Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cân bằng tài khoản vãng lai của các thị trường mới nổi khu vực châu á thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP.HCM 

Hoàng Thị Kim Yến

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ THỰC VÀ CÂN BẰNG
TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI
NỔI KHU VỰC
CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP.HCM 

Hoàng Thị Kim Yến

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ THỰC VÀ CÂN BẰNG
TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI
NỔI KHU VỰC
CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số : 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Trần Ngọc Thơ



TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại Học Kinh Tế
Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
gia đình, Quý Thầy Cô và bạn bè.
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài “ MỐI QUAN HỆ GIỮA
TỶ GIÁ THỰC VÀ CÂN BẰNG TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA CÁC THỊ
TRƯỜNG MỚI NỔI KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS
Trần Ngọc Thơ, tôi không sao chép các công trình nghiên cứu của bất cứ ai.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc và được trích dẫn rõ
ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của luận văn này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện đề tài này, song khó tránh phải
những thiếu sót nhất định. Do đó, tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý Cô
để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cám ơn.
Cuối cùng, tôi xin chúc tất cả các Thầy, Cô, gia đình, bạn bè luôn dồi dào
sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Kim Yến


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................... 2
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu .............................................. 3
1.3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu .......................................................... 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
1.5. Bố cục bài nghiên cứu ............................................................................ 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
.............................................................................................................................. 5
2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 5
2.1.1. Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai và tỷ giá
thực 5
2.1.2. Lý thuyết về tài khoản vãng lai, tỷ giá thực, tổng sản phẩm quốc nội 6
2.2.
Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai và
tỷ giá thực .......................................................................................................... 8
CHƯƠNG 3. MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. Mô tả dữ liệu và nguồn số liệu ............................................................. 14
3.1.1. Mẫu quan sát ..................................................................................... 14
3.1.2. Mô tả biến và nguồn số liệu .............................................................. 15
3.2.
Các phương pháp nghiên cứu ............................................................... 17
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu sự kiện ...................................................... 17
3.2.2. Mô hình hiệu chỉnh sai số vector (VECM) ....................................... 18
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .. 20
4.1.
Phân tích theo phương pháp nghiên cứu sự kiện .................................. 20
4.1.1. Sự đảo chiều thâm hụt của tài khoản vãng lai................................... 24

4.1.2. Sự đảo chiều thặng dư của tài khoản vãng lai ................................... 24
4.1.3. Phân tích sự kiện ở cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 .............. 25
4.1.4. Kiểm định t-statistic để đánh giá kiểm định kết quả nghiên cứu sự
kiện
28
4.2.
Phân tích theo mô hình VECM ............................................................ 29


4.2.1. Xác định một vector hiệu chỉnh sai số.............................................. 30
4.2.2. Kiểm định nghiệm đơn vị................................................................. 31
4.2.3. Xác định độ trễ tối ưu....................................................................... 31
4.2.4. Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen.......................32
4.2.5. Kiểm định sự tự tương quan của phần dư......................................... 35
4.2.6. Kiểm định tính ổn định của mô hình................................................. 35
4.2.7. Kiểm định tính dừng của phần dư..................................................... 35
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.......................................... 36
5.1. Kết luận nội dung nghiên cứu.............................................................. 36
5.2. Đóng góp mới của đề tài...................................................................... 36
5.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo..................37
KẾT LUẬN...................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADB
CA
EMEs

FED
GDP
NEER
QE
OECD
RER
REER
VAR
VECM
VND
USD

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

Asian Devepopment Bank
Current account
Emerging-market economies
Federal Reserve System
Gross domestic product
Norminal effective Exchange
rate
Quantitative easing

Ngân hàng Phát triển châu Á
Tài khoản vãng lai
Các thị trường kinh tế mới nổi
Hệ thống dự trữ liên bang
Tổng sản phẩm quốc nội

Tỷ giá hiệu quả danh nghĩa

Organization for Economic
Cooperation and Development
Real exchange rate
Real effective exchange rate
Vector autoregressive model
Vector error correction model
Viet Nam dong
United States dollar

Chương trình “Nới lỏng định
lượng” của Mỹ
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế
Tỷ giá hối đoái thực
Tỷ giá thực hiệu quả
Mô hình vector tự hồi quy
Mô hình hiệu chỉnh sai số vector
Đồng Việt Nam
Đồng đô-la Mỹ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Các giai đoạn đảo chiều thâm hụt tài khoản vãng lai ở thị trường các
nước mới nổi Châu Á Thái Bình Dương
Bảng 4.2 Các giai đoạn đảo chiều thặng dư tài khoản vãng lai ở thị trường
các nước mới nổi Châu Á Thái Bình Dương
Bảng 4.3 Bảng Kết quả kiểm định t-statistic
Bảng 4.4 Độ trễ tối ưu của các nước


Bảng 4.5 Bảng kết quả VECM (CA/GDP, log(RE) và z-stats trong [ ])


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Phản ứng của cán cân thương mại theo hiệu ứng đường cong J


1

MỞ ĐẦU
Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá thực tác động
đến tài khoản vãng lai để cho tài khoản này luôn cân bằng ở các thị trường kinh
tế mới nổi. Trong nền kinh tế của các thị trường mới nổi, việc tài khoản vãng lai
đạt được trạng thái cân bằng là rất quan trọng quan trọng và từ đây giúp duy trì
ổn định về tài chính và kinh tế vĩ mô cho các nước này. Bằng chứng từ phân
tích nghiên cứu sự kiện cho 16 nước của các thị trường mới nổi khu vực Châu
Á Thái Bình Dương trong giai đoạn 1985-2015 cho thấy việc điều chỉnh tỷ giá
thực đã góp phần đáng kể cho việc giảm sự mất cân bằng tài khoản vãng lai.
Việc lựa chọn chế độ tỷ giá thực linh hoạt cố đinh để điều chỉnh sự mất cân
bằng tài khoản vãng lai dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn. Ứng dụng mô hình
hiệu chỉnh sai số vector VECM trong phân tích dữ liệu theo từng quý của tỷ giá
hối đoái thực, số dư tài khoản vãng lai và tổng sản phẩm quốc nội đã hỗ trợ
những phát hiện của nghiên cứu sự kiện trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả của
ứng dụng mô hình cho thấy thay đổi của tỷ giá thực thật sự tác động đến sự điều
chỉnh tài khoản vãng lai, cũng như mối quan hệ cân bằng trong dài hạn của tỷ
giá thực và tài khoản vãng lai.

Từ khóa: VECM, phân tích sự kiện, tỷ giá thực, tài khoản vãng lai, tổng sản
phẩm quốc nội.



2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.

Lý do chọn đề tài

Sự mất cân bằng tài khoản vãng lai với quy mô lớn của các nước trên
toàn cầu thường được xem là yếu tố góp phần quan trọng vào khủng hoảng tài
chính thế giới và suy thoái kinh tế trong thời gian gần đây. Sự thiếu điều chỉnh
tỷ giá đối với sự mất cân bằng này có một phần vai trò trách nhiệm. Cán cân
vãng lai là chỉ số quan trọng phản ánh môi trường kinh tế vĩ mô của một quốc
gia, cụ thể là tình hình của khu vực kinh tế đối ngoại. Với một nước có tình
trạng cán cân vãng lai thâm hụt lớn và kéo dài, những biến động của khu vực
kinh tế đối ngoại sẽ tạo ra những tác động nhất định đối với khu vực tài chính
tiền tệ. Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như lý thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài
khoản vãng lai lớn và kéo dài mà không có các biện pháp cần thiết (như tăng lãi
suất, cắt giảm chi tiêu chính phủ) thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ
khủng hoảng tiền tệ. Thâm hụt tài khoản vãng lai không phải là một vấn đề mới,
nghiên cứu của Edwards và Levy Yeyati (2003), đưa ra kết quả rằng những nền
kinh tế với tỷ giá cố định có khuynh hướng chịu bất ổn tăng trưởng cao hơn,
điều này hàm ý rằng các nền kinh tế với tỷ giá hối đoái linh hoạt thì sẽ có mức
độ bất ổn tăng trưởng thấp hơn. Tuy nhiên, khi những nước có chế độ tỷ giá cố
định tích lũy được lượng dự trữ ngoại hối lớn, có khả năng giảm bất ổn tăng
trưởng. Obstfeld và Rogoff (2010) cung cấp một nghiên cứu gần đây cho thấy
mối quan hệ giữa mất cân bằng và khủng hoảng tài chính thế giới, và lập luận
rằng chúng có liên quan. García-Herrero và Koivu (2007) cho rằng tỷ giá danh
nghĩa linh hoạt hơn sẽ giúp cho sự điều chỉnh cân bằng thương mại.

Các vấn đề liên quan đến thâm hụt tài khoản vãng lai có những hàm ý
quan trọng đối với chính sách dài hạn có tính sống còn đối với quốc gia. Thâm
hụt tài khoản vãng lai dai dẳng gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế bởi liên quan
đến việc chuyển giao tài sản ra bên ngoài và gánh nặng nợ áp đặt cho thế hệ
tương lai. Ngoài ra, để cân bằng tài khoản vãng lãi thì tỷ giá hối đoái có thể


3

đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực khi có thể tác động tương đối đến
giá cả hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài. Trong khi đó, từ sau cuộc
khủng khoảng 2008-2009, các nền kinh tế mới nổi đang có hoạt động tồi tệ
nhất, tăng trưởng chậm, thoái vốn …, và điều đáng lo ngại là tình trạng này có
nguy cơ lan sang các nước phát triển khác. Vì vậy, phân tích mối quan hệ giữa
tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái, đặc biệt là tỷ giá hối đoái thực, tác động
điều chỉnh tại các thị trường mới nổi, cụ thể là các nước thuộc khu vực Châu Á
Thái Bình Dương, có thể tìm kiếm được giải pháp cân bằng tài khoản vãng lai,
góp phần vào tăng trưởng kinh tế, ổn định tài chính thế giới. Đây chính là lý do
để tác giả thực hiện đề tài “MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ THỰC VÀ CÂN
BẰNG TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI KHU
VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích thực nghiệm tác động của
tỷ giá thực đến tài khoản vãng lai của các nước có nền kinh tế thị trường mới
nổi khu vực Châu Á Thái Bình Dương để cán cân tài khoản vãng lai của các
nước luôn cân bằng trong dài hạn và liên quan đến sự lựa chọn chế độ tỷ giá
linh hoạt hay thả nổi để điều chỉnh sự mất cân bằng tài khoản vãng lai dễ dàng

hơn.
Cụ thể, bài nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết hai câu hỏi quan trọng dưới
đây:
-

Đầu tiên, một tỷ giá thực có tác động đến sự điều chỉnh mất cân bằng của tài
khoản vãng lai ?
- Nếu thế, chế độ tỷ giá linh hoạt có làm tăng sự linh hoạt của tỷ giá thực

và do đó thúc đẩy sự điều chỉnh tài khoản vãng lai dễ dàng hơn?


4

1.3.
-

Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

Đối tượng của đề tài tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái
thực và sự cân bằng của tài khoản vãng lai, từ đó, duy trì ổn định về tài chính và
kinh tế vĩ mô.

-

Phạm vi của đề tài giới hạn trong 16 nước có nền kinh tế thị trường mới nổi ở
Châu Á Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến 2015.
1.4.

-


Phương pháp nghiên cứu

Đề tài luận văn thuộc loại nghiên cứu thực nghiệm. Để nghiên cứu mối quan hệ
giữa tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực, trước hết tác giả sử dụng nghiên
cứu sự kiện để đánh giá hành vi của tỷ giá thực trong từng phần của sự biến
chuyển tài khoản vãng lai. Sau đó tác giả sử dụng mô hình hiệu chỉnh vector sai
số (VECM) để kiểm tra vai trò linh hoạt của tỷ giá hối đoái thực trong sự điều
chỉnh tài khoản vãng lai.
1.5.

Bố cục bài nghiên cứu

Chương 1: Giới thiệu chung.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 3: Mô tả dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và các kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và đề xuất ý kiến.


5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM
2.1.

Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai và tỷ
giá thực

Khi chính phủ một quốc gia vì để thực hiện một chính sách để cải thiện
tình trạng không tốt của cán cân tài khoản vãng lai của nước mình họ đã thực
hiện phá giá đồng nội tệ làm cho tỷ giá thực tăng. Tỷ giá thực tăng làm cho
hàng hóa xuất khẩu trở nên rẻ hơn hàng hóa nhập khẩu trở nên mắc hơn lúc này
xuất khẩu tăng nhập khẩu giảm dẫn đến cải thiện cán cân vãng lai. Thực tế thì
không phải như mong muốn của chính phủ các nước, chính sách này đã tác
động ngược làm cho cán cân tài khoản vãng lai bị sụt giảm và cần một khoảng
thời gian sau chính sách này mới giúp phục hồi và cải thiện cán cân tài khoản
vãng lai. Đó là lý do xuất hiện hiệu ứng đường cong chữ J.
Có nhiều nguyên nhân làm cho việc giảm giá đồng nội tệ không có tác
động tức thời lên cán cân thương mại để tác động đến tài khoản vãng lai mà
phải đợi một khoảng thời gian thì cán cân thương mại cải thiện dễn đến tài
khoản vãng lai cải thiện.
Có hai hiệu ứng tác động lên cán cân thương mại dẫn đến tài khoản vãng lai
thay đổi khi thay đổi tỷ giá thực là hiệu ứng giá cả và hiệu ứng số lượng. Cả hai
hiệu ứng này đều làm cản thiện cán cân thương mại. Trên thực tế số lượng hàng
nhập khẩu xuất khẩu vẫn chưa thể thay đổi ngay trong ngắn hạn vì các hợp đồng
thương mại xuất nhập khẩu đã được ký kết từ trước với tỷ giá thực cũ không thể
hủy bỏ được, và do thay đổi đột ngột nhà xuất khẩu chưa thể chuẩn bị nguồn lực
cho lượng hàng hóa xuất khẩu tăng đột biến và hàng sản xuất trong nước không thể
giảm giá ngay lập tức nên tại thời điểm này hàng nhập khẩu vẫn chiếm ứu thế. Dẫn
đến cán cân thương mại thâm hụt và tài khoản vãng lai vẫn bị thâm hụt. Trong dài
hạn những hợp đồng xuất khẩu ký kết với tỷ giá mới lúc


6

này các nhà xuất khẩu chuẩn bị đủ nguồn lực cho việc tăng lượng hàng xuất
khẩu, hàng sản xuất trong nước cũng rẻ hơn dẫn đến xuất khẩu tăng nhập khẩu
giảm cải thiện cán cân thương mại và tài khoản vãng lai.

Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi
trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Nguyên nhân xuất hiện đường
cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng
nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài hạn, hiệu ứng số lượng
có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện.

(Nguồn: Kulkani, K. and Clark, Andrew, 2009.
Testing the J-Curve Hypothesis: Case studies from Around the World. Page 5)
Hình 2.1. Phản ứng của cán cân thương mại theo hiệu ứng đường cong J

2.1.2. Lý thuyết về tài khoản vãng lai, tỷ giá thực, tổng sản phẩm quốc nội
a) Tài khoản vãng lai
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Tài khoản vãng lai là
số liệu tổng hợp về các giao dịch kinh tế của một nước đối với các nước trên thế
giới, diễn ra giữa các cá thể cư trú và không cư trú. Tài khoản vãng lai được


7

đo lường bằng đồng Đô la Mỹ và thường là tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm
quốc nội (GDP).
Tài khoản vãng lai (CA) là thước đo giữa các giao dịch kinh tế vượt ra
khỏi của một quốc gia của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư nước ngoài, viện trợ, tài trợ
hoặc biếu tặng cho các quốc gia khác trên thế giới.
Các thành phần chính của tài khoản vãng lai là: cán cân thương mại
(hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa dịch vụ), các khoản chuyển
nhượng ròng và các khoản thu nhập ròng từ nước ngoài.
Tài khoản vãng lai có thể thâm hụt (< 0): là hiệu số giữa xuất khẩu và
nhập khẩu hàng hóa dịch vụ bị âm, các khoản thu nhập ròng từ nước ngoài
chuyển về trong nước nhỏ hơn các khoản chuyển nhượng ròng ra ngoài nước.

Tài khoản vãng lai thặng dư (> 0) thì các tình trạng sẽ ngược lại so với tình
trạng tài khoản vãng lai thâm hụt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai: lạm phát, thu nhập quốc
dân, tỷ giá hối đoái, lãi suất.
Lạm phát: Nếu các yếu tố khác không đổi, khi lạm phát của một quốc gia
tăng thì hàng hóa của nước này đang cao hơn hàng hóa của các nước khác rất
nhiều nên nhập khẩu tăng lên và xuất khẩu giảm sút dẩn đến tài khoản vãng lai
bị thâm hụt.
Thu nhập quốc dân: nếu các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập quốc
dân tăng thì người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn, lúc này thu nhập của họ cao lúc
này họ sẽ có xu hướng mua những mặt hàng xa xỉ phẩm, hàng nhập khẩu dẫn
đến tài khoản vãng lai bị thâm hụt.
Tỷ giá hối đoái: trong trường hợp của bài nghiên cứu này tác giả sẽ nói
đến tỷ giá thực. Nếu các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá thực giảm nghĩa là
đồng tiền trong nước tăng giá khiến cho hàng hóa trong nước mắc hơn hàng hóa
nước ngoài dẫn đến nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu kết quả là tài khoản vãng
lai bị thâm hụt.


8

Lãi suất: khi các yếu tố khác không đổi, lãi suất trong nước tăng sẽ thu
hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, thu nhập ròng từ nước ngoài lúc
này sẽ tăng lên dẫn đến tài khoản vãng lai thặng dư.
b) Tỷ giá thực

Tỷ giá thực: giữa hai loại tiền tệ của hai quốc gia là tỷ giá hối đoái danh
nghĩa với tỷ lệ giá cả giữa hai quốc gia.
Dựa trên nghiên cứu của Olivier Gervais, Lawrence Schembri and Lena
Suchanek, 2015, tác giả xem tỷ giá hối đoái thực hiệu lực là tỷ giá hối đoái thực

và tác giả sử dụng tỷ giá hối đoái thực hiệu lực như là tỷ giá thực và là một biến
của bài nghiên cứu của mình.
Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực: là chỉ số đồng tiền nội địa so với các đồng
tiền khác trong rổ tiền tệ của các quốc gia là đối tác thương mại lớn với nhau.
c) Tổng sản phẩm quốc nội

Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một
thời kỳ thường là một năm.
2.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai
và tỷ giá thực
Vấn đề xung quanh việc điều chỉnh mất cân bằng tài khoản vãng lai đã

được nghiên cứu từ rất lâu bởi nhiều nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng của thế
giới. Trong tất cả những nghiên cứu này, sự biến đổi của tỷ giá thực (RER) tạo
điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh mất cân bằng tài khoản vãng lai (CA),
bất kể chính sách tỷ giá danh nghĩa cố định hay linh hoạt.
Một hàm ý thực nghiệm của các lý thuyết là việc điều chỉnh sự mất cân
bằng bên ngoài đối với các chế độ tỷ giá là khác nhau. Đặc biệt, các chế độ tỷ
giá hối đoái linh hoạt cho phép tỷ giá thực biến động nhanh hơn và do đó cho
thấy một sự điều chỉnh nhanh hơn đối với sự mất cân bằng của tài khoản vãng
lai do các yếu tố bên ngoài bị mất cân bằng.


9

Ang và Sek (2011) đã thực hiện nghiên cứu so sánh các nhân tố quyết
định sự thâm hụt hay thặng dư tài khoản vãng lai giữa nhóm quốc gia có tài

khoản vãng lai bị thâm hụt và nhóm quốc gia có tài khoản vãng lai thặng dư
giai đoạn từ 1973-2010, cho thấy rằng một sự gia tăng trong tỷ giá thực (đồng
nội tệ tăng giá) làm cho hàng hóa của các quốc gia này cao hơn các quốc gia
khác dẫn đến xuất khẩu giảm, điều này làm cho tài khoản vãng lai xấu đi.
Tỷ giá thực giúp mang lại sự điều chỉnh của tài khoản vãng lai thông qua
thay đổi giá tương đối gây ra hiệu ứng "chuyển đổi chi tiêu” như bài viết của
Dong (2012) nghiên cứu phát triển một mô hình hai nhóm quốc gia giữa Hoa
Kỳ - các nước G6 với các nước còn lại của thế giới bị ảnh hưởng bởi giá cả
ngoại sinh và những cú sốc do nhu cầu, dữ liệu được lấy từ các giai đoạn trước
và sau đầu những năm 1990. Kết quả chỉ ra rằng tỷ giá thực sẽ phải biến động
bởi một lượng lớn hơn nhiều so với những năm 1970 và 1980 để cho tài khoản
vãng lai của Mỹ bớt thâm hụt. Nghiên cứu cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu
của Mỹ đều có liên quan đến sự biến động của tỷ giá tực. Vì khi tỷ giá thực của
một nước biến động theo chiều hướng làm cho hàng hóa nước đó rẻ hơn thì lúc
này người dân sẽ chuyển đổi chi tiêu của mình chuyển từ dung hàng nước ngoài
sang hàng trong nước kết quả là giảm thâm hụt tài khoản vãng lai.
Obstfeld và Rogoff (2007) nghiên cứu ở thị trường Mỹ cho thấy sự điều
chỉnh đối với những thay đổi tài khoản vãng lai phụ thuộc chủ yếu vào sự linh
hoạt và hội nhập toàn cầu của hàng hóa và các yếu tố thị trường và thâm hụt tài
khoản vãng lai của Hoa Kỳ giảm xuống trong quá trình nghiên cứu, việc điều
chỉnh tài khoản vãng lai hiện tại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ sự sụt giảm lớn của
đồng đô la Mỹ so với ước tính (sự điều chỉnh của tỷ giá thực tăng).
Friedman (1953) lập luận rằng một tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ giúp cho
sự mất cân bằng của tài khoản vãng lai được điều chỉnh một cách nhanh chóng
và dễ dàng hơn, ít tốn kém chi phí hơn do tác động từ các cú sốc kinh tế bên
ngoài và sẽ giúp cho chính sách của chính phủ các nước có khả năng đáp ứng
được các mục tiêu của mình trong chính sánh quản lý kinh tế của mình.


10


Milesi-Ferretti và Razin (2000) nghiên cứu các chỉ số và hậu quả sự đảo
chiều của tài khoản vãng lai và khủng hoảng tiền tệ của 105 quốc gia ( bao gồm
48 nước ở Châu Phi, 26 nước ở Châu Á, 26 nước đến từ Mỹ Latinh và
Caribbean, và 5 nước ở Châu Âu) có thu nhập trung bình và thấp trong giai
đoạn 1970-1996. Họ thấy rằng các giai đoạn điều chỉnh tài khoản vãng lai lớn
đều liên quan đến việc sự sụt giảm của tỷ giá thực. Kết quả của họ cho thấy
rằng việc đảo chiều của tình trạng mất cân bằng tài khoản vãng lai xảy ra ở các
quốc gia có tài khoản vãng lai thâm hụt liên tục, tỷ lệ dữ trữ ngoại hối thấp, các
điều khoản thương mại không thuận lợi. Ở những nước dùng tỷ giá hối đoái
thực cố định thì sự điều chỉnh thâm hụt tài khoản vãng lai của mình diễn ra khó
khăn hơn so với những nước nước có chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt thường
những nước có chế độ tỷ giá hối đoái thực cố định điều chỉnh thâm hụt tài
khoản vãng lai thường xảy ra khi đứng trước một cuộc khủng hoảng tiền tệ và
sự tăng trưởng kinh tế thường có khuynh hướng giảm trong những năm khủng
hoảng và phục hồi sau đó.
Arghyrou và Chortareas (2008) trong khi nghiên cứu “Sự mất cân bằng
tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực trong khu vực đồng EURO”, họ lấy dữ
liệu hàng quý của các nước. Gian đoạn lấy mẫu từ quý 1/1975 đến quý 3/2005
của các nước Áo, Phần Lan và Đức; quý 1/1977 đến quý 3/2005 của các nước
Hà Lan và Bồ Đồ Nha; quý /1980 đến quý 3/2005 của các nước Bỉ, Pháp, Ý, và
Tây Ban Nha; riêng Hy Lạp sử dụng dữ liệu hàng năm từ năm 1978 đến năm
2005. Bằng việc sử dụng mô hình hiệu chỉnh vector sai số VECM nhóm tác giả
hướng tới giải quyết vấn đề việc điều chỉnh tài khoản vãng lai thông qua tỷ giá
thực. Cụ thể, họ tập trung vào các tài khoản vãng lai khác nhau của từng các
quốc gia riêng biệt thuộc khu vực đồng euro, sự linh hoạt trong việc điều chỉnh
tài khoản vãng lai thông qua vai trò của tỷ giá thực. Họ nhận thấy rằng tỷ giá
thực có tác động đáng kể trong việc điều chỉnh tài khoản vãng lai, những nước
có tỷ giá thực giảm dẫn đến sự cải thiện của tài khoản vãng lai và ngược lại,



11

ngoài những ảnh hưởng từ quá trình tăng trưởng thu nhập trong Liên minh kinh
tế và tiền tệ Châu Âu.
Freund và Warnock (2005) trong bài nghiên cứu về thâm hụt tài khoản
vãng lai ở các nước công nghiệp nhóm tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu
sự kiện, nhóm tác giả lấy dữ liệu hàng năm từ năm 1980 đến năm 2003 . Họ đã
xác định được các giai đoạn đảo chiều của tài khoản vãng lai bằng cách sử dụng
các tiêu chí trong Freund (2005), và sau đó kiểm tra hành vi của các biến quan
trọng trong quá trình đảo chiều. Tác giả nhận thấy rằng ở những nước việc điều
chỉnh tỷ giá hối đoái thực bị hạn chế ở một số nước dẫn đến sự thâm hụt tài
khoản vãng lai ngày càng xấu hơn, sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội
cũng rất cực đoan. Những nước sử dụng tỷ giá hối đoái thực cố định thì tài
khoản vãng lai sẽ xấu hơn nhiều trong quá trình điều chỉnh thâm hụt của nó so
với những nước sử dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt.
Chinn và Wei (2013) khi tìm kiếm bằng chứng cho ý kiến về việc “Liệu
chế độ tỷ giá linh hoạt có thực sự điều chỉnh tài khoản vãng lai?”, nhóm tác giả
đã tiến hành thử nghiệm để tìm hiểu sự quan trọng của chế độ tỷ giá danh nghĩa
cho quá trình điều chỉnh của tài khoản vãng lai dựa trên việc tổng hợp dữ liệu
cho hơn 170 quốc gia trong giai đoạn 1971-2005. Nhóm tác giả đã không tìm
thấy mối quan hệ mạnh mẽ nào giữa chế độ tỷ giá và tốc độ đảo chiều của tài
khoản vãng lai. Nhóm tác giả cũng không đề cập đến việc điều chỉnh tài khoản
vãng lai nhanh hơn ở các nước theo một chế độ tỷ giá hối đoái cố định mà điều
chỉnh tài khoản vãng lai thường là kết quả của cuộc khủng hoảng tiền tệ. Trên
thực tế, việc điều chỉnh thâm hụt cán cân vãng lai ở nước theo chế độ tỷ giá hối
đoái cố định không xảy ra thông qua quá trình điều chỉnh cổ điển, nhưng
thường xuyên nhất thông qua các cuộc khủng hoảng tỷ giá hoặc sự mất giá tiền
tệ, nó có liên quan đến tổn thất lớn về việc làm và sản lượng đầu ra. Nếu các
chính sách của chính phủ các nước theo chế độ tỷ giá hối đoái cố định có thể tác

động trực tiếp ngay lập tức trên tỷ giá thực, thì các nước này có hy vọng cho sự
điều chỉnh mất cân bằng tài khoản vãng lai một cách nhanh chóng.


12

Trong nghiên cứu Kappler và các cộng sự (2011) nhóm tác giả đã nghiên
cứu các hiệu ứng kinh tế vĩ mô trong mô hình tự điều chỉnh mô hình giả mạo
của họ, kết quả là họ nhận thấy rằng sự cân bằng tài khoản vãng lai thường
giảm mạnh khi tỷ giá hối đoái thực giảm với một lượng lớn (họ sử dụng một
mẫu của 128 quốc gia kể từ năm 1960 đến năm 2008), ngoài ra trong vòng ba
năm sau khi sự kiện tăng giá đồng tiền nội tệ, số dư tài khoản vãng lai của các
nước trung bình giảm xuống ba điểm phần trăm của GDP. Tác động này xảy ra
thông qua việc giảm tiết kiệm mà không làm giảm đầu tư một cách có ý nghĩa.
Olivier Gervais, Lawrence Schembri and Lena Suchanek (2015) đã
nghiên cứu sự điều chỉnh tài khoản vãng lai của các thị trường mới nổi giai
đoạn từ 1975-2008 bằng hai phương pháp nghiên cứu sự kiện và mô hình điều
chỉnh vector sai số đã cho thấy rằng việc biến động của tỷ giá thực góp phần
làm giảm sự mất cân bằng tài khoản vãng lai. Tỷ giá thực linh hoạt làm cho việc
điều chỉnh tài khoản vãng lai nhanh hơn và ít tốn kém chi phí so với tỷ giá thực
cố định. Ngoài ra trong dài hạn, sự biến động của tỷ giá thực góp phần cho sự
điều chỉnh của tài khoản vãng lai.
García-Herrero và Koivu (2007) khi nghiên cứu về sự thặng dư cán cân
thương mại ở Trung quốc có thể bị giảm thông qua chính sách tỷ giá, nhóm tác
giả sử dụng dữ liệu hàng tháng từ năm 1994 đến năm 2005, cho rằng tài khoản
vãng lai của Trung Quốc thì rất nhạy cảm, bị tác động mạnh với sự biến động
của tỷ giá thực hiệu quả.
Đặng Thị Ngọc Lan (2017) tác giả nghiên cứu các yếu tố tác động đến
tài khoản vãng lai ở các nước Đông Nam Á (bao gồm: Việt Nam , Malaysia,
Philippine, Thái Lan, Singapore, Việt Nam) với chuỗi dữ liệu lấy từ quý 1/2005

đến quý 2/2016 sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số cùng kết hợp kiểm
định đồng liên kết Jonhansen đã chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái thực có tác động đến
tài khoản vãng lai ở các nước Đông Nam Á được nghiên cứu.
Qua những nghiên cứu thực nghiệm được dẫn chứng trên đây, tác giả
tổng hợp rằng tài khoản vãng lai bị tác động bởi sự biến động của tỷ giá thực.


13

Với chế độ tỷ giá thực linh hoạt thì sự điều chỉnh tài khoản vãng lai dễ dàng
hơn và ít tốn kém chi phí.


14

CHƯƠNG 3. MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Mô tả dữ liệu và nguồn số liệu

3.1.1. Mẫu quan sát
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương nằm ở vị trí địa lý thuận lợi và nền
kinh tế ở khu vực này không ngừng phát triển ngày càng thu hút nhiều sự quan
tâm đầu tư của các nước. Thời gian qua dòng chảy đầu tư của các nước phát
triển như Mỹ và các nước châu Âu vào thị trường khu vực châu Á Thái Bình
Dương ngày càng lớn và nhiều nhà kinh tế tiên đoán thế kỷ 21 này là thời kỳ
của các nước khu vực châu Á Thái Dương . Thị trường mới nổi châu Á Thái
Dương có nhiều bước chuyển mình vượt bậc về kinh tế, công nghệ, các nền
kinh tế thị trường mới nổi tiêu biểu là: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines,

Singapore,.. trong đó nổi bật nhất là Trung Quốc nước có nền nhân công giá rẻ,
nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, công xưởng của thế giới, là nền kinh tế đứng
thứ hai trên thế giới sau Mĩ và đứng đầu ở Châu Á và được các nhà kinh tế dự
đoán là sẽ vượt qua Mĩ đứng đầu thế giới vào thế kỷ 22. Ấn Độ trở thành một
nước công nghệ xanh, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, nền kinh tế
của Ấn Độ tăng trưởng nhanh. Philippines cũng là một nước có nền kinh tế tăng
trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á hiện nay. Singapore là quốc gia có diện tích
nhỏ, thiếu tài nguyên, nhân lực, hầu hết nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài,
nhưng với sự thay đổi thì hiện nay Singapore là nước có nền kinh tế phát triển
đi kèm với sự bảo vệ môi trường xanh của chính mình, trở thành nước xanh
sạch đẹp nhất thế giới.
Những nước mới nổi như thế nền kinh tế rất phụ thuộc vào thương mại
cho nên việc điều chỉnh tỷ giá thực tác động đến tài khoản vãng lai để nó cân
bằng dẫn đến nền kinh tế ổn định và thu hút nhiều nhà đầu tư là một việc quan
trọng cho chính phủ của các nước mới nổi châu Á Thái Bình Dương. Do đó, tác
giả đã chọn khu vực kinh tế này làm mẫu dữ liệu phân tích cho luận văn.


15

Tác giả thực hiện mô hình tương tự như Olivier Gervais, Lawrence
Schembri và Lena Suckanek (2015), đã làm khi nghiên cứu sự điều chỉnh tỷ giá
hối đoái thực thúc đẩy tái cân bằng tài khoản vãng lai của 22 thị trường mới nổi
trên thế giới trong giai đoạn từ năm 1975 đến 2008. Theo nhóm tác giả trên,
việc đánh giá mối quan hệ giữa Tỷ giá thực và cân bằng Tài khoản vãng lai của
các thị trường mới nổi là quan trọng, vì cơ bản các thị trường mới nổi rất mở và
phụ thuộc vào thương mại.
Do giới hạn dữ liệu hạn chế, tác giả chọn 16 thị trường mới nổi Châu Á
Thái Bình Dương nên các nước được đưa vào mô hình phân tích gồm có: Chile,
Úc, Brunei, Trung Quốc, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Lào, Malaysia,

Nepal, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
Dữ liệu trong bài luận văn là tỷ giá hối đoái thực, số dư tài khoản vãng
lai và tổng sản phẩm quốc nội GDP thực hiện hàng quý, được lấy từ Quý
1/1985 đến Quý 4/2015 của 16 nước thị trường mới nổi thuộc khu vực Châu Á
Thái Bình Dương với tổng cộng 1.984 mẫu quan sát.
3.1.2. Mô tả biến và nguồn số liệu
Dữ liệu mô hình thu thập cho thấy vai trò linh hoạt của tỷ giá hối đoái
thực trong sự điều chỉnh tài khoản vãng lai, thông qua các biến:
a) Biến phụ thuộc
-

CA: tài khoản vãng lai.

Tài khoản vãng lai = Xuất khẩu- Nhập khẩu + Chuyển nhượng ròng+ Thu
nhập tài sản ròng
Trong đó:
Chuyển nhượng ròng: khoản chuyển nhượng ròng giữa các nước như viện trợ
cho nước ngoài, đóng góp ngân sách cho các hiệp hội mà quốc gia đó là một
thành viên.
Thu nhập tài sản ròng: lợi nhuận từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài.


16

Lý thuyết về điều chỉnh ngoại sinh trong kinh tế mở (theo như Obstfeld
và Rogoff, 1995) ngụ ý rằng điều chỉnh để cân bằng ngoại sinh có thể đạt được
hiệu quả nhất thông qua điều chỉnh tỷ giá thực, hơn là thông qua điều chỉnh đầu
vào/đầu ra/chi phí. Vì vậy, có thể đánh giá sự mất cân bằng các yếu tố ngoại
sinh bằng tỷ lệ CA/GDP, dữ liệu tài khoản vãng lai sẽ được thể hiện dưới dạng
phần trăm GDP quốc gia. Ngoài ra, dữ liệu chuỗi thời gian như tài khoản vãng

lai thường tồn tại các yếu tố mùa vụ nên dữ liệu tài khoản vãng lai cần được
điều chỉnh theo mùa.
Nguồn dữ liệu thu thập thuộc loại dữ liệu thứ cấp, được lấy từ nhiều tổ chức
uy tín như: ISF (International Financial Statistics – Tổ chức thống kê tài chính
quốc tế thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF, ); Báo cáo Triển
vọng kinh tế toàn cầu (World Economic Outlook-WEO), một tài liệu đánh

giá về nền kinh tế thế giới của IMF,
Trường hợp nếu chỉ có dữ liệu hàng năm có sẵn trong một khoảng
thời gian nhất định, tác giả sử dụng phương pháp tuyến tính nội suy dữ liệu
hàng quý bị thiếu hụt cho biến tài khoản vãng lai.
b) Biến độc lập
-

REER: tỷ giá thực hiệu lực (Dựa trên nghiên cứu của Olivier Gervais, Lawrence
Schembri and Lena Suchanek, 2015, tác giả xem tỷ giá hối đoái thực hiệu lực là
tỷ giá hối đoái thực và tác giả sử dụng tỷ giá hối đoái thực hiệu lực như là tỷ giá
thực và là một biến của bài nghiên cứu của mình.)

Trong đó:
Ei: tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền quốc gia thứ i trong rổ tiền tệ
Wi: tỷ trọng thương mại quốc gia thứ i
CPIi: chỉ số giá quốc gia thứ i


17

CPIh: chỉ số giá trong nước
Để chuổi dữ liệu tỷ giá thực chạy ổn định tác giả lấy logarit cho chuỗi tỷ
giá thực. Nguồn dữ liếu lấy từ nguồn Bruegel (Một tổ chức chuyên nghiên cứu

về kinh tế của châu Âu, nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao chất lượng của chính
sách kinh tế với nghiên cứu, phân tích và tranh luận mở và thực tế,
). Trường hợp dữ liệu bị thiếu tác giả sử dụng phương pháp
tuyến tính nội suy dữ liệu hàng quý bị thiếu hụt từ dữ liệu hàng năm có sẵn.
-

GDP: tổng sản phẩm quốc nội

C: chi tiêu hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ
I: tổng đầu tư trong nước của tư nhân
G: chi tiêu của chính phủ

(X-M): xuất khẩu ròng
Nguồn dữ liệu thu thập thuộc loại dữ liệu thứ cấp, được lấy từ nhiều tổ chức
uy tín như: ISF (International Financial Statistics – Tổ chức thống kê tài chính
quốc tế thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF, ); Báo cáo Triển
vọng kinh tế toàn cầu (World Economic Outlook-WEO), một tài liệu đánh

giá về nền kinh tế thế giới của IMF,
Trường hợp nếu chỉ có dữ liệu hàng năm có sẵn trong một khoảng
thời gian nhất định, tác giả sử dụng phương pháp tuyến tính nội suy dữ liệu
hàng quý bị thiếu hụt cho biến tổng sản phẩm quốc nội.
3.2.

Các phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu sự kiện
Khi một sự kiện kinh tế xảy ra như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cuộc
khủng hoảng tiền tệ toàn cầu hay một ở một khu vực, một sự kiện kinh tế lớn xảy
ra nó gây ra tác động đến nền kinh tế như thế nào. Nhiều nhà kinh tế dùng phương

pháp nghiên cứu sự kiện để phân tích tích hình nền kinh tế sau khi


×