Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Một số đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.7 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
...............................

Nguyễn Hoài Thƣ Hƣơng

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH
QUẢNG BÌNH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
...............................

Nguyễn Hoài Thƣ Hƣơng

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH
QUẢNG BÌNH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ

Chuyên ngành: Khoa học đất
Mã số: 60 62 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. LÊ ĐỨC

Hà Nội – 2012

2


MỤC LỤC
Danh mục bảng………………………………………………………………….

iii

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………..

1

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN…………………………………………………….

2

1.1. Điều kiện hình thành đất tỉnh Quảng Bình……………………………...

2

1.1.1. Vị trí địa lý……………………………………………………………….

2

1.1.2. Điều kiện địa chất - đá mẹ………………………………………………..


2

1.1.3. Điều kiện địa hình - địa mạo……………………………………………..

5

1.1.4. Điều kiện khí hậu………………………………………………………....

7

1.1.5. Điều kiện thuỷ văn……………………………………………………….

9

1.1.6. Điều kiện thảm thực vật………………………………………………….

9

1.1.7. Điều kiện kinh tế - xã hội………………………………………………...

11

1.2. Các quá trình hình thành và suy thoái tài nguyên đất nông nghiệp

15

tỉnh Quảng Bình……………………………………………………………….
1.2.1. Quá trình feralit - laterit hoá……………………………………………..

15


1.2.2. Quá trình feralit mùn……………………………………………………..

17

1.2.3. Các quá trình sialit - feralit sialit - sialit glây trên đất bồi tụ……………..

18

1.2.4. Quá trình xói mòn, rửa trôi………………………………………………

19

1.2.5. Quá trình mặn hoá......................................................................................

20

1.2.6. Quá trình phèn hoá.....................................................................................

21

1.2.7. Quá trình cát bay, cát chảy, cát nhảy

21

1.2.8. Quá trình glây và lầy hoá...........................................................................

23

1.2.9. Quá trình bồi tụ..........................................................................................


23

1.2.10. Quá trình nhân tác....................................................................................

24

Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................

26

2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................

26

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................

26

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu....................................................................

26

3



2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, lấy mẫu...................................................

26

2.3.3. Phương pháp phân tích đất........................................................................

27

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................

27

Chƣơng 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................

28

3.1. Một số đặc điểm của các nhóm đất chính................................................

28

3.1.1. Nhóm đất cát (Arenosols)..........................................................................

29

3.1.2. Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols)................................................................

30

3.1.3. Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols)……………………………………...


31

3.1.4. Nhóm đất phù sa (Fluvisols)……………………………………………..

32

3.1.5. Nhóm đất than bùn ( Histosols)………………………………………….

35

3.1.6. Nhóm đất bạc màu (Haplic Acrisols)……………………………………

35

3.1.7. Nhóm đất đỏ vàng (Ferralsols, Ferralic Acrisols)……………………….

36

3.1.8. Đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols)…………………………….

40

3.1.9. Đất xói mòn trơ sỏi đá: (Leptosols)……………………………………...

41

3.2. Tình hình sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình…….

41


3.2.1. Đất nông nghiệp………………………………………………………….

41

3.2.2. Đất lâm nghiệp…………………………………………………………...

43

3.2.3. Đất chuyên dùng và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản………………

43

3.2.4. Đất ở……………………………………………………………………..

43

3.2.5. Đất chưa sử dụng………………………………………………………...

43

3.3. Thực trạng suy thoái tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình….

44

3.3.1. Khái niệm suy thoái đất………………………………………………….

44

3.3.2. Thực trạng suy thoái tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình……..


46

3.4. Các giải pháp hạn chế suy thoái và sử dụng đất hiệu quả……………...

55

3.4.1. Các giải pháp về chính sách quản lý, tuyên truyền giáo dục

56

3.4.2. Các giải pháp kinh tế - sinh thái………………………………………...

56

3.4.3. Các giải pháp sinh thái - công trình và công nghệ……………………….

57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………...

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................

59

4


DANH MỤC BẢNG


STT

Tên bảng

1.1

Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2010 phân theo huyện,

Trang

thành phố……………………………………………………………..

11

3.1

Phân loại đất tỉnh Quảng Bình……………………………………….

28

3.2

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Bình 2006 - 2008………………

42

3.3

Cơ cấu sử dụng đất năm 2006 - 2008………………………………..


44

3.4

Đá mẹ và dạng suy thoái tiềm năng………………………………….

47

3.5

Đặc điểm xuất hiện ở các cấp tiềm năng suy thoái…………………..

48

3.6

Quy mô suy thoái tiềm năng đất tỉnh Quảng Bình…………………...

50

3.7

Qui mô suy thoái tiềm năng đất của các huyện thuộc tỉnh Quảng
Bình…………………………………………………………………..

51

3.8


Quy mô suy thoái hiện tại đất tỉnh Quảng Bình……………………...

53

3.9

Tổng hợp suy thoái hiện tại đất các huyện tỉnh Quảng Bình………...

53

3.10 Tác động của các loại hình sử dụng đất đến suy thoái hiện tại đất…..

54

5


MỞ ĐẦU

Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm
ở nơi hẹp nhất của nước ta với diện tích tự nhiên 806527 ha, lớn thứ 9 trong tổng số
63 tỉnh thành của cả nước. Phía Bắc giáp Hà Tĩnh với dãy Hoành Sơn, phía Nam là
Quảng Trị, phía Đông giáp Biển Đông và phía Tây là dãy Trường Sơn, biên giới tự
nhiên với nước bạn Lào dài 193 km. Tỉnh có thành phố Đồng Hới và 6 huyện: Minh
Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ với tổng số dân
là 853004 người năm 2011.
Điều kiện tự nhiên khu vực Quảng Bình phân hoá sâu sắc theo hướng Bắc
Nam và Đông Tây. Đây là khu vực có hệ thống sông ngòi tương đối ngắn và dốc,
khí hậu khắc nghiệt, hàng năm phải hứng chịu nhiều thiên tai. Địa hình đa dạng
phức tạp bao gồm vùng núi phía Bắc Trường Sơn, dạng địa hình Karst ở Phong Nha

- Kẻ Bàng, đồng bằng ven biển và các dải cát, đầm phá. Diện tích đất nông nghiệp
thấp 79744 ha, chỉ chiếm 9,89% diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 633184
ha, chiếm 78,51% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 36696 ha, chiếm 4,85%.
Việc phát triển kinh tế dựa vào nông - lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn cả về diện
tích và chất lượng đất. Đây là một vùng có vị trí quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội Miền Trung Việt Nam. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài ‘’Một số đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, đề xuất
các giải pháp sử dụng hợp lý’’.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH ĐẤT TỈNH QUẢNG BÌNH
Đất được hình thành từ đá mẹ do sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự
nhiên sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian và con người. Vì vậy nghiên cứu các tính
chất đất phải dựa vào các điều kiện hình thành nên nó.
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Bình nằm trong tọa độ địa lý: 16055‟08” đến 18005‟12” Vĩ độ
Bắc, 105036‟55” đến 106059‟37” Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, Phía
Tây giáp Lào, Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, Phía Đông giáp Biển Đông . Đặc biệt
Quảng Bình ở vào nơi hẹp nhất của lãnh thổ Việt Nam với chiều ngang từ Đông
sang Tây tính từ Thành Phố Đồng Hới không vượt quá 50km [18].
Vị trí địa lý trên đã chi phối các yếu tố cơ bản hình thành đất như khí hậu,
thuỷ văn, địa mạo, sinh vật và hoạt động kinh tế xã hội. Đồng thời cũng cho thấy
tính đa dạng trong điều kiện phát sinh, suy thoái đất và những khó khăn trong việc
quy hoạch sử dụng đất đai ở khu vực.
1.1.2. Điều kiện địa chất - đá mẹ

Đá mẹ, mẫu chất hình thành đất ở Quảng Bình phân bố thành vùng tương đối
rõ. Vùng phía Tây-Tây Bắc núi cao thuộc huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá chủ yếu là
đá macma axit, vùng núi đá vôi chủ yếu ở phía Tây huyện Bố Trạch, Quảng Ninh
và phía Nam huyện Minh Hoá, vùng đồi thấp chủ yếu là các đá trầm tích, biến chất
và các sản phẩm phù sa. Đặc điểm của một số loại đá mẹ, mẫu chất hình thành đất
như sau:
- Đá vôi: Quá trình hình thành đá vôi chủ yếu là do sinh vật biển nông tạo ra
các dải san hô lớn. Trải qua quá trình địa chất mà tạo thành các khối đá vôi như

7


ngày nay. Thành phần khoáng vật chủ yếu của đá vôi là canxi cacbonat có thể hoà
tan trong nước, nhưng lại khó phong hoá do ngoại lực. Trên đá vôi đã thành tạo loại
đất có màu đỏ nâu, thành phần cơ giới nặng, nhiều đá lẫn và đá lộ đầu. Đất hình
thành trên đá vôi tập trung chủ yếu ở huyện Minh Hoá.
- Đá granit: Đá granit được hình thành do các phản ứng hoá học xảy ra trong
lòng đất. Đá có màu xám sáng hoặc xám hơi vàng, các tinh thể thạch anh nổi rõ. Đá
này có tỷ lệ thạch anh tự do (SiO2) cao và tồn tại dưới dạng khoáng bền vững nên
khi phong hoá tạo thành đất có thành phần cơ giới nhẹ. Có thể quan sát thấy nhiều
tảng đá ven đường, sản phẩm bồi tụ xuống thung lũng có nhiều cát và sạn thạch
anh. Đá granit xuất hiện ở các huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Trạch và Lệ
Thuỷ. Đất hình thành trên loại đá này có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất
có màu vàng nhạt, vàng xám
- Sa thạch và phiến sa: Hai loại đá này phân bố nhiều ở huyện Minh Hoá,
Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Ninh. Đất hình thành trên các loại đá này
có thành phần cơ giới nhẹ, phẫu diện đất có màu vàng nhạt, vàng đỏ là chủ đạo.
- Đá biến chất: Phân bố nhiều ở huyện Bố Trạch và Thành Phố Đồng Hới.
Đá biến chất được hình thành do quá trình tái kết tinh, nên đặc điểm của chúng có
khác hơn so với loại đá ban đầu. Tại Quảng Bình phổ biến là các loại đá phiến mica

và granit gơnai, mặc dù đã bị biến chất nhưng vẫn mang nhiều đặc tính của loại đá
ban đầu. Đất được hình thành từ đá biến chất có màu nâu vàng, đỏ vàng là chủ đạo,
thành phần cơ giới trung bình, kết cấu của đất khá tơi xốp.
- Đá macma trung tính: Tại Quảng Bình chỉ có một loại là Poocfiarit có diện
tích nhỏ phân bố ở 2 xã Kim Thuỷ và Ngân Thuỷ huyện Lệ Thuỷ. Đặc điểm chung
của đá macma trung tính Poofiarit là có hàm lượng oxit sắt cao (9-10%), trong điều
kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp vỏ phong hoá dày hàng chục mét và có màu
nâu đỏ rực rỡ, tầng đất đồng nhất, tơi xốp, có cấu trúc viên hạt, độ phì nhiêu khá
- Sản phẩm bồi tụ phù sa: Sản phẩm bồi tụ phù sa cổ, phù sa cũ và mới được
hình thành và phân bố chủ yếu ở hạ lưu ven các con sông lớn trong tỉnh. Vật liệu

8


phù sa cổ có màu nâu vàng ở các tầng dưới, ở tầng mặt có màu xám do có sản phẩm
hữu cơ. Đất phù sa cũ, sản phẩm phù sa biến đổi đến mức hình thành tầng loang lổ
đỏ vàng, tầng glây không còn đặc tính phân lớp của phù sa mới [5].
- Trầm tích biển: Các thành tạo cát biển Việt Nam về căn bản có tuổi
holocen, nhưng thay đổi tuỳ thuộc vào loại cát và tuỳ theo từng vùng. Cát trắng
vàng trên suốt chiều dài bờ biển có tuổi gần như hiện đại (Phan Liêu 1987) [13]. Cát
trắng ở Trung Bộ nói chung có tuổi Holocen sớm (5000-10000 năm) [5]. Tại Quảng
Bình có thể chia cát biển thành các đơn vị sau:
+ Cồn cát: Đây là đơn vị có vật liệu thô do sóng biển để lại bên bờ biển có
dạng dải cao hơn mặt nước biển 2 đến 3m hoặc cao hơn là 50m
+ Đất cát giữa cồn: Giữa 2 cồn cát hoặc sau cồn cát là bãi cát hoặc đất cát
khá bằng phẳng mà vật liệu trầm tích gồm có phần của cồn cát và phần đầm mặn.
Loại nằm giữa 2 cồn cát thì có tỷ lệ cát cao, còn phần nằm sát với đầm mặn thì tỷ lệ
cát thấp hơn.
- Trầm tích đầm lầy biển: đơn vị này được rừng ngập mặn che phủ với một
mạng lưới lạch triều khá dày. Phần lớn diện tích ngập triều ở mức trung bình và có

một số nơi nhô ra khỏi mặt nước lúc triều thấp. Đặc trưng của trầm tích này là sự có
mặt của sulfidic, hình thành bởi điều kiện yếm khí, sự ngập lụt đều đặn theo chu kỳ
của nước mặn lợ [5].
Đá mẹ là yếu tố có ý nghĩa phát sinh quan trọng đối với sự thành tạo đất.
Mỗi một loại đá mẹ khác nhau khi phong hóa (phong hoá hoá học, vật lý, sinh học)
sẽ tạo ra các loại đất với những tính chất lý, hóa....đặc trưng khác nhau. Đặc biệt đối
với các loại đất được hình thành tại khu vực địa hình là đồi núi thì vai trò của đá mẹ
lại càng được thể hiện rõ rệt nhất. Quảng Bình có diện tích đất đồi núi chiếm trên
85% diện tích đất toàn tỉnh, bởi vậy đá mẹ có vai trò hết sức quan trọng đối với sự
thành tạo và đặc điểm của đất (lý, hoá, sinh). Cụ thể:
+ Các loại đất được hình thành trên đá macma axit bao gồm: đất xám bạc
màu, đất vàng đỏ và đất mùn vàng đỏ.

9


+ Đất hình thành trên đá macma trung tính: đất nâu đỏ.
+ Đất hình thành trên đá cát: đất cát, đất vàng xám, đất mùn vàng nhạt.
+ Đất hình thành trên các trầm tích đầm lầy biển gồm có: đất mặn, đất phèn,
đất phù sa glây, đất phù sa úng nước, đất xám bạc màu glây.
+ Đất hình thành từ các sản phẩm bồi tụ phù sa gồm: đất phù sa, đất xám và
đất nâu vàng.
+ Đất hình thành trên đá phiến sét, đá biến chất cho đất màu đỏ vàng [5].
1.1.3. Điều kiện địa hình - địa mạo
Lịch sử và điều kiện địa chất quyết định sự thành tạo nền thạch học, là vật
liệu ban đầu thành tạo đất. Các cấu trúc địa chất cũng là cơ sở để thành tạo địa hình
và các địa hình dạng khác nhau của bề mặt đất.
Quảng Bình nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc, địa
hình đồi núi chiếm tới 85% diện tích tự nhiên phân bố phức tạp và bị chia cắt mạnh,
đồng bằng chiếm diện tích nhỏ bị chia cắt bởi các dãy núi. Tỉnh Quảng Bình có các

dạng địa hình sau:
- Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo thành
dải nằm dọc theo biên giới Việt-Lào, bao gồm các núi cao > 900m như: núi Pu Cô
Pi 2017m, Cô Ta Run 1624m, Cà Rông 1540m, Ba Rền 1137m, Bãi Dinh 1029m, U
Bò 1009m, Hoành Sơn 1044m. Các dãy núi này và các dãy núi khác trong khu vực
được hình thành sau vận động Hecxini muộn, nhưng đến vận động Kainôzôi được
nâng lên mạnh mẽ. Các khối granit xâm nhập thường có độ dốc lớn, đỉnh nhọn và
cao nhất vùng. Các núi cát kết, phiến sét hình thái mềm mại hơn, các đường phân
thuỷ có khi sắc sảo, rõ nét, có chỗ lại hơi bằng hoặc lượn sóng. Nói chung dạng địa
hình này hiểm trở, giao thông đi lại rất khó khăn.
- Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm phần nhiều diện
tích đất của tỉnh, có độ cao < 900m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, bao gồm
cả hai đới kiến trúc tướng đá Trường Sơn và Hoành Sơn. Địa hình này hình thành

10


sau vận động Hecxini muộn nhưng ở đới Hoành Sơn bị chìm ngập ở Mêzôzôi
thượng đến vận động Kainozoi tiếp tục được nâng lên, mức độ chia cắt yếu. ở đây
quá trình xâm thực bóc mòn mạnh hơn là chia cắt sâu, địa hình mềm mại, ít dốc, độ
cao các đỉnh núi trung bình 400 - 500 m và có độ chênh lệch thấp.
- Địa hình núi đá vôi: Núi đá vôi phân bố chủ yếu ở huyện Bố Trạch, còn các
huyện khác như Tuyên Hoá, Minh Hoá, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ cũng có núi đá vôi
nhưng không nhiều. Các khối núi đá vôi ở Quảng Bình được hình thành vào thời kỳ
Devon và Cacbon - Pecmi. Các khối núi đá vôi thường bị chia cắt thành các dải liên
tục hoặc độc lập, địa hình lởm chởm, sườn thẳng đứng. ở hầu hết khu vực núi đá vôi
đều có dạng địa hình Karst trên mặt và ngầm. Một số sông suối bị biến mất do chảy
ngầm trong núi đá vôi hàng mấy chục km, điển hình là sông ngầm ở động Phong
Nha ở huyện Bố Trạch, đây là một trong những hang động của núi đá vôi dài nhất
thế giới (dài: 7729 km, sâu trung bình: 83 m).

- Thung lũng kiến tạo xâm thực: Kiểu địa hình này chiếm một diện tích nhỏ
nhưng có nhiều thuận lợi cho khai thác nông nghiệp. Độ cao trung bình < 300m,
bao gồm các thung lũng sông Rào cái, Rào Nậy, sông Chây...theo hướng song song
với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích bở vụn, dễ bị xâm thực. Chiều
ngang các thung lũng này tương đối rộng, trong đó phổ biến là các dạng địa hình
đồi thoải, lượn sóng nhẹ, bãi bồi và thềm sông.
- Địa hình vùng đồng bằng: Vùng này nằm ở hạ lưu các con sông và dọc
theo ven biển với độ cao trung bình 5m bị uốn lượn theo mức độ thấp dần ra phía
biển từ vùng núi phía Tây. Địa hình dạng này tương đối bằng phẳng, nhất là khu
vực được hình thành bởi phù sa các con sông lớn. Đây là vùng sản xuất nông
nghiệp chính của tỉnh, hàng năm cung cấp một lượng lớn lương thực, thực phẩm
cho nhân dân trong tỉnh. Địa hình này rất thuận lợi cho giao thông đi lại cũng như
lưu thông hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản. Dọc theo
ven biển ở Quảng Bình còn có những cồn cát và dải cát trắng vàng, độ cao 2-3-50m,
độ dốc nhiều khi đạt tới 500 với dạng lưỡi liềm, dải quạt [5].

11


1.1.4. Điều kiện khí hậu
Quảng Bình nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
của khí hậu miền Bắc có mùa Đông lạnh, mưa nhiều, mùa Hè nóng, mưa ít, có gió
Tây Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm với tốc độ gió trung bình
20m/s làm cho nhiệt độ những tháng này cao nhất trong năm, đồng thời độ ẩm
không khí thấp nhất.
Theo số liệu nhiều năm tại trạm khí tượng Thành Phố Đồng Hới cho thấy:
- Nhiệt độ:
Quảng Bình có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm tại Đồng Hới là
24,20C.
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 40,1 - 40,60C (tháng 6, 7).

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 7,8 - 9,40C (tháng 12, 1).
Tổng tích ôn trong năm đạt 7700 - 90000C. Biên độ nhiệt ngày đêm 5-80C.
- Chế độ mưa, độ ẩm không khí, lượng bốc hơi:
Gió mùa đã gây nên hiện tượng mưa mùa và phân hoá theo không gian.
Lượng mưa trung bình năm toàn tỉnh bình quân đạt từ 1700-2100mm, phân bố
không đều theo vùng và theo mùa. Mùa khô nóng, mùa có gió Tây Nam thổi từ
tháng 4 đến tháng 8 mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng lượng mưa
cả năm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa chiếm 70-75% tổng lượng
mưa cả năm. Vì vậy lũ lụt thường xảy ra trên diện rộng.
Số ngày mưa trung bình ở Quảng Bình khá cao(139 ngày). Tần suất các trận
mưa lớn trên 300mm trong 24 giờ, có nhiều trong các tháng 8,9,10,11. Tháng có
lượng mưa lớn nhất là tháng 9 (644mm), tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2,
tháng 3 (gần bằng 50mm/tháng)
Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí hàng năm ở Quảng Bình khá cao, ngay
trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè (mùa có gió Tây Nam) độ ẩm trung

12


bình tháng vẫn thường xuyên trên 70%.
Thời kỳ có độ ẩm cao nhất ở Quảng Bình thường xảy ra vào những tháng
cuối mùa Đông, khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và khối
không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn nên độ ẩm
không khí rất lớn thường >85%.
Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi bình quân một năm ở Quảng Bình đạt
1300mm. Trong mùa lạnh do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió,
áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ, có nghĩa là trong thời kỳ này thời
tiết rất ẩm, đối chiếu với lượng mưa lượng bốc hơi chỉ chiếm 1/5 đến 1/2.
Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực không
khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng 4, 5, 6, 7 lớn

hơn lượng mưa, vì vậy vào thời kỳ này thường xuyên xảy ra khô hạn, ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Gió bão:
+ Quảng Bình là một trong những vùng có nhiều cơn bão đi qua. Trung bình
hàng năm có 4 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến các vùng đất ven biển. Bão thường
xuyên xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11, gây hậu quả xấu đến sản xuất và đời sống
của nhân dân trong vùng.
+ Chế độ gió (hướng gió thịnh hành) ảnh hưởng đến chế độ nhiệt và có sự
phân bố rõ theo mùa.
Gió mùa Đông Bắc: về mùa Đông do vùng ôn đới lạnh giả tạo nên các áp lực
cao lục địa di chuyển xuống phía Nam hoặc Đông Nam lục địa Trung Quốc, rìa phía
Nam của nó lấn xuống Miền Bắc nước ta gây nên gió mùa Đông Bắc. Gió mùa
Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Quảng Bình từ tháng 9 đến tháng
4 năm sau. Nó làm nhiệt độ giảm đột ngột từ 4-60C so với bình quân nên thường
gây hậu quả xấu đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
Gió Tây Nam khô nóng: xuất phát từ áp thấp khô nóng Ấn Độ - Miến Điện

13


hoặc từ vịnh Bengan trước khi đi vào Quảng Bình đều phải vượt qua dãy núi cao
Trường Sơn, tại đây xảy ra hiện tượng Phơn nghĩa là phần nhiều hơi nước được giữ
lại ở phía Tây Trường Sơn. Khi xuống đến Đông Trường Sơn thì trở nên khô và
nóng, nhưng chỉ xuất hiện từng đợt. Bình quân số ngày có gió Tây Nam ở Quảng
Bình là 30-50 ngày/năm, thường bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 9, cao
điểm là tháng 7. Gió Tây Nam khô nóng gây hậu quả xấu như: tốc độ gió lớn 20m/s
[21] gây hạn, cây cối khô héo, giảm năng suất, bốc mặn phèn, tích luỹ sắt nhôm gây
suy thoái đất.
1.1.5. Điều kiện thuỷ văn
Nhìn chung ở Quảng Bình có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nhưng với đặc

điểm chung của sông ngòi Miền Trung Việt Nam là ngắn dốc, lưu vực nhỏ, tốc độ
dòng chảy lớn, nhất là trong mùa lũ [12].
Do đặc điểm địa hình ở Quảng Bình có 116km đường bờ biển và dãy Trường
Sơn chạy dọc theo biên giới Việt - Lào theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đèo
Ngang và đèo Lý Hoà lấn ra tới sát bờ biển cùng với một số ngọn núi khác chia cắt
địa hình một cách mạnh mẽ tạo thành những vách núi chắn gió dài hàng chục km và
làm cho sông suối ở Quảng Bình có độ uốn khúc lớn.
Trong mùa mưa lũ nước chảy dồn từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp,
gặp triều cường, nước sông lên rất nhanh gây lũ, ngập lụt lớn trên diện rộng. Ngược
lại về mùa khô nước sông xuống thấp, dòng chảy trong các tháng kiệt rất nhỏ. Sự
phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Quảng Bình theo mùa rõ rệt. Hầu hết các
con sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều
ở hạ lưu. Vì vậy các vùng đất thấp ở hạ lưu các con sông thường bị nhiễm mặn [21]
ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Tuy nhiên đây cũng là một
yếu tố có thể vận dụng trong quy hoạch nuôi trồng thuỷ hải sản.
1.1.6. Điều kiện thảm thực vật
Thảm thực vật có một vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh và phát
triển của đất. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước, chống hiện tượng xói

14


mòn rửa trôi và ngăn chặn quá trình hoang mạc hoá. Mỗi một loại cây có ảnh hưởng
tới mức độ xói mòn và độ che phủ khác nhau.
Sự đa dạng của hệ động vật ở Quảng Bình có nhiều loại thú quý hiếm như
hổ, báo, trĩ sao, gà lôi và các loại bò sát móng guốc khác. Tuy nhiên, do quá trình
khai thác và chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy bừa bãi của một số đồng bào
dân tộc đã làm cho diện tích cây trồng bị thu hẹp làm giảm số lượng về loài. Đó
cũng là một trong những dấu hiệu gây tình trạng đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Quảng
Bình.

Thảm thực vật tự nhiên ở Quảng Bình rất đa dạng. Có trên 80 họ và 400 loài
cây gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý như : lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... về
đồng vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá.. có nhiều
loài quí hiếm như Vọoc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn.
Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới thường xanh, nửa rụng lá.
Vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là
thông nhựa.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha (Bố Trạch) là một trong những khu rừng
nguyên sinh quý hiếm ở Việt Nam, là một trong những hệ sinh thái có giá trị kinh
tế, khoa học và tham quan du lịch. Trong khu bảo tồn thiên Phong Nha có khoảng
300 loài thực vật và nhiều loài động vật quý hiếm. Rừng Phong Nha có địa hình núi
cao, núi đá hiểm trở đi lại rất khó khăn, khí hậu nhiệt đới ẩm thuận lợi cho các loại
động thực vật phát triển.
Tuy nhiên hiện nay nhiều vùng rừng cây gỗ có trữ lượng cao đã bị khai thác
kiệt, nhiều nơi đã biến thành đất trống đồi trọc [15].
Ngoài ra hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Quảng Bình mặc dù đã bị khai
phá để nuôi trồng thuỷ sản nhưng vẫn còn các các loại động thực vật thủy sinh có
giá trị kinh tế cao, tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Gianh,
Cửa Ròn, Cửa Nhật Lệ.

15


Thảm cây trồng: ở những vùng đất đã khai thác để sản xuất nông nghiệp có
tập đoàn cây khá phong phú. Các cây ngắn ngày như : lúa nước, ngô, khoai, sắn,
đậu tương, lạc, mía, dứa... trong cây ngắn ngày cây lúa chiếm tỷ trọng cao nhất.
Cây dài ngày ở Quảng Bình chủ yếu là cao su. Ngoài cao su ra chỉ có một số
loại cây dài ngày nữa như: chè, cà phê, cây ăn quả nhưng trồng với quy mô nhỏ
trong các vườn hộ gia đình [5].
1.1.7. Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Dân số và lao động
Dân số Quảng Bình năm 2011 có 853004 người. Phần lớn cư dân địa phương
là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều
gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày,
Arem,... Các dân tộc ít người Quảng Bình sống tập trung ở hai huyện miền núi
Tuyên Hoá, Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ.
Dân cư phân bố không đều, 84,86% sống ở vùng nông thôn và 15,14% sống ở thành
thị [3, 5].
Bảng 1.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011
phân theo huyện, thành phố
Diện tích
(Km²)

Dân số trung bình
(người)

Mật độ dân số
(người/km²)

8.065

853.004

106

Đồng Hới

156

112.865


723

Minh Hoá

1.413

47.533

34

Tuyên Hoá

1.151

78.042

68

614

207.170

337

Bố Trạch

2.124

179.247


84

Quảng Ninh

1.191

87.264

73

Lệ Thuỷ

1.416

140.883

99

Tổng số

Quảng Trạch

Nguồn: [3]

16


Nhìn chung dân số của Quảng Bình phân bố không đều. Tỷ lệ dân số giữa
thành thị và nông thôn có sự phân hoá do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử

dụng đất của tỉnh và liên quan trực tiếp đến biến động hiện trạng sử dụng đất. Mặc
dù phần lớn đất đai vẫn được sử dụng trong nông, lâm nghiệp song đất chuyên dùng
(phục vụ đô thị, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi) ngày càng tăng cùng với đất ở.
Song cũng có diện tích khá lớn tài nguyên đất đã bị suy thoái, hoang mạc hoá chưa
sử dụng được.
Các hoạt động của dân cư như: chặt phá rừng bừa bãi, du canh, du cư, đốt
nương làm rẫy, độc canh, quảng canh, không áp dụng công nghệ canh tác tiến bộ
trên đất dốc... [5] đã làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Những vấn đề chính về
môi trường đất đáng được quan tâm là: thiếu nước, khô hạn, đất càng ngày càng
chua hơn, nghèo mùn, mất cân bằng dinh dưỡng, nhiễm mặn, nhiễm phèn, suy thoái
và mất dần khả năng sản xuất. áp lực tăng dân số và tình trạng đói nghèo cũng là
một trong những nguyên nhân làm cho nông dân không đủ khả năng đầu tư thâm
canh, cải tạo đất, không áp dụng công nghệ canh tác tiến bộ trên đất dốc cũng đẩy
nhanh quá trình suy thoái đất.
Các hoạt động tích cực như: tổ chức sử dụng đất hợp lý theo phương thức
nông lâm kết hợp, đa dạng hoá sinh học, thâm canh, áp dụng quy trình và công nghệ
canh tác tiến bộ trên đất dốc... sẽ góp phần bảo vệ, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu
của đất và cân bằng sinh thái dần được ổn định.
Đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành, chuyển hoá
và suy thoái đất. Đất được xem như một "môi trường thành phần" trong hệ môi
trường sinh thái chung. Quan hệ đất sinh vật được thông qua dây truyền dinh dưỡng
của vi sinh vật, thực vật và động vật để hình thành chất hữu cơ trong đất. Trong tiến
trình hình thành đất, vi sinh vật và thực vật lấy các chất khoáng, nước, không khí để
cung cấp cho sự sống. Động vật ăn các sản phẩn của thực vật trong quá trình phát
triển và chết đi lại trở thành thức ăn của vi sinh vật một phần bị hoà tan mất đi ra
khỏi đất qua quá trình xói mòn và rửa trôi. Chu trình diễn ra khá hoàn chỉnh trong

17



quá trình phát sinh và suy thoái đất.
b) Kinh tế - xã hội
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế tiếp tục có
bước chuyển biến tích cực: tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm, tăng dần tỷ trọng
công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp, sản xuất nông nghiệp từng bước gắn với thị trường và chế biến. GDP bình
quân đầu người có bước tăng trưởng đáng kể và thu hẹp dần khoảng cách với GDP
bình quân đầu người của cả nước.
Tốc độ tăng trưởng GDP tuy đạt khá, nhưng quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch đáng kể. Bộ mặt nông nghiệp,
nông thôn ngày càng khởi sắc, các yếu tố của một nền nông nghiệp sản xuất hàng
hoá ngày càng phát triển.
Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng; sản
xuất nông nghiệp chuyển dần theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng trên một đơn
vị sản phẩm. Đã hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh cây công nghiệp
có giá trị kinh tế cao như: cao su nguyên liệu, lạc, sắn cao sản ... để cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Vốn rừng tiếp tục được quan tâm bảo vệ, gìn giữ nên độ che phủ rừng được
ổn định và phát triển. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch ba loại rừng làm cơ sở cho việc
giao đất, giao rừng, đảm bảo khai thác rừng hợp lý, có hiệu quả. Công tác xã hội
hoá nghề rừng có những chuyển biến tích cực với sự tham gia của các thành phần
kinh tế. Công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm, công
tác phòng chống lâm tặc được tăng cường kiểm tra và xử lý kiên quyết.
Năng lực đánh bắt được tăng cường, đã chú trọng tập trung phát triển mạnh
khai thác xa bờ, đánh bắt các đối tượng thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao; diện tích
nuôi trồng thủy sản được mở rộng, từng bước chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi
tôm thẻ chân trắng năng suất cao, nhiều mô hình nuôi tôm trên cát, nuôi tôm thâm
canh và bán thâm canh, nuôi thuỷ đặc sản mang lại hiệu quả cao.

18



Tuy nhiên, đối với ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn
chậm, sản phẩm qua chế biến thấp. Ngành nghề nông thôn phát triển chậm, thị
trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản gặp nhiều khó khăn. Chương trình phát triển
chăn nuôi của một số địa phương chưa được quan tâm, kết quả chưa tương xứng với
tiềm năng, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Tình trạng khai thác gỗ, vận chuyển, buôn
bán lâm sản, động vật hoang dã trái phép vẫn còn xảy ra. Chế biến thuỷ sản gặp
nhiều khó khăn, nhưng chưa được tháo gỡ kịp thời.
Ngành công nghiệp bước đầu đã được khẳng định là ngành trọng tâm có
bước tiến khá rõ nét trong việc cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ hiện đại. Cơ
sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được đầu tư khá đồng
bộ. Nhiều nhà máy quy mô lớn đi vào hoạt động như: nhà máy may xuất khẩu Hà
Quảng, nhà máy bia Hà Nội - Quảng Bình công suất 30 triệu lít/năm, nhà máy xi
măng sông Gianh 1,4 triệu tấn/năm, nhà máy xi măng áng Sơn I, nhà máy sản xuất
giấy Kraft, nhà máy đóng tàu... đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đảm bảo tăng trưởng, phát triển bền vững. Đặc biệt Khu Kinh tế Hòn La đã được
thành lập, đây sẽ là động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian
tới.
Cơ cấu sản xuất công nghiệp có sự chuyển đổi phù hợp, tỷ trọng công nghiệp
nhà nước giảm, tỷ trọng công nghiệp ngoài nhà nước tăng, các cơ sở công nghiệp
ngoài nhà nước được khuyến khích phát triển. Chương trình phát triển tiểu thủ công
nghiệp và ngành nghề nông thôn được chú trọng; một số ngành nghề truyền thống
được khôi phục theo hướng gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, như: mộc dân
dụng, mây tre đan, mỹ nghệ, sợi tơ tằm, các loại rượu truyền thống, các dịch vụ cơ
khí...
Tuy giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển,
nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ, trang thiết bị, công nghệ. Chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu; hiệu quả Chương trình phát triển tiểu thủ công


19


nghiệp và ngành nghề nông thôn còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp
chưa thật sự đồng bộ. Một số làng nghề đã được đầu tư nhưng chưa phát huy hiệu
quả.
Các ngành dịch vụ phát triển mạnh đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn chưa thật sự phát triển.
Hoạt động du lịch còn hạn chế, nhất là nhận thức về phát triển du lịch bền vững; sản
phẩm du lịch còn đơn điệu và thiếu sự gắn kết giữa các tour, tuyến, điểm du lịch.
Kim ngạch xuất khẩu tăng khá nhưng chưa vững chắc, nguồn hàng xuất khẩu không
ổn định, chủ yếu khai thác từ ngoài tỉnh và xuất nguyên liệu thô. Các dịch vụ tài
chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông... mở rộng về nông thôn, miền núi còn
chậm [5].
Tóm lại, Quảng Bình là một tỉnh có tốc độ tăng dân số khá cao, dân số phân
bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, trình độ dân số còn thấp. Bên cạnh
đó quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ đã kéo theo các vấn
đề về môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Đất bị khai thác và sử
dụng chưa hợp lý trong việc xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, công ty, khu công
nghiệp, đường giao thông... Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiện trạng tài
nguyên môi trường đất và các quá trình suy thoái đất.
1.2. CÁC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT
TỈNH QUẢNG BÌNH
Đất là phần trên cùng của vỏ phong hóa, tồn tại và phát triển dưới tác động
của sinh quyển, khí quyển lên thạch quyển và có độ phì. Bản chất của quá trình hình
thành đất là sự thống nhất của đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật [7].
Đất là một vật thể tự nhiên cũng trải qua các quá trình phát sinh, phát triển và suy
thoái.

1.2.1. Quá trình feralit - laterit hoá

20


Đây là quá trình đặc trưng và phổ biến của đất vùng nhiệt đới ẩm. Bản chất
của quá trình là sự khoáng hoá mạnh, rửa trôi các cation kiềm, kiềm thổ trong đất,
tích tụ các secquioxyt (R203) và hình thành khoáng kaolinit đặc trưng. Môi trường
đất trở nên chua, nghèo kiềm, tỷ số Si02 /R203 < 2, đất có màu đỏ, nâu đỏ, vàng đỏ.
Quá trình feralit hoá thể hiện rõ nét từ vùng gò đồi giáp đồng bằng lên đến độ cao
400-500m [20].
Quá trình này có thể chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu phong hoá phá huỷ các khoáng nguyên sinh của đá mẹ một cách
triệt để trong điều kiện nhiệt ẩm cao, phong hoá hoá học chiếm ưu thế. Trong giai
đoạn này các cation kiềm, kiềm thổ bị giải phóng rửa trôi theo chiều ngang và thẳng
đứng. Đồng thời các secquioxyt (R2O3 của Fe, Al, Mn...) được tích luỹ ở tầng B của
phẫu diện đất.
- Giai đoạn tiếp theo hình thành các khoáng thứ sinh trong môi trường axit,
trong đó khoáng caolinit chiếm ưu thế. Tầng B tích luỹ sét màu vàng đỏ được hình
thành. Tầng mùn A mỏng với hàm lượng mùn thấp, axit fulvic chiếm ưu thế. Do
phong hoá hoá học triệt để nên các khoáng vật tàn dư nguyên sinh ít. Tỷ số
SiO2/R2O3 trong keo sét < 2. Hàm lượng limon trong đất rất thấp, các đoàn lạp có
độ bền tương đối cao.
Trong các điều kiện có mạch nước ngầm nâng lên hạ xuống xuất hiện trong
mùa mưa và biến mất trong mùa khô như ở các đồi gò thấp hoặc chân núi thì các
secquioxyt (R2O3) được tích luỹ tuyệt đối. Các secquioxyt không chỉ hình thành tại
chỗ mà còn được đưa tới từ các sườn cao hơn và trong nước ngầm. Nhiều kết von
rời rạc được liên kết với nhau tạo thành sản phẩm đá ong (laterit). Quá trình laterit
hoá diễn ra liên tục trong nhiều năm có thể tạo thành mặt chắn đá ong ngăn cách quá
trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa đá mẹ và tầng đất mặt. Do tính chất phân

hoá mùa khô - ẩm chu kỳ (tương ứng với mùa mưa và mùa khô) nhiều nơi tạo ra
những mặt chắn địa hoá oxy hoá - khử cục bộ hay mặt chắn axít – kiềm ngăn sự trao
đổi giữa đất và đá mẹ. Nhiều nơi nhân dân địa phương đã khai thác đá ong làm vật

21


liệu xây dựng (Lệ Thuỷ,.... ). Những nơi đá ong xuất hiện đất tầng mặt nghèo nàn
dinh dưỡng bởi theo thời gian tầng đất mặt bị rửa trôi bạc màu nghèo dinh dưỡng,
nghèo cả secquioxyt. Tầng đất mặt “bạc màu” rất dễ dàng bị nước xói mòn trong
mùa mưa làm trơ lộ lớp đá ong kết von đã hình thành trước đó. Tầng đá ong lộ trên
bề mặt sẽ bị khô cứng lại như gạch đá và tạo ra một vùng “đất chết”. Hiện tượng này
phổ biến ở vùng đồi thềm, nơi tiếp giáp với đồng bằng hoặc ở các bề mặt san bằng
trước núi.
Quá trình feralit tạo ra các đất vàng đỏ, đỏ vàng (Ferralsols), hoặc đất xám
feralit (Ferralic Acrisols)... Quá trình laterit hoá tạo ra các đất: Đất xám có tầng
loang lổ, đất xương xẩu (Plinthic Acrisols hay Leptosols) ở đai chân núi [7].
Quá trình laterit và feralit đã dẫn đến môi trường địa hóa thổ nhưỡng là oxy
hóa, chua và nghèo cation di động. Các đất điển hình được sinh ra nhờ quá trình
này trên khu vực bao gồm: đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất nâu vàng trên phù sa
cổ… Các loại đất này tập trung ở các huyện phía Tây Quảng Bình và vùng tiếp giáp
với đồng bằng. [5]
1.2.2. Quá trình feralit mùn
Trên các dãy núi thuộc phía Tây tỉnh Quảng Bình với nhiều đỉnh cao như U
Bò (1009m), Hoành Sơn (1044m), Ba Rền (1137m)… quá trình feralit mùn xuất
hiện ở độ cao trên 700m, dưới rừng tự nhiên thể hiện rất rõ. ở độ cao 500-700m là
nơi giao thoa chuyển tiếp giữa quá trình feralit yếu và quá trình mùn hoá. Kết quả
của các quá trình này là hình thành đất feralit mùn (Humic Ferralsols, Humic
Acrisols). Bản chất đất chua, thành phần sét chủ yếu là caolinit, nghèo bazơ, ít khi
gặp kết von và không có đá ong, hàm lượng mùn giàu trên 5-6%. Do quá trình

feralit yếu nên thường gặp trong phẫu diện các cục đá mẹ phong hoá dở, bở mềm
phần vỏ còn trong giữa cục còn cứng rắn. Quá trình khoáng hoá yếu (chủ yếu là quá
trình mùn hoá), phong hoá không triệt để dẫn đến tầng đất và vỏ phong hoá không
dày. Sự phân hoá phẫu diện thể hiện rõ ở tầng mùn A và tầng tích luỹ B không
thành thục. Bởi vậy khi mất rừng và tầng A bị rửa trôi đất dễ trở nên nghèo kiệt

22


dinh dưỡng chuyển thành đất mới biến đổi (Cambisols) hoặc đất xói mòn trơ sỏi đá
(Leptosols - Lithisols) [5].
1.2.3. Các quá trình sialit - feralit sialit - sialit glây trên đất bồi tụ
Các quá trình hình thành đất bồi tụ diễn ra thường xuyên hàng năm dọc theo
các hệ thống sông suối và thung lũng. Quá trình tích tụ các vật liệu phù sa và dốc tụ
tạo nên các đồng bằng nhỏ hẹp. Cùng với quá trình bồi tụ là sự nâng lên tương đối
hoặc tuyệt đối của đồng bằng này đã hình thành lớp vỏ phong hoá sialit và ferit sialit ở các bậc thềm sông.
Đặc tính chung của sản phẩm bồi tụ là trẻ và qua môi trường nước bồi lắng
chọn lọc các sản phẩm rửa trôi của đất feralit. Sản phẩm bồi tụ được bổ sung thành
phần kiềm và silic do sông suối rửa lũa đá gốc đào sâu lòng ở thượng lưu các con
sông. Bởi vậy đất ít chua đến trung tính. Phân bố các quá trình từ vùng đồi thềm
phù sa cổ của sông suối đến đồng bằng phù sa mới được bồi ven sông có thể biểu
diễn như sau:
Phù sa cổ

Phù sa cũ
không được bồi

Quá trình feralit - sialit

Phù sa được bồi

không thường xuyên
glây hoá
Quá trình sialit

Phù sa được bồi thường
xuyên glây mạnh
Sialit glây

Vỏ phong hoá ferit - sialit hình thành trên các thềm phù sa cổ có tuổi QII QIV với địa hình bằng và lượn sóng. Cấu trúc đứng có tầng cuội sỏi bên dưới, tầng
tích tụ phân lớp và tầng sét pha limon trên mặt. Nhiều nơi trong phẫu diện xuất hiện
tầng đá ong và kết von. Đất màu nâu vàng có các lớp xen kẽ cát pha limon, sét pha
hoặc lớp sỏi sạn phong hoá yếu bên ngoài có màng sắt phủ. Độ dày tầng đất thay
đổi lớn tuỳ theo từng nơi. Thành phần khoáng sét trong đất ferit - sialit phần lớn là
caolinit và haloirit, fenspat và clorit thấp. Ngoài ra còn có gơtit ngậm nước, thạch
anh, mutscovit...bền vững. Lượng secquioxyt dao động lớn. Hàm lượng cation kiềm
và kiềm thổ cũng thấp, đất có phản ứng chua, khả năng trao đổi thấp và độ no bazơ
trung bình. Hàm lượng silic cao trong đó thạch anh chiếm ưu thế có nguồn gốc sa

23


bồi. Có thể coi quá trình ferit - sialit là quá trình trung gian giữa quá trình feralit ở
vùng đồi núi và quá trình sialit thực thụ ở vùng đồng bằng.
Quá trình sialit diễn ra ở trên các vùng phù sa cũ và phù sa mới ở đồng bằng
thung lũng. Môi trường đất của quá trình này là trung tính đến kiềm yếu, độ no bazơ
cao, canxi và magiê chiếm nhiều trong các cation hấp phụ. Thành phần phù sa còn
có nhiều các hạt thạch anh, fenspat và mica (biotit hay mutcovit) [4]. Ngoài ra còn
có các hạt canxit, clorit và hocblen. Giai đoạn đầu của quá trình sialit là tích tụ các
vật liệu được chọn lọc do dòng chảy đem tới. Các phù sa lắng đọng trong điều kiện
ngập nước (glây hoá) làm các màng sắt bị hoà tan. Các khoáng vật khác như mica

tiếp tục bị phân huỷ. Màu đất trở nên nâu xám và kiến trúc của khoáng sét dần bị
biến đổi. Phẫu diện đất phù sa phân lớp ảnh hưởng chu kỳ bồi lắng và quá trình
canh tác. Hầu hết quá trình sialit diễn ra trong điều kiện có mực nước ngầm nông
ảnh hưởng nhiều đến trao đổi thành phần hoá học trong tầng đất. Những nơi trũng
úng ngập nước thường xuyên quá trình sialit glây xuất hiện. Tại đây đất có màu nâu
xám xanh, quá trình chuyển Fe3+ thành Fe2+ di động. [5]
1.2.4. Quá trình xói mòn, rửa trôi
Quá trình xói mòn, sạt lở và rửa trôi ở Quảng Bình là rất phổ biến [5].
Nguyên nhân do địa hình núi cao, có độ dốc lớn, chế độ mưa tập trung. Tình trạng
đất bị xói mòn rất mạnh mẽ xẩy ra ở những vùng đất đã bị mất lớp phủ thực vật và
ở các sườn dốc > 250 [4].
a) Quá trình xói mòn:
Quá trình xói mòn đất bên cạnh những tác hại như quá trình rửa trôi còn làm
mất đi những cation, các hợp chất vi lượng, chất dễ tiêu, mùn…và tích đọng các
hợp phần có hại cho cây trồng thì xói mòn còn làm giảm di độ dày của tầng thổ
nhưỡng một cách rõ rệt [16]. Không gian sinh trưởng của bộ rễ bị thu hẹp, độ ẩm
đất giảm dần dẫn đến suy giảm tốc độ sinh trưởng của cây trồng. Quá trình xói mòn
đang diễn ra mạnh trên các loại đất Feralit, trên cát kết, đá macma axit, phiên sét và
đất xói mòn trơ sỏi đá. Đây là những loại đất chủ yếu xuất hiện ở phía Tây Quảng

24


Bình. Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 23008 ha, chiếm 2,86% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh, phân bố ở các huyện Lê Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch,
Tuyên Hóa và Thành phố Đồng Hới trên địa hình đồi núi. Đất có tầng rất mỏng
dưới 10cm độ dốc lớn, có nhiều đá lộ đầu, đất bị xói mòn và rửa trôi mạnh, dinh
dưỡng thấp. Loại đất này không thích hợp với sản xuất nông nghiệp, chỉ dành để
phục hồi phát triển lâm nghiệp trồng cây che phủ đất, cải tạo môi sinh [5].
b) Quá trình rửa trôi.

Quá trình rửa trôi là quá trình đất bị rửa trôi đi các cation, các thành phần vi
lượng, chất mùn… là các thành phần dễ hấp thụ của cây trồng. Đồng thời tích tụ các
nguyên tố Fe, Al, Mn ngăn cản quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng,
làm giảm độ mùn, độ xốp và hoạt tính của đất. Quá trình này người nông dân còn
gọi là quá trình bạc mầu [6].
Tại Quảng Bình quá trình này xuất hiện nhiều trên địa hình núi đá dốc và
một diện tích lớn đồi núi trọc. Tại các khu vực này rừng đã bị tàn phá với tốc độ
nhanh, triệt để, trong thời gian dài làm giảm độ che phủ… Diện tích đất bị rửa trôi ở
Quảng Bình là 13337ha chiếm 1,66% diện tích của toàn tỉnh. Quá trình rửa trôi chủ
yếu xẩy ra trên đất xám bạc màu, trên đá macma axit phân bố nhiều ở các huyện
Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy... [5]
1.2.5. Quá trình mặn hoá
Bản chất của đất mặn (trừ mặn kiềm) đều chứa muối nguồn gốc từ biển hiện tại.
Đây là khu vực ven biển nên quá trình bồi tụ ở đây rất mạnh do tính đặc thù hoạt động
sông ngòi và thuỷ triều khu vực đồng bằng Trung Bộ.

Khu vực hạ lưu ven biển cửa Nhật Lệ quá trình hoạt động thủy triều xẩy ra
rất mạnh mẽ. Bởi vậy diện tích đất mặn nhiều đáng kể. Đất mặn hình thành do thủy
triều dâng hay nước mạch ngầm lấn sâu vào đất nổi. Độ cao thường trên dưới 1m.
[5]
Ở Quảng Bình diện tích đất mặn là 8518 ha, chiếm 1,06% diện tích toàn tỉnh

25


×