Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập lớn môn Luật Hành chính (9 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.21 KB, 12 trang )

ĐỀ BÀI
Ngày 6/2/2019 (mồng 2 Tết Kỷ Hợi), một gia đình 4 người đã dừng xe ô tô
ở làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và thản nhiên trải thảm
ăn uống khiến nhiều người bức xúc. Với hành vi này của mình, nam tài xế điều
khiển chiếc xe ô tô sau đó đã bị phạt 5,5 triệu đồng và thu bằng 2 tháng. Trong khi
sự việc trên vừa mới diễn ra, vẫn đang là bài học cảnh tỉnh cho tất cả những ai
tham gia giao thông trên đường cao tốc thì mới đây ngày 15/2/2019 ( ngày
11/1/2019 Kỷ Hợi ) một gia đình khác đã tiếp diễn hành động tương tự. Sự việc
được cho là xảy ra trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Anh ( chị ) hãy :
1. Xác định vi phạm hành chính và phân tích cấu thành vi phạm hành chính
trong trường hợp trên ?
2. Xác định chủ thể có thẩm quyền xử phạt ?
3. Thủ tục xử phạt trong các trường hợp trên ?
4. Đề xuất các biện pháp cần thiết để hạn chế các hành vi vi phạm trên
đường cao tốc ?
MỞ ĐẦU
Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc, mang
tính toàn cầu mà tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt các nước phát
triển, nước đang phát triển hay nước kém phát triển đều phải đương đầu và nó đã là
thách thức lớn của cả thế giới. Tai nạn giao thông ở Việt Nam cũng nằm trong tình
trạng chung của các nước đang phát triển, tai nạn giao thông ở Việt Năm tăng liên
tục trong nhiều năm và tính nghiêm trọng ngày càng gia tăng ( bình quân trên 13
nghìn người chết do tai nạn giao thông và khoảng 29000 ca chấn thương sọ não
/năm ). Tai nạn giao thông luôn là nỗi ám ảnh trong đời sống xã hội và là một trong


những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước. Để góp phần làm rõ
cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm kiếm những giải pháp nhằm thiết lập lại trật tự an
toàn giao thông, với mục tiêu bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và trên hết là
đảm bảo tính pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì công tác xử


lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đóng vai trò hết sức
quan trọng.
NỘI DUNG
1. Xác định vi phạm hành chính và phân tích cấu thành vi phạm hành

chính trong trường hợp trên ?
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý
hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải
là tội phạm theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính. Như vậy hành vi vi
phạm hành chính là hành vi trái pháp Luật Hành chính, có lỗi, do chủ thể có năng
lực trách nhiệm hành chính thực hiện vi phạm các quy định pháp luật về quản lý
nhà nước mà không phải là tội phạm. Để xác định một hành vi xảy ra trong thực tế
có phải là vi phạm hành chính hay không, cần phải xác định các dấu hiệu pháp lý
của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Vi phạm hành chính được cấu
thành bởi bốn yếu tố gồm mặt khách quan, chủ thể, chủ quan, khách thể.
- Mặt khách quan của hành vi vi phạm hành chính bao gồm các dấu hiệu sau:
+ Hành vi vi phạm hành chính:
Hành vi vi phạm hành chính là những biểu hiện của con người hoặc tổ chức
tác động vào thế giới khách quan dưới những hình thức bên ngoài cụ thể gây tác
hại tới sự tồn tại và phát triển bình thường của các trật tự quản lý nhà nước. Những
biểu hiện này được kiểm soát và điều khiển bởi ý chí của chủ thể vi phạm hành
chính.


+ Ngoài ra còn có một số dấu hiện khách quan như công cụ, phương tiện,
thời gian, địa điểm ... những dấu hiệu này tuy không phổ biến nhưng trong một số
trường hợp chúng sẽ trở thành dấu hiệu bắt buộc.
- Mặt chủ quan của vi phạm hành chính:
Mặt chủ quan là quan hệ tâm lý bên trong, bao gồm các yếu tố: Lỗi, mục
đích, động cơ. Trong đó yếu tố lỗi được coi là một dấu hiệu cơ bản trong cấu thành

của mọi vi phạm hành chính, có ý nghĩa quyết định đến các yếu tố khác trong mặt
chủ quan của vi phạm hành chính.
+ Lỗi: Là trạng thái tâm lý của người vi phạm, biểu hiện thái độ của người
đó đối với hành vi vi phạm hành chính của mình. Lỗi trong Luật hành chính được
quy định dưới hai hình thức cố ý và vô ý.
+ Mục đích:
Mục đích của vi phạm hành chính không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có
trong mọi cấu thành của mọi loại vi phạm hành chính. Nó chỉ có ở một số trường
hợp vi phạm hành chính nhất định và những trường hợp này đều có hình thức lỗi là
cố ý.
+ Động cơ:
Là động lực bên trong thúc đẩy người vi phạm hành chính thực hiện hành vi
vi phạm hành chính. Trừ những vi phạm hành chính với lỗi cố ý có mục đích xác
định, phần lớn động cơ trong vi phạm hành chính là không rõ rệt. Nó không được
coi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tất cả mọi lọi vi phạm hành chính.
- Khách thể của vi phạm hành chính:
Là các quy tắc quản lý hành chính nhà nước. Khách thể của vi phạm hành
chính là yếu tố cơ bản bắt buộc phải có trong mọi cấu thành của vi phạm hành
chính.
- Chủ thể của vi phạm hành chính:


+ Cá nhân: một cá nhân khi có hành vi vi phạm hành chính sẽ trở thành chủ
thể của vi phạm hành chính khi có đủ hai điều kiện: có năng lực trách nhiệm hành
chính; đạt độ tuổi nhất định.
Cụ thể vi phạm hành chính trong tình huống nêu trên đó là hành vi “không
tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; khi dừng xe, đỗ xe
trên đường cao tốc không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định” được
quy định tại điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định 46-2016 NĐ/CP.
Cấu thành vi phạm hành chính trong tình huống trên bao gồm:

-

Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan : Hành vi dừng xe ô tô ở làn dừng khẩn cấp trên đường
cao tốc Nội Bài – Lào Cai và thản nhiên trải thảm ăn uống.
+ Thời gian: ngày 6/2/2019 (mùng 2 Tết Kỷ Hợi)
+ Địa điểm: Làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
+ Phương tiện : Xe ô tô.
-

Mặt chủ quan:

+ Lỗi: lỗi cố ý.
+ Mục đích: dừng xe cho việc ăn uống dọc đường.
-

Khách thể: Trật tự về quản lí nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Chủ thể : Tài xế Hồ Chí V. (trú phường Điện Biên, TP Thanh Hoá, tỉnh
Thanh Hoá) điều khiển xe ô tô BKS 36A-090.48.

2.

Xác định chủ thể có thẩm quyền xử phạt ?
Trước hết, hành vi vi phạm của tài xế trong tình huống trên là hành vi vi

phạm các quy định về trật tự quản lí nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Căn cứ vào :



“ Điều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định
tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi
vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần
trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành
thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức
danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính
phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn
đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực
thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn
cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ
thể.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến
51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành
mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều
người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.”
+ Khoản 1,2,3 Điều 52 Luật xử lí vi phạm hành chính quy định về nguyên
tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả.


“ Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
……

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát
giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát
đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh
sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội,
Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ,
Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Cảnh sát giao
thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng
Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ
tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng
phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập
cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế,
Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin;
Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở
lên, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại
Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá
mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;


đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1
Điều 28 của Luật này.”
+Thẩm quyền của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ quy định
tại điều khoản 4 Điều 39 Luật xử lí vi phạm hành chính, Trường phòng cảnh sát

giao thông đường bộ có quyền phạt tiền đến 8.000.000 đ (20% của 40.000.000 đ)”
“Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
……
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại
Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá
mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và
k khoản 1 Điều 28 của Luật này”.
Như vậy, chủ thể có thẩm quyền xử phạt trong tình huống trên là Trưởng
phòng Cảnh sát giao thông đường bộ và Chủ tịch UBND cấp huyện .
+ Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện quy định tại Khoản 2 Điều 38
Luật xử lí vi phạm hành chính, Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt đến
20.000.000 đ (50% của 40.000.000 đ )
3. Thủ tục xử phạt trong các trường hợp trên ?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 57 Luật xử lí vi phạm hành chính


“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm
hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi
vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường
hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.”
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong

trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân,
500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.”
Với mức tiền phạt tối đa là 6.000.000 đ đối với hành vi vi phạm theo quy
định tại điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định 46 NĐ/CP thì trong tình huống này, chủ
thể có thẩm quyền xử phạt xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ
xử phạt vi phạm hành chính. Thủ tục xử phạt được quy định trong Mục 1
Chương III Luật xử lí vi phạm hành chính 2012.
4. Đề xuất các biện pháp cần thiết để hạn chế các hành vi vi phạm trên

đường cao tốc ?
Trên thực tế, vấn đề quản lý khai thác, bảo trì và bảo đảm ATGT trên các
tuyến đường cao tốc hiện nay là hết sức cần thiết nhằm giảm thiểu TNGT. Các
nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất TTATGT có từ yếu tố khách quan và chủ quan
nhưng tập trung chủ yếu là do hệ thống hạ tầng phục vụ dân sinh (đường gom, hầm
chui, cầu vượt..) vẫn chưa được hoàn thiện, ý thức của người dân và người tham
gia giao thông trên tuyến còn hạn chế. Vì vậy, cần phải có các biện pháp cần thiết
để hạn chế các hành vi vi phạm trên đường cao tốc như :


+ Rà soát, đẩy nhanh công tác xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý
và bảo trì hệ thống đường cao tốc; lập các kế hoạch thanh tra, kiểm tra; tổ chức
thẩm định an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc.
+ Cần phải nghiên cứu ban hành đẩy đủ các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến công tác bảo đảm ATGT trên đường cao tốc; phân công, phân cấp rõ
ràng, cụ thể đến từng đơn vị, bộ phận; xây dựng cơ chế phối hợp từ các cơ quan
của Trung ương, đến các địa phương, bằng các quy chế phối hợp liên ngành.
+ Đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương có tuyến đường cao tốc đi qua
tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm chỉnh quy
định trong công tác bảo đảm ATGT trên tuyến đường cao tốc; góp phần nâng cao

nhận thức và ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật
về trật tự an toàn giao thông, cũng như góp phần làm giảm TNGT của cả nước nói
chung và trên các tuyến đường cao tốc nói riêng.
+ Lực lượng CSGT cần nắm chắc công việc được giao, chủ động xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm, không tuân thủ quy định trên tuyến đường cao tốc,
đồng thời sử dụng thành thạo các phương tiện thiết bị, tăng cường công tác tập
huấn nghiệp vụ nhằm bảo đảm ATGT trên các tuyến đường cao tốc.
+ Lắp đặt hệ thống camera trên toàn tuyến cho phép nhân viên giám sát có
khả năng giám sát toàn diện tuyến đường, qua đó kịp thời phát hiện những hành vi
phá hoại.
KẾT LUẬN
Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia. Trong
đó, giao thông đường bộ là mảng quan trọng nhất. Vì vậy giao thông bộ giữ vị trí
vô cùng quan trọng và to lớn. Nhưng hiện nay ở Việt Nam, việc vi phạm pháp luật


trong lĩnh vực giao thông đường bộ vẫn còn đang là một vấn đề lo ngại và căng
thẳng. Do vậy, tất cả mọi người phải cố gắng thực hiện tốt những quy định về giao
thông đường bộ. Và nhà nước cũng phải ra sức tuyên truyền rộng rãi pháp luật
trong toàn thể nhân dân để giao thông đường bộ ở Việt Nam ngày càng văn minh
hơn, trật tự hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2018
2. Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật – Trường Đại học Luật Hà
Nội, Nxb.Tư Pháp, Hà Nội, 2018
3. Luật xử lí vi phạm hành chính, 2012
4. Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành

Luật xử lí vi phạm hành chính
5. Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật xử lí vi phạm hành chính
Website
6.

Csnd.vn/

/>
giao-thong-tren-cac-tuyen-duong-cao-toc-va-bien-phap-giam-thieu-tai-nan-xay-ra/
Ngày cập nhật : 24/11/2015, Ngày truy cập : 5/6/2019
7.

www.mt.gov.vn/

/>
dam-atgt-duong-bo-cao-toc.aspx /Ngày cập nhật : 10/12/2015, Ngày truy cập :
5/6/2019




×