Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập lớn môn tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.76 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU
Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng thuế ra đời và tồn tại là điều kiện vật chất quan trọng để
nhà nước tồn tại và phát triển. Để tạo lập cở sở pháp lí ổn định vững chắc cho nguồn thu thuế,
thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, đòi hỏi nhà nước cần phải ban hành hệ thống pháp luật
thuế đồng bộ.
Bất kỳ loại thuế nào cũng đều có ba vai trò cơ bản: Một là, tạo nguồn thu cho ngân sách
nhà nước; hai là, điều tiết hoạt động kinh tế; ba là, hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội. Tuy nhiên,
xuất phát từ đặc trưng cơ bản của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là đánh vào các hàng hóa xuất,
nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hóa xuất xuất, nhập khẩu nên loại
thuế này còn có vai trò rất đặc thù, đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng
cạnh tranh không cân sức giữa hóa trong nước với hàng hóa ngoại nhập. Nhận thấy được tầm
quan trọng của vấn đề, em xin chọn đề bài:“Bằng những quy định của luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu năm 2016, hãy chứng minh thuế nhập khẩu vẫn có vai trò là công cụ để bảo hộ nền
sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu? Tìm hiểu những “thủ đoạn” chủ yếu hiện nay
để chủ thể nhập khẩu gian lận thuế nhập khẩu.” Trong quá trình làm bài, do hiểu biết của em
còn hạn chế và vấn đề mang tính thực tiễn cao, nên bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, để hướng nhìn nhận vấn đề của em
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I.

Chứng minh thuế nhập khẩu vẫn có vai trò là công cụ để bảo hộ nền sản xuất trong nước
và khuyến khích xuất khẩu

1.


Khái niệm thuế nhập khẩu
Theo quan niệm chung, thuế là khoản tiền do các tổ chức, cá nhân nộp cho nhà nước để
góp phần chia sẻ gánh nặng chi tiêu với nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội
Trong cấu trúc hệ thống thuế ở mỗi quốc gia, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có vai trò và
ý nghĩa thiết thực, không chỉ trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước hang năm, mà
quan trọng hơn, nó còn là công cụ hữu hiệu trong tay nhà nước để kiểm soát hoạt động xuất nhập
khẩu hang hoá với nước ngoài, bảo hộ sản xuất trong nước và thực hiện các mục tiêu đối ngoại
của chính phủ trong từng thời kỳ, đối với từng quốc gia hoặc từng nhóm quốc gia cụ thể. Mặc dù
xuất hiện muộn hơn so với một số sắc thuế nội địa nhưng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã
nhanh chóng khẳng định được vai trò, tác dụng to lớn của mình đối với nền kinh tế quốc gia, đặc
biệt là vai trò kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với bên ngoài và bảo hộ nền sản
2


xuất trong nước. Ngày nay, cho dù xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang từng bước ảnh hưởng
đến số phận của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng hạn chế chế vai trò của loại thuế này
ở mỗi quốc gia song về cơ bản, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vẫn sẽ là giải pháp quản lí vĩ mô
có hiệu quả đổi với nền kinh tế trong nước, nhất là đối với những quốc gia đang trong quá trình
chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường như Việt Nam.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thuế nhập khẩu, tùy thuộc vào từng góc độ tiếp
cận.
Nếu xét về phương diện kinh tế, thuế nhập khẩu là khoản đóng góp bằng tiền của các cá
nhân, tổ chức vào ngân sách Nhà nước khi họ có hành vi nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ qua biên
giới. Với cách tiếp cận này, thuế nhập khẩu được quan niệm như một quan hệ phân phối các
nguồn lực tài chính, phát sinh giữa các chủ thể là tổ chức, cá nhân nộp thuế và người thu thuế là
nhà nước. Mặt khác, thuế nhập khẩu cũng được hiểu như là đòn bẩy kinh tế hay biện pháp kinh
tế để nhà nước điều tiết trực tiếp đối với quá trình sản xuất, tiêu dùng trong phạm vi quốc gia và
chi phối gián tiếp đối với hoạt động kinh tế trong phạm vi khu vực và toàn cầu.
Nếu xét về phương diện pháp lý, thuế nhập khẩu là quan hệ pháp luật phát sinh giữa hai
chủ thể: một bên là Nhà nước (người thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế), theo đó các

bên phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí đối với nhau trong quá trình hành thu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu. Quan hệ pháp luật này phát sinh từ cơ sở pháp lý là đạo luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành mà hậu quả pháp lí chủ yếu của việc áp dụng đạo
luật đó trong thực tiễn là làm phát sinh quyền thu thuế cho Nhà nước và nghĩa vụ đóng thuế cho
các tổ chức, cá nhân là người nộp thuế. Việc tiếp cận khái niệm thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu từ
góc độ pháp lí có nhiều ý nghĩa thiết thực, trước hết là giúp chúng ta nhận diện rõ hơn về bản
chất của thuế nói chung và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng, thực chất là một quyết định
hành chính đơn phương của quốc gia đối với người đóng thuế, hay là một “thỏa thuận” song
phương giữa người thu thuế với người nộp thuế? Trên cơ sở lí thuyết đó, giúp cho nhà nước
hoạch định và thực thi chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp hơn với quyền lợi của
quốc gia và của người đóng thuế, xét trong mối quan hệ lợi ích với các quốc gia khác trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Mỗi một quốc gia độc lập, có chủ quyền đều sử dụng thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu đánh
vào hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới nước mình. Thuế này gọi chung là thuế quan
(custom duty). Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới với nước
ngoài được điều tiết và kiểm soát bởi hai công cụ chủ yếu là “hàng rào thuế quan” và “hàng rào
phi thuế quan”. Hàng rào thuế quan ở những nước này được hiểu thực chất là thuế nhập khẩu
đánh vào hang hóa xuất khẩu như Việt Nam hay Trung Quốc. Do quan niệm khác nhau giữa các
nước về nội hàm của khái niệm “thuế quan” nên chính sách thuế quan của các nước cũng có sự
khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau này trong chính sách thuế quan của các nước la bởi vì, mỗi
quốc gia đều có phong tục, tập quán riêng cần được duy trì, tôn trọng bảo vệ và quan trọng hơn,
mỗi quốc gia đều có quyền đánh thuế đối với các công dân hay tổ chức mang quốc tịch nước
mình. Quyền đánh thuế của quốc gia chính là cơ sở, là đạo lí cơ bản để Nhà nước – với tư cách là
người đại diện hợp pháp hợp pháp cho quốc gia, ban hành và áp dụng các đạo luật về thuế quan
trên tinh thần của nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc quốc tịch.

3


2.


Đặc trưng của thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu có 3 đặc trưng dễ nhận thấy nhất như sau:
- Thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hoá được phép vận chuyển qua biên

giới.
- Thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu.
- Thuế nhập khẩu có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt
động nhập khẩu.
3.

Vai trò thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu có 3 vai trò lớn sau đây:
- Tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Thuế Nhập khẩu không chỉ trực tiếp tạo ra
nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn có tác động tới số lượng và cơ cấu các nguồn thu từ
các sắc thuế khác có liên quan. Trong mối quan hệ hữu cơ với các sắc thuế khác, thuế nhập khẩu
ảnh hưởng trực tiếp đến số thu ngân sách từ những hình thức thuế gắn với hoạt động kinh doanh,
thương mại như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp…
- Điều tiết hoạt động kinh tế. Thuế Nhập khẩu là công cụ điều tiết hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhà nước đối với nền kinh tế. Thông qua thuế nhập khẩu nhà nước điều chỉnh quá
trình phân bổ và phân bổ lại các nguồn lực của nền kinh tế. Với việc tác động trực tiếp đến giá cả
của hàng hóa trong thương mại quốc tế, thuế nhập khẩu điều chỉnh khả năng cạnh tranh của hàng
hóa chịu thuế trên thị trường và như vậy tạo ra sự phân bổ lại nguồn lực trong các ngành sản
xuất.
- Thuế Nhập khẩu là công cụ hỗ trợ và bảo vệ nền sản xuất trong nước. Thông qua thuế
nhập khẩu nhà nước gián tiếp tác động vào việc điều tiết sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu
đánh thuế ở mức khác nhau đối với từng loại hàng hóa nhập khẩu, từ đó điều chỉnh khả năng
cạnh tranh của hàng hóa chịu thuế trên thị trường và từ đó tạo ra sự phân bổ lại nguồn lực cho
các ngành sản xuất.
4. Thuế nhập khẩu có vai trò là công cụ để bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích

xuất khẩu.
Xét trên bình diện lí thuyết, vai trò này của thuế nhập khẩu được thể hiện trên khía cạnh:
Do bị đánh thuế nhập khẩu nên về lí thuyết, giá cả của loại hàng hóa này trên thị trường nước
nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi đó các hang hóa được sản xuất trong nước, do không phải chịu
thuế nhập khẩu ( hoặc chỉ chịu thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu hay máy móc nhập khẩu)
nên giá thành sản phẩm của loại hàng hóa này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh lớn
hơn đối với hàng ngoại nhập. Điều này cho thấy thuế nhập khẩu thực chất là một biện pháp để
bảo hộ nên sản xuất trong nước khi chính phủ nhận thấy những bất lợi nghiêng về phía các hang
hóa được sản xuất từ các doanh nghiệp trong nước.

4


Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 đã kế thừa và phát huy những ưu điểm từ luật cũ
năm 2005, đồng thời đã có những bổ sung, thay đổi nhất định nhằm khắc khắc phục những hạn
chế cũ, làm rõ hơn vai trò là công cụ để bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích xuất
khẩu:
- Bổ sung một số nội dung quy định về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự
vệ trên cơ sở kế thừa, nâng cấp một số quy định của các Pháp lệnh liên quan (Chương III, Điều
12 đến Điều 15 Luật). Việc đưa một số nội dung trước đây quy định trong Pháp lệnh vào Luật sẽ
tạo sự rõ ràng, minh bạch trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam, phù hợp với tinh thần
Hiến pháp 2013 (Điều 70) là Quốc hội quy định các thứ thuế.
- Sửa đổi nguyên tắc ban hành Biểu thuế, thuế suất (Điều 10 Luật): Để phù hợp với các
cam kết hội nhập, các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; góp phần thúc đẩy
phát triển, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; thúc đẩy cải cách hành chính, đơn giản hóa biểu
thuế để tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
- Sửa đổi về thẩm quyền ban hành Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Biểu Khung
thuế xuất khẩu (Điều 11 Luật):
+ Về thẩm quyền ban hành Biểu thuế:
Luật quy định theo hướng: (i) Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế

xuất khẩu đối với từng nhóm hàng được quy định ngay trong Luật; (ii) Chính phủ quy định biểu
thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng; quyết định Danh mục hàng hóa và
mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Theo đó, Biểu
khung thuế suất thuế xuất khẩu sẽ do Quốc hội ban hành, thay vì Ủy ban thường vụ Quốc hội
như Luật hiện hành.
Việc nâng thẩm quyền quyết định ban hành các Biểu thuế cụ thể từ Bộ Tài chính lên Chính
phủ nhằm phù hợp với thực tế và yêu cầu mới. Ngoài ra, để đảm bảo sự chủ động trong điều
hành giá cả hàng hóa, nhu cầu sử dụng các loại tài nguyên, khoáng sản hiện nay, Luật có quy
định giao thẩm quyền cho Ủy ban thường vụ Quốc Hội trong việc sửa đổi, bổ sung Khung thuế
xuất khẩu trong trường hợp cần thiết (khoản 2, Điều 11 Luật).
+ Về khung thuế suất:
Luật không quy định Biểu khung thuế suất thuế nhập khẩu mà chỉ quy định Biểu khung
thuế suất thuế xuất khẩu (chủ yếu là tài nguyên, khoáng sản). So với Biểu khung thuế suất thuế
xuất khẩu ban hành theo Nghị quyết số 710/2008/NQ-UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Luật chỉ điều chỉnh đối với hai nhóm hàng: Nhóm hàng phế liệu, phế thải kim loại theo cam
kết cắt giảm với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Nhóm hàng khác (thứ tự số 45 của
Khung thuế suất thuế xuất khẩu) cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

5


- Sửa đổi, bổ sung những quy định về ưu đãi thuế để khuyến khích phát triển sản xuất kinh
doanh, xuất khẩu, đẩy mạnh xã hội hóa.
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về miễn thuế hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định (TSCĐ) của
dự án ưu đãi đầu tư (khoản 11, Điều 16 Luật) .
+ Bỏ quy định về miễn thuế đối với phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân để khuyến
khích sản xuất trong nước; đồng thời, quy định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây
chuyền công nghệ được miễn thuế là loại sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án.
+ Miễn thuế đối với linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng; nguyên liệu, vật tư dùng để
chế tạo thiết bị, máy móc hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc,

thiết bị của các dự án ưu đãi đầu tư để giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tế,
khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ.
+ Sửa quy định về miễn thuế tạo tài sản cố định của dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA
sang ưu đãi theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư của các dự án được hưởng ưu đãi của Luật Đầu tư và
các Luật chuyên ngành có liên quan để đảm bảo sự bình đẳng giữa các dự án đầu tư có cùng địa
bàn, lĩnh vực nhưng sử dụng các nguồn vốn khác nhau.
+ Bỏ quy định về miễn thuế tạo tài sản cố định là trang thiết bị nhập khẩu lần đầu của dự
án ưu đãi đầu tư vào một số lĩnh vực dịch vụ (khách sạn, sân gôn…) do Luật đầu tư mới không
quy định các ngành nghề này là lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
+ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu kể từ ngày 01/9/2016, thuộc đối tượng chịu thuế phải
nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc phải bảo lãnh trừ DN ưu tiên.
+ Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; hàng hoá kinh
doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ
chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc 1 khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu.
+ Bổ sung quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là giống cây
trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được cần thiết
nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm góp phần hỗ trợ
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp phát triển (khoản 12, Điều 16 Luật).
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về ưu đãi thuế nhập khẩu đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật
tư, linh kiện cho sản xuất của dự án thuộc ngành, nghề đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (khoản 13 Điều 16 Luật) để phù hợp với Luật đầu
tư, Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ… Đồng thời, quy định việc miễn thuế nhập
khẩu quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; dự án sản
xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51%
giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

6



+ Bổ sung quy định ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo thống nhất với quy
định của một số luật chuyên ngành như: để sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm,
nội dung số; hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ môi trường… (khoản 18, khoản 19 Luật).
+ Bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước
chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo
để khuyến khích phát triển sản xuất trang thiết bị y tế thay thế hàng nhập khẩu phù hợp với chủ
trương khuyến khích phát triển ngành y tế của Nhà nước (khoản 14, Điều 16 Luật).
+ Bổ sung quy định về ưu đãi thuế đối với ngành đóng tàu: (i) máy móc, thiết bị; linh kiện,
chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị;
nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải trong dây chuyền công
nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động đóng tàu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được
nhập khẩu để tạo tài sản cố định; (ii) nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước
chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu; (iii) miễn thuế đối với tàu biển xuất khẩu (khoản
16, Điều 16 Luật) góp phần hỗ trợ ngành công nghiệp đóng tàu đồng thời nâng cấp quy định từ
các văn bản hướng dẫn dưới Luật lên Luật tạo cơ sở pháp lý.
+ Bổ sung quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết
bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc
tiền. (khoản 17, Điều 16 Luật) để tạo thuận lợi và đơn giản hóa hoạt động thu nộp ngân sách,
giảm chi phí hành chính vì hiện nay đối tượng nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in đúc tiền
chỉ do Ngân hàng Nhà nước thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách.

+ Bổ sung nội dung quy định về điều kiện, thủ tục miễn thuế đối với một số trường hợp
phải thông báo hàng hóa dự kiến miễn thuế và trường hợp cần có danh mục hàng hóa miễn thuế
nhằm đảm bảo sự minh bạch của chính sách, đảm bảo việc miễn thuế đúng đối tượng, tạo thuận
lợi cho việc thực hiện (Điều 17).
Thông qua những thay đổi ở trên, có thể thấy:
Thứ nhất, sự bổ sung các quy định về thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân
biệt đối xử đã góp phần bảo vệ nền sản xuất kinh doanh trong nước. Thông qua những quy định
về các loại thuế trên, Luật đã tạo ra một môi trường lành mạnh bảo vệ hàng hóa xuất khẩu trong
nước

Thứ hai, Luật quy định các mức thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu, tăng giá thành của
hàng hóa nhập khẩu, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa nội
dịa, góp phần bảo hộ, giúp sức cho sự phát triển, sản xuất của hàng hóa trong nước
Thứ ba, Luật đã có quy định về miễn thuế, hoàn thuế đối với một số loại hàng hóa nhất
định, chủ yếu là cấc mặt hàng là nguyên liệu, vật tư linh kiện để gia công, sản xuất sản phẩm
xuất khẩu. Với việc được miễn thuế, hoàn thuế các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất xuất

7


khẩu sẽ được giảm nhẹ gánh nặng về tài chính, gián tiếp khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
trong lĩnh vực xuất khẩu.
Thứ tư, việc kéo dài thời gian nộp thuế nhập khẩu đói với vật tư nguyên liệu để sản xuất
hàng hóa xuất khẩu góp phần tích cực trong việc khuyên khích, hỗ trợ xuất khẩu theo đúng định
hướng kinh tế của nhà nước.

II. Những “thủ đoạn” chủ yếu hiện nay để chủ thể nhập khẩu gian lận thuế nhập khẩu.
Chủ thể nộp thuế nhập khẩu cũng như các chủ thể nộp thuế khác, rất ít khi họ tự nguyện
nộp thuế mà họ dựa vào các quy định của pháp luật để tìm ra mọi cách để trốn thuế, giảm số thuế
phải nộp. Những “thủ đoạn” đó là một trong những yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc thực
thi pháp luật thuế nhập khẩu.
Trong điều kiện các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, kéo theo sự tăng
trưởng không ngừng của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời, các hành vi gian lận về
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng gia tăng đáng kể về hình thức gian lận, số vụ
gian lận và quy mô số thuế gian lận.
Theo thống kê của cơ quan Hải quan, gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
ngày càng gia tăng trong năm 2013 và có diễn biến phức tạp với các phương thức, thủ đoạn gian
lận thuế ngày càng tinh vi, thay đổi theo hướng lợi dụng những bất cập trong quy trình thủ tục
hải quan và sự thay đổi chính sách mặt hàng... Trong đó, phổ biến nhất là các hành vi buôn lậu,
gian lận, trốn thuế về mặt hàng, số lượng, mã hàng, xuất xứ, trị giá tính thuế hay lợi dụng các

chính sách ưu đãi, ân hạn thuế hoặc nợ thuế để trốn thuế. Cụ thể như sau:
Một là, buôn lậu.
Đây là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá cấm, không khai báo,
tránh sự quản lý của hải quan và trốn nghĩa vụ thuế. Thời gian qua, việc buôn bán, vận chuyển,
tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng cấm có diễn biến phức tạp.Sau khi nhập lậu vào Việt Nam, các mặt
hàng này được xé nhỏ, vận chuyển bằng xe khách, xe tải và được hợp pháp hoá bằng hệ thống
hoá đơn mua qua bán lại giữa các DN.
Bên cạnh hoạt động buôn lậu nêu trên, lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan, nhiều
chủ hàng đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không khai báo đầy đủ các mặt
hàng hoặc cố tình khai thiếu số lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu để không phải nộp thuế.
Điển hình năm 2013, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án đối với Công ty CP Thực phẩm Sài
Gòn, khai xuất khẩu 3.000 thùng thuốc lá, trị giá hàng hóa 23,6 tỷ đồng, nhưng kết quả hàng hóa
qua kiểm tra thực tế là 20 tấn gạo. Đây là hoạt động buôn lậu, chiếm đoạt tiền thuế có tổ chức và
diễn ra trong thời gian dài.
Hai là, khai sai chủng loại hàng hoá

8


Với sự gia tăng của khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khi nguồn lực của cơ
quan hải quan có hạn và thực hiện yêu cầu đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi trong thủ tục hải
quan, cơ quan hải quan chỉ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa khi có nghi vấn hoặc có mức độ
rủi ro cao. Do đó, việc phân loại, khai báo và áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tính thuế
phụ thuộc rất lớn vào mức độ tuân thủ của người nộp thuế. Thực tế thời gian qua, nhiều chủ hàng
đã lợi dụng các vấn đề trên để thực hiện gian lận thuế nhập khẩu bằng việc khai báo sai tên hàng,
sai mã số hàng hóa.Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trung bình hằng năm có khoảng
10.000 mẫu hàng hóa được phân tích phân loại. Trong đó, mẫu khai đúng chiếm khoảng 47%, sai
khoảng 53%, giảm thuế khoảng 7,4%. Các hành vi thường gặp là:
Thứ nhất, Cố tình khai sai tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích
giảm số thuế phải nộp.Tháng 5/2013, Cục Hải quan Hải Phòng đã phát hiện Công ty CP Minh

Châu khai sai tên chủng loại, nhãn hiệu mặt hàng xe đạp điện, giá nhập về chỉ 60 USD/chiếc. Cơ
quan hải quan đã yêu cầu DN phải điều chỉnh giá xe đạp điện lên gấp 3 lần (khoảng 150
USD/chiếc) và nộp bổ sung hơn 2 tỷ đồng tiền thuế .
Thứ hai, Người nộp thuế gian lận thuế bằng cách nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm hoàn
chỉnh nhưng lại tháo bớt một số bộ phận để trở thành hàng hóa chưa hoàn thiện nhằm hưởng
thuế suất thấp của hàng linh kiện.
Ba là, khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam được phân biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Lợi dụng việc áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với các hàng hóa có
xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khu vực thị trường đã có thỏa thuận về ưu đãi tối huệ quốc
hay ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, các chủ hàng hóa cố tình khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
và làm các giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) giả để được hưởng các mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi
đặc biệt.
Bốn là, gian lận giá tính thuế.
Gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giá tính thuế là hành vi rất
phổ biến hiện nay. Các hành vi gian lận thường được các chủ hàng thực hiện dưới các hình thức
sau:
Thứ nhất, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với những mặt hàng chịu thuế suất cao. Vụ
gian lận giá hàng hóa điển hình bị Chi cục hải quan Cảng Sài Gòn KV 4 (TP. Hồ Chí Minh) phát
hiện gần đây là lô hàng mang nhãn hiệu Pierre Cardin do Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại
Hoa Mặt Trời (trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh) NK vào tháng 5/2013. Theo khai báo của DN, hàng
hóa gồm váy, quần lót, áo ngực… có giá nhập về chỉ từ 6.000 - 16.000 đồng/chiếc. Trong khi đó,
các sản phẩm này được bán trong các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại lớn, như:
Vincom, Parkson với giá khoảng 300.000 - 400.000 đồng/chiếc, tức là gấp 25 lần giá kê khai của
DN.
Tương tự, khi làm thủ tục mở tờ khai hải quan, Công ty Tiến Thành khai báo những đôi
giầy da hiệu Valentino có xuất xứ từ Trung Quốc, giá trị rất bèo, chỉ từ 16.000 - 300.000
đồng/đôi.Thực tế, giá thị trường của loại giầy này vào khoảng 3 - 5 triệu đồng/đôi, cao gấp chục
lần giá khai báo. Với giá trị lô hàng giầy Valentino là 1,8 tỷ đồng, nếu làm thủ tục trót lọt thì DN
đã "né" được khoản tiền thuế vài trăm triệu đồng.


9


Thứ hai, chủ hàng dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo thấp trị
giá của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực tế, sau đó khai
báo thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng cùng loại, tương tự đã nhập khẩu trước. Bằng
hành vi này, chủ hàng đã lợi dụng các quy định về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo
phương pháp trị giá giao dịch hàng nhập khẩu giống hệt/tương tự để được tính thuế với mức giá
thấp hơn so với trị giá giao dịch thực tế. thời điểm cuối năm 2013 những tín đồ thời trang sẽ
không khỏi giật mình khi biết đôi giày hiệu Valentino trị giá vài triệu đồng lại có giá nhập khẩu
(NK) rất bèo bọt: chỉ từ 16.000 - 300.000 đồng. Bằng chiêu khai gian giảm giá trị hàng, nhiều
doanh nghiệp (DN) NK quần áo, giầy dép, xe đạp, sắt thép... đã trốn hàng tỷ đồng tiền thuế.
Thứ ba, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với lô hàng nhập thử để thăm dò thái độ của cơ
quan hải quan sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn theo mức giá thấp
đã khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác minh, xử lý, chủ hàng đã tiến hành
giải thể DN hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Thứ tư, do theo chính sách thuế đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp hơn
hàng nguyên chiếc nên DN thực hiện việc “down” giá bằng thủ đoạn tháo rời hàng nguyên chiếc
thành linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu. Điều này được thực hiện qua việc chủ hàng thành
lập nhiều công ty khác nhau hoặc tiến hành móc nối với nhiều công ty để mỗi công ty tiến hành
nhập khẩu một bộ phận cấu thành của hàng nguyên chiếc về các cửa khẩu khác nhau trong nhiều
thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan.
Thứ năm, chủ hàng lợi dụng các quy định về chiết khấu, giảm giá hoặc không khai báo tiền
bản quyền, phí giấy phép, các khoản trợ giúp, phí hoa hồng hoặc các khoản thanh toán gián tiếp
để làm giảm trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Thứ sáu, chủ hàng khai tăng trị giá tính thuế so với giá trị thực tế của hàng hóa nhập khẩu
để tăng vốn đầu tư và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…
Năm là, giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế
Chứng từ thường hay được các chủ hàng giả mạo với mục gian lận thuế thường là các

chứng từ nộp thuế (nhằm giải tỏa cưỡng chế thuế của cơ quan hải quan) hoặc các hồ sơ hải quan
(để hợp thức hóa các lô hàng nhập lậu). Trong đó, các trường hợp phổ biến là gian lận thuế qua
việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư; gian lận qua việc lợi dụng chính sách
quản lý đối với hàng gia công; gian lận thông qua việc lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất và
tạm xuất tái nhập... Điển hình nhất là vụ buôn lậu xăng A92 lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất,
trị giá ước tính 27 tỷ đồng tại vùng biển Thanh Hoá; hành vi buôn lậu của Công ty TNHH một
thành viên xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) dưới hình thức lợi dụng tạm nhập tái xuất
xăng dầu qua cửa khẩu đường bộ để buôn lậu 296,6 tấn xăng A92, trị giá khoảng 8 tỷ đồng, số
thuế DN gian lận ước tính 2,5 tỷ đồng.
Cũng theo thống kê của Hải quan, trong những năm qua đã có 500 ôtô nhập vào Việt Nam
theo hình thức tạm nhập tái xuất nhưng đến nay chỉ có 100 chiếc làm thủ tục xuất và nhập trở lại.
Nghĩa là còn 400 chiếc không làm thủ tục xuất và nhập trở lại mà lưu hành trong nội địa gây thất
thu số tiền thuế rất lớn cho Nhà nước.
Ngoài ra, nhiều chủ hàng lợi dụng quy định chuyển cửa khẩu để gian lận thuế; lợi dụng
chính sách ân hạn thuế để nợ thuế sau đó tẩu tán bán hàng và bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh mà
không làm thủ tục giải thể DN để tránh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế...
Sáu là, lợi dụng Hải quan điện tử để trốn thuế.

10


Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2013 lợi dụng hình thức khai báo thủ tục hải quan
điện tử, xuất hiện một số doanh nghiệp sử dụng thủ đoạn tinh vi, giả mạo chứng từ hồ sơ hải
quan bao gồm hợp đồng, giấy phép chuyên ngành, con dấu, chữ ký công chức hải quan… bằng
cách chỉnh sửa (theo hình thức scan) các nội dung này trong quá trình chuyển đổi chứng từ, từ
chứng từ giấy sang chứng từ điện tử. Có trường hợp doanh nghiệp lấy vận đơn, invoice, packing
list gốc đem photo che phần ghi hàng hóa thực sau đó dùng thủ đoạn bắn tên hàng không thuế
vào và scan lại, đóng dấu sao y để nộp hồ sơ giấy cho hải quan có nội dung khớp với phần khai
hải quan điện tử .


KẾT LUẬN
Đất nước ta ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, toàn cầu hóa và khu vực hóa đã
trở thành xu hướng phát triển chung của tất cả các quốc gia. Pháp luật thuế nhập khẩu phản ánh
rõ nhất mức độ hội nhập cũng như sự bảo hộ của nhà nước đối với nền kinh tế.Đây không chỉ là
chính sách thuế của nhà nước mà còn thể hiện chính sách ngoại giao của nước ta. Hiện nay, còn
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu, tuy đã có một hệ thống pháp
luật tương đối cụ thể nhưng việc thực thi trên thực tế ngoài những thành tựu đạt được thì còn gặp
rất nhiều khó khăn.Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam cần được hoàn thiện để đảm bảo cho
việc hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả hơn nữa.
Trên đây là bài viết của em về đề tài: “ Bằng những quy định của luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu năm 2016, hãy chứng minh thuế nhập khẩu vẫn có vai trò là công cụ để bảo hộ nền
sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu? Tìm hiểu những “thủ đoạn” chủ yếu hiện nay
để chủ thể nhập khẩu gian lận thuế nhập khẩu.” Do kiến thức còn hạn hẹp nên em rất mong có
sự chỉnh sửa, đóng góp ý kiến của thầy (cô) để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành
cảm ơn./.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu năm 2016.
2. Giáo trình Luật Thuế Việt Nam – Nxb Công an Nhân Dân.
3. />%E1%BA%ADt%20thu%E1%BA%BF%20xu%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A9u,%20nh
%E1%BA%ADp%20kh%E1%BA%A9u%202016
4. />5. />
12




×