Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Mức sẵn lòng trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.15 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ MỘNG NI

MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH
CHO DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ MỘNG NI

MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH
CHO DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THANH LOAN


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Mức sẵn lòng trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung
cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực, có trích dẫn rõ
ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Mộng Ni


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU.......................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể


4

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu 4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

4

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
1.4. Cấu trúc của luận văn................................................................................ 6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT..............................................................7
2.1. Khái niệm.................................................................................................. 7
2.1.1. Mức sẵn lòng trả
2.1.2. Hộ gia đình
2.1.3. Nước sinh hoạt

7
8
8

2.2. Lý thuyết.................................................................................................... 8
2.2.1. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi
trường........................................................................................................................ 8
2.2.2. Lý thuyết lựa chọn công

11

2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan..............................12
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 17

3.1. Khung phân tích....................................................................................... 17
3.2. Mô hình phân tích.................................................................................... 19
3.3. Phương pháp định giá ngẫu nhiên............................................................ 21


3.4. Phương pháp kinh tế lượng...................................................................... 24
3.4.1. Mô hình ước tính MWTP của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để
cải thiện chất lượng nước máy............................................................... 25
3.4.2. Mô hình ước tính MWTP của hộ gia đình chưa lắp đặt hệ thống
nước máy cho dịch vụ lắp đặt đường ống để kết nối nước máy.............29
3.5. Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................. 33
3.5.1. Dữ liệu thứ cấp............................................................................. 33
3.5.2. Dữ liệu sơ cấp............................................................................... 33
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 35
4.1. Tổng quan về thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Đại

35
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................ 35
4.1.2. Tài nguyên nước mặt.................................................................... 35
4.1.3. Vấn đề xâm nhập mặn.................................................................. 36
4.1.4. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Đại . 37

4.2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát.................................................................. 39
4.2.1. Mô tả thống kê đặc điểm mẫu khảo sát........................................ 40
4.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của mẫu khảo sát.................................... 42
4.2.3. Đánh giá về thực trạng cung cấp nước sinh hoạt tại huyện Bình
Đại.......................................................................................................... 44
4.3. Kết quả hồi quy........................................................................................ 48
4.3.1. Ước tính MWTP của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để cải thiện
chất lượng nước máy.............................................................................. 48

4.3.2. Ước tính MWTP của hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy để lắp đặt
đường ống kết nối nước máy.................................................................. 52
4.4. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu............................................................... 59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.......................................... 61
5.1. Kết luận................................................................................................... 61
5.2. Khuyến nghị chính sách........................................................................... 62
5.3. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CVM

Phương pháp định giá ngẫu nhiên

MWTP

Mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng

WTP

Mức sẵn lòng trả


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Phương pháp Kaplan-Meier-Turnbull..................................................... 20
Bảng 3.2: Các biến số trong mô hình logit đối với mẫu khảo sát hộ đã được lắp đặt
nước máy


28

Bảng 3.3: Các biến số trong mô hình logit đối với mẫu khảo sát hộ chưa được lắp
đặt nước máy 31
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến giải thích trong mô hình..................................40
Bảng 4.2: Mô tả đặc điểm kinh tế xã hội của mẫu khảo sát..................................... 42
Bảng 4.3: Mô tả đặc điểm sử dụng nước sinh hoạt của mẫu khảo sát......................44
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy logit để cải thiện chất lượng nước máy.........................49
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của hồi quy logit để cải
thiện chất lượng nước máy 50
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy logit để lắp đặt nước máy.............................................. 53
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của hồi quy logit để lắp đặt
nước máy

54

3

Bảng 4.8: Các giá trị ước tính WTP cho 1 m nước máy của hộ gia đình chưa lắp đặt

nước máy

57


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường..........................................9
Hình 2.2: Các phương pháp định giá tài nguyên môi trường...................................10
Hình 3.1: Khung phân tích...................................................................................... 18

Hình 3.2: Đồ thị Kaplan-Meier-Turnbull................................................................. 21
Hình 4.1: Bản đồ các nhà máy nước trên địa bàn huyện Bình Đại..........................38
Hình 4.2: Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu khảo sát..................................................... 43
Hình 4.3: Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước máy của mẫu khảo sát....47
Hình 4.4: Mức sẵn lòng trả để lắp đặt nước máy của mẫu khảo sát.........................48


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Mức sẵn lòng trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt
trên địa bàn tỉnh Bến Tre” được thực hiện nhằm ước tính mức sẵn lòng trả của hộ
gia đình đã lắp đặt nước máy để cải thiện chất lượng nước máy, ước tính mức sẵn
lòng trả cho dịch vụ lắp đặt đường ống để kết nối nước máy và ước tính mức sẵn
3

lòng trả cho 1 m nước máy đối với hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên để ước tính mức sẵn
lòng trả và các nhân tố tác động đến mức sẵn lòng trả để cải thiện dịch vụ cung cấp
nước sinh hoạt của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu sử dụng 390
quan sát gồm 246 quan sát là các hộ đã lắp đặt nước máy và 144 quan sát là các hộ
chưa lắp đặt nước máy tại 08 xã của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Một hộ gia đình
đã lắp đặt nước máy có mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng là 83,51 nghìn đồng
để cải thiện chất lượng nước máy. Mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng để cải
thiện chất lượng nước máy chiếm 1,4% thu nhập trung bình hàng tháng, chiếm 1,6%
chi tiêu trung bình hàng tháng và bằng 98,96% hóa đơn tiền nước hàng tháng. Một
hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy có mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng là
1.833 nghìn đồng để lắp đặt nước máy, cao hơn 1,6 lần mức phí trung bình lắp đặt
tại địa phương năm 2018. Với các mức phí lắp đặt đường ống khác nhau, giá nước
3

máy mà các hộ gia đình sẵn lòng chi trả dao động từ 5 đến 11,91 nghìn đồng/m ,

3

cao hơn 1,02 đến 1,24 lần so với giá 1m nước máy tại địa phương hiện nay.
Các hộ gia đình sẵn lòng trả 32,2 tỷ đồng để cải thiện dịch vụ cung cấp nước
sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Đại. Với mức sẵn lòng trả này thì một dự án xây
dựng mới hoặc mở rộng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt hiện có trên địa bàn
huyện là hoàn toàn khả thi. Các dịch vụ cung cấp nước máy có thể lựa chọn các
3

phương án kết hợp giữa các mức phí lắp đặt đường ống và giá 1 m nước máy mà
hộ gia đình sẵn lòng trả để xây dựng dự án cải thiện dịch vụ cung cấp nước sinh
hoạt mang lại hiệu quả kinh tế cho hoạt động của nhà máy nước và bảo đảm lợi ích
cho người tiêu dùng.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề
Nước là một thành phần cơ bản của hệ sinh thái, xã hội và là hàng hóa kinh tế
(Rogers và cộng sự, 1998; Cole và cộng sự, 1999). Sử dụng tài nguyên nước đang
nhận được nhiều quan tâm, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng nước tiếp tục gia tăng
(Mintz và cộng sự, 2001). Tại nhiều nơi ở các nước đang phát triển, mọi người phải
dựa vào nguồn nước để sử dụng cho cả con người và động vật. Ngay cả khi nguồn
nước mặt là vô tận, nhưng thường bị ô nhiễm bởi chất thải của động vật và con
người (Water World, 2000). Cung cấp nước từ các nguồn ô nhiễm này sẽ đe dọa đến
sức khỏe và phúc lợi của con người, tăng chi phí y tế, năng suất lao động thấp và
làm giảm tỷ lệ trẻ em đến trường (Ngân hàng Thế giới, 1994). Khả năng tiếp cận
kém với nước sạch và vệ sinh ở các nước có thu nhập thấp là thách thức đối với sức

khỏe cộng đồng và phát triển, mặc dù thời gian gần đây nhiều nước đã mở rộng
vùng bao phủ. Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc ước tính
rằng hơn 780 triệu người trên thế giới không được tiếp cận với nguồn nước an toàn
và không nằm trong vùng bao phủ nước sạch dẫn đến bệnh tiêu chảy ngày càng tăng
(WHO/UNICEF, 2012). Hàng năm, hàng triệu người nghèo nhất trên thế giới chết
bởi các căn bệnh gây ra do dịch vụ cấp nước và vệ sinh không bảo đảm, trong đó
phụ nữ và trẻ em là nạn nhân chính. Tiếp cận với nước sạch và vệ sinh giúp cải
thiện sức khỏe của con người và có tác động tích cực gián tiếp đến các cơ hội giáo
dục, bình đẳng giới và quyền của phụ nữ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng cải
thiện dịch vụ cung cấp nước làm tăng số học sinh nữ đến trường và giải phóng phụ
nữ khỏi việc đi lấy nước mang về nhà sử dụng (WSP, 2003).
Hiện nay, tỉnh Bến Tre đang đối mặt với nhiều tác động do biến đổi khí hậu và
nước biển dâng. Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn và hạn hán nên chất lượng nguồn
nước mặt bị suy giảm, dẫn đến vấn đề khan hiếm nước ngọt phục vụ sinh hoạt xảy
ra ở hầu hết các địa phương. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt làm


2

nhu cầu sử dụng nước máy ngày càng gia tăng. Mùa khô 2015-2016, tỉnh Bến Tre
có 88.208 hộ gia đình với khoảng 353.000 người ở các vùng nông thôn thiếu nước
ngọt, phải mua nước giếng hoặc các xe bồn chở từ tỉnh khác đến với giá rất cao. Do
không được tiếp cận với nước máy nên đa số người dân nông thôn thường dự trữ
nước mưa, khoan giếng hoặc dùng nước sông cho các mục đích sinh hoạt hằng
ngày. Trước tình hình hạn mặn xâm nhập sâu vào đất liền, nguồn nước mặt bị ô
nhiễm, hệ thống thủy lợi ngọt hóa chưa hoàn chỉnh nên thiếu nguồn nước ngọt để
xử lý, ảnh hưởng đến chất lượng và lượng nước máy cung cấp cho người dân. Bình
Đại là huyện ven biển của tỉnh Bến Tre. Hàng năm vào mùa khô, mặn xâm nhập sâu
vào nội đồng, kèm theo đó là hạn hán, gây nên tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ
sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện. Hiện tại trên địa bàn huyện có 6 nhà

máy nước đang hoạt động, cung cấp nước máy cho khoảng 21.906 hộ gia đình, đạt
57%. Nhu cầu sử dụng nước máy trên địa bàn huyện hiện nay là rất lớn, đặc biệt là
ở các xã như Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Thuận, Định Trung, Phú Long, Bình

Thới.
Trong lịch sử, nước luôn có sẵn để đáp ứng nhu cầu của con người và do đó
nước được xem là miễn phí, và tiếp tục duy trì quan điểm này ngay cả khi tăng dân
số và tăng trưởng kinh tế. Kết quả là nhiều con sông và nguồn nước ngầm đã bị ô
nhiễm và ngày nay nước trở thành nguồn tài nguyên khan hiếm. Do đó, để quản lý
tài nguyên nước hiệu quả đòi hỏi phải xem nước là một hàng hóa kinh tế. Quan
điểm xem nước là một hàng hóa kinh tế không nhất thiết phải có giá thị trường cho
nước, nghĩa là nước là một nguồn tài nguyên quý giá và khan hiếm không nên lãng
phí, và định giá phù hợp sẽ đảm bảo sử dụng hiệu quả (Borgoyary, 1988). Hiện nay,
nguồn nước đầu vào để xử lý của các nhà máy nước chủ yếu là nguồn nước mặt, vì
nguồn nước ngầm không đảm bảo tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng. Đa số các dịch vụ
cung cấp nước máy cho các hộ gia đình sống tại những khu vực dân cư tập trung;
việc cung cấp nước máy cho hộ gia đình sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa
còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho hạ
tầng cung cấp nước máy cho khu vực nông thôn còn rất thấp và thiếu so với nhu cầu


3

do suất đầu tư cho các công trình cấp nước thường rất lớn. Hệ thống cung cấp nước
máy phục vụ sinh hoạt cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Bình Đại gồm Trung tâm
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và một số công ty tư nhân nên có hiện
tượng chồng lấn phạm vi cấp nước giữa các đơn vị. Chất lượng nước của các nhà
máy nước không bảo đảm an toàn, không đồng nhất và không đáp ứng đủ nhu cầu
sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình.
Việc cung cấp nước máy là một vấn đề quan trọng giúp cải thiện hạnh phúc

của người dân (Teshome, 2007). Nước máy là một hàng hóa tạo ra nhiều lợi ích cho
xã hội, vượt xa chi phí cung cấp (Kargbo, 2003). Nước có thể miễn phí tại nguồn,
nhưng một khi được cung cấp thuận tiện và đáng tin cậy thì người tiêu dùng phải trả
tiền, và để sử dụng bền vững, người tiêu dùng phải có khả năng và sẵn lòng trả tiền
(WEDC, 1999). Mức sẵn lòng trả (WTP) cho các dịch vụ cấp nước thường cao nếu
các dịch vụ này phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều chương trình cung cấp nước
máy ở các nước đang phát triển không có một hoặc bất kỳ đặc điểm nào trong số
này (Wright, 1997). Việc nghiên cứu về WTP cho cải thiện dịch vụ cung cấp nước
sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng giúp các dịch vụ cung cấp nước máy có định hướng
phát triển phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của đại đa số dân cư và đặc biệt là có cơ
sở để mở rộng mạng lưới cấp nước máy đến các vùng nông thôn. Qua đó còn giúp
các nhà làm chính sách có giải pháp cung cấp nước máy cho phát triển kinh tế và
bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, việc nghiên cứu nhu cầu sử dụng và ước tính WTP
để cải thiện chất lượng nước sinh hoạt trở nên cấp thiết, đặc biệt là tại Bến Tre với
những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Mức sẵn lòng trả
của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre” để
làm luận văn thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Ước tính WTP và các nhân tố tác động đến WTP cho dịch vụ cung cấp nước
sinh hoạt của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bến Tre.


4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Ước tính WTP của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để cải thiện
chất lượng dịch vụ cung cấp nước máy dùng trong sinh hoạt và các nhân tố tác động
đến WTP này.

Mục tiêu 2: Ước tính WTP của hộ gia đình chưa lắp đặt hệ thống nước máy
cho dịch vụ lắp đặt đường ống để kết nối hệ thống cung cấp nước máy dùng trong
sinh hoạt và các nhân tố tác động đến WTP này.
3

Mục tiêu 3: Ước tính WTP cho 1 m nước máy của hộ gia đình chưa lắp đặt hệ
thống nước máy.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào tác động đến WTP của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để

cải thiện chất lượng nước máy?
- Mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng (MWTP) cho cải thiện chất lượng
nước máy của những hộ gia đình đã lắp đặt hệ thống nước máy là bao nhiêu?
- Các nhân tố nào tác động đến WTP của hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy

để lắp đặt hệ thống nước máy?
- MWTP cho dịch vụ lắp đặt đường ống để kết nối hệ thống cung cấp nước

máy của những hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy là bao nhiêu?
3

- WTP trung bình cho 1 m nước máy của hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy

là bao nhiêu?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình đã lắp đặt nước máy và
chưa lắp đặt nước máy tại các xã Bình Thới, Bình Thắng, Đại Hòa Lộc, Thạnh
Phước, Phú Thuận, Phú Vang, Long Định, thị trấn Bình Đại – của huyện Bình Đại,



5

tỉnh Bến Tre. Các khu vực này đã có hệ thống nước máy nhưng lượng nước máy
cung cấp vẫn thiếu, hệ thống đường ống cung cấp nước máy chỉ tập trung ở một số
khu vực đông dân cư, vẫn còn 43% hộ gia đình chưa tiếp cận được nguồn nước
máy. Đặc biệt là trong mùa khô, nguồn nước cung cấp từ các nhà máy nước không
đáp ứng được nhu cầu về số lượng nước và chất lượng nước.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung ước tính MWTP của hộ gia đình đã lắp đặt nước
máy để cải thiện chất lượng nước máy, ước tính MWTP của hộ gia đình chưa lắp đặt
nước máy cho dịch vụ lắp đặt đường ống để kết nối hệ thống cung cấp nước máy và
3

WTP trung bình cho 1 m nước máy.
Dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trong nghiên cứu này được hiểu là các hoạt
động từ các nhà máy nước cung cấp nước máy cho hộ gia đình. Lắp đặt đường ống
để kết nối hệ thống cung cấp nước máy là hệ thống các đường ống phân phối lấy
nước từ các đường ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước.
Chất lượng nước máy là mức độ sạch và an toàn của nước máy đối với sức khỏe, độ
mạnh của nguồn nước máy cung cấp (áp lực nước máy) và tính ổn định trong quá
trình cung cấp nước máy.
Về không gian: Đề tài tập trung khảo sát các hộ gia đình đang sinh sống tại
các xã Bình Thới, Bình Thắng, Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước, Phú Thuận, Phú Vang,
Long Định, thị trấn Bình Đại – của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Đây là các xã mà
nhu cầu sử dụng nước máy của các hộ gia đình chưa được đáp ứng, các nhà máy
nước hiện có cung cấp nước máy với chất lượng chưa đảm bảo.
Về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và thực hiện trong khoảng thời
gian từ tháng 3/2018 đến tháng 8/2018. Thời gian thu thập số liệu sơ cấp trong
tháng 6/2018.



6

1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết. Chương này trình bày các khái niệm, lý
thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3 trình bày khung phân tích, mô
hình phân tích, phương pháp định giá ngẫu nhiên, phương pháp kinh tế lượng và dữ
liệu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 4 trình bày tổng quan vấn đề nghiên
cứu, thống kê mô tả mẫu khảo sát, kết quả hồi quy và ý nghĩa của kết quả nghiên
cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày tóm tắt kết
quả nghiên cứu, khuyến nghị chính sách và hạn chế của nghiên cứu.


7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1. Khái niệm
2.1.1. Mức sẵn lòng trả
Khái niệm cơ bản trong kinh tế học là các cá nhân có sự ưa thích về hàng hóa
và dịch vụ; khi phải lựa chọn, họ có thể nói được là họ thích hàng hóa này hơn hàng
hóa khác. Giá trị của hàng hóa đối với một người là giá mà họ sẵn lòng trả và có thể
từ bỏ để có được hàng hóa. Vì vậy, giá trị của một hàng hóa đối với một người

chính là giá họ sẵn lòng trả cho hàng hóa ấy. Tài sản có ảnh hưởng đến WTP, một
người càng giàu thì họ càng có khả năng chi trả cho các hàng hóa và dịch vụ nhiều
hơn. WTP cũng phản ánh khả năng chi trả.
Theo Turner, Pearce và Bateman (1994) cho rằng WTP đo lường sự ưa thích
của cá nhân hay xã hội đối với một hàng hóa. Đo lường mức độ thỏa mãn khi sử
dụng hàng hóa nào đó trên thị trường được bộc lộ bằng WTP của họ đối với mặt
hàng đó.
Mankiw (2003), WTP là một khoản tiền tối đa mà cá nhân đồng ý chi trả cho
một hàng hóa để cân bằng sự thay đổi thỏa dụng. Khoản tiền tối đa đó là một biểu
hiện về giá trị của hàng hóa đó đối với người tiêu dùng. WTP đồng thời là đường
cầu thị trường tạo cơ sở xác định lợi ích đối với xã hội khi tiêu dùng hay bán một
mặt hàng nào đó.
WTP cho hàng hóa, dịch vụ môi trường là số tiền tối đa mà một cá nhân sẵn
lòng chi trả cho một sự cải thiện hàng hóa, dịch vụ môi trường (Freeman, 2003).
WTP thể hiện lợi ích về mặt xã hội của các dự án đầu tư công.
Begg (2009), cầu của người tiêu dùng là mối quan hệ giữa giá và lượng của
hàng hóa. Các điểm trên đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu cho
biết các WTP của người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu là nghịch
biến, lượng cầu tăng khi giá giảm và ngược lại.


8

Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm WTP cho hàng hóa, dịch vụ môi
trường là số tiền tối đa mà một cá nhân sẵn lòng chi trả cho một sự cải thiện hàng
hóa, dịch vụ môi trường.
2.1.2. Hộ gia đình
Gia đình là một tổ chức nhạy cảm với những biến động nhỏ, ngắn hạn trong
môi trường kinh tế xã hội và là một phương tiện chính mà cá nhân thích ứng với
những thay đổi trong các cơ hội và các ràng buộc mà họ gặp phải (Netting, 1979).

Hộ gia đình là những người cùng sinh sống chung trong một ngôi nhà, ăn uống
chung và sử dụng chung nguồn ngân quỹ (Haviland, 2003). Hộ gia đình là những
người cùng sinh hoạt chung trong một ngôi nhà từ 5 ngày trở lên (Were và cộng sự,
2006). Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm hộ gia đình là những người
cùng sinh sống chung trong một ngôi nhà, ăn uống chung và sử dụng chung nguồn
ngân quỹ.
2.1.3. Nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt là nước được sử dụng cho tất cả các mục đích sinh hoạt thông
thường như nấu ăn, uống, tắm giặt (Tổ chức y tế thế giới, 1993). Hệ thống cấp nước
là một hệ thống bao gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống
cung cấp nước máy đến khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên
quan.
2.2. Lý thuyết
2.2.1. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường
Hoạt động sản xuất hay tiêu dùng luôn tồn tại ngoại tác tiêu cực hoặc tích cực.
Các ngoại tác này đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường vốn là một
dạng hàng hóa trong nền kinh tế. Các hàng hóa và dịch vụ môi trường thường không
có giá thị trường và do đó khó xác định được giá trị đích thực và tầm quan trọng của
chúng. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường giúp xác định giá trị kinh tế
của tài nguyên phi thị trường. Theo Munasinghe (1993), tổng giá trị kinh tế


9

của tài nguyên môi trường gồm giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng. Giá trị sử
dụng là giá trị từ hiệu quả sử dụng thực của tài nguyên môi trường gồm giá trị sử
dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp. Giá trị không sử dụng là thành phần giá
trị của tài nguyên môi trường thu được không phải do việc tiêu dùng một cách trực
tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài nguyên cung cấp. Giá trị không sử dụng
thể hiện các giá trị phi phương tiện nằm trong bản chất của sự vật nhưng nó không

liên quan đến việc sử dụng thực tế. Giá trị không sử dụng gồm giá trị nhiệm ý, giá
trị hiện hữu và giá trị lưu truyền. Do đặc thù về giá trị của hàng hóa môi trường nên
phương pháp đánh giá tác động môi trường khác biệt với các phương pháp đánh giá
kinh tế khác. Sự khuyết tật của kinh tế thị trường thể hiện trong việc xác định giá trị
sử dụng và giá trị không sử dụng. Học thuyết kinh tế đã nhận thấy tầm quan trọng
của giá trị không sử dụng ngày càng tăng lên.
Tổng giá trị kinh tế của
tài nguyên môi trường

Giá trị sử dụng

Giá trị không sử dụng

Giá trị sử dụng
trực tiếp

Hình 2.1: Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường
Nguồn: Munasinghe (1993)

Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm có thể tiêu dùng trực tiếp, giá trị có
được do việc sử dụng trực tiếp hàng hóa dịch vụ môi trường mang lại. Giá trị sử
dụng gián tiếp là chức năng được sử dụng gián tiếp, giá trị có được do việc sử dụng
gián tiếp hàng hóa, dịch vụ môi trường. Giá trị không sử dụng là chức năng được sử
dụng trong tương lai, hoặc đơn giản là quyền tồn tại. Giá trị nhiệm ý thể hiện bằng
việc chọn lựa các cách sử dụng môi trường trong tương lai. Giá trị hiện hữu là giá


10

trị mà một cá nhân đánh giá việc giữ gìn một tài sản mà người đó hay các thế hệ

tương lai không trực tiếp sử dụng. Giá trị lưu truyền là giá trị để bảo tồn môi trường
vì lợi ích của các thế hệ sau.
Phương pháp định giá

Dùng đường cầu

Không dùng đường cầu

- Chi phí thay

thế
- Chi tiêu bảo
vệ
- Chi phí cơ hội
- Liều lượng
đáp ứng


Định
giá
ngẫu
nhiên
Hình 2.2: Các phương pháp định giá tài nguyên môi trường
Nguồn: Turner, Pearce và Bateman (1994)

Việc định giá chất lượng dịch vụ môi trường thường gặp nhiều vấn đề là do
hầu hết chúng đều tồn tại không có thị trường và không có giá cả. Và vì không có
giá cả cho nên chúng được sử dụng như một loại hàng hóa tự do, đây là một vấn đề
nan giải của các nhà kinh tế và nhà kinh tế môi trường. Trong thực tế, dịch vụ môi
trường có giá cả và rất nhiều người sẵn lòng trả để duy trì một dịch vụ môi trường

trong sạch hoặc tốt hơn. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí truyền thống thường
sai lầm khi bỏ qua giá trị dịch vụ môi trường và cũng không có phương pháp để đạt


11

được một sự tính toán đúng về các dịch vụ môi trường. Bởi vì hầu hết các ảnh
hưởng tới môi trường thường không được ghi chép và phản ánh đầy đủ nên khó đo
lường.
Hình 2.2 trình bày các phương pháp định giá tài nguyên môi trường. Để định
giá giá trị tài nguyên môi trường có thể dùng phương pháp dùng đường cầu và
không dùng đường cầu. Đối với phương pháp dùng đường cầu có thể dùng một
trong các phương pháp phát biểu sự ưa thích hoặc bộc lộ sự ưa thích.
2.2.2. Lý thuyết lựa chọn công
Lựa chọn công là một quá trình mà trong đó ý muốn của các cá nhân được
kết hợp trong một quyết định tập thể. Trong lựa chọn cá nhân, quyết định của một
người chỉ có tác dụng đối với bản thân, còn trong lựa chọn công, quyết định tập thể
mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Có 03 loại quyết định
của tập thể gồm quyết định gây hại cho tất cả mọi người, quyết định mang tính chất
phân phối lại và hành động của tập thể có thể tạo ra hiệu quả Pareto.
Lựa chọn công là một lý thuyết kinh tế nhưng lý thuyết này không nhằm giải
thích hành vi của các chủ thể kinh tế mà là các chủ thể ra các quyết định công như
lãnh đạo, chính trị gia, các đảng phái chính trị; không phải giải thích hoạt động của
thị trường mà là nhà nước, bộ máy hành chính, cơ chế bầu cử, hành vi của cử tri. Vì
vẫn là một lý thuyết kinh tế cho nên nó vẫn đặt trên các tiên đề của kinh tế học về
hành vi con người như tính duy lý và sự tư lợi. Nếu mỗi cá nhân luôn cố gắng tối đa
hóa lợi ích của mình khi tham gia hoạt động kinh tế, họ sẽ làm những việc mà lợi
ích lớn hơn chi phí. Tương tự như vậy, mỗi chính trị gia đều tối đa hóa quyền lực,
làm sao lên vị trí cao hơn, làm sao tại nhiệm được lâu hơn.
Với việc xem hoạt động chính trị như một hoạt động kinh tế, lựa chọn công

đưa ra lập luận mạnh mẽ để giải thích động cơ của các chính trị gia khi đưa ra các
quyết định tập thể hay các chính sách công. Đó là mô hình lợi ích tập trung - chi phí
phân tán, các quyết định có lợi ích được tập trung cho một nhóm nhỏ người trong
khi chi phí được dàn trải cho một số lượng lớn người thì có động cơ thúc đẩy hơn.


12

Lý thuyết lựa chọn công “cứng” (phiên bản chính thống trong khoa học
chính trị ở Hoa Kỳ): các cá nhân vì quyền lợi cá nhân hạn hẹp, hành động một cách
khá duy lý nhìn từ góc độ riêng của họ, có xu hướng tạo ra các kết quả phi lý về mặt
tập thể. Chính trị có xu hướng bị chi phối bởi các nhóm nhỏ, ít người được lợi ích
lớn trong khi chi phí phân tán rộng rãi. Các dự án như một phương tiện để tăng
cường cơ sở chính trị hơn là vì hiệu quả kinh tế. Doanh nhân chính trị đóng vai trò
thiết yếu trong phát triển dự án. Các dự án có xu hướng xuất phát từ địa phương. Cử
tri và các nhóm có tổ chức khác gần như không chú ý, trừ khi các dự án trực tiếp đe
dọa đến lợi ích của họ. Chỉ có các viên chức chuyên môn quan tâm đến phân tích lợi
ích – chi phí. Một nhà lập pháp bình thường không có điểm tựa nào để nghĩ đến
việc thay đổi hệ thống, điều khả thi nhất là tìm kiếm lợi ích cho địa phương của
mình. Các quyết định đầu tư công của chính quyền có xu hướng phân tán rộng lợi
ích và được thông qua một cách gần như đồng thuận.
Lý thuyết lựa chọn công “mềm”: các tác nhân hiểu biết hơn về quyền lợi
riêng của họ và nói chung có thể đi đến những kết quả duy lý về mặt tập thể, có sự
hài hòa cơ bản giữa quyền lợi tập thể và quyền lợi của các cá nhân thành viên của
tập thể đó từ nhà lãnh đạo chính trị cho đến các công dân bình thường. Một cơ sở
thuế vững mạnh và công việc làm cho dân cư là mục tiêu của bất kỳ địa phương
nào. Các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương hiểu rằng ưu tiên cao nhất của địa
phương phải là thu hút các nhà đầu tư và các dân cư giàu có trong điều kiện tốt nhất
có thể. Các địa phương chỉ có thể phấn đấu để thu hút hơn đối với những đối tượng
cần thu hút.

2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
Một phân tích tổng hợp 40 nghiên cứu sử dụng phương pháp phát biểu sự ưa
thích về cải thiện nguồn cung cấp nước ở các nước có thu nhập thấp đã ước tính
WTP trung bình từ 4,90 USD đến 20,30 USD mỗi tháng (Van Houtven và cộng sự,
2011). Whittington và cộng sự (2009) báo cáo kết quả có phần thấp hơn, dựa vào
phương pháp khảo sát tác giả đã đo lường lợi ích kinh tế của kết nối nước máy (1,4-


13

11,7 USD mỗi tháng) và các vòi nước công cộng (0,30-3,70 USD mỗi tháng) ở các
nước thu nhập thấp. Trong khi đó, chi phí thực tế của hộ gia đình ở khu vực thành
thị ở Châu Phi, Nam Á và Mỹ Latinh cũng rất khác nhau (1,00-12,40 USD mỗi
tháng cho kết nối nước máy tư nhân và 4,40-13,90 USD từ người bán nước dạo).
Khoảng cách lớn trong việc ước lượng đường cầu có thể phản ánh sự khác nhau về
chất lượng của các nguồn nước được cải thiện, số lượng và sự tiện lợi của nước,
hoặc các yếu tố ngữ cảnh khác nhau hoặc các sở thích cá nhân có ảnh hưởng đến
nhu cầu (Whittington và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, hầu hết các ước lượng được
phát hiện về mặt lý thuyết thường từ mức 20-40 USD cho mỗi hộ gia đình/tháng đối
với dịch vụ nước máy.
Orgill và cộng sự (2013) kiểm tra giả thuyết WTP của hộ gia đình để cải thiện
chất lượng nước phụ thuộc một phần vào nhận thức của cá nhân về sự an toàn và
khả năng chấp nhận nguồn nước hiện có. Tác giả sử dụng mô hình logit một giai
đoạn và mô hình logit hai giai đoạn để xem xét tác động của nhận thức về chất
lượng nước lên WTP để cải thiện chất lượng nước. Kết quả đối với mô hình hồi quy
một giai đoạn, nhận thức về chất lượng nước không ảnh hưởng đến WTP. Các biến
có tác động đến WTP là sử dụng nước máy như nguồn nước chính (tác động âm),
trình độ học vấn (tác động dương), thu nhập (tác động dương) và hài lòng với chất
lượng nước hiện tại (tác động âm). Mô hình hồi quy hai giai đoạn có kết quả là nhận
thức về chất lượng nước có ảnh hưởng đến WTP. Các biến có ý nghĩa thống kê

trong mô hình là sử dụng nước máy như nguồn nước chính (tác động âm), sự hài
lòng với chất lượng nước hiện tại (tác động âm), kết nối nước máy (tác động âm),
trình độ học vấn (tác động dương), thu nhập (tác động dương). Ước lượng WTP
trung bình để cải thiện chất lượng nước từ 2,20 USD đến 4,40 USD mỗi tháng,
trung bình là 3 USD, chiếm khoảng 1,2% thu nhập trung bình.
Vấn đề về nước ở các vùng nông thôn Ethiopia có 2 đặc điểm: mức độ bao
phủ thấp và chất lượng kém đòi hỏi phải có giải pháp khẩn cấp để giảm các tác
động liên quan đến sức khỏe và xã hội. Bogale và Urgessa (2012) ước lượng WTP
trung bình của các hộ gia đình nông thôn để cải thiện dịch vụ cung cấp nước chiếm


14

1,99% thu nhập trung bình. Các biến có tác động dương lên WTP gồm thu nhập,
trình độ học vấn của người trả lời, giới tính của người trả lời, chất lượng nguồn
nước, trong khi tuổi của người trả lời có tác động âm lên WTP để cải thiện chất
lượng nước. Theo Behailu và cộng sự (2012), WTP cho các dịch vụ cung cấp nước
thường cao nếu các dịch vụ này phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Để cải
thiện dịch vụ cung cấp nước, các hộ gia đình ở miền Nam Ethiopia sẵn lòng trả
2,36% thu nhập trung bình mỗi tháng. WTP này cao hơn 1,5 lần so với hóa đơn tiền
nước hiện tại.
Tại Manaus, Amazon, Brazil, các nhà máy xử lý nước được xây dựng khi chỉ
có 100.000 người sinh sống. Với tốc độ phát triển kinh tế, dân số gia tăng gấp mười
lăm lần dẫn đến việc tiếp cận với nước máy là một mối quan tâm đối với sức khỏe
cộng đồng. Số hộ gia đình chưa tiếp cận với nước máy chiếm tỷ lệ cao, những hộ
này dễ bị mắc các bệnh do thiếu nguồn nước sinh hoạt với tốc độ ngày càng tăng.
Casey và cộng sự (2006) xác định giá trị của dịch vụ kết nối nước sinh hoạt thông
qua một phương pháp tiếp cận WTP. Kết quả, các hộ gia đình sẵn lòng trả trung
bình 6,12 USD mỗi tháng, chiếm khoảng 2,1% thu nhập trung bình. Kết quả cho
thấy chất lượng cuộc sống có thể được cải thiện đáng kể bằng cách cải thiện hệ

thống cung cấp nước an toàn và đáng tin cậy.
Một số nghiên cứu đã sử dụng CVM để ước tính WTP để cải thiện chất lượng
nước ở Hoa Kỳ. Mitchell và Carson (1989), nghiên cứu bao gồm nhận thức trong
ước lượng WTP, nghiên cứu kết luận rằng khi nhận thức về chất lượng nước tăng
lên, WTP cho cải thiện nước giảm xuống. Trong các nghiên cứu, nhận thức được thể
hiện bằng thang đo lường thái độ hoặc mức hài lòng với nguồn nước hiện tại.
Tại Nepal, chính phủ đang xem xét cho khu vực tư nhân tham gia vào dịch vụ
cung cấp nước cho thành phố. Ở thung lũng Kathmandu, Nepal có hai nhóm hộ gia
đình: hộ gia đình đã kết nối nước máy và hộ gia đình chưa kết nối nước máy.
Whittington và cộng sự (2002) ước tính nhu cầu của các hộ gia đình đối với các
dịch vụ nước được cải thiện ở Kathmandu. Kết quả cho thấy các hộ gia đình sẵn


15

lòng trả tiền cho dịch vụ nước được cải thiện cao hơn nhiều so với hóa đơn tiền
nước hiện tại. Đối với các hộ gia đình đã kết nối nước máy, WTP trung bình hàng
tháng cho 500 lít nước được cải thiện là 14,31 USD. Đối với những hộ chưa kết nối
nước máy, WTP trung bình hàng tháng để cải thiện nguồn nước khi kết nối là 11,67
USD.
Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn (2005), các hộ gia đình ở thành phố
Hồ Chí Minh đang sử dụng nguồn nước máy chất lượng kém, không đáng tin cậy và
đang trả hóa đơn tiền nước hàng tháng tương đối rẻ. Nhiều hộ gia đình cũng sử
dụng nguồn nước khác ngoài nước máy, như nước giếng khoan để phục vụ các nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày. Nghiên cứu này ước lượng sở thích của hộ gia đình đối với
dịch vụ cấp nước được cải tiến ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua sử dụng mô
hình đánh giá ngẫu nhiên chọn lựa tùy ý và mô hình chọn lựa. Kết quả, đối với
những hộ sử dụng nước máy, các biến có tác động dương đến WTP là tổng thu
nhập, giới tính; các biến tác động âm đến WTP là số trẻ em trong hộ, áp lực nước.
Đối với những hộ không sử dụng nước máy, thu nhập tác động dương, tình trạng

thiếu nước tác động âm đến WTP. Nghiên cứu cho thấy người dân sẵn lòng chi trả
bình quân từ 148.000 đồng đến 175.000 đồng để cải thiện nguồn nước, cao hơn từ
35% cho đến gấp đôi chi phí nước hiện tại của các hộ gia đình; để cải thiện dịch vụ,
các hộ gia đình không có nước máy sẵn lòng chi trả nhiều hơn so với những hộ đã
có nguồn nước cố định; và những hộ chưa có đường ống nước coi trọng chất lượng
nước hơn so với áp lực nước. Ứng với các mức phí lắp đặt đường ống khác nhau,
các giá trị ước lượng WTP Turnbull của các hộ gia đình không sử dụng nước máy
đối với dịch vụ nước máy cải thiện nằm trong phạm vi từ 79.400 đến 141.100 đồng.
Qua lược khảo các nghiên cứu có liên quan, tác giả rút ra một số nhận xét:
CVM hiện được chấp nhận rộng rãi để đo lường nhu cầu cải thiện chất lượng nước.
Một số nghiên cứu CVM được thực hiện ở các nước thu nhập thấp đo lường WTP
cho các dịch vụ cung cấp nước và xử lý nước. Hầu hết các nghiên cứu áp dụng
CVM về cải thiện cung cấp nước đều dùng kỹ thuật hồi quy để xác định các yếu tố
tác động đến WTP, và hầu hết các nghiên cứu như vậy ở các nước có thu nhập thấp


×