Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá việc thực hiện giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành của Nhà máy thuỷ điện Nam Mang 1 : Luận văn ThS. Khoa học môi trường: 84403

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------

PHOUVANAY VONGNAKHONE

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN GIÁM SÁT
MÔI TRƢỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NAM MANG 1

Chuyên ngành: K học Môi trƣờng

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------

PHOUVANAY VONGNAKHONE

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN GIÁM SÁT
MÔI TRƢỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NAM MANG 1

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên

Hà Nội - 2018
ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô
giáo, các cán bộ Khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên –
Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Để có đƣợc những kết quả nghiên cứu, ngoài sự cố gắng và nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình, chu đáo và thân
thiện của PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên, ngƣời đã hƣớng dẫn và giúp
đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và viết Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
nƣớc CHDCND Lào đã cung cấp tài liệu cũng nhƣ Chính quyền địa
phƣơng và toàn thể nhân dân huyện Thaphabath tỉnh Bolikhamxay đã trợ
giúp và hợp tác trong thu thập tài liệu thực tế.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng Luận văn tốt nghiệp khó tránh khỏi
những thiếu sót do hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, tôi rất mong nhận
đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 01 năm 2019
Học viên

Phouvanay VONGNAKHONE


i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT:

Bảo vệ môi trƣờng

BTN&MT:

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

CHDCND Lào:

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

ĐVĐL:

Đơn vị độc lập

ĐTM:

Đánh giá tác động môi trƣờng

GSMT:

Giám sát môi trƣờng

KHQLMT:


Kế hoạch quản lý môi trƣờng

PTN&MT:

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng

STN&MT:

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

QLMT:

Quản lý môi trƣờng

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................6
1.1. Tình hình phát triển thủy điện tại nƣớc CHDCND Lào .........................6
1.2. Các vấn đề môi trƣờng liên quan đến phát triển thủy điện ở Lào ............7
1.3. Yêu cầu giám sát môi trƣờng đối với các dự án thủy điện ở nƣớc

CHDCND Lào .............................................................................................19
1.4. Tổng quan về Nhà máy thủy điện Nam Mang 1 ..................................23
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........25
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................25
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................25
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................25
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................26
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu .......................................................26
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa .....................................................26
2.3.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ..............................................................26
2.3.4. Phƣơng pháp điều tra xã hội học .......................................................26
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................28
3.1. Chƣơng trình giám sát môi trƣờng trong giai đoạn vận hành của Nhà
máy thủy điện Nam Mang 1 ........................................................................28

iii


3.2. Đánh giá việc thực hiện giám sát môi trƣờng trong giai đoạn vận hành
của Nhà máy thuỷ điện Nam Mang 1 ..........................................................31
3.2.1. Giám sát chất lƣợng nƣớc ..................................................................33
3.2.2. Giám sát xói mòn đất .........................................................................36
3.2.3. Đánh giá tình hình giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với
công tác bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn vận hành của Nhà máy thuỷ
điện Nam Mang 1 ........................................................................................37
3.3. Ý kiến của cộng đồng địa phƣơng đối với công tác BVMT trong giai
đoạn vận hành của Nhà máy thủy điện Nam Mang 1..................................45
3.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giám sát môi trƣờng trong
giai đoạn vận hành của Nhà máy thủy điện Nam Mang 1...........................47

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................52
Kết luận ........................................................................................................52
Khuyến nghị .................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................55
PHỤ LỤC ....................................................................................................56

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Chƣơng trình giám sát chất lƣợng nƣớc ....................................28
Bảng 3.2: Chƣơng trình giám sát xói mòn đất ............................................29
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt 6 tháng đầu năm 2017 ......34
Bảng 3.4: Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt 6 tháng cuối năm 2017 .....35
Bảng 3.5: Kết quả điều tra ngƣời dân địa phƣơng.......................................47

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sự di dân của ngƣời dân địa phƣơng do dự án thủy điện Nam
Khan 3 .........................................................................................................12
Hình 1.2: Mất rừng phục vụ xây dựng Nhà máy thủy điện Nam Nghiệp 1 .....15
Hình 1.3: Vị trí Nhà máy thủy điện Nam Mang 1 .......................................24
Hình 3.2: Khu vực ngập lụt hồ chứa (hình ảnh tháng 6 năm 2018) ............37
Hình 3.3: Sơ đồ cơ chế tổ chức giám sát về môi trƣờng đối với các dự án
thuỷ điện ở CHDCND Lào ..........................................................................39

vi



MỞ ĐẦU
Nƣớc CHDCND Lào phong phú đa dạng về nguồn tài nguyên nƣớc
từ các chi nhánh của sông Mê Công, đây là tiềm năng cho việc sử dụng tài
nguyên nƣớc để sản xuất điện phục vụ nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu.
Theo Luật Điện (sửa đổi năm 2011), việc sản xuất điện phải đảm bảo sự ƣu
tiên đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nƣớc, bao gồm phát triển công nghiệp
và phát triển kinh tế - xã hội, xuất khẩu và nhập điện đều phải đƣợc Chính
phủ thống nhất thông qua dựa vào sự cần thiết của nhu cầu kinh tế - xã hội
[10].
CHDCND Lào có nhiều dự án thủy điện nhỏ và lớn của các nhà đầu
tƣ trong và ngoài nƣớc. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nƣớc, việc phát triển các công trình thủy điện đã góp phần đảm bảo nguồn
năng lƣợng cho đất nƣớc, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp, thƣơng
mại, dịch vụ… đƣợc hình thành và phát triển. Tuy nhiên, việc xây dựng và
đƣa vào vận hành các công trình thủy điện ở nƣớc CHDCND Lào trong
những năm qua đã có sự tác động đến môi trƣờng sinh thái, ảnh hƣởng tới
quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ định hƣớng phát triển bền
vững đất nƣớc. [11]
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (CHDCND Lào), trên địa
bàn cả nƣớc có khoảng 152 dự án thủy điện (bao gồm cả dự án đã vận hành
phát điện và dự án đang trong quá trình thi công, xây dựng, các dự án này
theo kế hoạch sẽ đƣợc hoàn thiện và đƣa vào vận hành khai thác từ nay đến
năm 2019). Trong thời gian qua, các tác động về môi trƣờng xảy ra từ khi
triển khai dự án, thi công, xây dựng đến quá trình vận hành các công trình
thủy điện bao gồm: gây mất diện tích rừng, xâm lấn khu bảo tồn đa dạng
sinh học, mất đất sản xuất do xói mòn, bồi lắng lòng hồ, thay đổi thủy văn,

1



mất nƣớc vùng hạ lƣu tạo điều kiện cho xâm nhập mặn, xâm thực của biển
vào đất liền, gây địa chấn động đất, thay đổi điều kiện vi khí hậu, gây suy
giảm đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên. [3]
Qua quá trình tìm hiểu về việc khảo sát tình hình thực hiện các quy
định pháp luật về BVMT trong lập, phê duyệt, xây dựng và vận hành khai
thác các dự án thủy điện trên địa bàn cả nƣớc cho thấy những tồn tại, hạn chế
nhƣ:
 Công tác lập Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM) hầu
hết đƣợc các chủ dự án giao cho đơn vị tƣ vấn môi trƣờng thực hiện mà
thiếu sự kiểm tra, giám sát. Công tác thẩm định Báo cáo ĐTM của các dự
án thủy điện đã đƣợc triển khai nhƣng còn hình thức. Bên cạnh đó, công
tác kiểm tra, giám sát hậu thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về
môi trƣờng còn buông lỏng.
 Việc lập phê duyệt các dự án xây dựng thủy điện mới chỉ tập trung
vào mục đích lợi nhuận kinh tế, hiệu quả về an sinh xã hội mà chƣa quan
tâm đến chi phí lợi ích về phƣơng diện môi trƣờng. Trên thực tế, có nhiều
dự án mức đầu tƣ lớn nhƣng hiệu quả kinh tế không cao, gây tổn thất diện
tích lớn đất rừng, đất sản xuất nông nghiệp, suy giảm đa dạng sinh học và
nguy cơ cao gây ra các sự cố môi trƣờng.
 Trong quá trình triển khai các dự án thủy điện, lợi dụng chính sách
khai thác tận thu tài nguyên của Nhà nƣớc đối với các khu vực lòng hồ,
nhiều đối tƣợng đã tiến hành các hoạt động khai thác trái phép các loại tài
nguyên nhƣ gỗ và lâm sản ngoài gỗ; khoáng sản, vật liệu xây dựng; săn bắt,
buôn bán động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm…
 Hầu hết các chủ đầu tƣ không quan tâm đến các biện pháp
BVMT mà xem đó là trách nhiệm trực tiếp của các nhà thầu thi công,

2



trong khi các nhà thầu thi công thƣờng không tuân thủ các cam kết về
BVMT trong quá trình xây dựng dự án. Đặc biệt là các biện pháp giảm
thiểu tiếng ồn, độ rung, bụi phát sinh trong quá trình xây dựng; chất thải
sinh hoạt phát sinh của cán bộ, công nhân; chất thải nguy hại phát sinh
trong quá trình vận hành máy móc.
 Trong quá trình vận hành các Dự án thủy điện, các đơn vị quản lý
chƣa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trƣờng do việc xả lũ ở các đập thủy điện gây ra nhƣ ngập lụt, sạt lở
đất, tác động đến đa dạng sinh học, gây suy thoái môi trƣờng ở khu vực hạ
lƣu, tác động trực tiếp đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân.
Qua thực tiễn cho thấy, những tồn tại hạn chế nêu trên xuất phát từ
một số nguyên nhân cơ bản, đó là nhận thức về BVMT và pháp luật BVMT
của một bộ phận chủ dự án, nhà thầu thi công, đơn vị vận hành còn nhiều
hạn chế. Trong quá trình triển khai các dự án thủy điện, chủ đầu tƣ và tƣ
vấn môi trƣờng thiếu sự phối hợp trong việc lập ĐTM. Bên cạnh đó, nhà
thầu thi công và chủ dự án chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà chƣa có sự
đầu tƣ thỏa đáng cho các biện pháp BVMT. Công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các nội dung cam kết BVMT trong Báo cáo ĐTM
chƣa hiệu quả bởi liên quan đến nhiều chủ thể quản lý nhà nƣớc nhƣ Bộ
Năng lƣợng và Mỏ, Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trƣờng, Bộ Kế
hoạch và Đầu tƣ cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng. Quy định của pháp luật
về xử lý các hành vi vi phạm các quy định về BVMT trong quá trình xây
dựng các công trình thủy điện còn có những hạn chế bất cập nhƣ thẩm
quyền của các cơ quan có liên quan chƣa đƣợc phân định rõ, các quy định
về mức, hình thức xử phạt hành chính chƣa đủ sức răn đe, phòng ngừa;
chƣa có văn bản hƣớng dẫn tạo hành lang pháp lý để xử lý hình sự…

3



Vì thế việc đánh giá thực trạng và tìm kiếm các giải pháp nâng cao
hiệu quả BVMT đối với các dự án thủy điện của các nhà đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc đã và đang vận hành tại nƣớc CHDCND Lào sẽ góp phần vào
sự phát triển bền vững của các dự án, cũng nhƣ góp phần giảm thiểu tác
động tiêu cực tới đời sống của cƣ dân xung quanh, đảm bảo an ninh quốc
phòng cho đầu tƣ dự án.
Với lý do đó, học viên đã lựa chọn nghiên cứu: "Đánh giá việc thực
hiện giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành của Nhà máy thủy
điện Nam Mang 1" làm đề tài thực hiện Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi
trƣờng.
1. Mục tiêu nghiên cứu
 Đánh giá tình hình thực hiện giám sát môi trƣờng trong giai đoạn
vận hành của Nhà máy thủy điện Nam Mang 1.
 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện giám sát
môi trƣờng trong giai đoạn vận hành của Nhà máy thủy điện Nam
Mang 1.
2. Ý nghĩa của đề tài
 Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ hiện trạng môi trƣờng và tình
hình thực hiện giám sát và quan trắc môi trƣờng định kỳ của Nhà
máy thủy điện Nam Mang 1.
 Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, Luận văn đề xuất một số biện pháp
định hƣớng tăng cƣờng hiệu quả giám sát môi trƣờng đối với Nhà
máy thủy điện Nam Mang 1.

4


3. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Luận văn đƣợc cấu

trúc thành 3 chƣơng chính:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu

5


CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình phát triển thủy điện tại nƣớc CHDCND Lào
CHDCND Lào là nƣớc duy nhất ở bán đảo Đông Dƣơng không có
biển, dân số ít và không có nhiều nhà máy xí nghiệp sản xuất công nghiệp
mà phần lớn sản phẩm thu đƣợc từ làm nông nghiệp. Tuy nhiên sản phẩm
nông nghiệp cũng vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu trong nƣớc và nhiều loại
hàng hóa vẫn phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Vì vậy, Chính phủ nƣớc
CHDCND Lào đã tập trung vào sản xuất nông nghiệp, khuyến khích trồng
cây mùa khô và cây trồng quanh năm làm hàng hóa xuất khẩu đồng thời
giảm nhập khẩu. Ngoài ra còn khuyến khích du lịch nhằm thu hút ngoại tệ
cho đất nƣớc. Với thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài
nguyên nƣớc, nên Chính phủ nƣớc CHDCND Lào ƣu tiên phát triển thế
mạnh đó trong phát triển kinh tế-xã hội, khuyến khích phát triển thủy điện
để sản xuất điện phục vụ nhu cầu trong nƣớc và bán cho các nƣớc láng
giềng.
Hiện nay CHDCND Lào có tổng cộng 22 Nhà máy thủy điện đang
hoạt động và 22 dự án thủy điện đang xây dựng. Các dự án do các đơn vị
trong nƣớc làm chủ đầu tƣ đa phần là vay vốn của Ngân hàng thế giới
(WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Tính đến nay các Nhà máy
thủy điện đã hoạt động ở nƣớc CHDCND Lào có tổng công suất lắp đặt
khoảng 7.000 MW. Số liệu gần nhất cho thấy 70% của 8.615 làng trên toàn

quốc đã đƣợc sử dụng điện (tƣơng ứng với 87% tổng số hộ gia đình trong
cả nƣớc), đảm bảo kế hoạch Chính phủ đề ra đến năm 2015 phải đạt 80%
và đến năm 2020 phải đạt 90% tổng số hộ gia đình đƣợc sử dụng điện.

6


Bên cạnh những lợi ích mà các dự án thủy điện mang lại nhƣ cung
cấp điện cho các hộ gia đình, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trong nƣớc và xuất khẩu, thì các dự án thủy điện cũng gây ra một số tác
động tiêu cực tới môi trƣờng và xã hội nhƣ: phá rừng để lấy đất làm hồ
chứa và xây dựng nhà máy, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn thức ăn và
nơi trú ngụ của động vật rừng, tác động đến môi trƣờng và hệ sinh thái, mất
đi không gian văn hóa, nơi ở, nơi làm ăn và sinh kế của ngƣời dân vốn dĩ
sống dựa vào tự nhiên là chủ yếu.
Nhà máy thủy điện Nam Mang 1 nằm trong Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội cũng nhƣ Nghị quyết của Đại hội lần thứ IX của Đảng Cách
mạng Nhân dân Lào. Nhà máy có công suất lắp đặt 60 MW, đƣợc đặt trong
tỉnh Bolikhamxay. Dự án này đƣợc kỳ vọng sẽ đem lại những tác động tích
cực, khuyến khích và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở miền Trung của
CHDCND Lào thông qua việc sản xuất và cung cấp điện, tạo thêm nhiều
cơ hội cho phát triển kinh tế-xã hội, và trên hết là đem lại lợi ích cho ngƣời
dân quanh khu vực dự án nhƣ: tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập
cho ngƣời dân đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng Dự án, cải tạo cơ sở hạ
tầng trong khu vực. [2]
1.2. Các vấn đề môi trƣờng liên quan đến phát triển thủy điện ở
Lào
Điện năng có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp phát triển của
quốc gia. Sản lƣợng điện thƣờng đƣợc xem là một chỉ thị về trình độ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của một đất nƣớc. Trong các phƣơng thức sản

xuất điện truyền thống ở quy mô công nghiệp lớn gồm nhiệt điện, thủy điện
và điện nguyên tử thì thủy điện đƣợc xem là có nhiều ƣu điểm hơn.

7


Thủy điện xét một cách lâu dài thƣờng rẻ hơn nhiệt điện. Thủy điện
đƣợc xem là “sạch” hơn các dạng nhiệt điện và điện nguyên tử do không
thải chất ô nhiễm vào không khí, nƣớc, đất, biển. Các hồ chứa nƣớc của
nhà máy thủy điện ngoài phục vụ sản xuất điện thì còn có khả năng phục
vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhƣ điều tiết nƣớc, chống lũ, cấp
nƣớc, tƣới đất nông nghiệp, trợ giúp phát triển lâm nghiệp, thủy sản, vận tải
thủy, du lịch, cảnh quan, khí hậu. Hồ chứa nƣớc có thể biến vùng đồi, núi,
thảo nguyên hoang vắng trong nhiều thiên niên kỷ trở thành một vùng kinh
tế mới có nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phát triển, vận tải thủy tấp
nập, phong cảnh tƣơi đẹp, hấp dẫn khách du lịch, tham quan.
Tuy nhiên, nếu xem xét một cách toàn diện thì thủy điện cũng không
hoàn toàn “sạch” bởi thủy điện cũng gây ra một số tác động tới kinh tế, môi
trƣờng và xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), các vấn đề môi trƣờng
của dự án thủy điện cần đƣợc xem xét trong 3 giai đoạn nhƣ sau:
 Giai đoạn trƣớc khi xây dựng dự án
 Vấn đề di dân, tái định cư cho dân vùng bị ngập
Việc xây dựng nhà máy thủy điện cần cho ngập vùng làm hồ chứa.
Điều này sẽ dẫn tới phải di dân ra khỏi vùng lòng hồ và bố trí tái định cƣ
cho các cộng đồng đó theo hình thức phù hợp. Di dân, tái định cƣ sẽ gây ra
một số tác động tới cộng đồng địa phƣơng nhƣ thay đổi môi trƣờng sống,
mất sinh kế, chuyển đổi nghề nghiệp, mai một các giá trị truyền thống bản
địa,… Các tác động do di dân, tái định cƣ phục vụ các dự án xây dựng nhà
máy thủy điện thƣờng đƣợc xem là những tác động tiêu cực cần đƣợc ƣu
tiên giải quyết thỏa đáng vì các đối tƣợng bị tác động đa phần đều là ngƣời

thuộc các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, sống lệ thuộc vào tài
nguyên thiên nhiên,…

8


Những biện pháp cần đƣợc nghiên cứu để khắc phục các tác động
tiêu cực của vấn đề di dân, tái định cƣ bao gồm:
- Cần điều tra, khảo sát về các cộng đồng sinh sống tại vùng sẽ bị
ngập (hiện trạng đời sống vật chất, tinh thần, đặc thù văn hóa, dân tộc).
- Đánh giá đầy đủ các tổn thất mà các cộng đồng này sẽ phải gánh
chịu do phải rời các nơi ở cũ để tới định cƣ tại nơi ở mới.
- Cần tìm kiếm, xác định nơi tái định cƣ phù hợp và có khả năng tiếp
nhận những cộng đồng này, và đảm bảo cho họ sau một thời gian nhất định
sẽ có cuộc sống tốt đẹp bằng hoặc hơn tại nơi ở cũ.
- Cần đặc biệt chú ý tới các vấn đề đền bù; tổ chức di chuyển từ nơi
ở cũ đến nơi tái định cƣ mới; đảm bảo các yêu cầu cơ sở hạ tầng, y tế, văn
hóa, giáo dục, việc làm tại nơi tái định cƣ mới.
 Chiếm dụng đất
Việc tích nƣớc làm hồ chứa và xây nhà máy, đập thuỷ điện sẽ chiếm
dụng vĩnh viễn các khu vực đất nông nghiệp, rừng, đồng cỏ, đất ngập
nƣớc,…
Các biện pháp khắc phục cần đƣợc nghiên cứu bao gồm:
- Tránh lựa chọn vị trí xây dựng đập, nhà máy thuỷ điện hoặc làm hồ
chứa tại các khu bảo vệ;
- Phát triển các khu vực đất ở và đất sản xuất mới có diện tích và
năng suất tƣơng đƣơng hoặc cao hơn so với phần diện tích đất đã bị chiếm
dụng.
 Tổn thất tài nguyên lịch sử, văn hóa, cảnh quan
Các vùng bị ngập nƣớc do xây dựng nhà máy thuỷ điện có thể có các

di tích khảo cổ, lịch sử, các đền chùa, miếu mạo, danh lam, thắng cảnh, các
làng xã có kiểu kiến trúc mang đặc trƣng tại các vùng bị ngập.

9


Các biện pháp khắc phục cần xem xét là:
- Thay đổi vị trí đập để khỏi ngập địa điểm có nhiều giá trị văn hóa,
lịch sử, cảnh quan;
- Di chuyển và bảo vệ các di vật quý giá tại các nơi an toàn.
 Suy giảm đa dạng sinh học và các loài hoang dã
Việc chiếm dụng đất rừng để xây dựng nhà máy thuỷ điện có thể gây
mất nơi cƣ trú dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học và các loài hoang dã.
Các biện pháp khắc phục cần xem xét là:
- Lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy sao cho tổn thất ít nhất, thiết lập
các khu bảo vệ rừng và các loài hoang dã.
- Dọn sạch lòng hồ trƣớc khi tích nƣớc.
- Thƣờng xuyên giám sát chất lƣợng nƣớc trong hồ.
- Khi nƣớc trong cần xả thêm bùn cát qua cống xả ở đáy hồ nhằm
bổ sung thêm phù sa và chất rắn lơ lửng trong nƣớc.
 Gia tăng các loại bệnh lan truyền theo đường nước
Một số côn trùng và loài vật là vectơ truyền bệnh cho ngƣời và gia
súc có khả năng phát triển và lan rộng nhanh chóng theo nƣớc trong hồ và
các sông suối đổ vào hồ làm cho một số bệnh truyền nhiễm gia tăng.
Các biện pháp khắc phục cần nghiên cứu là:
- Thiết kế đập và hồ sao cho giảm bớt các khu vực truyền bệnh.
- Tích cực phòng bệnh và trị bệnh lúc đã xảy ra.
 Tranh chấp về quyền sử dụng nước
Tranh chấp về quyền sử dụng nƣớc giữa các địa phƣơng, các ngành
là điều thƣờng xuyên xảy ra trong quản lý lƣu vực sông, đặc biệt là những

sông có các nhà máy thuỷ điện.

10


Các biện pháp khắc phục là:
- Thiết kế công trình hồ trong khuôn khổ của kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội toàn vùng.
- Giữ nguyên tắc công bằng giữa các ngành, các địa phƣơng trong
quản lý tài nguyên nƣớc.
 Làm mất ổn định xã hội và gây khó khăn về đời sống cho người
phải di cư
Ngƣời buộc phải di cƣ khỏi quê hƣơng thƣờng gặp nhiều khó khăn
về vật chất và tinh thần do phải rời bỏ địa bàn sống quen thuộc cùng các
phƣơng tiện sản xuất, quan hệ cộng đồng họ đã có từ nhiều thế hệ.
Biện pháp khắc phục là:
- Quy hoạch tốt chƣơng trình tái định cƣ.
- Đền bù thích đáng các mất mát của ngƣời dân.
- Phân chia một cách công bằng, hợp lý các quyền lợi cho ngƣời di
cƣ tại nơi ở mới, các chế độ phúc lợi về y tế, giáo dục tốt hơn so với nơi ở
cũ.

11


Hình 1.1: Sự di dân của người dân địa phương do dự án
thủy điện Nam Khan 3 [6]

 Gia tăng áp lực về nhu cầu sử dụng đất
Kế hoạch tái định cƣ thƣờng tạo nên sự gia tăng áp lực về nhu cầu sử

dụng đất. Nơi ngƣời tái định cƣ tới thƣờng đã có ngƣời bản địa sinh sống.
Ngƣời mới tới phải lấy đất rừng, đất hoang hóa chuyển thành đất cƣ trú,
nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng mới.
Các biện pháp khắc phục cần nghiên cứu là:
- Chọn địa điểm tái định cƣ thích hợp.
- Chuyển giao cho vùng tái định cƣ các kỹ thuật sản suất nông lâm
nghiệp tiên tiến để nâng cao sản lƣợng trên đơn vị diện tích gieo trồng.
 Chia cắt các cộng đồng bản địa

12


Sự hình thành hồ làm mất đi hoặc chia cắt nơi cƣ trú của các cộng
đồng địa phƣơng, tác động tới sinh hoạt cộng đồng và truyền thống văn hóa
của họ.
Biện pháp khắc phục là:
- Lựa chọn vị trí công trình nhằm tránh tình trạng này.
- Tổ chức tái định cƣ cho cả cộng đồng có đời sống gắn bó với nhau
(nếu cần thiết).
 Di cư tự do vào vùng hồ
Các tuyến đƣờng giao thông và đƣờng truyền tải điện mới mở ra
trong vùng hồ sẽ tạo nên những luồng di cƣ khó kiểm soát, có khả năng dẫn
tới các hiện tƣợng phá rừng phòng hộ đầu nguồn và ven hồ, săn bắn thú trái
phép, đánh bắt cá vô tổ chức, ô nhiễm nƣớc hồ…
Các biện pháp khắc phục cần nghiên cứu là:
- Kiểm soát các luồng di cƣ này.
- Thực hiện các chƣơng trình phát triển nông thôn ở những nơi nhân
dân có nhiều khó khăn về đời sống.
 Kỹ thuật nông lâm nghiệp tại khu vực đầu nguồn
Kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp tại các khu vực đầu nguồn và ven

hồ trực tiếp ảnh hƣởng tới tuổi thọ phục vụ của hồ và chất lƣợng nƣớc
trong hồ. Để đảm bảo tuổi thọ của hồ cần có quy hoạch sử dụng đất tại các
khu vực này.
Các biện pháp khắc phục là:
- Cần thực hiện các kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp bền vững ở
đầu nguồn và ven hồ.

13


- Các dự án nông lâm nghiệp tại khu vực đầu nguồn cần xây dựng
báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng chi tiết phù hợp với yêu cầu quốc gia
cũng nhƣ yêu cầu của quốc tế. [1]
 Giai đoạn xây dựng dự án
 Các tác động môi trường tiêu cực trong giai đoạn thi công công
trình:
Trong giai đoạn thi công xây dựng có thể gây ra các tác động tới:
môi trƣờng không khí (nhƣ bụi, khí thải, tiếng ồn,… do các hoạt động nổ
mìn, vận chuyển chất thải và vận chuyển nguyên vật liệu, hoạt động của
các máy móc thiết bị thi công,…); môi trƣờng nƣớc (nhƣ tăng độ đục của
các dòng sông do đất đá thải, ngăn dòng phục vụ thi công ảnh hƣởng tới
dòng chảy tự nhiên, ô nhiễm nƣớc do hoạt động thi công xả chất thải chƣa
qua xử lý trực tiếp ra môi trƣờng và xuống lòng sông,…); môi trƣờng đất
(nhƣ xói mòn đất, ô nhiễm đất do ô nhiễm nƣớc, ô nhiễm không khí, các
chất ô nhiễm trên bề mặt ngấm xuống đất,…); mất rừng và gây mất nơi cƣ
trú của các loài sinh vật hoang dã; tai nạn giao thông do hoạt động vận
chuyển ra vào công trƣờng; an toàn lao động, vệ sinh và sức khỏe của công
nhân tại công trình và nơi ở.
Những biện pháp cần đƣợc nghiên cứu để khắc phục các tác động
tiêu cực nêu trên bao gồm:

- Kiểm soát ô nhiễm không khí và nƣớc.
- Bố trí hợp lý công trƣờng thi công.
- Quản lý và xử lý chất thải thi công và sinh hoạt.
- Các biện pháp chống xói mòn đất.

14


- Các biện pháp hoàn nguyên môi trƣờng sau khi kết thúc giai đoạn
thi công xây dựng.

Hình 1.2: Mất rừng phục vụ xây dựng Nhà máy thủy điện Nam Nghiệp 1
[5]
 Suy thoái chất lượng nước hồ
Chất lƣợng nƣớc hồ có khả năng bị suy thoái do các nguyên nhân:
các khu dân cƣ và sản xuất nông, công nghiệp xả nƣớc thải, rác thải vào hồ;
các phƣơng tiện giao thông thủy, đánh cá, nuôi cá làm nƣớc hồ bị nhiễm
bẩn bởi các chất hữu cơ, dầu mỡ.
Các biện pháp khắc phục bao gồm:
- Dọn sạch lòng hồ trƣớc khi tích nƣớc.
- Kiểm soát việc sử dụng phân bón, các hóa chất bảo vệ thực vật.
- Kiểm soát các phƣơng tiện vận tải, nuôi và đánh bắt thủy sản trên
hồ.

15


- Kiểm soát các nguồn thải trực tiếp vào hồ.
 Hình thành các bãi bồi ở cửa sông, suối đổ vào hồ
Phù sa và bùn cát thƣờng lắng đọng thành bãi bồi tại các cửa sông,

suối đổ vào hồ. Các bãi này làm cho nƣớc ở phần trên cửa sông, suối bị
dềnh lên, gây úng lụt.
Các biện pháp khắc phục bao gồm:
- Xây các công trình nắn dòng xả cát.
- Nạo vét cửa sông suối. [1]
 Giai đoạn vận hành Nhà máy
 Phát triển các loài thực vật thuỷ sinh trong hồ chứa
Sau một thời gian hồ đƣợc tích nƣớc có khả năng sẽ có nhiều loài cỏ,
bèo, rong, tảo phát triển trong hồ làm giảm hiệu quả cấp nƣớc, gây cản trở
cho hoạt động giao thông thủy, tổn hại cho nghề cá.
Các biện pháp khắc phục cần xem xét gồm có:
- Dọn sạch lòng hồ trƣớc khi tích nƣớc.
- Thƣờng xuyên giám sát chất lƣợng nƣớc trong hồ.
 Bồi lắng và bùn cát trong hồ
Hiện tƣợng bồi lắng và gia tăng lƣợng bùn cát trong hồ làm giảm
dung tích hữu ích của hồ.
Các biện pháp khắc phục gồm có:
- Không phá rừng đầu nguồn và ven hồ.
- Tích cực trồng cây, gây rừng.
- Xả cát qua cống ngầm dƣới đập, xả nƣớc lũ chứa phù sa.

16


- Xây các công trình nắn dòng xả cát.
- Nạo vét cửa sông suối.
 Suy giảm độ phì nhiêu của các cánh đồng ven sông
Do lũ bị khống chế nên các bãi bồi ven sông vốn là các vùng đất phì
nhiêu sẽ bị suy giảm độ màu mỡ, gây giảm sút năng suất và chất lƣợng sản
phẩm nông nghiệp.

Biện pháp khắc phục là phải xả các trận “lũ nhân tạo” với nƣớc
nhiều phù sa nhằm đem lại độ mầu mỡ cho các khu vực ven sông.
 Mặn hóa vùng đồng bằng sát biển
Sự giảm bớt lƣu lƣợng dòng chảy tại các cửa sông đổ vào biển do tác
dụng điều tiết của hồ sẽ gây nên hiện tƣợng xâm nhập mặn làm cho các
vùng bãi và đất thấp gần cửa sông hóa mặn. Các loại thực vật có thể bị chết
hoặc giảm năng suất.
Biện pháp khắc phục là điều tiết lƣu lƣợng xả từ hồ để “đuổi mặn”.
 Mặn hóa vùng cửa sông
Nếu dòng chảy qua cửa sông quá bé so với lƣu lƣợng tự nhiên trƣớc
khi có hồ thì hiện tƣợng tăng độ mặn của nƣớc vùng cửa sông và mặn hóa
các bãi cửa sông có thể xảy ra.
Biện pháp khắc phục là về mùa khô phải duy trì một lƣu lƣợng nƣớc
ngọt chảy ra biển bằng lƣu lƣợng trƣớc khi có hồ.
 Ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản trên sông
Hồ chứa và đập thuỷ điện có thể làm giảm sản lƣợng khai thác thủy
sản do thay đổi chế độ dòng chảy của sông, thay đổi độ đục và chất lƣợng
nƣớc sông, ngăn cản đƣờng di cƣ của các loại cá (đặc biệt là vào mùa sinh
sản khi cá bơi ngƣợc dòng về phía thƣợng nguồn để tìm thức ăn và bãi đẻ).

17


×