệ thường xuyên với nhiều doanh nghiệp như:
Công ty Honda Việt Nam; Công ty Cơ khí chính xác Việt Nam 1; Công ty
DIEZEN; Công ty COSMOS; Công ty lắp máy Hà nội; Công ty cơ khí
Nam Hồng Hà nội....
Công tác tư vấn việc làm sau tốt nghiệp cũng đã được triển khai
khá tốt, kết quả học sinh ra trường đi làm ngay đạt trên 80% và sau 1
năm gần như 100% các học sinh đều có việc làm. Thậm chí như trong
năm vừa qua, học sinh ra trường không đủ cung cấp cho các doanh

nghiệp đến tuyển dụng.
1.4. Quan hệ quốc tế.
Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc là một trong 11 trường
dạy nghê trong cả nước được thụ hưởng vốn vay ODA của CHLB Đức
với tổng số 2 triệu EUR để đầu tư trang thiết bị dạy nghề tập trung cho 3
lĩnh vực: Cơ khí cắt gọt; Điện- Điện tử và công nghệ ôtô. Dự án này
được thực hiện bắt đầu từ ngày 26/4/2007, quá trình vận động và triển
khai tới nay đã đi vào giai đoạn đấu thầu. Tháng 1/2009 đã tiến hành lắp
đặt thiết bị.
Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của dự án Hỗ trợ kỹ thuật dạy nghề
Việt Nam ( TVET) . Qua đó trường đã có mối quan hệ chặt chẽ với các
tổ chức của Đức như: Tổ chức hợp tác phát triển Đức tại Việt Nam
( GTZ); Ngân hàng tái thiết Đức (KFW); DED; CIM; InWENT. Các tổ
chức này đã giúp đỡ Nhà trường trong các lĩnh vực:
- Phát triển và đổi mới chương trình dạy nghề theo yêu cầu của thị
trường lao động và các tiêu chuẩn quốc tế.
- Cung cấp các tài liệu giảng dạy và học tập phù hợp
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp.
Ngoài mối quan hệ với các tổ chức của CHLB Đức, Nhà trường
cũng thường xuyên quan hệ các tổ chức quốc tế khác như: Tổ chức
tình nguyện viên Hàn quốc ( KOICA); Hội đồng giáo dục Anh ( British
council); Đại sứ quán Nhật bản... nhằm hỗ trợ đầu tư trang thiết bị và
con người trong quá trình đào tạo. Cụ thể:
- Từ năm 2004-2007: Tổ chức KOICA đã cử 6 tình nguyện viên đến
làm việc tai trường, hỗ trợ Nhà trường giảng dạy tiếng Hàn quốc và một
số lĩnh vực chuyên môn khác như: Cơ khí; Điện tử. Đồng thời cũng đã
hỗ trợ trang thiết bị cho Trường ở các nghề Điện tử; Tin học; ngoại
ngữ...với tổng số khoảng 75.000USD.
- Năm 2006, Đại sứ quán Nhật bản đã viện trợ không hoàn lại toàn
bộ thiết bị hàn, cắt công nghệ cao cho Nhà trường với tổng giá trị là

100.000USD.
- Hội đồng giáo dục Anh thường xuyên tổ chức các Hội nghị trao đổi
chuyên môn, tìm hiểu hợp tác giữa Nhà trường và một số trường của
Vương quốc Anh.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường.
2.1 Chức năng.
Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật viên bậc cao
đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc các lĩnh vực Cơ khí chế tạo; Cơ khí
động lực; Điện; Điện tử; Công nghệ tin học và các nghề khác có trình độ
cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề.
Chương trình đào tạo theo chương trình khung của Bộ lao động
TB&XH, hệ thống văn bằng, chứng chỉ theo qui định của Luật giáo dục.
Trường là cơ sở nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ mới phục vụ
cho công tác đào tạo sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu quá trình
phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương khác.
2.2 Nhiệm vụ.
- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức
và kỹ thuật thực hành nghề nghiệp tương xứng với chuẩn trình độ đào
tạo, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với thị trườn lao động.
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển Nhà trường đệ trình các
cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở định hướng chính sách của
Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ UBND Tỉnh giao.
- Tổ chức tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng các ngành nghề được giao
theo chỉ tiêu kế hoạch.
- Liên kết đào tạo Đại học, cao đẳng, trung cấp và bồi dưỡng
nghiệp vụ thuộc các chuyên ngành Nhà trường đang đào tạo có cơ sở
vật chất, trang thiết bị đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện.
- Đào tạo định hướng, ngoại ngữ để xuất khẩu lao động trong và
ngoài nước.
- Nghiên cứu khoa học, tổ chức sản xuất và dịch vụ sản phẩm của

trường gắn với đào tạo nghề theo phương châm học đi đôi với hành.
- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật của Tỉnh và khu vực.
2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác dạy nghề.
* Thuận lợi:
- Nhà trường thường xuyen được sự quan tâm của UBND Tỉnh, các
Sở- Ban- Ngành và các cơ quan hữu quan, đặc biệt là được sự chỉ đạo
trực tiếp của Sở Lao động TB&XH trong mọi lĩnh vực hoạt động.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên đã được bổ sung cả về số lượng và chất
lượng, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học tập để nâng cao trình
độ về mọi mặt, tích cực, năng động, sáng tạo trong công việc.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành đã được bổ sung, nâng
cấp, đã đảm bảo về cơ bản cho công tác đào tạo.
- Qua 9 năm đào tạo đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công
tác quản lý, đào tạo, tuyển sinh và giảng dạy.
- Công tác xây dựng cơ bản của trường dần hoàn chỉnh, đã có nhà
nội trú, nhà ăn cho học sinh.
* Khó khăn:
- Trường mới thành lập, quy mô còn nhỏ, mặt khác lại có nhiều
trường nghề của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh nên việc tuyển sinh
gặp nhiều khó khăn.
- Kinh phí đào tạo còn hạn hẹp, trang thiết bị thực hành còn thiếu,
đặc biệt là trang thiết bị hiện đại, hầu hết trang thiết bị nhà trường còn
chưa cập với công nghệ sản xuất hiện đại.
- Đã có nhà nội trú cho học sinh xong chưa có nhà thể chất, số
lượng phòng học so với quy mô hiện tại của Nhà trường còn thiếu.
- Đội ngũ giáo viên phần lớn còn trẻ, mới vào nghề, chưa có nhiều
kinh nghiệm trong giảng dạy.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà trường.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Các hội đồng tư vấn
HIỆU TRƯỞNG
Tổ chức Đảng và đoàn thể
Hiện trường đang duy trì cơ cấu tổ chức trực tuyến-chức năng
nhằm đảm bảo tốt công tác quản lý và phù hợp với những đổi mới trong
nhu cầu lao động thị trường.
Khoa Điện – Điện tử
Khoa Cơ khí Khoa Cơ bản Khoa Xây dựng Tổ môn chính trị
TT TV việc làm, XKLĐ và SX
CÁC LỚP HỌC SINH
Phòng Đào tạo
CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Phòng HC_TC Phòng Tài chính kế toán
Phòng QL Thiết bị và Vật tưPhòng Công tác học sinh
Phòng nghiên cứu KH và HTQT
Bộ máy tổ chức của Nhà trường được thực hiện đảm bảo theo điều lệ trườn cao
đẳng nghề và được quy định rõ tại quy chế tổ chức hoạt động của Nhà
II/ Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề trường cao đẳng nghề Việt- Đức
Vĩnh Phúc.
1. Quy mô và cơ cầu học sinh.
* Quy mô đào tạo:
Năm học Quy mô đào
tạo
Hệ đào tạo
Dài hạn Ngắn hạn Liên kết
2000-2001 180 180
2001-2002 497 396 101
2002-2003 1139 440 639 60
2003-2004 1320 732 464 124
2004-2005 1436 1069 180 187

2005-2006 2045 1648 210 187
2006-2007 3011 2161 500 350
2007-2008 3569 2604 600 365
Nguồn: Phòng Hành chính-Tổ chức
- Quy mô đào tạo phát triển đều và toàn diện: từ khóa đầu tiên với
180 học sinh thông qua chiêu sinh (chỉ sơ tuyển) tổ chức đào tạo với 02
nghề: Gò hàn và điện nước. Đến nay, Nhà trường đã đào tạo được 8
khóa với lưu lượng hơn 3000 học sinh với 14 nghề đào tạo.
- Chất lượng đào tạo của nhà trường có tiến bộ rõ rệt cả về kiến
thức và tay nghề. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường ngày càng cao.
Kết quả học tập của khóa 8 như sau:
+ Xếp loại tốt nghiệp khá giỏi: 15%
+ Phấn đấu năm học 2008-2009 kết quả học tập của học sinh được
nâng cao
+ Tỷ lệ lên lớp đạt 98% trong đó có 20% khá giỏi.
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 100% trong đó có 20% khá giỏi.
+ Tăng cường công tác liên hệ việc làm cho học sinh sau khi tốt
nghiệp ra trường, phấn đấu 90% học sinh tốt nghiệp ra trường có việc
làm.
Quy mô tuyển sinh dự kiến đến năm 2010 là 5000 học viên trong
đó:
+ Cao đẳng nghề: 1.200 học viên
+ Trung cấp nghề: 3.050 học viên
+ Sơ cấp nghề: 750 học viên
Tuy nhiên việc bố trí học sinh/ một lớp học theo quy định chưa
đúng. Do điều kiện hiện tại Nhà trường đang thiếu phòng học lý thuyết
và trang thiết bị thực hành, đặc biệt khi mà trong năm học 2009-2010 khi
áp dụng chương trình khung (đào tạo nghề theo modul).
Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 4/01/2007, tại chương
II, mục 2, điều 11 về chương trình khung trình độ cao đẳng nghề quy

định:
Phân bổ thời gian cho các môn học và modul đào tạo nghề được
quy định như sau:
a)Thời gian dành cho các môn học, modul đào tạo nghề bắt buộc
chiếm 70%-80%; dành cho các môn học tự chọn chiếm 20%-30%;
b) Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: Lý thuyết chiếm 20%-
35%; thực hành chiếm 65%-80%
Thực trạng số lớp học bố trí vượt quy định khá cao: Số lớp lý thuyết
vượt quá 35 học sinh/ lớp là 85% với mức chuẩn là 25 học sinh/ lớp; số
lớp thực hành vượt quá 18 học sinh/ 1 ca là 20%.
2. Quy mô và cơ cấu giáo viên.
* Đội ngũ cán bộ giáo viên:
Năm học Tổng số
Trình độ
Thạc sỹ Đại học Cao
đẳng
Trung
cấp
Trình độ
khác
2000-2001 20 01 10 05 04
2001-2002 29 01 14 05 06 03
2002-2003 45 01 26 09 06 03
2003-2004 65 02 31 16 13 03
2004-2005 95 02 40 31 16 06
2005-2006 98 05 50 16 17 10
2006-2007 101 05 61 07 18 10
2007-2008 120 25 74 13 03 05
Nguồn: Phòng Hành chính-Tổ chức
Tính đến hết quý I năm 2009 Nhà trường mới tuyển sinh thêm 09

giáo viên với trình độ đại học là 06 người, trình độ trung cấp là 03
người.
Trong 129 giáo viên của trường có 63 giáo viên trong biên chế, 66
giáo viên hợp đồng.
Theo số liệu thống kê hàng năm của phòng hành chính- tổ chức
của nhà trường về số lượng và cơ cấu giảng viên như sau:( 2007- dự
kiến đến cuối năm 2009)
Trình độ
giáo viên
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
SL % SL % SL %
Sau đại
học
22 20,7 25 20,8 30 21,8
Đại học 73 68,9 82 68,3 97 68,7
Cao đẳng 5 4,7 5 4,1 5 3,7
Trung cấp,
thợ bậc cao
6 5,7 8 6,8 8 5,8
Tổng cộng 106 100 120 100 140 100
Nguồn: Phòng Hành chính- Tổ chức

×