Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn tốt nghiệp “Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.77 KB, 96 trang )





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy
mạnh tiến trình cổ phần hóa của Tổng
công ty Dầu khí Việt Nam

Sinh viên:
Lê Thị Thu Hường











Lời cám ơn

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cám ơn cô
giáo TS. Vũ Thị Kim Oanh đã hướng dẫn và giúp đỡ em
rất tận tình trong suốt thời gian em làm khoá luận. Em
cũng xin gửi lời cám ơn tới thầy giáo TS. Vũ Sỹ Tuấn; các
thầy cô giáo khoa Kinh tế Ngoại thương; khoa Tại chức;
các cán bộ công tác tại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam,
công ty Bảo hiểm Dầu khí, công ty Dung dịch khoan và Hoá


phẩm Dầu khí; các bạn sinh viên lớp A2CN9 đã giúp đỡ
em
hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này.


Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2003






Lê Thị Thu Hường

1
LỜI MỞ ĐẦU

Cổ phần hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Mục tiêu của
cổ phần hoá trước hết là nhằm thay đổi phương thức quản lý; huy động thêm vốn của
cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm và
nâng cao sức cạnh tranh; tạo điề
u kiện để người lao động và những người khác có cổ
phần; tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; tăng tài sản của
Nhà nước; nâng cao thu nhập của người lao động và góp phần tăng trưởng kinh tế,
v.v… và tiến trình cổ phần hoá là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công và
phát triển của thị trường chứng khoán. Vì vậy, cổ phần hoá là một xu thế tất y
ếu
khách quan.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là một doanh nghiệp lớn của Nhà nước, xu

hướng trong tương lai còn là tập đoàn dầu khí Việt Nam. Về phương diện cơ cấu, tập
đoàn sẽ là một tổ chức đa ngành, đa chức năng thì việc đa dạng hoá phương thức quản
lý xem như một nhu cầu cấp bách. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ
n
ăm 1997, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã thành lập Ban Đổi mới doanh nghiệp
nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá ở Tổng công ty. Tuy nhiên, cho đến nay
kết quả còn dừng lại ở việc một số đơn vị thành viên đang hoàn chỉnh phương án để
trình Ban Đổi mới doanh nghiệp Tổng công ty trình lên Ban Đổi mới doanh nghiệp
Trung ương. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm những giải pháp tích cực cho việc đẩy nhanh
tiến trình c
ổ phần hoá ở Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tới là cần
thiết. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực tiễn và kinh nghiệm cổ phần
hoá trong và ngoài nước, thực trạng công tác cổ phần hoá ở Tổng công ty Dầu khí
Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài: “Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiến
trình cổ phần hoá của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam” làm khoá luậ
n tốt nghiệp.

2
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỔ PHẦN HOÁ

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ
1. Công ty cổ phần và việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước
1.1. Công ty cổ phần
1.1.1. Sự ra đời của công ty cổ phần là tất yếu khách quan:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các cổ đông góp vốn kinh doanh và
chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình trên cơ sở tự nguyện để tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằ
m thu lợi nhuận.
Loại hình công ty cổ phần ra đời từ cuối thế kỷ XVI ở một số nước châu Âu,

đến nay đã có lịch sử phát triển mấy trăm năm. Công ty cổ phần là sự hình thành một
kiểu tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nó ra đời không nằm trong ý
muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào mà là một quá trình kinh tế khách quan do
các nguyên nhân sau:
Quá trình xã hội hoá tư bả
n, tăng cường và tích tụ tập trung tư bản ngày càng cao là
nguyên nhân thúc đẩy công ty cổ phần ra đời:
Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị tác động mạnh đến sự cạnh tranh
khốc liệt giữa các nhà tư bản, buộc họ tìm cách cải tiến nâng cao trình độ kỹ thuật,
nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nhằm sao cho giá trị hàng hoá cá
biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức giá trị
hàng hoá xã hội, thì mới có thể tiếp tục
tồn tại và phát triển. Điều này thường chỉ những nhà tư bản lớn có quy mô sản xuất ở
mức độ cao nhất định mới có đủ khả năng để trang bị kỹ thuật hiện đại, làm cho năng
suất lao động tăng lên, do đó mới có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh. Còn các nhà
tư bản nào có giá trị hàng hoá cá biệt cao hơn m
ức giá trị hàng hoá xã hội thì sẽ bị
thua lỗ và bị phá sản. Để tránh những kết cục bi thảm có thể xảy ra trong cạnh tranh,
các nhà tư bản vừa và nhỏ phải tự tích tụ vốn để mở rộng quy mô sản xuất và hiện đại
hoá các trang thiết bị, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm. Song đây là biện pháp hết sức khó khăn, và hơ
n nữa việc tích tụ vốn và phải

3
mất một thời gian dài mới có thể thực hiện được. Một lối thoát nhanh hơn, có hiệu
quả hơn là các nhà tư bản vừa và nhỏ có thể thoả hiệp và liên minh với nhau, tập
trung các tư bản cá biệt của họ lại thành một tư bản lớn đủ sức cạnh tranh và dành ưu
thế với các nhà tư bản khác. Từ hình thức tập trung vốn như vậy các công ty cổ ph
ần
dần dần hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Tác động của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát
triển:
Sự phát triển lực lượng sản xuất và do trình độ kỹ thuật ngày càng cao, đòi hỏi
tư bản cố định tăng lên, và vì thế
quy mô tối thiểu mà một tư bản phải có để có thể
kinh doanh dù trong điều kiện bình thường ngày càng lớn hơn. Mặt khác, do kỹ thuật
ngày càng phát triển, làm xuất hiện ngày càng nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh doanh
và những mặt hàng mới có hiệu quả hơn, đã thu hút các nhà tư bản đổ xô vào các
ngành, lĩnh vực và các mặt hàng mới này, bằng cách di chuyển tư bản từ các ngành,
lĩnh vực và các mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả
. Điều này càng gây ra nhiều khó
khăn cho các nhà tư bản khi thực hiện di chuyển vốn, bởi họ không thể bỗng chốc xoá
bỏ ngay các xí nghiệp cũ để thu hồi và chuyển vốn sang xây dựng ngay một doanh
nghiệp mới, mà chỉ có thể rút bớt và chuyển dần từng bộ phận mà thôi. Quá trình đó
có thể kéo dài và do vậy họ có thể mất thời cơ. Mâu thuẫn như vậy chỉ được giải
quyết bằng cách các nhà tư bản cá biệt liên minh với nhau, cùng nhau góp vốn để xây
dựng các doanh nghiệp lớn. Cùng chung mục đích đi tìm lợi nhuận cao hơn, họ đã gặp
nhau và thoả thuận cùng nhau góp vốn thành lập các công ty cổ phần để cùng kinh
doanh.
Sự phân tán tư bản để tránh rủi ro trong cạnh tranh và tạo thế mạnh về quản lý:
Sản xuất ngày càng phát triển, trình độ kỹ thuật càng cao, cạnh tranh càng khốc
liệt thì s
ự rủi ro trong kinh doanh, đe doạ phá sản đối với các nhà tư bản càng lớn. Để
tránh gặp phá sản, các nhà tư bản đã phải phân tán tư bản của mình để tham gia vào
nhiều tư bản khác biệt, nghĩa là tham gia đầu tư kinh doanh ở nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực, nhiều công ty khác nhau. Với cách làm này, một mặt các nhà tư bản tìm cách

4
chia sẻ thiệt hại cho nhiều người khi gặp rủi ro. Nhưng mặt khác do cùng một số đông

người tham gia quản lý, tập trung được trí tuệ của nhiều người, công ty cổ phần hạn
chế được rủi ro trong kinh doanh. Cho đến nay, công ty cổ phần là hình thức tổ chức
quản lý sản xuất kinh doanh được các nhà tư bản ưa chuộng nhất nên nó được hình
thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Sự ra đời và phát tri
ển rộng rãi của của các định chế tài chính tạo động lực thúc đẩy
công ty cổ phần ra đời và phát triển:
Sự ra đời và phát triển của tín dụng là kết quả tất yếu của quá trình phát triển
kinh tế hàng hoá.
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng có vai trò to lớn trong quá trình cạnh
tranh, làm giảm chi phí lưu thông và đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Tín dụng còn
có vai trò động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển các công ty cổ phần, bởi vì:
Vi
ệc phát hành cổ phiếu trong công ty cổ phần không thể nào thực hiện nếu
không có thị trường tiền tệ phát triển, nếu không có những doanh nghiệp và dân cư có
nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ trên thị trường.
Thực tiễn lịch sử ra đời và phát triển của các công ty cổ phần trên thế giới đều
chứng tỏ việc phát hành cổ phiếu chỉ được thực hiện thông qua các ngân hàng, đôi khi
còn do b
ản thân ngân hàng tiến hành. Chẳng hạn ở Đức năm 1896, trong ngành công
nghiệp điện lực, có 39 công ty cổ phần. Hầu hết các công ty này đều nảy sinh từ sự
giúp đỡ của các ngân hàng.
Như vậy, về lịch sử cũng như về logic, tín dụng có trước khi thành lập công ty
cổ phần, tín dụng là cơ sở trực tiếp, là động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và
phát triển.
1.1.2. Những vấ
n đề chung về công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là hình thức tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
nó có những đặc trưng cơ bản sau:
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân và

các cổ đông chỉ có trách nhiệm pháp lý hữu hạn trong phần góp vốn của mình. Điều
này cho phép công ty có tư cách pháp lý đầy đủ để huy động những lượng vốn lớn

5
nhằm rải rác thuộc nhiều cá nhân trong xã hội. Vốn của công ty được chia làm nhiều
phần bằng nhau gọi là các cổ phần. Cổ phần là phần vốn cơ bản thể hiện một khoản
giá trị thực tế tính bằng tiền. Cổ phiếu chứng minh tư cách thành viên của người góp
vốn vào công ty cổ phần, những thành viên này gọi là cổ đông.
Như vậy vốn cổ phần là do các cổ
đông đóng góp bất cứ ai kể cả tư nhân, Nhà
nước và cá nhân dù chỉ mua một cổ phiếu thôi cũng trở thành người chủ sở hữu chung
tài sản hợp nhất của công ty cổ phần. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có
nhiều chủ đồng sở hữu. Quyền trách nhiệm và lợi ích của mỗi chủ sở hữu phụ thuộc
vào số lượng cổ phiếu của h
ọ trong công ty. Cổ đông nắm được số lượng cổ phiếu
khống chế thì có quyền chi phối hoạt động của công ty. Khi muốn thu hồi vốn nhanh,
các cổ đông chỉ có cách là bán các cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán.
Cơ cấu tổ chức và điều hành công ty cổ phần:
Do đặc điểm nhiều chủ sở hữu trong công ty cổ phần, nên các cổ đông không
thể tr
ực tiếp thực hiện vai trò chủ sở hữu của mình, mà phải thông qua tổ chức đại
diện làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý công ty, bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng
quản trị, Giám đốc điều hành và Ban kiểm soát.
Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty là đại hội của
những người đồng sở hữu đối v
ới công ty cổ phần.
Hội đồng quản trị là bộ máy quản lý của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị bao
gồm những thành viên có trình độ chuyên môn cao và quản lý giỏi, để có khả năng
hoàn thành tốt các nhiệm vụ do Đại hội đồng cổ đông giao phó. Số thành viên của Hội
đồng quản trị do Đại hội cổ đông quyết định và ghi vào Điều lệ công ty.

Giám đốc đ
iều hành là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền
hạn được giao. Về thực chất, Giám đốc điều hành công ty là người làm thuê cho Chủ
tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc không làm việc theo nhiệm kỳ mà làm việc theo thời
hạn hợp đồng ký kết với Chủ t
ịch hội đồng quản trị.
Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh dựa trên cơ sở xã hội hoá sản xuất:

6
Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh tế thích ứng đòi hỏi của nền sản xuất
xã hội hoá. Nó là sự xác định và xác nhận quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp
bằng hình thức cổ phần và phân phối lợi tức cổ phần theo mức doanh lợi của công ty.
Công ty cổ phần là sự biểu hiện xã hội hoá về mặt kinh tế xã hội, nó phù hợp với tính
chấ
t và trình độ xã hội hoá về mặt kinh tế kỹ thuật.
1.1.3. Điều kiện để hình thành công ty cổ phần:
Muốn thành lập công ty cổ phần cần phải có một số điều kiện nhất định, trong
đó nhất thiết phải có được các điều kiện:
Tồn tại sở hữu khác nhau về vốn:
Công ty cổ phần thực chất là công ty hợp danh do nhiều thành viên (tức là các
cổ
đông) tham gia góp vốn để cùng kinh doanh. Các cổ đông của công ty cổ phần có
thể là thể nhân hay pháp nhân nghĩa là có thể do các cá nhân hay các tổ chức kinh tế,
xã hội có tư cách pháp nhân tham gia. Nhưng các cá nhân hay các tổ chức đó phải độc
lập có quyền tự quyếtt định đối với phần vốn của mình. Để có quyền quyết định họ
phải là người chủ sở hữu của phần vốn đó, hay nói cách khác họ là nh
ững người sở
hữu độc lập. Như vậy công ty cổ phần là công ty có nhiều người đồng sở hữu.
Những người có vốn muốn tham gia đầu tư để kinh doanh thu lợi nhuận:

Trong xã hội có thể có nhiều người có vốn nhàn rỗi và ai cũng muốn dùng nó
để thu lợi nhuận, nhưng do kinh doanh có nhiều may rủi nên không phải bất cứ ai
cũng dám bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh. Chỉ có một số
người có vốn dám “mạo
hiểm” mới góp vốn hình thành công ty cổ phần, và họ trở thành cổ đông. Đây là hình
thức đầu tư mạo hiểm nhất so với đầu tư như là: mua công trái, trái phiếu, tiền gửi tiết
kiệm v.v.., do kinh doanh có khả năng bị phá sản, nhưng lại là dạng đầu tư có hứa hẹn
cao nhất và không bị lạm phát làm sói mòn tiền vốn.
Lợi nhuận thu được phả
i đủ sức hấp dẫn người có vốn tham gia kinh doanh:
Những người có vốn luôn tìm nơi nào đầu tư có lợi nhất, nên khi có ý định góp
vốn vào công ty cổ phần để kinh doanh thu lợi nhuận bao giờ họ cũng so sánh giữa lợi
nhuận có thể thu được khi góp vốn vào công ty cổ phần với khoản lợi tức họ thu
được, nếu đem số tiền đó gửi vào ngân hàng, hoặc đầu tư lĩnh vự
c khác. Nếu doanh

7
thu do kinh doanh lớn hơn lợi tức ngân hàng hoặc lợi tức ngân hàng hoặc lợi tức đầu
tư vào lĩnh vực khác, lớn hơn đủ mức cần thiết thì người có vốn mới sẵn sàng góp vốn
vào công ty cổ phần để tham gia kinh doanh. Nếu ngược lại thì họ sẽ gửi tiền vào
ngân hàng hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác mà không góp vốn vào công ty cổ phần, do
đó công ty cổ phần không thể hình thành được. Nh
ư vậy trong kinh doanh, yếu tố rủi
ro thường hay xảy ra, làm cho những người có vốn góp vào công ty không thu được
doanh lợi mà còn có khi mất cả vốn (trường hợp công ty bị phá sản), còn nếu gửi vào
ngân hàng thì chỉ phải chịu ảnh hưởng của yếu tố lạm phát, nhưng ổn định và an toàn
cả vốn lẫn lãi.
Phải có sự nhất trí thành lập công ty:
Những người có vốn muốn tham gia kinh doanh phải thoả thuận đượ
c với nhau

để cùng góp vốn và đứng ra thành lập công ty cổ phần trên cơ sở những quy định của
pháp luật. Trong trường hợp những người có vốn muốn tham gia đầu tư để kinh
doanh thu lợi nhuận, song họ không thống nhất được với nhau về phương thức góp
vốn, phương thức kinh doanh của công ty, phương hướng chiến lược phát triển công
ty, quyền đại diện trong bộ máy quản lý, điều hành công ty, ph
ương thức phân phối
lợi nhuận v.v... thì công ty không thành lập được.
Vai trò của công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức doanh nghiệp phổ biến trong nền
kinh tế thị trường, có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn
thiện cơ chế thị trường. Kiểu tích tụ theo kiểu công ty cổ phần bằng cách thu hút được
các nguồn vốn của đông đảo các nhà đầu tư và tiết kiệ
m của quảng đại quần chúng,
lại cho phép tăng quy mô rất nhanh. Mác đánh giá vai trò này của công ty cổ phần:
“Nếu như cứ phải chờ cho đến khi tích luỹ làm cho một nhà tư bản riêng lẻ lớn lên
đến mức có thể đảm đương việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới
vẫn chưa có đường sắt. Ngược lại, qua công ty cổ phần sự tập trung đã thực hiệ
n việc
đó trong nháy mắt”.
Công ty cổ phần có thời gian tồn tại là vô hạn (nếu không có quy định thời gian
hoạt động và loại trừ trường hợp bị phá sản) vì vốn góp cổ phần có sự độc lập nhất

8
nh i vi cỏc c ụng. Ngi b tin ra mua c phiu ca cụng ty c phn khụng
cú quyn rỳt vn m ch cú quyn s hu c phiu. Cỏc c phiu cú th t do mua bỏn
trờn th trng v c tha k. Vỡ vy, khỏc vi loi cụng ty khỏc, vn c phiu ó
c gúp tn ti vi quỏ trỡnh sng ca cụng ty, cũn ch s hu cú th thay i. S
tn ti ca cụng ty c phn khụng b nh hng bi cỏc c ụng cht hay tự ti.
Cụng ty c phn to iu kin tp hp c nhiu lc lng khỏc nhau vo
hot ng chung nhng vn tụn trng s hu riờng v quyn, trỏch nhim v li ớch

ca cỏc c ụng theo mc gúp vn. M rng s tham gia ca cỏc c ụng vo cụng ty
c ph
n, c bit l ngi lao ng l cỏch h tham gia vo hot ng ca cụng ty
vi t cỏch l ngi ch s hu ớch thc ch khụng phi vi t cỏch l ngi lm
thuờ. õy l vn cú ý ngha quan trng trong cụng tỏc qun lý.
1.1.4. Lch s v con ng hỡnh thnh cụng ty c phn
Lch s hỡnh thnh cụng ty c phn:
Cụng ty c phn ra i trờn c s nn sn xut xó hi hoỏ c bi
t l xó hi hoỏ
v vn, quan h tớn dng phỏt trin, quan h th trng hỡnh thnh y . Tri qua vi
trm nm, cụng ty c phn ó phỏt trin hu ht cỏc nc t bn theo xu hng t
gin n n phc tp, t quy mụ nh n quy mụ ln, t mt lnh vc n nhiu lnh
vc, t mt ngnh n a ngnh, t
mt quc gia n cỏc cụng ty xuyờn quc gia.
Giai đoạn mầm mống
- Góp vốn theo nhóm bạn
- Hoạt động liên kết lỏng lẻo
Giai đoạn hình thnh
- Bắt đầu phát hnh cổ phiếu
- Bớc đầu xuất hiện sự giao dịch
- Hoạt động có tổ chức hơn
Giai đoạn phát triển
- CTCP phổ biến TBCN
- Các tổ chức độc quyền
- Hình thnh TT TCQT giao dịch CK
Giai đoạn trởng thnh
- Hình thức công ty xuyên quốc gia
- Thu hút công nhân mua cổ phiếu
- Cơ cấu CTCP hon thiện
Các giai đoạn hình thnh công ty cổ phần trên thế giới


Con ng hỡnh thnh cụng ty c phn:
Cụng ty c phn l mt t chc kinh t cú t cỏch phỏp nhõn do nhiu ngi
cựng tho thun lp nờn, trờn c s t nguyn gúp ti sn hoc kh nng ca mỡnh

9
tiến hành các hoạt động chung nhằm thu lợi nhuận. Có hai hướng để thành lập công ty
cổ phần:
- Thành lập công ty cổ phần mới
- Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước để hình thành công ty cổ phần.
I.1.5. Tính tất yếu của việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Việc đề ra những mục tiêu nhằm đưa đến thực hiện đa dạng hoá sở hữu về tư
liệu sả
n xuất gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động
trong xã hội là điều tất yếu, là quá trình “lịch sử - tự nhiên” và là một quy luật phát
triển của xã hội. Đó cũng là quá trình xã hội hoá sản xuất cả về mặt lực lượng sản
xuất lẫn quan hệ sản xuất. Quá trình xã hội hoá về mặt lực lượng sản xuấ
t, chính là
quá trình phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc trong mỗi nước cũng như trên
phạm vi quốc tế và khu vực. Còn xã hội hoá về quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu) là
quá trình ngày càng đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Tiến hành cổ phần hoá về thực
chất là quá trình chuyển đổi sở hữu để thực sự đưa các doanh nghiệp Nhà nước có chỗ
đứng vững và tồn tại trong cơ chế thị tr
ường. Đa dạng hoá sở hữu tạo động lực mạnh
mẽ cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện
quyền làm chủ thật sự của người lao động trong xí nghiệp, khuyến khích cạnh tranh
đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế và phát triển kinh tế thị trường.
Chính vì vậy, Nghị
định số 44 - 1998/NĐ - CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ
nêu rõ: Chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu sau:

Huy động vốn của toàn bộ xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế tổ chức
xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát
triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Tạo điều kiện để ng
ười lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những
người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực
thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu
nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.

10
2. Cổ phần hoá và thị trường chứng khoán
2.1. Thị trường tài chính
2.1.1. Khái niệm, cấu trúc của thị trường tài chính:
Khái niệm thị trường tài chính:
Thị trường tài chính là thị trường trong đó nguồn tài chính được chuyển từ
người có vốn dư thừa sang người thiếu vốn. Thị trường tài chính là tổng hoà các quan
hệ cung cầu về vốn.
Chức năng cơ bản nhất của thị
trường tài chính là dẫn vốn từ người dư thừa vốn
tới người cần vốn, ngoài ra nó còn thể hiện chức năng giám sát thông qua sự vận
động của các nguồn tài chính.
Phân loại thị trường tài chính:
Dựa vào các tiêu thức khác nhau ta có thể phân loại thị trường tài chính như
sau:
Dựa vào việc mua bán chứng khoán lần đầu (chứng khoán mới) và mua bán
chứng khoán sau khi phát hành lần đầu người ta chia làm thị trường cấp 1 và thị
tr
ường cấp 2.
Thị trường cấp 1 (thị trường sơ cấp): là thị trường tài chính trong đó những phát
hành mới của chứng khoán được tổ chức phát hành bán cho người mua đầu tiên.

Thị trường cấp 2 (thị trường thứ cấp): là thị trường tài chính nơi diễn ra các
hoạt động mua bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường cấp 1.
Dựa vào phương thức giao dịch trên thị trường tài chính, thị tr
ường cấp 2 được
chia làm hai loại: Sở giao dịch và thị trường phi tập trung.
Căn cứ vào bản chất, chức năng và phương thức hoạt động của các chủ thể tài
chính và các công cụ tài chính giao dịch trên đó, hệ thống tài chính được phân làm 3
thị trường cơ bản: Thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái và thị trường vốn.
Thị trường tiền tệ: Là thị tr
ường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính
ngắn hạn, thông thường dưới 1 năm như tín phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa
các ngân hàng, thoả thuận mua bán lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu v.v...

11
Thị trường hối đoái: Là nơi giao dịch các công cụ tài chính tương đối ngắn hạn,
nhưng chúng được định giá bằng các loại đồng tiền khác nhau, và ở thị trường hối
đoái cũng chỉ có các giao dịch giữa các đồng tiền khác nhau mới được thực hiện.
Thị trường vốn (thị trường chứng khoán): Là thị trường phát hành và mua bán
lại các công cụ tài chính có kỳ hạn trên 1 năm hay chính là nơi giả
i quyết quan hệ
cung cầu về vốn dài hạn.
2.1.2. Tiết kiệm, đầu tư và lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính
Đầu tư là việc sử dụng một khoản tiền nhất định vào một việc nhất định nhằm
mục đích thu lại một khoản tiền lớn hơn.
Tiết kiệm là một phần thu nhập quốc dân chưa cần sử dụng cho nhu c
ầu hiện
tại.
Thị trường tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc phân phối các nguồn tài
chính. Thông qua hoạt động của các chủ thể trên thị trường tài chính, các nguồn tài
chính được luân chuyển để cung và cầu về vốn gặp nhau. Quá trình luân chuyển vốn

trên thị trường tài chính làm tăng quá trình chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Quá trình
luân chuyển vốn trên thị trường tài chính thể hiện ở Sơ đồ 1:
TÀI CHÍNH GIÁN TIẾP








TÀI CHÍNH TRỰC TIẾP
Sơ đồ 1: Những dòng vốn đi qua hệ thống tài chính
Những
trung gian
tài chính
Vốn

Vốn
Những
trung gian
tài chính
Những người cho vay
(Người tiết kiệm)
1. Các gia đình
2. Các hãng kinh doanh
3. Chính phủ
4Ngườinướcngoài
Những người đi vay
(người chi tiêu)

1. Các hãng kinh doanh
2. Chính phủ
3. Các gia đình
4Ngườinướcngoài
Các
thị trường
tài chính
Vốn

Vốn
Vốn
Vốn
Vốn

12
2.2. Thị trường chứng khoán
2.2.1. Khái niệm
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính mà tại đó diễn
ra việc mua bán các công cụ tài chính dài hạn.
2.2.2. Vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế thị trường
Huy động vốn cho nền kinh tế:
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi
của họ được đưa vào hoạt động sản xu
ất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản
xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, thị trường chứng
khoán đã có những tác động hỗ trợ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và chính quyền ở các địa
phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử
dụng và đầu tư phát
triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của toàn xã hội.

Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành
mạnh và các cơ hội lựa chọn phong phú. Có nhiều loại chứng khoán trên thị trường
với các mức độ rủi ro hết sức khác nhau để các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho phù
hợp v
ới khả năng và sở thích của mình. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán góp
phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán:
Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng
khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả
năng thanh khoản (khả năng chuyển
đổi thành tiền mặt) là một trong những yếu tố
cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Chức năng cung cấp khả năng thanh
khoản cho các chứng khoán là chức năng quan trọng đảm bảo cho thị trường chứng
khoán hoạt động một cách năng động và có hiệu quả.
Đánh giá giá trị của doanh nghiệp và của nền kinh tế:
Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá giá trị củ
a doanh nghiệp và của cả nền
kinh tế một cách tổng hợp và chính xác (kể cả giá trị hữu hình và vô hình) thông qua

13
chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành
mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải
tiến sản phẩm.
Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
Thị trường chứng khoán là thị trường nơi cung và cầu vốn dài hạn gặp nhau.
Trên thị trường chứng khoán giá cả các chứng khoán ph
ản ánh sự phát triển của các
doanh nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói chung, giá cả chứng khoán tăng lên
cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; và ngược lại giá chứng khoán

giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Chính vì vậy, thị trường
chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng
giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh t
ế vĩ mô. Thông qua thị trường chứng
khoán, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp
thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng
một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng
đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối nền kinh tế.
2.3. Quan hệ tác động qua lại giữa tiến trình cổ phần hoá với sự
phát triển thị
trường chứng khoán
2.3.1. Việc ra đời các công ty cổ phần với việc phát hành các loại chứng khoán và
cùng với việc chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đến một mức độ nhất
định sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán ra đời là nơi để cho các nhà kinh doanh có thể tìm
kiếm được các nguồn tài trợ cho hoạt động đầ
u tư sản xuất kinh doanh; là nơi khai
thông nguồn tiết kiệm của những người tích luỹ đến các nhà đầu tư; là cơ chế phân bổ
các nguồn đầu tư theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường; và là cơ sở quan trọng để
Nhà nước thông qua đó để sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của
nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu l
ựa chọn. Thiếu thị trường chứng khoán
không có nền kinh tế thị trường phát triển. Song sự ra đời của thị trường chứng khoán
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, mà kết quả của sự phát triển

14
chung về kinh tế xã hội, trong đó sự ra đời và phát triển, hoạt động hoàn hảo của các
công ty cổ phần giữ vai trò quyết định.
2.3.2. Chương trình cổ phần hoá tạo ra hàng hoá đáp ứng được các yêu cầu về số
lượng và chất lượng để giao dịch trên thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán tạo ra môi trường không thể thiếu cho chương trình cổ
phần hoá thành công vững chắc
đồng thời việc cổ phần hoá cũng tạo động lực phát
triển thị trường chứng khoán. Sự hình thành thị trường chứng khoán và chương trình
cổ phần hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một mặt cần đẩy nhanh tốc độ cổ
phần hoá các DNNN thuộc diện cổ phần hoá, mặt khác cần lựa chọn một số doanh
nghiệp có quy mô vốn lớn, kinh doanh có lãi, có định hướng phát triể
n trong tương lai
để phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu dài hạn nhằm huy động vốn.
II. VAI TRÒ CỔ PHẦN HOÁ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM
VÀ TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM
1. Vai trò cổ phần hoá đối với sự phát triển của Việt Nam
1.1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam
1.1.1.Tình hình kinh tế - xã hội qua 10 năm 1991 - 2000:
Nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan h
ệ sản xuất và
hội nhập kinh tế, tăng được thế và lực hơn hẳn 10 năm trước, khắc phục được một
tình trạng nước nghèo và kém phát triển, nâng cao khả năng độc lập tự chủ, tạo thêm
điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đánh giá chung 10 năm thực hiện Chiến lược 1991 - 2000, chúng ta đã giành
được những thành tựu to lớn và rất quan trọng:
T
ổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng gấp đôi; Giá trị sản lượng
các ngành sản xuất đều đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu, đặc biệt là nông nghiệp trong cả
hai kỳ kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 và 1996 - 2000 đều tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu
đề ra. Sản lượng lương thực bình quân đầu người từ 330 kg năm 1990 tăng lên 370 kg
năm 1995; 435 kg năm 2000. Từ tình trạng khan hiếm, sản xuất không
đáp ứng đủ
nhu cầu thiết yếu, nay bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm, nhiều loại hàng tiêu dùng,


15
có dự trữ xuất khẩu ngày càng tăng; cung cấp đủ năng lượng và phần lớn vật liệu xây
dựng.
Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế - xã hội được tăng cường rõ rệt. Năng lực của
hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ đều tăng. Cơ cấu nền kinh tế có bước chuyển dịch
tích cực; nền nông nghiệp đã chuyể
n sang sản xuất hàng hoá trên hầu hết khắp các
vùng; trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống còn 25%, công nghiệp
tăng từ 22,7% lên 34,5%, dịch vụ tăng từ 38,6% lên 40,5%. Các vùng kinh tế trọng
điểm, các khu công nghiệp bước đầu phát huy tác dụng; các vùng nghèo, có nhiều khó
khăn được hỗ trợ phát triển khá hơn.
Quan hệ sản xuất có bước chuyển quan trọng trong quá trình phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế; DNNN đã có bước sắp xếp, đổi mới và phát triển, hình thành
các tổng công ty lớn trong nhiều lĩnh vực then chốt. Các thành phần kinh tế khác phát
triển khá nhanh. Thể chế quản lý và phân phối được chuyển đổi phù hợp hơn với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Kim ngạch xuất khẩu sau 10 năm tăng gấp 6 lầ
n, nhanh gấp 3 tốc độ tăng GDP;
một số sản phẩm như gạo, cà phê, thuỷ sản đã giành được thị phần đáng kể trên thị
trường thế giới. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã được thực hiện trong 10 năm
khoảng 15 tỷ USD, chiếm 1/4 tổng đầu tư toàn xã hội, thu hút trên 30 vạn lao động
trực tiếp, năm 2000 tạo ra 22% kim ngạch xuất kh
ẩu, 10% GDP. Trong 5 năm 1996 -
2000, nguồn tài trợ (đại bộ phận là cho vay ưu đãi) của Chính phủ các nước và các tổ
chức quốc tế đã giải ngân được 6,1 tỷ USD, tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những thành tựu, vẫn còn những mặt yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng
tốt yêu cầu phát triển, chưa tương x

ứng với tiềm năng của nhân dân, đất nước. Cụ thể
là:
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế mấy năm gần đây chậm dần; năm 2000 chiều
hướng tăng lên nhưng chưa đạt mức tăng trưởng cao như giữa thập kỷ 90. Nền kinh tế
còn kém hiệu quả và sức cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng còn thấp. Một số sản

16
phẩm khó tiêu thụ, không phát huy được năng lực sản xuất. Tích luỹ nội bộ nền kinh
tế và sức mua trong nước còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Cơ cấu đầu tư
còn nhiều bất hợp lý. Xu hướng bao cấp và bảo hộ còn nặng.
Môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc. Lực lượng sản xuất chưa
được giải phóng triệt để và ch
ưa phát triển mạnh. Các yếu tố của kinh tế thị trường
chưa được tạo lập đồng bộ. Chưa tạo được chuyển biến lớn trong việc đổi mới và phát
triển DNNN. Sự phát triển kinh tế hợp tác còn yếu. Các thành phần kinh tế khác chưa
thực sự yên tâm đầu tư lâu dài vào sản xuất. Đầu tư nước ngoài mấy năm gần đây
giảm mạnh.
M
ột số cân đối tổng thể nền kinh tế còn thiếu vững chắc. Hệ thống kế hoạch, tài
chính, ngân hàng đổi mới và phát triển chậm, chất lượng thấp, chưa tạo điều kiện và
hỗ trợ tốt các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh. Cơ chế, chính sách
phân phối còn nhiều mặt chưa hợp lý, chưa tạo động lực thúc đẩy tiết kiệm, đầu t
ư
phát triển.
1.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 -2010:
Mục tiêu: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung xây dựng có chọn
lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản
xuất cần thiết để trang bị và trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, đưa đất nước ra khỏi

tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của
nhân dân dược nâng lên một mức đáng kể. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa được
định hình về cơ bản. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và
công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường.
Vị thế trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao.
Định hướng phát triển:
Phát triển nhanh chóng và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội và bả
o vệ môi trường.

17
Xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong thời
kỳ chiến lược.
Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực phát huy cao độ mọi nguồn lực.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết hợp chặt chẽ kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh.
1.2. Vai trò và thự
c trạng của DNNN
Sự tồn tại của DNNN ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới chứng tỏ sự
cần thiết khách quan của nó đối với nền kinh tế và do đó DNNN trở thành một bộ
phận quan trọng và cần thiết trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước.
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, trong đó có DNNN, trước hết phản ánh
tính lịch s
ử trong việc hình thành và phát triển của kinh tế Việt Nam sau ngày miền
Bắc được giải phóng với đặc trưng sự phát triển ồ ạt các DNNN. Ở Việt Nam trong
những năm đổi mới, chính sách kinh tế nhiều thành phần đã mở đường cho sự phát
triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau.
Song thực tiễn cho hay rằng, DNNN vẫn giữ vị trí quan trọng và trên một số

lĩnh vực
thì chưa có thành phần tư nhân nào thay thế được DNNN. Xét về góc độ tăng trưởng
trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng của GDP của kinh tế quốc doanh tăng gần gấp
rưỡi tốc độ tăng trưởng bình quân toàn nền kinh tế và gần gấp đôi kinh tế ngoài quốc
doanh. Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng của DNNN trong GDP tăng từ 36,5% năm
1991 lên 41,9% năm 1995. Doanh nghiệp nhà nướ
c vẫn là nguồn thu quan trọng của
ngân sách nhà nước, chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng thu ngân sách Nhà nước và
khoảng 70% tổng thu ngân sách từ các loại hình doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các số liệu thống kê về tình hình DNNN và xem
xét các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan có thể rút ra kết luận về thực
trạng DNNN ở nước ta hiện nay:
- Thiếu vốn;
- Số lượng các doanh nghiệp còn quá nhiều và bố trí không hợp lý;
- Quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ bé;
- Trình độ kỹ thuậ
t và công nghệ ở các doanh nghiệp còn lạc hậu;

18
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước còn thấp.
1.3. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
Cổ phần hoá DNNN là một trong những giải pháp cơ bản để đổi mới DNNN.
Cổ phần hoá DNNN sẽ giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
1.3.1. Cổ phần hoá DNNN nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNNN:
Tình trạng hiệu quả kinh doanh thấp c
ủa DNNN là do cơ chế quản lý doanh
nghiệp đã có đổi mới nhưng chưa thích ứng với điều kiện chuyển sang kinh tế thị
trường. Các doanh nghiệp vẫn được hình thành và phát triển trên cơ sở nguồn vốn cấp
phát của ngân sách Nhà nước và do đó, tất cả các hoạt động vẫn chịu sự kiểm soát và
chi phối trực tiếp của Nhà nước. Cổ phần hoá DNNN được xem là giải pháp cơ

bản
để giải quyết vấn đề kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước. Lợi ích của Nhà
nước trong việc cổ phần hoá DNNN được thể hiện ở một số mặt sau:
Công ty cổ phần hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn DNNN vì vậy phần lợi
nhuận thu được từ đồng vốn đầu tư của Nhà nước sẽ cao hơn trước.
Bằng vi
ệc bán một phần sở hữu của mình mà Nhà nước có thể thu hồi vốn để
đầu tư vào lĩnh vực khác.
Nhờ việc tham gia vào quản lý công ty cổ phần mà Nhà nước đào tạo được một
đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế của Nhà nước ngày càng thích ứng với cơ chế thị
trường.
1.3.2. Cổ phần hoá để đổi mới phương thức tạo vốn:
Ở n
ước ta, kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã từng bước thay
thế nền kinh tế bao cấp. Đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam khi chuyển sang kinh tế
thị trường là: Khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhưng việc chuyển đổi
còn chậm. Thời gian qua ngân sách Nhà nước đã phải đầu tư một tỷ trọng vốn l
ớn cho
DNNN nhưng hiệu quả thu lại rất thấp trong khi ngân sách Nhà nước lại có hạn và
dàn trải cho nhiều khoản chi tiêu khác. Để xử lý tình trạng thiếu vốn và tạo cơ chế
quản lý tài chính có hiệu lực, thực sự ràng buộc trách nhiệm trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các DNNN thì giải pháp cần làm là thực hiện cổ phần hoá một số
DNNN.

19
Nhờ cổ phần hoá sẽ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội một cách
nhanh chóng để phát triển sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì
nguồn vốn dồi dào trong dân cư sẽ đổ vào nơi có lợi nhuận cao, làm cho các doanh
nghiệp cổ phần hoá ngày càng có vốn lớn, từ đó điều kiện trang bị kỹ thuật hiện đại
hơn, mở rộng sản xuất.

Như vậy, có th
ể thấy rõ ưu thế của công ty cổ phần trong việc huy động vốn.
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần được phát hành các loại chứng khoán như
cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng để huy động vốn. Các cổ phiếu và trái phiếu của
công ty cổ phần được chuyển nhượng dễ dàng trên thị trường chứng khoán, do đó
doanh nghiệp vẫn được duy trì, đồng thời tạo nên sự di chuyển linh hoạt các nguồn
v
ốn xã hội.
1.3.3. Nâng cao vai trò làm chủ thực sự của người lao động trong doanh nghiệp:
Thực tế cho thấy ở các DNNN trước đây vai trò làm chủ của người lao động rất
hạn chế. Dân chủ chỉ là hình thức. Sở hữu toàn dân trong các doanh nghiệp đã hình
thành một cơ cấu phức tạp có tính chất thứ bậc mà người lao động có thứ bậc thấp
nhất, họ không có vai trò gì trong quản lý và điều hành doanh nghi
ệp.
Khi mua cổ phiếu của công ty, người lao động sẽ trở thành cổ đông và có
quyền tham gia quản lý doanh nghiệp như tham dự Đại hội cổ đông để bầu các thành
viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát, tham gia biểu quyết các vấn đề
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền Đại hội cổ đông. Do
vậy, với mô hình công ty cổ phần, vai trò làm chủ của ng
ười lao động sẽ được khẳng
định. Người lao động cũng là người sở hữu phần vốn của mình trong doanh nghiệp.
1.3.4. Cổ phần hoá DNNN sẽ làm thay đổi phương thức quản lý điều hành doanh
nghiệp:
Khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, công việc quản lý kinh doanh của
công ty được tách ra và giao cho những chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý và
điều hành công ty. Theo Luật Doanh nghiệp, tổ chức trong nội bộ công ty cổ phần bao
gồm Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty. Mô hình quản lý tổ
chức này đã thể hiện sự phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người sở hữu và

20

người sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh, mà còn tạo điều kiện để thực sự
kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của công ty.
1.3.5. Tạo cơ sở thúc đẩy quá trình ra đời, hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ,
chứng khoán ở Việt Nam:
Việc tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán đang là vấn đề hết sức khó khăn
trong thời đ
iểm hiện nay khi mà phần lớn các công ty cổ phần ở nưóc ta có quy mô
nhỏ không đáp ứng được điều kiện niêm yết. Sự thành công và phát triển của thị
trường chứng khoán Việt Nam phụ thuộc vào một yếu tố rất quan trọng đó là tiến
trình cổ phần hoá DNNN - tiến trình tạo ra hàng hoá đủ tiêu chuẩn và chất lượng cho
hoạt động của thị trường chứng khoán.
2. Vai trò cổ phầ
n hoá đối với sự phát triển của Tổng Công ty Dầu khí VN
2.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam:
Mục tiêu phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam từ nay cho đến năm 2020 là:
Phấn đấu xây dựng Ngành Dầu khí Việt Nam phát triển toàn diện, đưa Tổng Công ty
Dầu khí Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoat động đa ngành, tham gia
tích cực và bình đẳng vào quá trình hội nhập khu vực và quố
c tế, đảm bảo an ninh
nhiên liệu, năng lượng, cung cấp phần lớn các sản phẩm hoá dầu cho đất nước, đồng
thời tích cực góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường sinh thái.
Để đạt được các mục tiêu đó, những định hướng lớn đến năm 2020 của Tổng
Công ty Dầu khí Việt Nam là:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầ
u khí nhằm sớm xác định tiềm
năng dầu khí của đất nước, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển ngành
Dầu khí.
Tích cực gia tăng sản lượng khai thác dầu khí, góp phần đảm bảo cân đối quốc
gia, đồng thời tạo tiền đề phát triển toàn diện ngành công nghiệp dầu khí của đất

nước.
Đẩy mạnh khâu chế biến dầu khí nhằm từng bướ
c đảm bảo nhiên liệu cho phát
triển đất nước, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, đặc biệt là

21
nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho ngành công nghiệp dệt và may mặc, sản xuất
phân đạm, chất nổ, chất dẻo, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như dầu nhờn,
nhựa đường, chất tổng hợp v.v...
Phát triển công tác dịch vụ dầu khí nhằm đảm bảo cung cấp 60 - 70% dịch vụ
cho nhu cầu công nghiệp dầu khí. Song song với phát triển dịch vụ kỹ thuật trong
ngành, Tổng Công ty Dầu khí Vi
ệt Nam tích cực hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương
tham gia ngày càng nhiều vào cung cấp dịch vụ cho dầu khí từ khâu tìm kiếm thăm dò
đến chế biến, vận chuyển dầu khí.
Từng bước phát triển ra nước ngoài cả về thăm dò khai thác, dịch vụ và thương
mại nhằm đảm bảo nguồn cung cấp dầu khí lâu dài cho đất nước.
Phát huy nội lực, kết hợp khéo léo với hợp tác đầu tư nướ
c ngoài, hội nhập bình
đẳng vào cộng đồng khu vực và quốc tế.
2.2. Xây dựng hệ thống các công ty cổ phần dầu khí là yêu cầu khách quan trong
việc xây dựng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:
Với chiến lược xây dựng tập đoàn kinh tế dầu khí đa ngành và đa sở hữu mà
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam giữ vai trò chủ đạo, hệ thống các ông ty cổ phần sẽ
là một bộ phận quan trọ
ng.
Trong tính chất đa ngành, đa chức năng của một tập đoàn kinh tế có những
chức năng chủ yếu và trọng yếu đòi hỏi phải tập trung đầu tư, đồng thời còn chức
năng hỗ trợ và dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho các hoạt động
chính và gia tăng hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam cũng như

đem lại lợi ích chung cho nền kinh tế quốc dân mà nhu cầu về vốn đầu tư không nhỏ.
Không thể dàn trải nguồn vốn tự tích luỹ còn rất hạn chế cũng như lạm dụng nguồn
vốn vay tín dụng làm gia tăng quá mức tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty
Dầu khí Việt Nam lên trên mức an toàn cho phép để đảm bảo nhu câù đầu tư của tất
cả các mục tiêu. Vì lẽ đó, việc cổ phần hoá và gọi vốn cổ phần cho đầu tư phát triển
tập đoàn dầu khí cũng như việc đầu tư tham gia cổ phần trong các doanh nghiệp khác
theo mục tiêu của mình là một đòi hỏi tất yếu.

22
Cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp của Tổng Công ty Dầu khí Việt
nam vừa là để tạo thêm nguồn vốn cho đầu tư vừa là sáng tạo ra sản phẩm có sức thu
hút cao cho thị trường chứng khoán để tiếp tục tạo ra các nguồn vốn bổ sung không
chỉ cho lĩnh vực doanh nghiệp cổ phần hoá, mà còn tập trung đưa thêm vốn cho các
lĩnh vực đầu tư trọng yếu.
Trong
điều kiện thiếu vốn, muốn đẩy mạnh sự tăng trưởng thì việc thu hút các
doanh nghiệp khác vào mình thông qua sáp nhập, tham gia cổ phần lẫn nhau là một
cách làm nhanh nhất và phải thừa nhận rõ ràng vừa có khả năng đáp ứng nhanh về
nguồn vốn, vừa là quan điểm chia sẻ, hỗ trợ ngành Dầu khí đối với sự phát triển của
nền kinh tế. Đây là phương thức riêng của Tổ
ng Công ty Dầu khí Việt Nam trong
việc sử dụng vị thế tài chính và kinh doanh của mình để thực hiện chủ trương của
Đảng, Nhà nước về cổ phần hoá, đổi mới DNNN và xây dựng Tổng Công ty Dầu khí
Việt Nam thành Tập đoàn Dầu khí.
III. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CỔ PHẦN HOÁ Ở MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1. Thực tiễn và kinh nghiệm cổ phần hoá và tư nhân hoá ở các nướ
c có nền kinh
tế phát triển ở phương Tây và Nhật Bản (1947 - 2000)
Tham khảo kinh nghiệm của các nước phương Tây là việc rất tế nhị - các nền

kinh tế phương Tây đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, có trình độ phát triển thị
trường cao, từ sau chiến tranh thế giới lần II, đã chuyển biến liên tục sang hướng phát
triển tư bản chủ nghĩa hiện đại, với mộ
t loạt vấn đề thực tiễn và lý luận chưa được
nghiên cứu đẩy đủ ngay cả ở phương Tây. Kinh nghiệm đã xảy ra khá lâu trước đây
(và kinh nghiệm từ các cơ cấu kinh tế hoàn toàn khác với kinh tế Việt Nam hiện
nay) cũng đặt ra các vấn đề thời gian, hoàn cảnh, trình độ và các hình thái phát triển
cần được đối chiếu, so sánh nhằm phát hiện các điểm có ích cho hoàn cảnh hiện tại.
Trình độ
cổ phần hoá và tư hữu hoá hiện nay tại các nền kinh tế phát triển nhất không
còn mang bản chất kinh tế học tân cổ điển - Keynesian nữa: Các nhân tố của nền
kinh tế mới (kinh tế tri thức) đã trở thành cơ sở mới cho quá trình tư hưũ hoá và cổ
phần hoá. Các chính phủ Mỹ, Đức, Pháp, Nhật có quyền can thiệp vào một số hoạt

23
động của các doanh nghiệp tư nhân, ví dụ can thiệp vào các kế hoạch mua, bán cổ
phần, sáp nhập v à giải thể doanh nghiệp. Về lý luận và thực tiễn, người ta đã từng
biết tới các nguyên tắc và thực tiễn quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã
hội, chứ chưa biết nhiều về lý luận và nguyên tắc chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội
sang kinh t
ế thị trường, nhất là kinh tế thị trường mang các đặc trưng của chủ nghĩa
tư bản hiện đại.
Tư hữu hoá và cổ phần hoá ở phương Tây diễn ra trong các khung cảnh phát
triển, không hoàn toàn bao hàm các điều kiện chuyển đổi hoặc quá độ - bản chất
chung nhất của hệ thống chính trị của các nền kinh tế phương Tây không hề thay đổi
trong các quá trình cổ phần hoá, tư h
ữu hoá và tái quốc hữu hoá.
Kinh nghiệm chỉ có thể được tham khảo, học tập và vận dụng khi chúng hàm
chứa giá trị cho quá trình cải cách doanh nghiệp sắp tới của Việt Nam, và giá trị này
được nhận biết thông qua đối chiếu, cân nhắc, thảo luận, v.v…

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), các nước Tây Âu đã xây
dựng và phát triển quản lý Nhà nước về mặt kinh tế, xây dựng và củng cố kỷ luật thị

trường, đặc biệt là kỷ luật tài chình. Cộng hoà Liên bang Đức là ví dụ rõ rệt nhất về
quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế. Trong chiến tranh cơ sở vật chất, kinh tế, công
nghiệp của Đức bị phá huỷ nặng nề, công cuộc xây dựng lại nền kinh tế mới chỉ được
thực sự bắt đầu từ tháng 1 năm 1947, sau hai năm thắt lưng buộc bong, Tây
Đức đã
chặn đứng lạm phát nghiêm trọng, năm 1949 bắt đầu có tăng trưởng. Năm 1953, về
căn bản Nhật Bản đã bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng bền vững, một phần do kiếm
được lợi nhuận lớn trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, song chủ yếu, giống như Tây
Đức, đã nâng cao được vai trò Nhà nước và doanh nghiệp trong quản lý và phát
triển kinh tế.
Tạ
i các nền kinh tế thị trường, vai trò quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế
luôn luôn được xem xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế và giá trị. Nếu quốc hữu hoá
một ngành hay một doanh nghiệp mang lại lợi ích, chính phủ không ngần ngại quốc
hữu hoá, nếu tư hữu hoá hoặc cổ phần hoá mang lại giá trị và hiệu quả, chính phủ
tiến hành ngay tư hữu hoá và cổ phần hoá. Nếu cùng một lúc qu
ốc hữu hoá một số

×