Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI THU HOẠCH LỚP QUẢN LÝ GIÁO DỤC - MODULE 3 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.1 KB, 13 trang )

Câu 1: So sánh QLNN và QLHCNN. Trình bày khái niệm QLNN về
GD&ĐT?
Trả lời:
1. So sánh giữa QLNN và QLHCNN:
Xuất phát từ khái niệm quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên
các lĩnh vực lập pháp, hành pháp tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối ngoại
của nhà nước, ta thấy giữa hai hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý
hành chính nói riêng ( tức là quan lý nhà nước chỉ trong lĩnh vực hành pháp đó
là hoạt động chỉ đạo thực hiện pháp luật gọi là quản lý hành chính nhà nước).
Có những điểm riêng sau:
Nội dung
so sánh

1. Khái niệm:

Quản lí Nhà nước

Quản lí hành chính

(QLNN)
- Rộng hơn;

Nhà nước (QLHCNN)
- Hẹp hơn

- Chỉ đạo các hoạt động:

- Chỉ đạo hoạt động pháp luật

+) Lập pháp;


(hành pháp):

+) Hành pháp;

+) Bảo đảm sự chấp hành

+) Tư pháp.

luật, pháp lệnh; nghị quyết

- Để thực hiện chức năng đối

của cơ quan quyền lực Nhà

nội và đối ngoại của Nhà nước. nước ( cơ quan dân chủ)
- Bao gồm:
- Bao gồm:
2. Chủ thể:

- Nhà nước và các cơ quan

- Cơ quan hành chính nhà

Nhà nước;

nước.

- Các tổ chức xã hội và cá

- Cán bộ nhà nước có thẩm


nhân được trao quyền lực

quyền.

nhà nước, nhân danh nhà nước.
Trật tự quản lý nhà nước mới - Đảm bảo hoạt động chấp
3. Khách thể:

được xác định bởi quy phạm

hành, điều hành trên cơ sở

pháp luật

pháp luật để chỉ đạo thực

hiện pháp luật
Tóm lại: Hoạt động quản lý hành chính nhà nước (tức là hoạt động hành
pháp bằng chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật trên cơ sở pháp luật) là một hoạt
1


động rộng lớn thường xuyên quan trọng trong quản lý nhà nước nhưng nằm
trong khuôn khổ của nhà nước .
2. Trình bày khái niệm QLNN về GD&ĐT:
Quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo là sự tác động có tổ chức và
điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động Giáo dục và Đào tạo,
do các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự

nghiệp Giáo dục và Đào tạo , duy trì trật tự, kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu Giáo
dục và Đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu Giáo dục và Đào tạo của nhà
nước.
Cơ cấu tổ chức quản lý là tập hợp các bộ phận (đơn vị hay cá nhân) có
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp khác nhau nhằm thực hiện
chức năng quản lý và mục tiêu chung đã được xác nhận.
Câu 2: Anh/ chị cho biết vị trí, vai trò, nguyên tắc, nội dung cơ bản
của quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.
Trả lời:
1. Vị trí, vai trò, nguyên tắc:
1.1. Vị trí, vai trò, tính chất của Quản lí Nhà nước trong lĩnh vực
GD&ĐT:
Quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo là sự tác động có tổ chức và
điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động GD&ĐT do các cơ
quan quản lí có trách nhiệm về giáo dục của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở
tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo qui định của Nhà nước nhằm
phát triển sự nghiệp GD&ĐT, duy trì kỉ cương, thoả mãn nhu cầu GD&ĐT của
nhân dân, thực hiện mục tiêu GD&ĐT của nhà nước. Chính vì vậy nó có một vai
trò to lớn trong việc tổ chức điều hành, chỉ đạo trực tiếp đến Ngành GD&ĐT; nó
thực hiện các chức năng đôn đốc, giám sát, kiểm tra, đánh giá trong việc thực
hiện những quy định của nhà nước về GD&ĐT.
2


Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là việc Nhà nước thực hiện
quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động Giáo dục và Đào
tạo trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước.
Quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo là quản lí Nhà nước về một lĩnh vực
cụ thể cho nên nó có tính chất chung của quản lí Nhà nước và quản lí hành chính

Nhà nước, cụ thể như sau:
- Tính lệ thuộc vào chính trị: Quản lí Nhà nước về giáo dục ,phục tùng và
phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước.
- Tính xã hội: Giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn xã hội.
Trong quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo cần phải coi trọng tính xã hội
và dân chủ hoá giáo dục.
- Tính pháp quyền: quản lí Nhà nước là quản lí bằng pháp luật vì vậy
quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo cũng phải tuân thủ những qui định
chung của pháp luật.
- Tính chuyên môn, nghiệp vụ: cán bộ –công chức hoạt động trong lĩnh
vực Giáo dục và Đào tạo cần được đào tạo có trình độ tương ứng với yêu cầu về
tiêu chuẩn các ngạch chức danh đã dược qui định.
- Tính hiệu lực, hiệu quả, lấy hiệu quả của hoạt động chuyên môn nghiệp
vụ để đánh giá cán bộ công chức ngành Giáo dục và Đào tạo .
* Đặc điểm của quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo :
- Đặc điểm kết hợp quản lí hành chính và quản lí chuyên môn trong các
hoạt động quản lí Giáo dục và Đào tạo: quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào
tạo ở cơ sở thực chất là triển khai các hoạt động hành chính Nhà nước trong quá
trình chỉ đạo các hoạt động giáo dục ở cơ sở. Đặc điểm hành chính-giáo dục là
đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào
tạo. Chỉ trên cơ sở biết kết hợp quản lí hành chính và quản lí chuyên môn thì
mới có thể chỉ đạo tốt hoạt động Giáo dục và Đào tạo .

3


- Đặc điểm về tính quyền lực Nhà nước trong hoạt động quản lí .Đây là
hoạt động nổi bật của quản lí Nhà nước và quản lí hành chính ở mọi lĩnh vực nói
chung, đó là tính quyền lực trong hoạt động quản lí: tư cách pháp nhân trong

quản lí, công cụ và phương pháp quản lí và quan hệ thứ bậc trong quản lí.
- Đặc điểm kết hợp Nhà nước - xã hội trong quá trình triển khai quản lí
Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo. Dân chủ hoá và xã hội hoá công tác giáo dục
là một tư tưởng có tính chiến lược và nó có vai trò rất to lớn trong sự phát triển
giáo dục nói chung và quản lí giáo dục nói riêng .
1.2. Nguyên tắc của quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo :
Nguyên tắc của quản lí giáo dục là những lao động cơ bản, những yêu
cầu, những tiêu chuẩn chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức hoạt động của các
cơ quan quản lí giáo dục. Hệ thống các nguyên tắc trong quản lí Giáo dục và
Đào tạo gồm hai nguyên tắc cơ bản sau:
a) Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ:
Mọi cơ sở giáo dục thực hiện chức năng , nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo
theo sự chỉ đạo ngành dọc nhưng các cơ sở giáo dục đều đóng trên một địa bàn
lãnh thổ nhất định vì vậy cũng phải tuân thủ sự quản lí hành chính của địa
phương theo qui định phân cấp của Nhà nước. Mọi hoạt động quản lí không thể
tách rời sự chỉ đạo theo ngành dọc và theo lãnh thổ và chúng được coi là một
nguyên tắc quan trọng trong quản lí Nhà nước nói chung và quản lí Nhà nước về
Giáo dục và Đào tạo nói riêng.
b). Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lí Nhà nước về
Giáo dục và Đào tạo :
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động chính trị xã hội ở
nước ta, đồng thời cũng là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy Nhà nước. Quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo cũng tuân thủ theo
nguyên tắc này. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ ở đây là phát huy
quyền chủ động của cơ sở dựa trên hành lang pháp lí được qui định bởi luật giáo
dục và những văn bản pháp lí trong hoạt động quản lí giáo dục đồng thời nâng
4


cao tinh thần cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo và phát huy dân chủ của tập thể

theo qui chế dân chủ của cơ sở do chính phủ của bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành.
Nguyên tắc tập trung dân chủ yêu cầu Nhà nước thống nhất quản lí hệ
thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung…Qui chế thi cử và
hệ thống văn bằng ( theo điều 13 , luật giáo dục) . Bên cạnh đó phân cấp rõ ràng
về quản lí giáo dục cho địa phương và tạo điều kiện để cơ sở phát huy chủ động
và sáng tạo.
Vai trò của Giáo dục và Đào tạo và ý nghĩa của quản lí Nhà nước về giáo
dục trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục và Đào tạo là lĩnh vực rất quan trọng của
đời sống xã hội, nó góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của con người và
sự phát triển của xã hội
- Tổ chức UNESCO đã đề cập đến những yếu tố cốt lõi liên quan đến chất
lượng cuộc sống của con người trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của giáo
dục và đào tạo. Theo quan điểm này việc nâng cao phẩm chất con người
chủ yếu thông qua Giáo dục và Đào tạo, làm cho cá nhân có thể phát triển tối đa
tiềm năng của mình. Giáo dục đào tạo nâng cao phẩm chất cho tong cá nhân ,
đồng thời làm cho xã hội phát triển.
Giáo dục và Đào tạo là nguồn lực hàng đầu cho phát triển kinh tế, vì lẽ
Giáo dục và Đào tạo đem lại kiến thức khoa học, trình độ chuyên môn, kĩ năng,
kĩ xảo, đạo đức, tư cách, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động, óc tìm tòi, sáng
tạo…cho con người. Song muốn đạt được các yếu tố trên đòi hỏi phải có nền
giáo dục phát triển, mà muốn cho giáo dục phát triển thì yếu tố đầu tiên phải kể
đến là quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo.
Việt Nam là đất nước có truyền thống giáo dục từ Cách mạng tháng 8 đến
nay, truyền thống đó ngày càng được vun đắp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm
nhìn rất xa đối với giáo dục - đào tạo, coi đây là lĩnh vực quan trọng cho sự phát
triển . Người cho rằng “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” hay “ Một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ngày nay khoa học và công nghệ có những bước
5



tiến xa so với nền khoa học công nghệ truyền thống. Muốn nắm bắt được công
nghệ mới, con người phải có trình độ học vấn do Giáo dục và Đào tạo cung cấp,
từ đó con người sẽ trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước.
Như vậy Giáo dục và Đào tạo có vai trò rất lớn và có ảnh hưởng đến mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho nên Nhà nước thống nhất quản lí về Giáo dục
và Đào tạo. Vì thông qua quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, việc thực
hiên các chủ trương chính sách quốc gia nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục,
chú ý thực hiện các mục giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục mới được triển
khai, thực hiện có hiệu quả. Quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo có thể
được coi là khâu then chốt của then chốt nhằm đảm bảo thực hiên thắng lợi của
mọi hoạt động Giáo dục và Đào tạo , tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách con người.
2. Nội dung:
Theo Điều 104/Luật giáo dục 2019 thì nội dung quản lý nhà nước về giáo
dục, bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển giáo dục.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo
dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt
động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt
động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về
đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
3. Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người
làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử

6


của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức
tuyển dụng giáo viên.
4. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ
quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư
viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình;
việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ;
việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại
Việt Nam.
5. Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo
đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo
dục.
7. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
8. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục.
9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo
dục.
10. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
trong lĩnh vực giáo dục.
11. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về
giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.
Câu 2: Anh/ chị cho biết vị trí, vai trò, nguyên tắc, nội dung cơ bản
của quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.
Trả lời:
1. Vị trí, vai trò, nguyên tắc:


7


1.1. Vị trí, vai trò, tính chất của Quản lí Nhà nước trong lĩnh vực
GD&ĐT:
Quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo là sự tác động có tổ chức và
điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động GD&ĐT do các cơ
quan quản lí có trách nhiệm về giáo dục của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở
tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo qui định của Nhà nước nhằm
phát triển sự nghiệp GD&ĐT, duy trì kỉ cương, thoả mãn nhu cầu GD&ĐT của
nhân dân, thực hiện mục tiêu GD&ĐT của nhà nước. Chính vì vậy nó có một vai
trò to lớn trong việc tổ chức điều hành, chỉ đạo trực tiếp đến Ngành GD&ĐT; nó
thực hiện các chức năng đôn đốc, giám sát, kiểm tra, đánh giá trong việc thực
hiện những quy định của nhà nước về GD&ĐT.
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là việc Nhà nước thực hiện
quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động Giáo dục và Đào
tạo trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước.
Quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo là quản lí Nhà nước về một lĩnh vực
cụ thể cho nên nó có tính chất chung của quản lí Nhà nước và quản lí hành chính
Nhà nước, cụ thể như sau:
- Tính lệ thuộc vào chính trị: Quản lí Nhà nước về giáo dục ,phục tùng và
phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước.
- Tính xã hội: Giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn xã hội.
Trong quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo cần phải coi trọng tính xã hội
và dân chủ hoá giáo dục.
- Tính pháp quyền: quản lí Nhà nước là quản lí bằng pháp luật vì vậy
quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo cũng phải tuân thủ những qui định
chung của pháp luật.

- Tính chuyên môn, nghiệp vụ: cán bộ –công chức hoạt động trong lĩnh
vực Giáo dục và Đào tạo cần được đào tạo có trình độ tương ứng với yêu cầu về
tiêu chuẩn các ngạch chức danh đã dược qui định.
8


- Tính hiệu lực, hiệu quả, lấy hiệu quả của hoạt động chuyên môn nghiệp
vụ để đánh giá cán bộ công chức ngành Giáo dục và Đào tạo .
* Đặc điểm của quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo :
- Đặc điểm kết hợp quản lí hành chính và quản lí chuyên môn trong các
hoạt động quản lí Giáo dục và Đào tạo: quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào
tạo ở cơ sở thực chất là triển khai các hoạt động hành chính Nhà nước trong quá
trình chỉ đạo các hoạt động giáo dục ở cơ sở. Đặc điểm hành chính-giáo dục là
đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào
tạo. Chỉ trên cơ sở biết kết hợp quản lí hành chính và quản lí chuyên môn thì
mới có thể chỉ đạo tốt hoạt động Giáo dục và Đào tạo .
- Đặc điểm về tính quyền lực Nhà nước trong hoạt động quản lí .Đây là
hoạt động nổi bật của quản lí Nhà nước và quản lí hành chính ở mọi lĩnh vực nói
chung, đó là tính quyền lực trong hoạt động quản lí: tư cách pháp nhân trong
quản lí, công cụ và phương pháp quản lí và quan hệ thứ bậc trong quản lí.
- Đặc điểm kết hợp Nhà nước - xã hội trong quá trình triển khai quản lí
Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo. Dân chủ hoá và xã hội hoá công tác giáo dục
là một tư tưởng có tính chiến lược và nó có vai trò rất to lớn trong sự phát triển
giáo dục nói chung và quản lí giáo dục nói riêng .
1.2. Nguyên tắc của quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo :
Nguyên tắc của quản lí giáo dục là những lao động cơ bản, những yêu
cầu, những tiêu chuẩn chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức hoạt động của các
cơ quan quản lí giáo dục. Hệ thống các nguyên tắc trong quản lí Giáo dục và
Đào tạo gồm hai nguyên tắc cơ bản sau:
a) Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ:

Mọi cơ sở giáo dục thực hiện chức năng , nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo
theo sự chỉ đạo ngành dọc nhưng các cơ sở giáo dục đều đóng trên một địa bàn
lãnh thổ nhất định vì vậy cũng phải tuân thủ sự quản lí hành chính của địa
phương theo qui định phân cấp của Nhà nước. Mọi hoạt động quản lí không thể
tách rời sự chỉ đạo theo ngành dọc và theo lãnh thổ và chúng được coi là một
9


nguyên tắc quan trọng trong quản lí Nhà nước nói chung và quản lí Nhà nước về
Giáo dục và Đào tạo nói riêng.
b). Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lí Nhà nước về
Giáo dục và Đào tạo :
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động chính trị xã hội ở
nước ta, đồng thời cũng là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy Nhà nước. Quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo cũng tuân thủ theo
nguyên tắc này. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ ở đây là phát huy
quyền chủ động của cơ sở dựa trên hành lang pháp lí được qui định bởi luật giáo
dục và những văn bản pháp lí trong hoạt động quản lí giáo dục đồng thời nâng
cao tinh thần cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo và phát huy dân chủ của tập thể
theo qui chế dân chủ của cơ sở do chính phủ của bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành.
Nguyên tắc tập trung dân chủ yêu cầu Nhà nước thống nhất quản lí hệ
thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung…Qui chế thi cử và
hệ thống văn bằng ( theo điều 13 , luật giáo dục) . Bên cạnh đó phân cấp rõ ràng
về quản lí giáo dục cho địa phương và tạo điều kiện để cơ sở phát huy chủ động
và sáng tạo.
Vai trò của Giáo dục và Đào tạo và ý nghĩa của quản lí Nhà nước về giáo
dục trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục và Đào tạo là lĩnh vực rất quan trọng của
đời sống xã hội, nó góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của con người và
sự phát triển của xã hội

- Tổ chức UNESCO đã đề cập đến những yếu tố cốt lõi liên quan đến chất
lượng cuộc sống của con người trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của giáo
dục và đào tạo. Theo quan điểm này việc nâng cao phẩm chất con người
chủ yếu thông qua Giáo dục và Đào tạo, làm cho cá nhân có thể phát triển tối đa
tiềm năng của mình. Giáo dục đào tạo nâng cao phẩm chất cho tong cá nhân ,
đồng thời làm cho xã hội phát triển.

10


Giáo dục và Đào tạo là nguồn lực hàng đầu cho phát triển kinh tế, vì lẽ
Giáo dục và Đào tạo đem lại kiến thức khoa học, trình độ chuyên môn, kĩ năng,
kĩ xảo, đạo đức, tư cách, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động, óc tìm tòi, sáng
tạo…cho con người. Song muốn đạt được các yếu tố trên đòi hỏi phải có nền
giáo dục phát triển, mà muốn cho giáo dục phát triển thì yếu tố đầu tiên phải kể
đến là quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo.
Việt Nam là đất nước có truyền thống giáo dục từ Cách mạng tháng 8 đến
nay, truyền thống đó ngày càng được vun đắp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm
nhìn rất xa đối với giáo dục - đào tạo, coi đây là lĩnh vực quan trọng cho sự phát
triển . Người cho rằng “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” hay “ Một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ngày nay khoa học và công nghệ có những bước
tiến xa so với nền khoa học công nghệ truyền thống. Muốn nắm bắt được công
nghệ mới, con người phải có trình độ học vấn do Giáo dục và Đào tạo cung cấp,
từ đó con người sẽ trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước.
Như vậy Giáo dục và Đào tạo có vai trò rất lớn và có ảnh hưởng đến mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho nên Nhà nước thống nhất quản lí về Giáo dục
và Đào tạo. Vì thông qua quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, việc thực
hiên các chủ trương chính sách quốc gia nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục,
chú ý thực hiện các mục giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục mới được triển

khai, thực hiện có hiệu quả. Quản lí Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo có thể
được coi là khâu then chốt của then chốt nhằm đảm bảo thực hiên thắng lợi của
mọi hoạt động Giáo dục và Đào tạo , tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách con người.
2. Nội dung:
Theo Điều 104/Luật giáo dục 2019 thì nội dung quản lý nhà nước về giáo
dục, bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển giáo dục.
11


2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo
dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt
động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt
động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về
đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
3. Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người
làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử
của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức
tuyển dụng giáo viên.
4. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ
quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư
viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình;
việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ;
việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại

Việt Nam.
5. Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo
đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo
dục.
7. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
8. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục.
9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo
dục.

12


10. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
trong lĩnh vực giáo dục.
11. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về
giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.

13



×