Tải bản đầy đủ (.docx) (313 trang)

Vốn xã hội và sức khỏe của lao động di cư đến TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 313 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------

NGUYỄN LÊ HOÀNG THUỴ TỐ QUYÊN

VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ
ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH -2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------

NGUYỄN LÊ HOÀNG THUỴ TỐ QUYÊN

VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ
ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh tế - Phát triển
Mã số: 62310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.PGS.TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
2.PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC
TP. HỒ CHÍ MINH -2018




i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn của tôi,
PGS.TS.Nguyễn Hữu Dũng và PGS.TS.Nguyễn Văn Phúc, những người đã khơi
gợi niềm đam mê nghiên cứu, định hướng và cung cấp những góp ý mang tính xây
dựng trong suốt chặng đường nghiên cứu của tôi.
Tôi thật sự biết ơn GS. TS. Nguyễn Trọng Hoài, TS. Nguyễn Hoàng Bảo, TS.
Phạm Khánh Nam, PGS.TS. Trần Tiến Khai và các thầy cô tại Khoa Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vì những hỗ trợ kịp thời về
phương diện học thuật cũng như tinh thần trong thời gian tôi học tập tại Trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ tôi vì đã ươm mầm niềm đam mê
học hỏi và nghiên cứu trong tôi thông qua những câu chuyện về các nhà bác học khi
tôi còn bé. Ngoài ra, lời cảm ơn chân thành cũng xin gửi đến chồng, hai con và họ
hàng của tôi, những người luôn tin tưởng, ủng hộ và đồng hành cùng tôi trong suốt
chặng đường học tập và nghiên cứu.
Bằng hữu cũng đã góp phần rất quan trọng vào sự thành công của luận án này.
Các bạn Phạm Quang Anh Thư, Huỳnh Đặng Bích Vy, Nguyễn Thanh Phong, Quan
Minh Quốc Bình và các đồng nghiệp tại trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, tìm kiếm tài liệu và thu thập số liệu.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng cho sự thành công của luận án
này là tinh thần làm việc nghiêm túc của nhóm thu thập dữ liệu, sự ủng hộ của các
chuyên gia và những người lao động di cư đến Thành phố Hồ Chí Minh được chọn
trong mẫu khảo sát.
Luận án này không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ và giúp đỡ như đã
nêu trên.



ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của bản thân, các số liệu và nội dung
trong nghiên cứu là trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nào trước đây.
Tác giả

Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên


iii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN
Vốn xã hội được các nhà nghiên cứu xem là nguồn lực giúp cải thiện sức khoẻ của mỗi
cá nhân, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như người lao động di cư.
Mặc dù lý thuyết đã đề cập đến tiềm năng của nguồn lực vốn xã hội trong việc cải thiện
sức khoẻ nhưng các nghiên cứu thực tiễn về vốn xã hội và sức khoẻ thường chỉ tập
trung vào một khía cạnh của vốn xã hội và sức khoẻ, trong khi đây là các biến đa chiều
và phụ thuộc vào bối cảnh. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu thực tiễn thường khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau. Bằng việc thực hiện nghiên cứu hai giai đoạn, kết hợp ba
phương pháp: Delphi, AHP và PLS-SEM, luận án này tìm hiểu vốn xã hội và sức khoẻ
của lao động di cư đến TP.HCM thông qua việc khám phá các kiểu vốn xã hội đang tồn
tại trong thực tế nơi người lao động di cư đến TP.HCM, xác định thứ bậc quan trọng
của từng thành phần cấu thành nên vốn xã hội, từ đó xây dựng mô hình đo lường biến
này trong bối cảnh Việt Nam. Bên cạnh đó, sức khoẻ của người lao động di cư trong
luận án được xem xét đồng thời ở các phương diện: thể chất, tinh thần và xã hội bằng
cách đo lường 08 khía cạnh: chức năng thể chất (PF), hạn chế do sức khoẻ thể chất
(RP), hạn chế do dễ xúc động (RE), hoạt động xã hội (SF), đau cơ thể (BP), sức khoẻ
tinh thần (MH), sinh lực (VT) và sức khoẻ chung (GH). Trên cơ sở đó, vai trò của từng
loại vốn xã hội đối với các khía cạnh sức khoẻ khác nhau của người lao động được
phân tích. Kỹ thuật Delphi đã cung cấp kết quả về thang đo và biến quan sát của từng

thang đo vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam thông qua việc phân tích dữ liệu phỏng
vấn sâu 12 chuyên gia. Phương pháp AHP đã cho thấy vốn xã hội của người lao động di
cư đến TP.HCM được nhìn nhận ở 2 khía cạnh là mạng lưới (0,502) và lòng tin (0,497)
với trọng số gần ngang bằng nhau. Ngoài ra, việc phân loại vốn xã hội theo chức năng
trong luận án cho thấy ở góc độ cấu trúc, mạng lưới gắn bó (0,688) giữ vai trò quan
trọng nhất, tiếp đến là mạng lưới bắc cầu (0,244). Trong bối cảnh Việt Nam, vai trò của
mạng lưới bắc cầu-kết nối (0,093) và mạng lưới gắn bó-kết nối (0,049) khá khiêm tốn,
chiếm vị trí thứ 3 và thứ 4 sau mạng lưới gắn bó và bắc cầu. Đối với góc độ tri nhận,
lòng tin cụ thể có vai trò quan trọng hơn lòng tin tổng quát mặc dù sự chênh lệch về
trọng số không đáng kể


iv
(0,523 so với 0,476). Luận án cũng cho thấy vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ
của lao động di cư đến TP.HCM thông qua việc ước lượng mô hình PLS-SEM bằng
cách sử dụng bộ dữ liệu sơ cấp với 400 quan sát, được khảo sát trong vòng 5 tháng,
từ tháng 9/2015 -1/2016 tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mạng lưới bắc
cầu - kết nối giúp cải thiện khía cạnh GH của sức khoẻ. Bên cạnh tác động trực tiếp,
mạng lưới này còn giúp tăng cường vốn con người, từ đó tác động đến thói quen ăn
uống lành mạnh và cải thiện khía cạnh MH của sức khoẻ. Bên cạnh đó, lòng tin tổng
quát giúp cải thiện sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF, VT và SF. Tương tự, mạng
lưới bắc cầu giúp tăng cường sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF và SF. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng cho thấy lòng tin cụ thể có tác động âm, có ý nghĩa thống kê ở mức
5%, đối với các khía cạnh PF, SF và BP của sức khoẻ. Nhìn chung, kết quả nghiên
cứu đã cung cấp bức tranh toàn diện về vai trò: trực tiếp, gián tiếp và trung gian của
vốn xã hội đối với sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM. Việc sử dụng
chỉ số tổng hợp trong mô hình kiểm định đã góp phần giải quyết vấn đề mâu thuẫn
trong kết quả của các nghiên cứu trước đây do chỉ tìm hiểu một hay vài khía cạnh
riêng lẻ của vốn xã hội và sức khoẻ. Thông qua kết quả luận án, chỉ số tổng hợp đo
lường vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam đã được xây dựng bằng cách tập trung

vào những thành phần quan trọng cấu thành nên biến này. Đây là cơ sở cho các
nghiên cứu vi mô về vai trò của vốn xã hội ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy vai trò nguồn lực vốn xã hội của cá nhân, phân tích các kênh mà vốn xã
hội có thể tác động đến sức khoẻ của mỗi cá nhân, từ đó góp phần vào chiến lược sử
dụng vốn xã hội để cải thiện sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng, đồng thời mở ra
hướng nghiên cứu mới về vai trò của các yếu tố xã hội trong sự khác biệt về sức
khoẻ. Đây là cơ sở khoa học để người lao động di cư có chiến lược tận dụng nguồn
lực này trong việc cải thiện sức khoẻ bản thân. Đối với các nhà làm chính sách,
những phát hiện về thứ bậc quan trọng của các chỉ báo vốn xã hội và vai trò của
từng loại vốn xã hội là cơ sở cho việc thiết kế và tạo ra môi trường sống chuẩn mực
nhằm phát huy tối đa lợi ích của vốn xã hội, đạt đến đích cuối cùng là nâng cao sức
khỏe cộng đồng, sớm đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc


v
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA............................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN.................................................................
MỤC LỤC.........................................................................................................
DANH MỤC BẢNG......................................................................................
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................
DANH MỤC CÁC HỘP..................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................
1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................

1.1 BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI .....................

1.1.1Bối cảnh thực tiễn

1.1.2Bối cảnh lý thuyết

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................

1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...............

1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN C

1.5.1Phạm vi nghiên cứ
1.5.2Đối tượng nghiên
1.5.3Khách thể nghiên

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........

1.6.1Kỹ thuật Delphi và

1.6.2Mô hình PLS-SEM

1.7 ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN

1.7.1Điểm mới của ngh
1.7.2Ý nghĩa khoa học

1.7.3Ý nghĩa thực tiễn .

1.8 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN .......................



vi
2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ

GIỮA VỐN XÃ HỘI & SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN TP.HCM ..19

2.1 GIỚI THIỆU .................................................................

2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA ......................................................

2.2.1Lao động di cư ........................

2.2.2Sức khỏe ..................................

2.2.3Vốn xã hội ...............................

2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ GIỮA VỐN XÃ
2.3.1

Lý thuyết về mối q

2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan h
khỏe của người di cư. ........................................................................................
2.3.3
2.4

Mô hình nghiên cứ

TÓM TẮT .............................................................


3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................
3.1

GIỚI THIỆU .........................................................

3.2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................

3.3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................

3.3.1

Phương pháp xây

3.3.2

Phương pháp phâ

3.4

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................

3.4.1

Địa điểm khảo sá


3.4.2

Phương pháp chọ

3.5

TÓM TẮT .............................................................
4
CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DELPHI VÀ AHP ĐỂ
XÂY

DỰNG MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG VỐN XÃ HỘI................................................................ 123
4.1

GIỚI THIỆU................................................................................................................... 123

4.2

KỸ THUẬT DELPHI.................................................................................................. 123

4.3

MÔ HÌNH AHP............................................................................................................. 133

4.4

TÓM TẮT........................................................................................................................ 137


vii

5 CHƯƠNG 5: VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ
ĐẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...............................................................................
5.1

GIỚI THIỆU .......................

5.2

MÔ TẢ DỮ LIỆU ...............

5.3

MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG VÀ

5.4

CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH

5.5

KẾT QUẢ MÔ HÌNH .........
5.5.1

Mô hình

5.5.2

Mô hình c


5.6
6

TÓM TẮT ...........................

CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...
6.1

GIỚI THIỆU .......................

6.2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU T
6.2.1

Kết quả p

6.2.2

Kết quả p

6.3

6.4

NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁ
6.3.1

Gia tăng


6.3.2

Xây dựng

NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍN

6.5NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU T
THEO

.............................................

7

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..............................

8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................

9

PHỤ LỤC 1 .............................................................................................

10

PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA ........................

11

PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG ...............



viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Số người và tỷ suất di cư qua các giai đoạn.......................................................... 1
Bảng 1. 2. Tăng trưởng GDP và dân số tại TP.HCM giai đoạn 1986-2015....................2
Bảng 1. 3. Tỉ suất nhập-xuất cư tại TP.HCM giai đoạn 2010-2015................................... 3
Bảng 1. 4. Sức khoẻ tự đánh giá của người di cư và không di cư...................................... 5
Bảng 2. 1: Tóm tắt lịch sử các định nghĩa sức khỏe.............................................................. 22
Bảng 2. 2: Tổng hợp những thay đổi của bộ SF 36 phiên bản 2 so với bản gốc........25
Bảng 2. 3: Các khái niệm vốn xã hội tiêu biểu....................................................................... 33
Bảng 2. 4: Các cách tiếp cận trong định nghĩa vốn xã hội................................................. 36
Bảng 2. 5: Các cấp độ của vốn xã hội........................................................................................ 40
Bảng 2. 6: Các lý thuyết về vốn xã hội...................................................................................... 44
Bảng 2. 7: Đặc trưng của các loại vốn xã hội.......................................................................... 47
Bảng 2. 8: So sánh mô hình đại diện và mô hình cấu thành.............................................. 49
Bảng 2. 9:Tóm tắt các bộ tiêu chí đo lường vốn xã hội....................................................... 53
Bảng 2. 10: Tóm tắt các công cụ đo lường nguồn lực mạng lưới.................................... 57
Bảng 2. 11: Tóm tắt việc đo lường đặc điểm mạng lưới và lòng tin..............................58
Bảng 2. 12: Khung đo lường vốn xã hội................................................................................... 62
Bảng 2. 13: Tóm tắt ích lợi của vốn xã hội đối với sức khỏe............................................ 69
Bảng 2. 14: Vốn xã hội tác động đến hành vi sức khỏe...................................................... 75
Bảng 2. 15: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm................................................................. 86
Bảng 3. 1: Bảng xếp hạng các mức độ so sánh cặp trong thuật toán AHP................103
Bảng 3. 2: Ví dụ ma trận so sánh cặp....................................................................................... 104
Bảng 3. 3: Chỉ số ngẫu nhiên...................................................................................................... 105
Bảng 3. 4: Quy mô mẫu tối thiểu áp dụng cho mô hình PLS-SEM, sức mạnh thống
kê 80% (Phụ lục 1).......................................................................................................................... 108
Bảng 3. 5: Diện tích, dân số phân theo quận (huyện) ở TP. HCM................................ 118
Bảng 3. 6: Phân bổ dân di cư tại các quận (huyện) trong TP. HCM............................. 120

Bảng 3. 7: Danh sách 10 quận (huyện) thuộc TP.HCM có số dân di cư tập trung đông

nhất........................................................................................................................................................ 121


ix

Bảng 4. 1: Tóm tắt thông tin mẫu khảo sát chuyên gia..................................................... 123
Bảng 4. 2:Thang đo tổng thể vốn xã hội................................................................................. 124
Bảng 4. 3 Các thang đo tổng thể được sử dụng trong nghiên cứu................................ 125
Bảng 4. 4 Biến quan sát của từng thang đo vốn xã hội..................................................... 127
Bảng 4. 5 Kết quả Delphi về tầm quan trọng của các biến đo lường vốn xã hội.....131
Bảng 4. 6: Kết quả mô hình AHP.............................................................................................. 133
Bảng 5. 1: Tóm tắt đặc điểm của mẫu nghiên cứu (N=400)........................................... 141
Bảng 5. 2: Thống kê mô tả các khía cạnh của sức khoẻ.................................................... 146
Bảng 5. 3: Thống kê mô tả về thang đo mạng lưới gắn bó và lòng tin cụ thể..........147
Bảng 5. 4:Tóm tắt thống kê mô tả về thang đo mạng lưới gắn bó -kết nối, mạng lưới
bắc cầu, mạng lưới bắc cầu-kết nối........................................................................................... 148
Bảng 5. 5:Tóm tắt thống kê mô tả về thói quen ăn uống.................................................. 151
Bảng 5. 6:Tóm tắt thống kê mô tả về việc khám sức khoẻ.............................................. 151
Bảng 5. 7:Tóm tắt thống kê mô tả về bảo hiểm sức khoẻ................................................ 152
Bảng 5. 8: Các biến trong mô hình (Phụ lục 1).................................................................... 154
Bảng 5. 9: Kết quả mô hình đo lường các biến tiềm ẩn với mức ý nghĩa 5%
(Phụ lục 1).......................................................................................................................................... 156
Bảng 5. 10: Ma trận hệ số tải chéo (Phụ lục 1).................................................................... 156
Bảng 5. 11: Kết quả đường dẫn mô hình cấu trúc, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
(Phụ lục 1).......................................................................................................................................... 156
2

Bảng 5. 12: Hệ số xác định R của các biến ngoại sinh (Phụ lục 1)............................156

Bảng 5. 13: Giá trị redundancy trung bình của các biến ngoại sinh (Phụ lục 1).....157
Bảng 5. 14: Kiểm định đa cộng tuyến (Phụ lục 1).............................................................. 160


x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Sơ đồ nghiên cứu.......................................................................................................... 14
Hình 2. 1: Mô hình đo lường sức khoẻ....................................................................................... 27
Hình 2. 2: Các khía cạnh của vốn xã hội................................................................................... 32
Hình 2. 3: Mạng lưới với 1 lỗ hổng cấu trúc............................................................................ 44
Hình 2. 4: Khung phân tích khái niệm vốn xã hội................................................................. 50
Hình 2. 5: Khung phân tích về cơ chế vốn xã hội tác động đến sức khỏe....................84
Hình 2. 6: Mô hình nghiên cứu..................................................................................................... 94
Hình 3. 1: Quy trình thực hiện thiết kế nghiên cứu............................................................... 98
Hình 3. 2: Các bước thực hiện kỹ thuật Delphi.................................................................... 101
Hình 3. 3: Mô hình đo lường đa bậc vốn xã hội.................................................................. 102
Hình 3. 4: Các bước thực hiện phương pháp AHP.............................................................. 106
Hình 3. 5: Mô hình cấu trúc......................................................................................................... 113
Hình 3. 6: Các bước thực hiện kỹ thuật PLS-SEM............................................................. 117
Hình 5. 1: Tỷ lệ tham gia mạng lưới của người lao động di cư..................................... 143
Hình 5. 2: Tỷ lệ tham gia vào mạng lưới xã hội chính thức của lao động di cư......143
Hình 5. 3: Tỷ lệ tham gia các tôn giáo của người lao động di cư.................................. 144
Hình 5. 4: Tỷ lệ tham gia mạng lưới cộng đồng và mạng lưới tổ chức xã hội khác của

người lao động di cư....................................................................................................................... 144
Hình 5. 5: Tác động trực tiếp của vốn xã hội đến sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%) .......158
Hình 5. 6: Tác động gián tiếp của vốn xã hội đến sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%)......159
Hình 5. 7: Vai trò trung gian của vốn xã hội đối với sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%) . 160

Hình 5. 8: Tổng hợp vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%). . .163



xi

DANH MỤC C
Hộp 1.

Mạng lưới quan hệ xã hội của người V

Hộp 2.

Lòng tin của người Việt Nam.............

Hộp

3.Mạng lưới xã hội đa dạng gắn liền vớ

hơn ...........................................................................................................................

Hộp

4.Giao tiếp xã hội là liều thuốc chữa că

Hộp

5.Quan tâm đến lợi ích từ việc kết nối t


AHP
ASCAT

BP
CB-SEM
CFA
EFA
GDP
GH
MH
ML
LT
OECD
PF
PLS-SEM


PSCS
RE
RP
SASCAT
SEM
SF
SF-36
TP.HCM
VB-SEM
VT
WHO


1
1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn
Trong vòng 10 năm, từ 1999 đến 2009, tỉ lệ dân số nước ta đã tăng 11,3 %
(Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011). Trong khi đó, chỉ trong vòng 5 năm, từ 2004
đến 2009, số người di cư nội địa đã tăng hơn 50%, với khoảng 7 triệu người di cư
nội địa trong khoảng thời gian này, so với 4,5 triệu người trong giai đoạn 1994 –
1999. Bức tranh tổng quát về di cư theo vùng được thể hiện qua bảng 1.1 cho thấy
xu hướng tăng giảm không ổn định. Giai đoạn 1994-1999 cường độ di cư là thấp
nhất với 1.334 nghìn người, tỷ suất di cư là 19 người di cư/1000 dân. Giai đoạn
2004-2009 chứng kiến sự gia tăng mạnh, lên đến 2.361 nghìn người, tương ứng với
tỷ suất di cư là 30 người/1000 dân, sau đó là sự giảm sút trong giai đoạn 2009-2014,
còn 21 người di cư/1000 dân.
Bảng 1. 1. Số người và tỷ suất di cư qua các giai đoạn
Loại hình
di cư

Di cư giữa
các vùng
Nguồn: Tổng cục thống kê (2015)
Nguyên nhân giải thích cho xu hướng gia tăng di cư trong giai đoạn 2004-2009
là thời kỳ các khu công nghiệp, chế xuất được xây dựng ở nhiều nơi trên cả nước với
nhịp độ cao. Những cơ sở sản xuất này cần lao động có tay nghề đến làm việc. Vì vậy,
trong thời kỳ này người dân di chuyển ồ ạt tới các thành phố, đô thị tìm kiếm việc làm
để mưu sinh. Đây cũng là hiện tượng thường gặp ở các nước đang phát triển. Trong khi
đó, giai đoạn 2009-2014 là thời kỳ nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, xuất phát từ
thị trường bất động sản dưới chuẩn của Mỹ, và cuộc khủng hoảng



2
nợ công Châu Âu 2010-2011, làm ảnh hưởng đến kinh tế của các nước, trong đó có
Việt Nam.
Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy khoảng 80% số
người di cư chọn các thành phố miền Nam là địa điểm đến và phần lớn nơi ra đi của họ
là những vùng có tỉ lệ dân nông thôn cao (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011). Gần
đây, kết quả cuộc điều tra di cư nội địa 2015 tiếp tục khẳng định xu hướng di cư đến
những thành thị lớn của người dân. Tại TP.HCM, tỷ lệ di cư chiếm 20,7% trong nhóm
dân số 15-59 tuổi (Tổng cục thống kê & Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2016)
TP.HCM là một trong những trung tâm kinh tế- hành chính quan trọng và phát
triển nhất ở Việt Nam. Kinh tế TP.HCM luôn tăng trưởng với tốc độ cao hơn bình quân
cả nước kể từ công cuộc Đổi Mới được khởi xướng năm 1986. Tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân từ 4,2% giai đoạn 1986 – 1990 tăng lên 12,6% trong giai đoạn 1991 –
1995. Những năm 1996 – 2000, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân có giảm so với giai đoạn trước nhưng vẫn nằm ở mức
cao, 10,2%. Giai đoạn từ 2001 đến nay, tăng trưởng GDP của thành phố vẫn giữ vững ở
mức khá cao, trung bình hơn 9,5%/năm. Đi kèm với tốc độ tăng trưởng kinh tế là tốc độ
tăng trưởng dân số. Trong suốt giai đoạn gần 30 năm (1986

– 2015), tốc độ tăng trưởng dân số của TP.HCM luôn có xu hướng gia tăng mặc dù
mức tăng không đều theo thời gian. (Xem bảng 1.2)
Bảng 1. 2. Tăng trưởng GDP và dân số tại TP.HCM giai đoạn 1986-2015
Thời kỳ
1986 - 1990
1991 - 1995
1996 - 2000
2001 - 2005
2006 - 2010
2011 - 2015


Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê TP.HCM


3
Trong những năm gần đây, sự gia tăng dân số tại TP.HCM chủ yếu là do gia tăng cơ
học. Tỷ suất nhập cư đến TP.HCM qua các năm luôn cao hơn tỷ suất xuất cư. Bảng
1.3 cho thấy tỉ suất di cư thuần tại TP.HCM giai đoạn 2010- 2015 luôn luôn dương
Bảng 1. 3. Tỉ suất nhập-xuất cư tại TP.HCM giai đoạn 2010-2015

Nguồn: Tổng Cục thống kê (2017)
Di cư là hiện tượng xã hội phổ biến và tất yếu trên thế giới cũng như tại Việt
Nam. Các nghiên cứu về di cư đều đánh giá cao những đóng góp tích cực của di cư
trong việc gia tăng cơ hội tiến thân cho bản thân và gia đình người di cư, từ đó góp
phần giảm nghèo và phát triển, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, giải quyết bài toán về
quan hệ cung-cầu lao động và việc làm (Nguyễn Đình Long & Nguyễn Thị Minh
Phượng, 2013). Nhìn chung, sự thành công của người di cư có tác động tích cực đến
nền kinh tế nơi họ đến vì giá trị mà họ đóng góp cho xã hội lớn hơn giá trị mà xã
hội phải chi cho họ. Riêng tại TP.HCM, lao động di cư đóng góp 30% GDP (Lê Văn
Sơn, 2014).
Tuy nhiên, di cư cũng là một trong những nguyên nhân gây nên việc biến động
mạnh về dân số, môi trường và sinh thái, tạo áp lực cho sự phát triển bền vững. Di cư
đem lại những tác động tiêu cực cho nơi người di cư chuyển đến như áp lực đối với an
ninh, trật tự đô thị, quá tải về cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng (Lê Bạch Dương
& Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Đối với nơi xuất cư, tình trạng mất cân đối cục bộ về
lao động gây khó khăn cho kinh tế địa phương (Nguyễn Đình Long & Nguyễn Thị
Minh Phượng, 2013). Bản thân cá nhân và hộ gia đình của người di cư cũng gặp phải


4
những phát sinh chi phí kinh tế và xã hội đáng kể do phải tách rời khỏi gia đình, quê

hương và hoàn cảnh sống quen thuộc (Đặng Nguyên Anh & Nguyễn Thanh Liêm,
2006) và đối đầu với nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ về sức khỏe, cả thể chất lẫn
tinh thần (Le, 2013)
Các nghiên cứu về di cư cho thấy di cư gắn liền với các vấn đề về sức khỏe như
“căng thẳng” (stress), “trầm cảm” (depression), “sử dụng chất kích thích” (substance
use), bệnh tim mạch, hành vi tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và việc lây
nhiễm HIV (Chen, và những tác giả khác, 2011). Zhang, Chow, Jahn, Krämer, &
Wilson (2013) đã tiến hành lược khảo hệ thống và phân tích tổng hợp (meta-analysis)
54 nghiên cứu về việc lây nhiễm HIV ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy
53,4% bệnh nhân bị nhiễm HIV là người di cư và di cư nội địa đã góp phần đáng kể
vào việc lan truyền HIV tại Trung Quốc. Tương tự, Setia, Lynch, Abrahamowicz,
Tousignant, & Quesnel-Vallee (2011) đã phát hiện người người dân di cư luôn có sức
khoẻ tự đánh giá kém hơn người dân tại địa phương, đặc biệt là những người xuất cư từ
các nước có chỉ số phát triển thấp khi sử dụng mô hình logit với bộ dữ liệu khảo sát
người di cư đến Canada trong giai đoạn 2001-2005. Nhìn chung, so với người dân tại
địa phương, người di cư có sức khoẻ kém hơn mặc dù có bằng chứng cho thấy khi bắt
đầu di cư, người di cư thường có sức khoẻ tốt do quá trình tự sàng lọc tích cực
(Domnich, Panatto, Gasparini, & Amicizia (2012).

Cuộc điều tra về sức khoẻ tự đánh giá của người di cư Việt Nam được thực
hiện vào năm 2015 là minh chứng cho điều này. Người di cư có xu hướng đánh giá
sức khoẻ tốt hơn người không di cư. Số liệu tại Bảng 1.4 cho thấy tại thành thị, tỷ lệ
người di cư tự đánh giá sức khoẻ ở mức "Khoẻ" trở lên là 38,5%, trong khi tỷ lệ này
ở người không di cư chỉ ở mức 27,3%. Tại nông thôn, có 32,5% người di cư tự đánh
giá sức khoẻ ở mức "Khoẻ" trở lên, cao hơn 8,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ người
không di cư. Tại TP.HCM, số người di cư và không di cư đánh giá sức khoẻ từ "Khoẻ"

trở lên chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,6% và 24%.



5
Bảng 1. 4. Sức khoẻ tự đánh giá của người di cư và không di cư

Thành thị
Không di cư
Di cư
Nông thôn
Không di cư
Di cư
TP.HCM
Không di cư
Di cư
Nguồn: Tổng Cục thống kê & Quỹ dân số Liên hợp quốc (2016).
Theo (Le, 2013), mặc dù khi mới di cư, sức khỏe của người di cư được đánh
giá là tốt hơn người không di cư. Tuy nhiên, sức khoẻ của họ suy giảm theo thời
gian nhiều hơn so với người không di cư do họ phải đối đầu với nhiều yếu tố bất lợi
cho sức khỏe tại nơi di cư đến như điều kiện sống và làm việc tồi tệ, không an toàn,
không có bảo hiểm sức khỏe, thu nhập thấp và không thường xuyên, những thói
quen làm tổn hại đến sức khỏe như hút thuốc, uống rượu, v.v. Ngoài ra, việc hạn chế
trong tiếp cận dịch vụ y tế, thiếu kiến thức về sức khỏe cũng là nguyên nhân khiến
sức khỏe của người di cư dễ bị tổn thương hơn (Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh
Liêm, 2011). Nghiên cứu của Lê Bạch Dương & Khuất Thu Hồng (2008) cho thấy
người di cư đến thành thị thường không được hưởng bất cứ cơ chế bảo trợ sức khoẻ
nào. Hơn nữa, có rất ít chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được thiết kế
riêng cho nhóm đối tượng này.


6
Đặc biệt, nghiên cứu về người di cư từ nông thôn đến thành thị cho thấy so
với cư dân thành thị, người di cư gặp phải nhiều khó khăn về các vấn đề sức khỏe

sinh lý, tâm lý, tình cảm, chức năng, kiến thức về sức khỏe tổng quát (Van
Landingham, 2003; Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Hậu quả trước
mắt của vấn đề này là năng suất lao động kém. Về lâu dài, đây là rào cản cho sự
phát triển kinh tế của quốc gia (Schultz, 2005), là thách thức đối với mục tiêu đảm
bảo sức khoẻ, một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên
Hiệp Quốc mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết
Từ năm 1897, Durkheim đã tìm thấy bằng chứng về vai trò của vốn xã hội đối
với sức khỏe khi cho thấy sự hội nhập xã hội có tác dụng cải thiện tỷ lệ tự tử trong xã
hội (Durkheim, 1897). Từ đó, vốn xã hội và sức khỏe ngày càng nhận được nhiều sự
quan tâm của cộng đồng nghiên cứu, đặc biệt là trong hai thập niên gần đây (Harpham,
Grant, & Thomas, 2002). Putnam (2000) cũng đã xác nhận rằng trong tất cả các lĩnh
vực mà ông nghiên cứu, không có lĩnh vực nào mà vốn xã hội có vai trò quan trọng như
đối với sức khỏe. Chính vì vậy, các công bố về chủ đề này đã gia tăng đáng kể, từ 2
nghiên cứu vào đầu những năm 1990 lên đến 140 vào cuối những năm 2000 và 618 vào
năm 2012 (Song, 2013; Uphoff, Pickett, Cabieses, Small, & Wright, 2013). Nhìn
chung, các nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh vốn xã hội có tác dụng tích cực đối với
sức khỏe (Danso, 2014; Stoyanova & Díaz Serrano, 2013; Kim, You, & Cho, 2013;
Rocco & Suhrcke, 2012; Zhao, Xue, & Gilkinson, 2010).

Thứ nhất, vốn xã hội làm giảm tỷ lệ tử vong (Lochner, Kawachi, Brennan, &
Buka, 2003), cải thiện sức khỏe tinh thần (Hamano, Fujisawa, Ishida, Subramanian,
Kawachi, & Shiwaku, 2010; Takenoshita, 2015), giảm trầm cảm (Lin, Ye, & Ensel,
1999; Wu, Hall, Canham, & Lam, 2016), cải thiện chứng mất trí nhớ (Fratiglioni,
Wang, Ericsson, Maytan, & Winblad, 2000), tăng mức hài lòng với cuộc sống
(Helliwell, 2007), tác động tích cực đến sức khỏe tự đánh giá (Kim, You, & Cho,
2013;Rocco, Fumagalli, & Suhrcke, 2014), giúp hạn chế sự gia tăng các bệnh như:
tim mạch, HIV (Williams, Campbell, & MacPhail, 1999).



7
Thứ hai, vốn xã hội còn góp phần cải thiện các hành vi sức khỏe như thói
quen ăn uống, tập thể dục, hút thuốc, uống rượu quá nhiều, (Poortinga, 2006b;
Folland, 2005; Danso, 2014). Thực tế cho thấy những người có mối quan hệ xã hội
thường có khuynh hướng chia sẻ thông tin, tôn trọng các chuẩn mực, có lối sống
lành mạnh (Kawachi, Kennedy, & Glass, 1999; Kawachi, Kennedy, Lochner, &
Prothrow-Stith, 1997; Pih, Hirose, & Mao, 2012; Deri, 2005).
Các nghiên cứu xuyên quốc gia và châu lục cũng cho kết quả khá thống nhất
về mối quan hệ này. Nghiên cứu của Rocco & Suhrcke (2012) tại 14 nước châu Âu
cho thấy vốn xã hội cá nhân có tác động dương đến tình trạng sức khỏe và mối quan
hệ này vẫn có ý nghĩa sau khi kiểm soát vốn xã hội tập thể. Kim, You, & Cho
(2013) cũng tìm thấy kết quả tương tự khi nghiên cứu tác động của vốn xã hội tri
nhận và vốn xã hội cấu trúc đến sức khỏe cảm nhận của người dân tại năm nước:
Hàn Quốc, Đức, Ý, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù có sự khác biệt trong tác động
của từng chỉ báo vốn xã hội đến sức khỏe ở mỗi nước nhưng nhìn chung, vốn xã hội
có tác động dương đến sức khỏe tự đánh giá.
Gần đây, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến việc kiểm chứng mối quan hệ
nhân quả giữa vốn xã hội và sức khỏe vì vấn đề nội sinh của vốn xã hội cũng là vấn
đề tranh cãi: nguồn vốn xã hội lớn dẫn đến sức khỏe tốt hay ngược lại. Các kết quả
nghiên cứu khá nhất quán khi cung cấp bằng chứng về tác động dương của việc
tham gia xã hội đến tình trạng sức khỏe và hành vi lành mạnh đối với sức khoẻ của
người di cư (Deri, 2005; Berchet & Larporte, 2012; Danso 2014).
Trong khi tác động tích cực của vốn xã hội thể hiện qua mạng lưới cá nhân,
việc tham gia vào công việc tình nguyện, tổ chức tôn giáo đến sức khỏe được chứng
minh qua khá nhiều nghiên cứu thì cũng có nhiều kết quả ngược lại được công bố.
Rose (2000) không tìm thấy bất cứ mối liên hệ gì giữa việc là hội viên của một tổ
chức với sức khỏe trong nghiên cứu ở Nga. Trong khi đó, Bush & Baum (2001) lại
cho thấy việc là thành viên của hội, nhóm có tác động tốt đến sức khỏe nhưng hoạt
động công dân lại không có ý nghĩa gì đối với sức khỏe. Nghiên cứu của Campbell,
Wood, & Kelly (1999) lại thấy mạng lưới các tổ chức không chính thức đóng vai trò



8
quan trọng đối với sức khỏe nhưng các tổ chức chính thức lại không có vai trò gì.
Wolf, Adger, Lorenzoni, Abrahamson, & Raine (2010) cũng tìm thấy bằng chứng
cho thấy vốn xã hội gắn bó (bonding social capital) làm cho tác động của đợt khí
nóng đến sức khỏe người già sống tại Anh (Norwich và London) trầm trọng hơn vì
bản thân người già và mạng lưới gần gũi của họ đều không cảm thấy nguy cơ mà
đợt khí nóng gây cho bản thân họ. Choi, và những tác giả khác (2014) cũng kết luận
về sự hạn chế bằng chứng về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khoẻ khi lược
khảo các nghiên cứu về vấn đề này được công bố trên Medline, Embase và PsycInfo
đến tháng 10 năm 2012. Theo các tác giả, sự không nhất quán trong việc đo lường
vốn xã hội đã gây hạn chế trong việc so sánh các kết quả nghiên cứu và làm yếu các
minh chứng về mối quan hệ này.
Như vậy, cách tiếp cận và đo lường biến vốn xã hội khác nhau sẽ cho các kết
quả nghiên cứu khác nhau. Trước phát hiện này, nhiều nhà nghiên cứu thấy rằng cần
đánh giá tất cả các khía cạnh khác nhau của vốn xã hội để có thể đưa ra kết luận về
vai trò của vốn xã hội thay vì chỉ xem xét vốn xã hội ở từng khía cạnh riêng lẻ như
trong các nghiên cứu về sức khỏe trước đây (Hawe & Shiell, 2000; Wolf, Adger,
Lorenzoni, Abrahamson, & Raine, 2010). Han, Kim, & Lee (2012) cho rằng việc
phân tích tác động của từng loại vốn xã hội đến sức khỏe của từng đối tượng cụ thể
và cơ chế tác động là rất cần thiết.
Đối với người di cư, mặc dù các nghiên cứu đã gợi ý rằng họ là đối tượng dễ bị
tổn thương nhất, đặc biệt là về sức khỏe (Van Landingham, 2003; Berchet & Laporte,
2012; Le, 2013) và một số loại vốn xã hội lại có vai trò nhất định trong việc cải thiện
sức khỏe. Hơn nữa, không như các loại vốn khác, vốn xã hội luôn tồn tại trong mọi
tầng lớp người di cư. Đây là loại vốn được hình thành và tái tạo trong gia đình, họ hàng
và thông qua các trao đổi với cộng đồng di cư (Nee & Sanders, 2001). Theo nhóm
nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, đây là loại vốn của người nghèo (Grootaert, 2004).
Tại Việt Nam, từ đầu những năm 2000, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác

nhau đã xem vốn xã hội là một nguồn lực thiết yếu đối với thành tựu của cá nhân và
cộng đồng (Đinh Hồng Hải, 2013). Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu


9
tìm hiểu về vấn đề vốn xã hội và sức khỏe. Các nghiên cứu về chủ đề này tại Việt
Nam lại chủ yếu tập trung vào sức khoẻ của trẻ em (Harpham, De Silva, & Tuan,
2006), người khuyết tật (Takahashi, Thuy, Poudel, Sakisaka, Jimba, & Yasuoka,
2011) và phụ nữ (Thuy & Berry, 2013).
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đã góp phần làm sáng tỏ rất nhiều vấn
đề về vốn xã hội và sức khỏe. Tuy nhiên, việc trải nghiệm vốn xã hội đối với mỗi
nhóm người, tuổi, giới tính,… là không giống nhau (Grootaert & Seragelgin, 2000).
Mỗi cá nhân sẽ cần các kiểu vốn xã hội khác nhau tại từng thời điểm khác nhau
trong cuộc sống của họ. Hơn nữa, hoàn cảnh sống từng vùng cũng góp phần tạo nên
đặc trưng riêng của vốn xã hội. Biến đo lường vốn xã hội phản ánh phù hợp mối
liên kết giữa khái niệm và cách đo lường nó có thể thích hợp với hoàn cảnh nước Ý
nhưng lại có thể không phù hợp với một vùng khác (Krishna & Uphoff, 2002). Do
đó, sử dụng một công cụ chung để đo lường vốn xã hội cho tất cả các nghiên cứu ở
các bối cảnh khác nhau là vấn đề không khả thi.
Tóm lại, từ trước đến nay, các nghiên cứu tập trung vào đánh giá thứ tự quan
trọng của từng loại vốn xã hội của người lao động di cư còn khá khiêm tốn, mặc dù kết
quả của việc này là bức tranh hiện thực về vốn xã hội của đối tượng nghiên cứu và là
cơ sở cho chiến lược phù hợp nhằm phát huy nguồn lực vốn xã hội. Tương tự, việc
phân tích cơ chế tác động của từng loại vốn xã hội đến các khía cạnh khác nhau của sức
khỏe người lao động di cư đến TP.HCM cũng chưa được thực hiện mặc dù TP.HCM là
điểm đến được nhiều lao động di cư từ nông thôn lựa chọn (Le, 2013; Duong, Linh, &
Thao, 2016). Vì vậy, một nghiên cứu riêng cho lao động di cư đến TP.HCM là rất cần
thiết nhằm tìm hiểu làm thế nào để tận dụng nguồn vốn xã hội sẵn có trong việc cải
thiện sức khỏe của họ trong bối cảnh khan hiếm các nguồn lực khác. Câu hỏi này sẽ
được giải đáp khi: 1) nhận diện được tầm quan trọng của từng loại vốn xã hội thông

qua tìm hiểu thứ tự quan trọng của các khía cạnh vốn xã hội trong chỉ số tổng hợp đo
lường vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.HCM; 2) phân tích, lý giải cơ chế tác
động của từng loại vốn xã hội đến các khía cạnh khác nhau của


10
sức khỏe để có chính sách hợp lý nhằm phát huy mặt tích cực của vốn xã hội trong
việc cải thiện sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Vốn xã hội được các nhà nghiên cứu xem là nguồn lực giúp cải thiện sức khoẻ
của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như người lao
động di cư. Mặc dù lý thuyết đã đề cập đến tiềm năng của nguồn lực vốn xã hội trong
việc cải thiện sức khoẻ nhưng các nghiên cứu thực tiễn về vốn xã hội và sức khoẻ
thường chỉ tập trung vào một khía cạnh của vốn xã hội và sức khoẻ, trong khi đây là
các biến đa chiều. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu thực tiễn thường khác nhau, thậm chí
trái ngược nhau. Để góp phần giải quyết vần đề còn tồn tại trong thực tiễn và góp phần
làm sáng tỏ lý thuyết, nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu như sau:
1.

Áp dụng phương pháp Delphi và quá trình thứ bậc phân tích (AHP) để

xây dựng mô hình đo lường vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.
HCM

2.

Tìm hiểu vai trò của của từng loại vốn xã hội đối với từng khía cạnh

sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM
3. Đề xuất chính sách cải thiện sức khỏe của lao động di cư đến

TP.HCM
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các mục tiêu nghiên cứu trên nhằm giúp người lao động di cư đến TP.HCM
nhận thức rõ thứ tự quan trọng của các loại vốn xã hội mà họ đang sở hữu, chỉ ra
những đóng góp cũng như hạn chế của từng loại vốn xã hội đối với từng khía cạnh
khác nhau của sức khoẻ của họ. Trên cơ sở đó, bản thân người lao động di cư cũng
như các nhà làm chính sách sẽ có giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác
động tiêu cực của nguồn lực vốn xã hội. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu tập
trung trả lời các câu hỏi sau:
1.

Mô hình đo lường vốn xã hội của người lao động di cư đến

TP.HCM bao gồm các các loại vốn xã hội nào với thứ bậc quan trọng
ra sao?


×