Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ (CHỦ ĐỀ) LỊCH SỬ 7 KÌ 1 THEO CV 3280 MỚI NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.56 KB, 30 trang )

CHỦ ĐỀ MÔN LỊCH SỬ 7 THEO CV 3280/2020 BGD&ĐT
TÊN CHỦ ĐỀ: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN ( Số tiết: 8 tiết)
Tiết theo phân phối chương trình: 22,23,24,25,26,27,28,29
Tuần dạy: 11,12,13,14,15
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. Sự thành lập nhà Trần và củng cố chế độ phong kiến tập quyền
1. Nhà Trần thành lập
a. Nhà Lý sụp đổ
b. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền
c. Pháp luật thời Trần
2. Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế
a. Quân đội
b. Quốc phòng
c. Phục hồi và phát triển kinh tế thời Trần
II. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhà Trần
1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
a. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
b. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ
2. Cuộc kháng lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
a. Chủ trương của nhà Nguyên


b. Kế hoạch đối phó của nhà Trần
c. Diễn biến
d. Kết quả
3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)
a. Chuẩn bị của ta
b. Diễn biến
c. Kết quả
d. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lich sử
III. Tình hình kinh tế, văn hóa thời Trần


1. Sự phát triển kinh tế
a. Nông nghiệp
b. Thủ công nghiệp
c. Thương nghiệp
2. Sự phát triển văn hóa
a. Đời sống văn hoá
b. Văn học
c. Giáo dục và khoa học kĩ thuật
d. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:
1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được:
- Hoàn cảnh thành lập nhà Trần.


- Tổ chức bộ máy Nhà nước thời Trần.
- Nội dung luật pháp thời Trần.
- Nhà Trần đã xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.
- Những biện pháp phục hồi và phát triển kinh tế thời Trần.
- Chủ trương chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân
Mông Cổ.
- Diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ.
- Việc chuẩn bị xâm lược lần thứ hai của nhà Nguyên chu đáo hơn so với lần xâm lược thứ
nhất.
- Diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên.
- Âm mưu quyết xâm lược Đại Việt lần thứ ba của quân Nguyên.
- Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống lại nhà Nguyên với các
trận đánh lớn: Vân Đồn, Bạch Đằng và giành thắng lợi vẻ vang. - Hiểu được vì sao ở thế
kỷ XIII, trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên quân dân Đại Việt
đều giành thắng lợi.
- Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược.

- Biết được một số nét chính về tình hình kinh tế- xã hội của nước ta thời Trần.
- Biết được một số thành tựu phản ánh sự phát triển của văn hoá – giáo dục- khoa học –
kỹ thuật thời Trần đạt đến trình độ cao, có nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu..
- Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ta dưới thời Trần rất phong phú và đa dạng.
- Một nền văn học phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc, làm rạng rỡ cho nền văn hóa
Đại Việt.
2. Kỹ năng:
- Đánh giá các thành tựu xây dựng Nhà nước pháp luật thời Trần.
- Làm quen với phương pháp so sánh.
- Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đo, bản đồ.
- Đọc và vẽ lược đồ, phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để thuật lại, tóm tắt cc sự kiện lịch sử.


- Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử trong 3 lần kháng chiến để rút ra nhận xét
chung.
- Nhận xét, đánh giá các thành tựu kinh tế - văn hoá .
- So sánh sự phát triển giữa thời Lý và Trần.
- Giúp học sinh nhìn nhận sự phát triển về xã hội và văn hoá qua phương pháp so sánh với
thời kỳ trước.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét những thành tựu văn hoá đặc sắc.
3. Thái độ:
- Tự hào về lịch sử dân tộc, về ý thức tự lập tự cường của ông cha ta thời Trần.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào, truyền thống dân tộc đối với công cuộc xây dựng,
củng cố và phát triển dưới thời Trần.
- Giáo dục học sinh ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta
trong cuộc kháng chiến.
- Giáo dục học sinh lòng căm thù giặc ngoại xâm, niềm tự hào dân tộc.
- Giáo dục lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc ngoại xâm, chống giặc giữ nước, niềm tự hào

về truyền thống hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc.
- Bài học kinh nghiệm lịch sử về tinh thần đoàn kết dân tộc.
- Tự hào về nền văn hoá dân tộc thời Trần.
- Bồi dưỡng ý thức giữ gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.
- Bồi dưỡng ý thức dân tộc và niềm tự hào về một thời lịch sử có nền văn hoá riêng, mang
đậm bản sắc dân tộc.


Nội dung
chủ đề
I. Sự thành lập
nhà Trần và
củng cố chế độ
phong kiến tập
quyền

II.
Cuộc
kháng
chiến
chống
ngoại
xâm của nhà
Trần

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp


Vận dụng cao

- Biết được vị
vua cuối cùng
của nhà Lý.
- Biết được tên
gọi của luật
pháp thời Trần.
- Biết được tổ
chức trong quân
đội nhà Trần.
- Biết được
trước khi xâm
lược Đại Việt,
tướng Mông Cổ
đã sai sứ giả ba
lần đưa thư đe
dọa và dụ hàng
vua Trần.
- Biết được
quyết tâm của
nhà
Nguyên
xâm lược Đại
Việt lần thứ ba.

-Hiểu
được
hoàn cành thành

lập nhà Trần.
-Hiểu
được
chính sách quân
đội của nhà
Trần.

- Vẽ được sơ đồ
bộ máy Nhà
nước thời Trần.
- Nhận xét được
giữa bộ Quốc
triều hình luật
thời Trần với bộ
Hình thư thời
Lý.

- Nhận xét được
tình hình kinh tế
thời Trần trước
và sau cuộc
kháng
chiến
chống
quân
Mông

Nguyên.

- Hiểu được

mục đích của
quân Mông Cổ
xâm lược Đại
Việt.
- Hiểu được
những sự kiện
thể hiện ý chí
quyết chiến của
quân dân thời
Trần
chống
quân xâm lược
Nguyên lần thứ
hai.
III. Tình hình - Biết được tình - Hiểu được sự
kinh tế, văn hình kinh tế thời khác nhau về
hóa thời Trần
Trần sau chiến địa vị giữa các
tranh.
tầng lớp trong
xã hội thời Trần.

Trình bày được
những đóng góp
của Trần Quốc
Tuấn trong ba
lần kháng chiến
chống
quân
Mông


Nguyên.

Nhận xét được
mức độ khác
nhau về sự phân
hóa các tầng lớp
xã hội dưới thời
Trần so với thời
Lý.

So sánh được sự
khác nhau về
phát triển tôn
giáo giữa thời
Trần với thời
Lý.


4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, hợp tác, sử
dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt của bộ môn: tái hiện lịch sử, hiện tượng, nhân vật lịch sử, năng lực
hình thành bộ môn Lịch sử: so sánh, phân tích,phản biện, khái quát, nhận xét, rút ra bài
học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử.
III. XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU
IV. BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/BÀI TẬP
A. Câu hỏi cấp độ nhận biết
1. Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý là ai?
a. Lý Thánh Tông b. Lý Chiêu Hoàng c. Lý Thường Kiệt d. Lý Kế Nguyên.

2. Bộ luật thời Trần có tên gọi là
a. Hình thư
b. Hình luật
c. Quốc triều hình luật
d. Luật Hồng Đức.
3. Quân đội nhà Trần gồm có mấy bộ phận chính:
a. Hai
b. Ba
c. Bốn
d. Năm.
4. Sứ giả Mông Cổ đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần?
a. Hai
b. Ba
c. Bốn
d. Năm.
5. Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba.
6. Tình hình kinh tế thời Trần như thế nào?
B. Câu hỏi cấp độ thông hiểu
1. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
2. Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách nào?
3. Nhận xét bộ Quốc triều hình luật thời Trần so với bộ Hình thư thời Lý.
4. Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
5. Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết chiến của quân dân thời Trần chống quân xâm lược
Nguyên lần thứ hai?
6. Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào và cho biết địa vị của các tầng lớp đó?
C. Câu hỏi cấp độ vận dụng thấp
1. Vẽ sơ đồ bộ máy Nhà nước thời Trần.
2. Nhận xét bộ Quốc triều hình luật thời Trần so với bộ Hình thư thời Lý.
3. Mức độ phân hóa các tầng lớp xã hội dưới thời Trần có gì khác so với thời Lý?
D. Câu hỏi cấp độ vận dụng cao

1. Nhận xét tình hình kinh tế thời Trần trước và sau cuộc kháng chiến chống quân Mông –
Nguyên.


2. Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống
quân Mông – Nguyên.
3. Vì sao thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển và địa vị địa vị của Nho giáo ngày càng
được nâng cao?
V. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ nước Đại Việt thời Trần. Sơ đồ tổ chức bộ máy quan
lại, đơn vị hành chính thời Trần. Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài dạy. Lược đồ
kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ. Lược đồ kháng chiến lần thứ hai chống quân
xâm lược Nguyên (1285), bài “Hịch tướng sĩ". Lược đồ kháng chiến lần thứ ba chống
quân xâm lược Nguyên.
2. Chuẩn bị của học sinh: Quan sát bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh và trả lời câu hỏi. Tìm hiểu
bài trước. Trả lời câu hỏi – Đoạn trích Hịch tướng sĩ. Tìm hiểu bài ở nhà trước khi vào lớp.
Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
VI. TỒ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài học: (5 phút)
Cho những học sinh nhắc lại kiến thức về những nguyên nhân làm cho triều đại Tiền Lê
sụp đỗ dẫn đến sự thành lập nhà Lý. Sự phát triển kinh tế và đời sống văn hóa của nhà Lý.
3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Biết được những bánh xe lịch sử các triều đại phong kiến là sự suy thoái của
triều đại này là điều kiện tất yếu hình thành một triều đại khác phát triển nổi bật rồi lại bị
suy vong nhường chỗ cho một triều đại mới.
- Phương thức:
+ Đàm thoại, câu hỏi, bài tập, gợi mở, …
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi

Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào, năm nào? Trong quá trình tồn tại đã trải qua
những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào? Tình hình kinh tế - xã hội ra sao?
- Dự kiến sản phẩm (gợi ý sản phẩm):
+ Nhà Lý suy yếu, năm 1226.
+ Trải qua ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Đây là đội quân
hùng mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ, đã đánh Nam dẹp Bắc từ châu Á đến châu Âu
nhưng khi vào Đại Việt thì luôn luôn bị bại trận.


+ Sau khi được thành lập, nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm khuyến
khích phát triển kinh tế dẫn đến những biến đổi xã hội sâu sắc theo chiều hướng giữ gìn và
phát huy của dân tộc.
- Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới:
Sau khi nhà Lý thành lập và phát triển thì cũng đến ngày suy vong nhường chỗ cho một
triều đại khác. Đó là triều đại nhà Trần, trong quá trình tồn tại đã trải qua những cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược nào? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học với chủ đề:
“Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII)”.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Sự thành lập nhà Trần và củng cố chế độ phong kiến tập quyền
1. Nhà Trần thành lập
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Hoàn cảnh thành lập, tổ chức bộ máy Nhà nước và nội dung luật pháp nhà
Trần.
+ Kĩ năng: Tìm hiểu tài liệu, đánh giá, nhận xét.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập, ...
+ Hoạt động nhóm


Hoạt động của giáo viên và học sinh

- Giáo viên: chia học sinh thành 6 nhóm:
+ Nhóm 1,4: Nhà Trần được thành lập trong
hoàn cản nào?
+ Nhóm 2,5: Tổ chức bộ máy Nhà nước ra
sao?
+ Nhóm 3,6: Nội dung chính của pháp luật thời
Trần?
- Học sinh: dựa vào sách giáo khoa để trả lời
- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)
+ Vua quan chỉ lo ăn chơi
+ Nhân dân đói khổ, nổi dậy đấu tranh
+ Nhà Lý phải dựa vào họ Trần
+ Bộ máy quan lại giống thời Lý
+ Xác định và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
+ Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
- Học sinh: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, trình
bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản
phẩm của học sinh

Nội dung chính (kiến thức cần đạt)
a. Nhà Lý sụp đổ
- Vua quan chỉ lo ăn chơi xa đọa, không
quan tâm đến đời sống nhân dân.
- Lũ lụt, hạn hán, mất mùa xảy ra liên
miên  nhân dân đói khổ, nổi dậy đấu
tranh.
- Một số thế lực phong kiến nổi dậy,
Nhà Lý phải dựa vào họ Trần để chống

lại các cuộc nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (1226) Lý
Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần
Cảnh. Nhà Trần thành lập
b. Nhà Trần củng cố chế độ phong
kiến tập quyền
- Bộ máy quan lại giống thời Lý, được
tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương
tập quyền.
- Đứng đầu là vua, sớm nhường ngôi
cho con và tự xưng là Thái thượng
hoàng.
- Các quan được sắp xếp vào sảnh viện.
- Đặt thêm các chức quan: Quốc sử viện,
Thái y viện, Hà đê Sứ, Khuyến nông sứ,
Đồn điền sứ.
- Cả nước chia làm 12 lộ, dưới lộ có phủ,
châu, huyện, xã.
c. Pháp luật thời Trần
- Ban hành bộ Quốc triều hình luật.
Nội dung:
+ Xác định và bảo vệ quyền tư hữu tài
sản.
+ Quy định cụ thể việc mua bán ruộng
đất.
- Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử,


kiện cáo



2. Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Nhà Trần đã xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng và những biện pháp
để phục hồi và phát triển kinh tế.
+ Kĩ năng: Tìm hiểu tài liệu, nhận xét.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập, ...
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ cặp đôi


Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: Quân đội được tổ chức như thế
nào?
- Học sinh: dựa vào sách giáo khoa để trả lời
- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)
+ Gồm có hai bộ phận
+ Chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Học sinh: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, trình
bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản
phẩm của học sinh
- Giáo viên: Nhà Trần xây dựng quốc phòng ra
sao?
- Học sinh: dựa vào sách giáo khoa để trả lời
- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)
+ Cử tướng giỏi cầm quân giữ vị trí hiểm yếu
+ Thường xuyên kiểm tra việc canh phòng

- Học sinh: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, trình
bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản
phẩm của học sinh
- Giáo viên: Nhà Trần đã thực hiện biện pháp
nào để phục hồi và phát triển kinh tế?
- Học sinh: dựa vào sách giáo khoa để trả lời
- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)
+ Nông nghiệp
+ Thủ công nghiệp
+ Thương nghiệp
- Học sinh: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, trình
bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản

Nội dung chính (kiến thức cần đạt)
a. Quân đội
- Gồm có hai bộ phận Cấm quân và
quân ở các lộ.
- Ngoài ra còn có hương binh và quân
của các vương hầu.
- Quân đội được tuyển dụng theo chính
sách “ngụ binh ư nông”.
- Chủ trương: “Quân lính cốt tinh nhuệ,
không cốt đông”.
- Quân đội thường xuyên học binh
pháp và luyện võ nghệ.
b. Quốc phòng
- Cử tướng giỏi cầm quân giữ vị trí

hiểm yếu nhất là biên giới phía Bắc.
- Vua Trần thường xuyên kiểm tra việc
canh phòng.

c. Phục hồi và phát triển kinh tế thời
Trần
* Nông nghiệp:
- Nhà Trần đẩy mạnh công cuộc khẩn
hoang.
- Cho đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
 Nông nghiệp phục hồi và phát triển
nhanh chóng.


phẩm của học sinh

* Thủ công nghiệp:
- Có các xưởng thủ công nhà nước sản
xuất nhiều sản phẩm.
- Các làng nghề thủ công trong nhân
dân được chú trọng.
* Thương nghiệp:
- Chợ mọc lên ngày càng nhiều.
- Thăng Long có 61 phường
- Các cửa biển là nơi buôn bán tấp nập
với thương nhân nước ngoài như: Hội
Thống, Hội Triều . . .


II. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhà Trần

1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Biết được âm mưu xâm lược của quân Mông Cổ. Chủ trương chính
sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với chúng.
+ Kĩ năng: Tìm hiểu tài liệu, nhận xét.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập, ...
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ cặp đôi


Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: Âm mưu của Mông Cổ đối với
Đại Việt là gì?
- Học sinh: dựa vào sách giáo khoa để trả lời
- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)
+ Làm bàn đạp tấn công Nam Tống nhằm xâm
chiếm toàn bộ Trung Quốc
+ Cử sứ giả sang buộc vua tôi nhà Trần đầu
- Học sinh: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, trình
bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản
phẩm của học sinh
- Giáo viên: Trước thái độ đó, nhà Trần đã
chuẩn bị và tiến hành kháng chiến ra sao?
- Học sinh: dựa vào sách giáo khoa để trả lời
- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)
+ Chuẩn bị của nhà Trần
+ Diễn biến cuộc kháng chiến

+ Kết quả của cuộc kháng chiến
- Học sinh: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, trình
bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản
phẩm của học sinh

Nội dung chính (kiến thức cần đạt)
a. Âm mưu xâm lược Đại Việt của
Mông Cổ
- Mông Cổ quyết tâm xâm lược Đại
Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống
nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc.
- Năm 1257, tướng Ngột Lương Hợp
Thai cử sứ giả sang buộc vua tôi nhà
Trần đầu hàng.
- Vua Trần hạ lệnh bắt giam sứ giả.

b. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành
kháng chiến chống quân Mông Cổ
* Chuẩn bị của nhà Trần
- Cả nước sắm sửa vũ khí.
- Các đội dân binh được thành lập, ngày
đêm luyện tập võ nghệ.
- Phòng thủ biên giới.
* Diễn biến
- Tháng 01/1258, Ngột Lương Hợp Thai
chỉ huy 3 vạn quân tiến vào nước ta theo
đường sông Thao.
- Bị quân ta chặn đánh ở vùng Bình Lệ
Nguyên.

- Trước thế giặc mạnh quân ta rời khỏi
Thăng Long về Thiên Mạc và thực hiện
kế hoạch “vườn không nhà trống”.
- Khi thời cơ đến quân ta mở cuộc phản
công ở Đông Bộ Đầu.
* Kết quả


- Ngày 29/01/1258, quân Mông Cổ phải
rút khỏi Thăng Long.
- Đến Quy Hoá bị quân Hà Bổng tập
kích đánh tan.
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.


2. Cuộc kháng lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Biết được việc chuẩn bị xâm lược lần thứ hai của nhà Nguyên chu đáo
hơn so với lần xâm lược thứ nhất. Diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến lần thứ hai chống
quân xâm lược Nguyên.
+ Kĩ năng: Tìm hiểu tài liệu, tư duy, phân tích.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập, ...
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi


Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: chia học sinh thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược
Champa và Đại Việt nhằm mục đích gì?

+ Nhóm 2: Tại sao quân Nguyên đánh Champa
trước, đánh Đại Việt sau?
+ Nhóm 3: Kết quả như thế nào?
- Học sinh: các nhóm dựa vào sách giáo khoa,
suy nghĩ, phân tích để trả lời
- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)
+ Làm bàn đạp, mở rộng phạm vi thống trị.
+ Thực hiện kế hoạch “gọng kìm”
+ Kế hoạch của nhà Nguyên bị tan vỡ
- Học sinh: các nhóm nghiên cứu tài liệu, trao
đổi, trình bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản
phẩm của các nhóm
- Giáo viên: Nhà Trần đã chuẩn bị cho cuộc
kháng chiến lần thứ hai như thế nào?
- Học sinh: dựa vào sách giáo khoa, suy nghĩ,
phân tích để trả lời
- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)
+ Mở các cuộc Hội nghị
+ Trần Hưng Đạo chỉ huy cuộc kháng chiến
+ Tổ chức các cuộc tập trận lớn và duyệt binh
- Học sinh: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, trình
bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản
phẩm của học sinh
- Giáo viên: Nhận xét gì về kết quả của cuộc
kháng chiến?
- Học sinh: dựa vào sách giáo khoa, suy nghĩ,


Nội dung chính (kiến thức cần đạt)
a. Chủ trương của nhà Nguyên
- Vua Nguyên hạ lệnh đánh Cham-Pa
trước  tấn công Đại Việt.
- Năm 1283, hơn 01 vạn quân Nguyên
do Toa Đô chỉ huy xâm lược Cham-Pa.
- Quân dân Cham-Pa chiến đấu anh
dũng, kế hoạch của Nhà Nguyên bước
đầu tan vơ.
- Toa Đô phải cố thủ ở phía Bắc ChamPa chờ phối hợp đánh Đại Việt.
b. Kế hoạch đối phó của nhà Trần
- Năm 1282, mở hội nghị Bình Than
(Chí Linh-Hải Dương) họp các vương
hầu, quan lại để bàn kế đánh giặc.
- Trần Quốc Tuấn được cử làm chỉ huy
kháng chiến. ông soạn bài Hịch tướng sĩ
để động viên binh sĩ.
- Năm 1285, mời các bô lão họp Hội
nghị Diên Hồng.
- Binh sĩ ngày đêm luyện tập và thích
lên cánh tay 2 chữ “sát thát”.
c. Diễn biến
- Cuối tháng 01/1285, Thoát Hoan chỉ
huy 50 vạn quân tiến vào nước ta.
- Sau vài trận đánh quân ta rút về Vạn
Kiếp để bảo toàn lực lượng. Sau đó rút
khỏi Thăng Long về Thiên Trường và
thực hiện “vườn không nhà trống”
- Lúc đó Toa Đô từ phía Nam đánh

lên thế gọng kìm để tiêu diệt quân ta.
Quân ta chiến đấu anh dũng, Thoát Hoan
rút về Thăng Long, lâm vào tình thế bị
động.
- Tháng 5/1285, quân nhà Trần phản


phân tích để trả lời
- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)
+ Địch sử dụng một lực lượng lớn với quyết
tâm cao hòng chiếm được Đại Việt
+ Nhà Trần thực hiện các chủ trương trong
cách đánh giặc
Mở các cuộc Hội nghị
- Học sinh: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, trình
bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản
phẩm của học sinh

công đánh bại quân Nguyên ở nhiều nơi:
Hàm Tử, Chương Dương . . .
d. Kết quả
- Giặc phần lớn bị giết, số còn lại bỏ
chạy về nước.
- Sau hơn hai tháng phản công, quân ta
đánh tan hơn 50 vạn quân
Nguyên.
Cuộc kháng chiến lần hai kết thúc thắng
lợi.



3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Hiểu được âm mưu quyết xâm lược Đại Việt lần thứ ba của quân
Nguyên. Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống lại nhà Nguyên với
các trận đánh lớn: Vân Đồn, Bạch Đằng và giành thắng lợi vẻ vang.
+ Kĩ năng: Tìm hiểu tài liệu, phân tích, nhận xét.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập, ...
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi


Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: Nhà Nguyên chuẩn bị cho cuộc
xâm lược Đại Việt lần thứ ba như thế nào?
Nhận xét so với hai lần trước.
- Học sinh: dựa vào sách giáo khoa, phân tích
để trả lời
- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)
+ Huy động một lực lượng lớn, hùng mạnh
+ Có sự phối hợp giữa quân thủy và quân bộ
+ Hàng trăm chiến thuyền, đoàn huyền lương
 Chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, thể hiện rõ
quyết tâm thôn tính bằng được nước ta
- Học sinh: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, trình
bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản
phẩm của học sinh

- Giáo viên: chia học sinh thành 6 nhóm
+ Nhóm 1,2: Sau trận Vân Đồn, tình thế của
quân Nguyên như thế nào?
+ Nhóm 3,4: Vì sao Trần Hưng Đạo chọn cửa
sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến với
địch?
+ Nhóm 5,6: Cách đánh giặc của nhà Trần
trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống
và khác hai lần trước?
- Học sinh: dựa vào sách giáo khoa để trả lời
- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)
+ Quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương
thực, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước
+ Bạch Đằng là một con sông lớn, đổ ra biển,
con nước triều lên – xuống hàng ngày
+ Giống: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, chờ
thời cơ để phản công, “vườn không nhà

Nội dung chính (kiến thức cần đạt)
* Chuẩn bị của ta:
- Vua Trần khẩn trương chuẩn bị kháng
chiến.
- Tăng cường quân ở nơi hiểm yếu.
Nhất là biên giới, vùng biển.
* Diễn biến:
- Cuối tháng 12/1287, quân Nguyên tấn
công Đại Việt.
- Năm 1288, Thoát Hoan chiếm được
Vạn Kiếp.

- Quân thủy do Ô Mã Nhi chỉ huy cũng
kéo vào Vạn Kiếp.
- Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở
Vân Đồn để tiêu diệt đoàn thuyền lương
của địch.
- Khi đoàn thuyền lương của Trương
Văn Hổ đến, bị quân ta tấn công dồn
dập.
* Kết quả:
- Phần lớn bị đắm, số còn lại bị quân ta
chiếm lấy.
- Tháng 01/1288, Thoát Hoan chia làm
3 đạo tiến vào Thăng Long trống vắng.
- Thăng Long có nguy cơ bị cô lập,
Thoát Hoan quyết định rút về Vạn Kiếp
và sau đó rút về nước bằng 2 đường.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở hai
mặt trận thủy, bộ.
- Đầu tháng 4/1288, Ô Mã Nhi rút về
theo đường sông Bạch Đằng.
- Toàn bộ cánh quân thuỷ bị tiêu diệt,
Ô Mã Nhi bị bắt sống.
- Đường bộ: theo hướng Lạng Sơn, rút
về Quảng Tây bị tập kích nhiều nơi.


trống”
+ Khác: tập trung tiêu diệt thuyền lương
trước, chủ động bố trí trận địa cọc ngầm trên
sông Bạch Đằng

- Học sinh: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, trình
bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản
phẩm của học sinh

- Cuộc kháng chiến lần ba chống quân
Nguyên kết thúc thắng lợi.
* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa
lich sử
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân, các
thành phần dân tộc đều tham gia đánh
giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo
thành khối đoàn kết toàn dân.
+ Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi
mặt. Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm
chăm lo cho nhân dân bằng nhiều biện
pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình
với nhân dân.
+ Tinh thần hi sinh, quyết chiến của
toàn dân, đặc biệt là quân đội nhà Trần.
+ Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn,
sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là
của vua Trần Nhân Tông, các danh
tướng, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển
sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị
động để tiêu diệt chúng giành thắng lợi.
- Ý nghĩa lich sử:
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm
lược của quân Mông – Nguyên, bảo vệ

được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ
quyền quốc gia của dân tộc.
+ Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh
bại mọi kẻ thù xâm lược.
+ Góp phần xây dựng truyền thống
quân sự của nhân dân ta.
+ Để lại những kinh nghiệm quý giá.
+ Góp phần ngăn chặn những cuộc
xâm lược của quân Nguyên đối với các
nước khác.


III. Tình hình kinh tế, văn hóa thời Trần
1. Sự phát triển kinh tế
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Biết được một số nét chính về tình hình kinh tế nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp của nước ta thời Trần.
+ Kĩ năng: Tìm hiểu tài liệu, quan sát, phân tích.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi
+ Hoạt động nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: chia học sinh thành 6 nhóm Tình
hình kinh tế đất nước Đại Việt dười thời Trần
sau chiến trang như thế nào?
+ Nhóm 1, 6: Nông nghiệp
+ Nhóm 2, 5: Thủ công nghiệp
+ Nhóm 3, 4: Thương nghiệp
- Học sinh: các nhóm dựa vào sách giáo khoa
để trả lời

- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)
+ Nông nghiệp: mở rộng diện tích, lập điền
trang
+ Thủ công nghiệp: Nhà nước ở rộng nhiều
ngành nghề; làng - phường nghề
+ Thương nghiệp: Chợ nhiều nơi, Thăng
Long, Vân Đồn
- Học sinh: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, trình
bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản
phẩm của học sinh

Nội dung chính (kiến thức cần đạt)
a. Nông nghiệp:
- Đẩy mạnh công cuộc khai hoang, mở
rộng diện tích.
- Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân
nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà
Trần ban thái ấp cho quý tộc.
b. Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp do Nhà nước trực tiếp
quản lí phát triển và mở rộng nhiều
ngành nghề: làm gốm, dệt vải, đóng
thuyền . . .
- Một số thợ thủ công cùng nghề hợp lại
thành làng nghề hoặc phường nghề.
c. Thương nghiệp:
- Chợ búa mọc lên nhiều nơi.
- Thăng Long là trung tâm kinh tế của cả

nước.
- Vân Đồn vẫn là nơi trao đổi buôn bán
với thương nhân nước ngoài.


2. Sự phát triển văn hóa
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Biết được một số thành tựu phản ánh sự phát triển của văn hoá – giáo
dục – khoa học – kỹ thuật thời Trần đạt đến trình độ cao, có nhiều công trình nghệ thuật
tiêu biểu. Đời sống văn hoá tinh thần rất phong phú và đa dạng. Có một nền văn học
phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc, làm rạng rỡ cho nền văn hóa Đại Việt.
+ Kĩ năng: Tìm hiểu tài liệu, quan sát, giải thích.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi


Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: chia học sinh thành 4 nhóm Đời
sống văn hóa thời Trần có những điểm nào nổi
bật?
+ Nhóm 1: Tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa dân
gian
+ Nhóm 2: Văn học
+ Nhóm 3: Giáo dục và khoa học kỹ thuật
+ Nhóm 4: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
- Học sinh: các nhóm dựa vào sách giáo khoa
để trả lời
- Giáo viên: dự kiến sản phẩm (gợi ý sản
phẩm)

+ Tín ngưỡng: thờ cúng; tôn giáo: Phật giáo,
Nho giáo; văn hóa dân gian: ca hát, nhảy
múa, chèo tuồng
+ Văn học: mang đâm bản sắc dân tộc, có
nhiều tác giả - tác phẩm nổi tiếng
+ Giáo dục: nhiều trường học; khoa học kỹ
thuật: Sử học, quân sự, Y học, Thiên văn học,
kỹ thuật đóng tàu lớn
+ Kiến trúc: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô;
điêu khắc: tượng hổ, sư tử, hình rồng
- Học sinh: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, trình
bày sản phẩm
- Giáo viên: nhận xét, đánh giá hoạt động, sản
phẩm của học sinh

Nội dung chính (kiến thức cần đạt)
a. Đời sống văn hoá
- Tín ngưỡng dân gian được duy trì và
phát triển: thờ cúng tổ tiên và các anh
hùng dân tộc . . .
- Đạo phật phát triển nhưng không
bằng thời Lý.
- Nho học ngày càng phát triển, địa vị
nho giáo ngày càng cao và được trọng
dụng.
- Các hình thức sinh hoạt văn hoá dân
gian: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng . . .
được phổ biến.
- Tập quán sống giản dị.
b. Văn học

- Văn học chữ Hán và chữ Nôm rất
phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc,
chứa đựng lòng yêu nước, tự hào dân
tộc.
- Có nhiều tác giả nổi tiếng với những
tác phẩm đặc sắc như: Trần Quốc Tuấn,
Trần Quang Khải…
c. Giáo dục và khoa học kĩ thuật
* Giáo dục:
- Trường Quốc tử giám mở rộng việc
thi cử được tổ chức đều đặn, nề nếp.
- Các lộ, phủ đều có trường học.
* Khoa học kĩ thuật:
- Sử học: Năm 1272, Lê Văn Hưu đã
soạn bộ “Đại Việt sử ký” gồm 20 quyển,
khẳng định sự tồn tại, độc lập lâu đời của
nước ta.
- Quân sự: có binh thư yếu lược.
- Y học: Thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên
cứu và chữa bệnh bằng thuốc nam.


×