Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Một số giải pháp và kiến nghị tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ngành thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.23 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG : ĐẠI HỌC KINH TẾ
_____________________

VŨ ĐỨC DŨNG

Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ
KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH
CỔ PHẦN HOÁ CÁC DNNN
NGÀNH TM-DV-XNK TẠI TP HỒ CHÍ MINH.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5 năm 2000


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG : ĐẠI HỌC KINH TẾ
_____________________

Tên tác giả: VŨ ĐỨC DŨNG

Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH
CỔ PHẦN HOÁ CÁC DNNN NGÀNH TM-DV-XNK TẠI TP HỒ CHÍ MINH.


Chuyên ngành: Kinh doanh ngoại thương
Mã số:

5.02.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn môn học: Tiến só BÙI LÊ HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5 năm 2000


3

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG I:

01
04

MỞ ĐẦU:
CỔ PHẦN HOÁ CÁC DNNN TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI.

I.1- Cổ phần hoáDNNN là gì:
(I.1.1) Khái niệm:
(I.1.2) Đặc điểm của Công ty cổ phần Nhà nước.

(I.1.3) Các loại cổ phần.
(I.1.4) Cổ phiếu – Phương tiện thực hiện cổ phần.
(I.2- Ý nghiã của việc thực hiện cổ phần hoá các DNNN.
(I.2.1) Cơ sở pháp lý để xây dựng Cty cổ phần
(I.2.2) Cổ phần hoá – biện pháp cải cách khu vực KTQD
phù hợp với nước ta.
(I.3) Các bước hình thành và triển khai một Công ty cổ phần
Nhà nước.
(I.4) Nghiên cứu kinh nghiệm cổ phần hoá của các DNNN ở
các nước trên thế giới và những bài học rút ra.
Kết luận chương I:
CHƯƠNG II:

04
04
04
05
07
09
09
09
12
13

19
20

THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ CÁC DNNN NGÀNH
THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – XNK TẠI Tp. HCM


(II.1) Tình hình cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam trong
thời gian qua.

20

(II.1.1) Tình hình hoạt động của các DNNN ở Việt Nam.

20
22
25

(II.1.2) Tình hình cổ phần hoá các DNNN ở nước ta thời gian qua

(II.1.3) Các vấn đề cần chú ý khi thực hiện cổ phần hoá
DNNN.
(II.2) Thực trạng CPH các DNNN ngành thương mại –
dòch vụ – XNK tại Tp. HCM.
(II.2.1) Tình hình CPH các DNNN tại Tp. Hồ Chí Minh.
(II.2.2) Một số DNNN ngành thương mại – dòch vụ – XNK
cổ phần hoá tiêu biểu tại Tp. HCM.
a)Công ty CP hợp tác kinh tế và XNK (SAVIMEX).
b)Cty CP kho vận-giao nhận ngoại thương Sài Gòn
(TRANSIMEX).

28
28
32
32
35



4
c) Cty CP cơ điện lạnh (REE).
(II.2.3) Đánh giá về thực hiện cổ phần hoá DNNN ngành
thương mại – dòch vụ – XNK tại Tp. HCM.

39
42

Kết luận chương II:
CHƯƠNG III:
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH
CỔ PHẦN HOÁ DNNN NGÀNH TM-DV-XNK TẠI TP. HCM
(III.1) Các giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá các DNNN.
(III.1.1) Giải pháp 1: Thành lập TT cổ phiếu và trái phiếu
tiến tới việc mở rộng thò trường phát hành cổ phiếu.
(III.1.2) Giải pháp 2:Kiểm toán các DNNN khi cổ phần hoá.
(III.1.3) Giải pháp 3: Môi trường pháp lý cần thiết cho sự ra
đời và hoạt động của Công ty cổ phần.
(III.1.4) Giải pháp 4:Thành lập cơ quan Nhà nước chuyên
trách để thực hiện có hiệu qua ûchương trình cổ
phần hoá các DNNN.
(III.2) Các kiến nghò để đẩy mạnh cổ phần hoá các DNNN
ngành TM – DV – XNK tại Tp. HCM.
(III.2.1) VỚI TRUNG ƯƠNG:

a)Vấn đề xử lý, cơ cấu lại nợ của các DNNN.
b)Vấn đề vướng mắc về mặt chính sách.
c)Vấn đề xử lý hệ quả của CPH.
d)Vấn đề tách chức năng quản lý hành chính và chức

năng quản lý tài sản Nhà nước.
e)Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và
quản trò viên đối với Cty CP.
f)Vấn đề xác đònh rõ vai trò, chức năng và mối quan hệ
của Đảng trong hệ thống tổ chức Cty CP.
(III.2.2) ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ:

KẾT LUẬN:
PHỤ LỤC
DANH MỤC THAM KHẢO

45
47

47
48
50
51
53

54
54
54
55
56
57
57
58

58

60


5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

- Cổ phần hoá
- Doanh nghiệp Nhà nước
- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
- Cổ phần
- Cổ đông
- Hội đồng quản trò
- Doanh nghiệp
- Thò trường chứng khoán
- Thương mại-dòch vụ – xuất nhập khẩu
- Công ty cổ phần
- Sản xuất kinh doanh
- Kinh doanh
- Công nghiệp hoá – hiện đại hoá

CPH
DNNN
CPH DNNN
CP

HĐQT
DN
TTCK
TM-DV-XNK
Cty CP

SXKD
KD
CNH-HĐH


6
Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH
CPH CÁC DNNN NGÀNH TM-DV-XNK TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.
------ κ ------

MỞ ĐẦU:
I.- Ý NGHIÃ CHỌN ĐỀ TÀI:

Thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối của Đảng khởi xướng trong thời
gian qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu kỳ diệu trên các lãnh vực KTXH. Tuy nhiên, với sự biến đổi sâu sắc của tình hình thế giới, nhất là sự phát triển
mang tính quốc tế hoá, sự hình thành các khu vực tự do thương mại, vừa hợp tác vừa
cạnh tranh lẫn nhau, cũng như những yêu cầu mới đặt ra trong thời kỳ CNH-HĐH
đất nước đã bộc lộ những yếu kém trong điều hành vó mô của Nhà nước, đặc biệt
trong lónh vực kinh tế.
Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện đường lối CNH-HĐH
theo phương châm phát huy tối đa nội lực là phải thúc đẩy quá trình CPH. Chủ
trương này đã được Đai hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII khẳng đònh: “Triển khai
tích cực và vững chắc việc CPH DNNN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực
thúc đẩy DN làm ăn có hiệu quả...”(1).
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả
nước, có nhiều điều kiện tiềm năng về nguồn vốn, có quan hệ mở rộng với nhiều
nước trên thế giới, là 1 trong 2 điạ phương đầu tiên được Nhà nước cho phép tổ
chức thành lập Trung tâm giao dòch chứng khoán – cơ sở cho việc phát triển các
hoạt động của Cty CP, một loại hình kinh doanh và cung cấp cổ phiếu, trái phiếu hàng hoá cho TTCK.
Vì thế, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của CPH DNNN, đề

xuất những giải pháp và kiến nghò nhằm tiếp tục đẩy mạnh CPH các DNNN ngành
TM-DV-XNK tại Tp. Hồ Chí Minh là công việc cần thiết, cấp bách hiện nay.
II.-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Luận án có mục đích nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn, phân tích thực
trạng CPH các DNNN ngành TM-DV-XK tại Tp. Hồ Chí Minh, đề xuất những giải
pháp và kiến nghò để đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN nói chung và các DNNN
ngành TM-DV-XNK nói riêng, góp phần cung cấp một số vấn đề cho thành phố
nghiên cứu, đề ra những chủ trương tháo gỡ những ách tắc, tồn tại trong quá trình
CPH DNNN tại Tp. Hồ Chí Minh.
_________________________
(1): Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB chính trò Quốc gia, Hà nội, trang 94.


7
+ Thứ nhất: phân tích cơ sở lý luận, quan điểm của Đảng và vai trò của
pháp luật trong việc hình thành và tổ chức hoạt động của DNNN CPH trong điều
kiện nền kinh tế chuyển đổi.
+ Thứ hai: làm rõ tình hình CPH các DNNN ở Việt Nam trong thời gian qua,
phân tích thực trạng CPH các DNNN tại Tp. Hồ Chí Minh nói chung và DNNN
ngành TM-DV-XNK nói riêng. Qua đó, đánh giá công tác triển khai CPH DNNN
ngành TM-DV-XNK tại thành phố.
+ Thứ ba: Đề xuất các giải pháp và những kiến nghò nhằm đẩy mạnh công
tác CPH DNNN ngành TM-DV-XNK tại Tp. Hồ Chí Minh, góp phần trong việc
nghiên cứu, đề ra các chủ trương, chính sách để tháo gỡ các mắc mứu cản trở tiến
trình CPH tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.
III.- PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

Để thực hiện mục đích trên, luận án nghiên cứu các DNNN CPH tại Tp. Hồ
Chí Minh, trong đó tập trung phạm vi là các DNNN CPH ngành TM-DV-XNK tại

thành phố.
Do một số điều kiện khách quan, luận án chỉ đề cập một số DNNN CPH tiêu
biểu của ngành TM-DV-XNK tại Tp. Hồ Chí Minh thuộc dạng DN đang lập thủ tục
CPH hoặc DN mới được CPH hoặc DN đã CPH lâu năm, có một số tồn tại về xác
đònh giá trò tài sản DN, về quyền sở hữu mặt bằng nhà xưởng; hoặc hoạt động có
hiệu quả cao được tín nhiệm của CĐ. Từ đó, đề ra các giải pháp và một số kiến
nghò khả thi để góp phần thúc đẩy tiến trình CPH DNNN tại thành phố.
IV.- NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

1)Nguồn tài liệu:
+ Các tài liệu kinh điển của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và ngoài
nước.
+ Các bài viết, ý kiến phát biểu trên các tạp chí trong và ngoài nước.
+ Nguồn tài liệu khảo sát thực tế do chính tác giả thực hiện thông qua việc
gặp gỡ, trao đổi về nội dung đề tài với các Giám đốc DNNN CPH và các chuyên
gia ở các sở ngành thành phố có liên quan và khảo sát số liệu của 25 DNNN CPH
ngành TM-DV-XNK tại Tp. Hồ Chí Minh.
2) Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp thống kê, phương pháp
suy luận logic, phương pháp tổng hợp...
+ Phương pháp khảo sát, phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp các Giám đốc
DNNN CPH, các nhà lãnh đạo và các chuyên gia, chuyên viên đang thực hiện công
tác CPH ở một số Sở ngành TP có liên quan.


8
V.-KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
Luận án có 61 trang.06 bảng biểu.09 phụ lục trong 3 chương và danh mục
tài liệu tham khảo.
Chương I

: CPH các DNNN trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi.
Chương II : Thực trạng CPH các DNNN ngành TM-DV-XNK tại Tp.HCM.
Chương III : Các giải pháp và kiến nghò nhằm đẩy mạnh CPH DNNN
ngành TM-DV-XNK tại Tp. Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG I
CỔ PHẦN HOÁ CÁC DNNN TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI

____________
(I.1) CPH DNNN là gì.
(I.1.1)Khái niệm:
Cổ phần hoá DNNN là quá trình chuyển một số DNNN thành Cty CP. Đây là
quá trình chuyển một phần quyền sở hữu tài sản của Nhà nước thành sở hữu của
các CĐ (công nhân viên, các tổ chức kinh tế, các cá nhân) nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của DN, tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ DN.
Khái niệm CPH lâu nay được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Cổ phần hoá thực chất là tư nhân hoá.
- Cổ phần hoá là xã hội hoá các DNNN.
- Cổ phần hoá xác đònh cụ thể chủ sở hữu DN.
Trước hết, CPH và tư nhân hoá là hai khái niệm riêng biệt chứ không phải
đồng nhất . Tư nhân hoá là chuyển từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân. Còn
CPH chuyển sở hữu cho nhiều đối tượng khác nhau: tổ chức kinh tế – xã hội, cá
nhân, hoặc giữ lại một tỷ lệ CP Nhà nước (sở hữu hỗn hợp).
DNNN từng được coi là tài sản chung, đồng nghiã với ý thức “không phải
của ai” gây nên sự lãng phí, vô trách nhiệm. CPH xoá bỏ tình trạng đó, xác đònh
chủ sở hữu của DN là các CĐ; CPH DNNN là xã hội hoá các tài sản của DNNN.
Với những đặc tính trên, thực hiện CPH đúng đắn sẽ là một giải pháp tốt
khắc phục những vấn đề yếu kém trong khu vực DNNN hiện nay.
(I.1.2) Đặc điểm của Cty CP Nhà nước .
Cty CP Nhà nước là DN, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần

bằng nhau gọi là CP. Người mua CP gọi là CĐ (Stock-holder, Share holder,
actionaire) CĐ chỉ chòu trách nhiệm về nợ và các nghiã vụ tài sản khác của DN
trong phạm vi số vốn đã góp vào DN; CĐ có quyền tự do chuyển nhượng CP của
mình cho người khác, trừ trường hợp quy đònh tại khoản 3 điều 55 và khoản 1 điều


9
58 của Luật DN (1); CĐ có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng CĐ tối thiểu là
ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Cty CP Nhà nước có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy
đònh của pháp luật về chứng khoán.
Cty CP Nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
(I.1.3) Các loại CP.
Luật DN 1999 của nước ta áp dụng chế độ “đa dạng hoá CP”, là xu hướng
cải cách tiến bộ hơn so với Luật Công ty 1990, vốn chỉ có “một loại CP”. Như vậy,
hiện nay Cty CP có thể phát hành nhiều loại CP với các quyền và nghiã vụ khác
nhau, thay vì trước đây mọi người sở hữu CP (cổ đông) đều có quyền và nghiã vụ
như sau:
a) CP phổ thông:
Người sở hữu CP phổ thông gọi là CĐ phổ thông có các quyền: tham dự và
biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội CĐ, mỗi CP phổ thông có một
phiếu bầu; được nhận cổ tức với mức lãi theo quyết đònh của Đại hội đồng CĐ;
được ưu tiên mua CP mới chào bán tương ứng với tỷ lệ CP phổ thông của từng
CĐ trong Cty; khi Cty giải thể được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số
CP góp vốn vào Cty, sau khi Cty thanh toán cho chủ nợ và CĐ loại khác.
Cổ đông có các nghiã vụ: thanh toán đủ số CP cam kết mua và chòu trách
nhiệm về nợ và các nghiã vụ tài sản khác của Cty trong phạm vi số vốn góp; tuân
thủ điều lệ và quy chế quản lý nội bộ...
b) Cổ phần ưu đãi biểu quyết:

Đây là CP có số phiếu biểu quyết nhiều hơn một phiếu biểu quyết so với CP
phổ thông; không hạn chế mức tối đa số phiếu biểu quyết của CP ưu đãi biểu quyết.
Số phiếu biểu quyết cụ thể do điều lệ Cty quy đònh. Trường hợp Cty CP được
chuyển đổi từ DNNN, thì CP ưu đãi biểu quyết chỉ được sử dụng đối với các DN
hoạt động trong các ngành: tiền tệ, tín dụng và các dòch vụ tài chính khác; bưu
chính viễn thông; vận tải hàng không; các ngành khác do Thủ tướng Chính phủ
quyết đònh. CĐ CP ưu đãi biểu quyết có quyền biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm
quyền Đại hội đồng CĐ với số phiếu biểu quyết do điều lệ Cty quy đònh. CĐ có CP
ưu đãi biểu quyết không được nhượng CP đó cho người khác.
____________________
(1): Luật DN (số 13/1999/QH10 ngày 12/6/1999). Công Báo số 29 (1470) ngày 8/8/99 –
Văn phòng Chính phủ – Điều 51, chương IV.


10
c) Cổ phần ưu đãi cổ tức:
Loại CP này được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của CP phổ
thông hoặc mức ổn đònh hàng năm. Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố đònh
và cổ tức thưởng. Mức cổ tức cố đònh cụ thể và phương thức xác đònh cổ tức thưởng
được ghi trên cổ phiếu của CP ưu đãi cổ tức.
Cổ đông sở hữu CP ưu đãi cổ tức có quyền: nhận cổ tức như quy đònh trên;
khi Cty giải thể được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số CP góp vốn
vào Cty, sau khi Cty đã thanh toán hết cho các chủ nợ và CP ưu đãi hoàn lại; các
quyền khác như CP phổ thông trừ quyền biểu quyết, không có quyền dự họp Đại
hội đồng CĐ, không có quyền đề cử người vào HĐQT và Ban Kiểm soát.
d) Cổ phần ưu đãi hoàn lại:
Người nắm CP ưu đãi hoàn lại sẽ được Cty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào
theo yêu cầu của người sở hữu (cổ đông) hoặc theo các điều kiện do Cty và người
đầu tư có liên quan thoả thuận và được ghi vào cổ phiếu của CP ưu đãi hoàn lại. CĐ
sở hữu CP ưu đãi hoàn lại có quyền như CĐ phổ thông trừ quyền biểu quyết, không

có quyền dự họp Đại hội đồng CĐ, không có quyền đề cử người vào HĐQT và Ban
Kiểm soát.
e) Những CP ưu đãi khác:
Đây có thể là CP vàng hoặc CP đa phiếu do điều lệ Cty quy đònh. Loại CP
này phù hợp với sở hữu Nhà nước, hoặc đối với Cty hoạt động trong các ngành,
nghề mà Nhà nước muốn nắm quyền chi phối.
(I.1.4) Cổ phiếu, trái phiếu – phương tiện thực hiện CPH.
a) Cổ phiếu: (Stock, Share,Action)
Chứng chỉ do Cty CP phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu
một hoặc một số CP của công ty đó gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc
không ghi tên.
Cổ phiếu của sáng lập viên , của thành viên HĐQT phải là những cổ phiếu
có ghi tên.
Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu có ghi tên chỉ
được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của HĐQT.
Một Cty CP có thể phát hành 2 loại cổ phiếu: cổ phiếu thường (Common
Stock) và cổ phiếu ưu đãi (Prefered stock).


11
b) Trái phiếu: (Bond)
Khác với cổ phiếu là một chứng khoán vốn, CĐ là người góp vốn vào công
ty, trở thành người chủ sở hữu công ty, thì trái phiếu là một chứng khoán nợ(debt
securities) người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của công ty phát hành. Xét về hình
thức, có 2 loại trái phiếu: trái phiếu vô danh (Bear bond) và trái phiếu ký danh
(Registered bond).
Cty CP cũng có thể phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi hay các loại
trái phiếu khác và người mua trái phiếu là trái chủ của công ty, được coi như là
người cho công ty vay một khoản nợ. Trái chủ được hưởng một khoản lãi nhất đònh
và ít chòu rủi ro đầu tư hơn CĐ. Họ không hy vọng được hưởng lãi nhiều, nhưng vốn

đầu tư được bảo vệ tốt hơn.
Hội đồng quản trò quyết đònh loại trái phiếu, tổng giá trò trái phiếu và thời
điểm phát hành.
c) So sánh sự khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu:
SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU

Cổ phiếu

Trái phiếu

+ Là chứng chỉ nhận nợ, nên còn gọi là
chứng khoán nợ.
+ Người mua là trái chủ, chủ nợ của
công ty.
+ Không được.
+ Được rút vốn khi đáo hạn.
+ Lợi tức không thay đổi, cố đònh hàng
năm theo % vốn.
+ Rủi ro thấp.
+ Rủi ro cao.
+ Có các loại:
+ Các loại:
• Trái phiếu Chính phủ.
• Cổ phiếu phổ thông.
• Trái phiếu công ty:
• Cổ phiếu ưu đãi:
- Trái phiếu tín chấp.
- Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.
- Trái phiếu thế chấp.
- Cổ phiếu ưu đãi cổ tức.

- Trái phiếu cầm cố ưu tiên một.
- Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.
- Trái phiếu thu nhập:
- Cổ phiếu ưu đãi khác :
+ Có khả năng chuyển đổi
+ Cổ phiếu vàng.
+ lãi suất thả nổi.
+ Cổ phiếu đa phiếu.
+ lãi suất chiết khấu
Trên thực tế, mua trái phiếu chắc chắn hơn nhưng lợi nhuận thấp. Trái phiếu
Chính phủ là an toàn nhất, còn trái phiếu công ty thường được ngân hàng bảo lãnh
+ Là chứng chỉ góp vốn, nên còn gọi là
chứng khoán vốn.
+ Người mua là CĐ, làm chủ một
phần công ty.
+ Được quyền tham gia đầu phiếu.
+ Không được rút vốn ra từ công ty.
+ Lợi tức thay đổi.


12
nên rủi ro thấp hơn. Mua cổ phiếu thì rủi ro cao hơn, nhưng có thể đem lai những
món lợi bất ngờ cho những nhà đầu tư mạo hiểm. Vì nếu công ty duy trì được lợi
nhuận phát triển đều đặn thì cổ tức tăng, dẫn đến trò giá CP công ty đó tăng lên
trong thò trường, có khi tăng gấp nhiều lần giá ban đầu.
(I.2) Ý nghiã của việc thực hiện CPH của các DNNN:
(I.2.1) Cơ sở pháp lý để xây dựng Cty CP:
Chủ trương CPH các DNNN lần đầu tiên được nêu tại Nghò quyết Hội nghò
lần thứ 2 của BCH Trung ương Đảng khoá VII (tháng 11/1991); được cụ thể hoá
trong Nghò quyết Hội nghò Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng

1/1994); Nghò quyết 10/NQ-TW của Bộ Chính trò ngày 17/3/1995; Thông báo số
63/TB-TW ngày 04/4/1997 của Bộ Chính trò. Đặc biệt là từ khi có Nghò quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và Nghò quyết Hội nghò lần thứ 4 của BCH
Trung ương khoá VIII thì chủ trương CPH DNNN được khẳng đònh rõ hơn. Trên cơ
sở đó, Chính phủ đã triển khai, thực hiện từng bước các Nghò quyết nói trên thông
qua việc ban hành các văn bản luật và dưới luật. Tính đến nay đã có gần 40 văn
bản Luật và dưới luật của các ngành có liên quan để triển khai công tác CPH
DNNN ở nước ta (xem phụ lục 1).
(I.2.2) CPH Biện pháp cải cách khu vực DNNN phù hợp với nước ta.
Tổ chức lại và nâng cao hiệu quả kinh tế của khu vực DNNN là vấn đề bức
xúc, được sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng đònh: “triển khai tích cực và
vững chắc việc CPH DNNN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy DN
làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản Nhà nước ngày càng tăng lên, không phải để tư
nhân hoá” (1).
Vấn đề CPH DNNN hiện nay được thừa nhận ở các điểm :
• Chế độ CP là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa.
Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và lực lượng sản xuất xã hội đã tác động
rất nhiều đến chế độ CP. Chế độ CP có thể phát huy tích cực, thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế hàng hóa, vì chế độ CP không phải là thúc đẩy quá trình tư nhân
hóa tài sản mà ngược lại, nó thúc đẩy xã hội hóa tài sản. Do đó, chế độ CP không
phải là sự phủ đònh chế độ công hữu mà là một hình thức phát triển chế độ công
hữu.

Trong Cty CP, quyền quản lý được tách rời quyền sở hữu. CPH, một
mặt tăng thêm nhiều chủ thể thực hiện chức năng quyền sở hữu; mặt khác
____________________
(1): Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trò quốc gia, Hà nội, 1996,trang 94.



13

thông qua việc xây dựng cơ cấu quản lý : Đại hội đồng CĐ-Hội đồng quản trò-Giám
đốc điều hành, đã tách riêng chủ thể thực hiện chức năng quyền sở hữu và người
đảm đương chức năng quản lý. Như vậy, chế độ CP là một biện pháp cải cách chế
độ sở hữu Nhà nước, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế
quốc doanh.
• Chế độ CP cải tiến mối quan hệ giữa Nhà nước và DNNN.
Thời gian qua, đã có nhiều chủ trương, văn bản pháp lý đảm bảo quyền độc
lập tự chủ của các DNNN, song trên thực tế hành vi của chính quyền vẫn chưa hợp
lý, do tài sản của DNNN thuộc về các ngành chủ quản một cách trọn vẹn, quyết
sách về sự phát triển của DN do ngành chủ quản quyết đònh. Sự điều tiết của chính
quyền cấp Trung ương đã bò vô hiệu hóa bởi lợi ích cục bộ của chính quyền thấp
hơn. Vấn đề này. Đảng đã có chủ trương:” xác đònh rõ nhiệm vụ, quyền hạn và sự
phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước và thực hiện vai trò chủ sở
hữu của Nhà nước đối với các DN mà Nhà nước có góp vốn”. (1)
• Chế độ CP hợp lý hóa hành vi của DNNN, hạn chế đến mức thấp nhất sự
can thiệp của chính quyền vào hoạt động SX-KD của DN.
Thời gian qua, việc hợp lý hóa hành vi của DNNN cũng gặp những trở ngại do
người lãnh đạo DNNN được cấp trên bổ nhiệm và bãi miễn. Hầu hết họ là những
công chức hành chính chứ không phải là những nhà KD thực thụ. Vì thế,
trong hoạt động của DN, họ không nhằm vào mục đích lâu dài mà chỉ nhắm vào
những mục tiêu ngắn hạn, để đạt hiệu quả trước mắt hoặc tạo sự tín nhiệm của cấp
trên. Là một công chức, đương nhiên họ không chấp nhận sự mạo hiểm trong KD
như một nhà KD thực thụ. Các nhà “công chức KD” này thường thụ động theo
mệnh lệnh của cấp trên, theo đuổi một giải pháp an toàn cho đòa vò và sinh mệnh
chính trò của mình. Từ đó, chế độ CP thông qua cơ chế hoạt động của HĐQT và
Đại hội đồng CĐ sẽ xác đònh và hợp lý hoá hành vi của DNNN CPH.
• Chế độ CP cho phép huy động vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả.
Nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư hiện nay khá lớn. Đó là điều kiện thuận lợi cho

việc thực hiện một cách rộng rãi biện pháp CPH các DNNN. Chế độ CP cho phép
Nhà nước với tư cách người đầu tư vốn trong các DNNN CP có thể chuyển vốn CP
sang một ngành sản xuất kinh doanh khác phù hợp hơn, nếu đầu tư nhầm
____________________
(1): Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VIII. NXB Chính trò quốc gia, Hà nội, 1996, trang 233.


14

nó, hoặc vì nhu cầu phát triển một số ngành nào đó mà Nhà nước có thể di chuyển
vốn từ ngành này sang ngành khác.
Việc huy động vốn nhàn rỗi cũng sẽ hiệu quả hơn nếu nhà đầu tư thực sự
được quyền làm chủ số vốn của mình. Hội nghò lần thứ VIII của Đảng cũng đã
khẳng đònh: “Tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý để triển khai
tích cực và vững chắc việc CPH DNNN nhằm tạo thêm động lực mới trong quản lý,
huy động thêm vốn cho yêu cầu phát triển và điều chỉnh cơ cấu DNNN” (1)
• Sau cùng, chế độ CP có thể phát huy tinh thần làm chủ của công nhân lao
động – vốn cũng là các CĐ trong các DNNN CPH.
Từ đó, sẽ điều hòa được lợi ích cá nhân, DN và Nhà nước, thúc đẩy sáng tạo và dân
chủ hóa, dẫn đến tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, như văn
kiện của Đảng đã nêu: “Có chính sách cụ thể tạo điều kiện và khuyến khích người
lao động trong DN mua CP hoặc góp vốn vào DN” (2)
Tóm lại, chế độ CP đem lại sư thay đổi trên 4 phương diện sau:
• Đổi mới cơ chế lãnh đạo DN : Thông qua việc tổ chức Đại hội đồng CĐ –
HĐQT – Giám đốc (Tổng Giám đốc).
• Đa dạng hóa hình thức phân phối của DN. Từ đơn nhất phân phối theo lao
động làm chính sang nhiều hình thức phân phối khác làm hỗ trợ.
• Đa nguyên hóa sở hữu: Từ hình thức sở hữu đơn nhất phát triển thành nhiều
hình thức sở hữu khác.
• Đòa vò làm chủ của công nhân lao động từ chỗ trừu tượng (làm chủ tập thể)

chuyển thành sự kết hợp thống nhất, chặt chẽ và cụ thể giữa 3 lợi ích : Nhà nước –
DN – Công nhân viên chức trong DN.
(I.3) Các bước hình thành và triển khai một Cty CP Nhà nước:
DNNN chuyển thành Cty CP (gọi tắt là CPH) tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1:
Chuẩn bò CPH

Bước 2:
Xây dựng
phương án
CPH

______________________

Bước 3:
Phê duyệt và
triển khai thực
hiện PA.CPH

Bước 4:
Ra mắt Cty CP
Đăng ký KD

(1): Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB chính trò quốc gia, Hà hội, 1996, trang 232.
(2): SĐD, trang 232.


15
Bước 1: Chuẩn bò CPH.
Dưạ vào phương án phân loại và sắp xếp DNNN theo Chỉ thò số 20/

1998/TC-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Nghò đònh 44/1998/NĐCP ngày 29/6/1998 của Chính phủ: các ngành chức năng lập danh sách DNNN CPH
báo cáo cấp trên để triển khai thực hiện.
Các ngành chức năng phổ biến các văn bản về CPH cho Ban đổi mới quản lý
tại DN. Trên cơ sở đó Ban đổi mới quản lý tại DN có trách nhiệm tuyên truyền giải
thích cho người lao động, công nhân viên chức trong DN.
Bước 2: Xây dựng phương án CPH.
Ban đổi mới quản lý tại DN tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ
của DN. Căn cứ số liệu trên sổ sách kế toán và kết quả kiểm kê đánh giá lại giá trò
tài sản của DN, phối hợp với các cơ quan quản lý vốn giải quyết những vướng mắc
về tài chính và dự kiến đề nghò giá trò thực tế của DN, giá trò thực tế phần vốn Nhà
nước tại DN.
Sau khi được các ngành chức năng ra quyết đònh xác đònh giá trò DN, Ban đổi
mới quản lý tại DN lập phương án (dự kiến) CPH DN và dự thảo điều lệ tổ chức và
hoạt động của Cty CP.
Bước 3: Phê duyệt và triển khai thực hiện phương án CPH.
Trên cơ sở giá trò nguồn vốn Nhà nước tại DN (trên 10 tỷ đồng hoặc dưới 10
tỷ đồng), mà các ngành chức năng sẽ phê duyệt phương án và quyết đònh chuyển
DNNN thành Cty CP.
Ban đổi mới quản lý tại DN tiến hành các thủ tục mua bán CP, cổ phiếu ,
công khai tình hình tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương
bán CP, tổ chức bán CP cho các CĐ, sau đó triệu tập Đại hội CĐ lần thứ nhất để
bầu Hội đồng Quản trò, Ban kiểm soát, thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của
Cty CP.
Bước 4: Ra mắt Cty CP, đăng ký KD.
Ban đổi mới quản lý tại DN ban giao những công việc còn lại (nếu có) cho
Hội đồng quản trò và công bố tự giải thể từ ngày ký biên bản bàn giao.
Hội đồng quản trò Cty CP hoàn tất những công việc còn lại như: khắc dấu,
lập bảng kê đề nghò kho bạc cung cấp cho các CĐ tờ cổ phiếu phù hợp với số CP
của các CĐ; tổ chức ra mắt Cty CP và đăng ký với Sở Kế hoạch-Đầu tư liên quan
nơi DN đóng trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký KD như quy đònh tại điều 19 Nghò đònh số

44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ.


16
(I.4) Nghiên cứu kinh nghiệm CPH các DNNN ở các nước trên thế giới và
những bài học rút ra:
Qua nghiên cứu kinh nghiệm CPH các DNNN ở một số nước trên thế giới
chúng tôi xin gợi ý một số vấn đề có tính chất chung nhất cho phép rút ra những bài
học trong quá trình tiến hành CPH các DNNN ở nước ta như sau:
Một là, tính phổ biến của quá trình CPH:
Những hiện tượng trì trệ trong nền kinh tế, do hoạt động kém hiệu quả của
khu vực kinh tế Nhà nước; thâm hụt ngân sách kéo dài và gánh nặng nợ
của Nhà nước ngày càng tăng đã buộc hầu hết các Chính phủ có khu vực kinh tế
Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tư bản xã hội đều phải tìm cách giảm bớt
xuống một tỷ trọng nhất đònh trong nền kinh tế bằng phương pháp tư nhân hoá và
CPH. Sự giảm bớt này nhằm mục đích tạo ra một tương quan hợp lý giữa sở hữu
nhà nước và sở hữu tư nhân, giữa sự điều tiết của Nhà nước và của thò trường đối
với hoạt động của các DN.
Việc triển khai có tính chất toàn cầu quá trình CPH được bắt đầu mạnh mẽ
từ những năm 1980 đến nay đã chứng tỏ rằng hầu hết Chính phủ các nước đều thấy
sự cần thiết phải xem xét và xác lập lại mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước
và khu vực kinh tế tư nhân theo hướng giảm bớt mức độ sở hữu và kiểm soát trực
tiếp của Nhà nước, dành sự điều tiết mạnh mẽ hơn cho cơ chế thò trường.
Do đó, tiến trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam phải cơ cấu lại nền kinh tế, thu
hẹp sở hữu Nhà nước và hạn chế sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước trong hoạt
động SX-KD của các DN, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với sở hữu tư
nhân và sở hữu hỗn hợp, coi trọng hơn vai trò điều tiết của cơ chế thò trường. Vì
vậy, tiến hành CPH các DNNN ở Việt Nam là một vấn đề không thể bỏ qua, một
nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và cũng là một đòi hỏi khách quan để
chuyển sang nền kinh tế thò trường có sự đònh hướng của Nhà nước.

Hai là, tính đặc thù của quá trình CPH:
Quá trình CPH phản ảnh các sắc thái khác nhau về mục tiêu, cách tổ chức,
bước đi và các biện pháp cụ thể do những đặc điểm về hoàn cảnh chính trò, kinh tế,
xã hội của mỗi nước cũng như quan niệm xây dựng và phát triển nền kinh tế của
mỗi Chính phủ quy đònh. Sự tương đồng về quá trình CPH ở mỗi nước chủ yếu là
những vấn đề có tính kỹ thuật về tài chính, phương pháp và các điều kiện thực hiện,
còn những vấn đề về quan điểm tổ chức và vận dụng thì hết sức khác nhau và linh
hoạt ở mỗi nước. Ở các nước có nền kinh tế thò trường phát triển, nhất là đã có sự
hoạt động mạnh mẽ của TTCK thì việc tiến hành CPH gặp thuận lợi hơn nhiều so
với những nước có nền kinh tế thò trường chậm phát triển và TTCK chưa hình thành.


17
Ở các nước tư bản phát triển, khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng
thấp và các DNNN tạo dưới hình thức công ty CP hỗn hợp Nhà nước – tư nhân,
hoạt động trên cơ sở thò trường chiếm đa số, nên quá trình CPH các DN này cũng
đồng thời là quá trình Nhà nước bố trí lại cơ cấu sở hữu và các lónh vực cần nắm
giữ.. Trong khi đó, ở đa số các nước đang phát triển và các nước Đông u, khu vực
DNNN chiếm tỷ trọng lớn và số lượng DN Nhà nước 100% vốn chiếm hầu như
tuyệt đối, nên quá trình CPH ngoài những mục tiêu khác còn nhằm chuyển các
DN này thành các Cty CP tư nhân hay Cty CP hỗn hợp Nhà nước – tư nhân để phù
hợp với quá trình chuyển sang kinh tế thò trường ở các nước này.
Như vậy, ở Việt Nam cũng không thể không chú ý đến tính đặc thù về điều
kiện quy đònh mục tiêu, phương pháp, bước đi trong quá trình CPH các DNNN.
Trong điều kiện nước ta chưa hình thành TTCK, khu vực DNNN còn chiếm tỷ trọng
lớn thì có thể học tập kinh nghiệm CPH ở các nước có những điều kiện tương đồng.
Tuy nhiên, sự vận dụng những kinh nghiệm này cũng cần chú ý đến tính đặc thù
của mỗi nước để sàng lọc và thử nghiệm kỹ càng trong điều kiện cụ thể của nước
ta, để công tác CPH DNNN được thuận lợi và đạt kết quả tốt.
Ba là, tính chiến lược của quá trình CPH:

Nhiều công trình nghiên cứu và kinh nghiệm của nhiều nước về vấn đề này
đều cho thấy rằng CPH là một bộ phận của quá trình cải cách toàn bộ nền kinh tế
và vì vậy, nó đòi hỏi phải được suy xét và hành động mang tính chiến lược cao. Đó
là việc phải lựa chọn và cân nhắc trên cơ sở đònh hướng các mục tiêu lâu dài về xác
lập cơ cấu kinh tế và tương quan giữa các lónh vực và khu vực kinh tế để chuyển
dòch và phân bổ các nguồn lực và quyền lực cho nhóm người sở hữu và quản lý
khác nhau. Điều này giải thích tại sao quá trình CPH DNNN lại dễ gây xúc động
đến các tầng lớp khác nhau trong xã hội – những người chòu ảnh hưởng tích cực từ
những thay đổi này thường không thờ ơ về mặt chính trò mà trái lại, hành động một
cách mẫu mực để nâng cao và bảo vệ quyền lợi của họ bằng các áp lực chính trò
khác nhau. Vì vậy, ở hầu hết các nước, để cho chương trình được thực hiện thành
công, các Chính phủ đều lập ra một cơ quan đại diện đứng đầu, hoàn toàn chòu
trách nhiệm đối với quá trình CPH. Cơ quan này phải quản lý toàn bộ quá trình theo
những quan điểm có tính chiến lược trong việc đánh giá, soạn thảo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh. Đây là một yếu tố cốt yếu cho sự thành công của
chương trình CPH ở nhiều nước.
Đối với nước ta, với quy mô rộng lớn và tính chất quan trọng của chương
trình CPH, Chính phủ không thể không lập ra hoặc ủy quyền cho một cơ quan chòu
trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và giải quyết toàn bộ các vấn đề có liên quan đến
chương trình này trên cơ sở những quan điểm đổi mới và đònh hướng phát triển đất


18
nước của Đảng và Nhà nước. Điều này là cần thiết để đảm bảo sự thành công
của chương trình CPH các DNNN ở nước ta.
Bốn là, tính quá trình của việc cồ phần hoá:
Việc khảo cứu ở các nước cho thấy, CPH diễn ra như một quá trình gồm
nhiều giai đoạn: chuẩn bò các điều kiện về mặt tổ chức; lựa chọn các mục tiêu,
phương pháp thực hiện; kiểm soát và điều chỉnh. Trên thực tế, không thể có sự
phân đònh rõ rệt, chắc chắn giữa các giai đoạn. Nhiều công trình nghiên cứu đều

cho rằng việc quan niệm CPH như một quá trình với nhiều giai đoạn có ý nghóa chỉ
đạo về mặt thực tiễn, là vì nó truyền đạt một cách rõ ràng những biện pháp và
nhiệm vụ cơ bản, phức tạp đến với những người còn chưa quen với CPH; cho phép
các nhà phân tích, hoạch đònh và phối hợp chính sách lường đònh được những gì sẽ
xảy ra trong giai đoạn kế tiếp; cho thấy cần phải gạt bỏ những ảo tưởng, nóng vội
“Muốn làm tất cả trong một lúc” của những người cực đoan cấp tiến và khuyến
khích các quan chức Chính phủ cần thận trọng với các giải pháp, trình tự phù hợp
đối với một công việc còn chưa quen.
Quá trình vừa làm, vừa điều chỉnh và hoàn thiện trong công việc này tỏ ra
thích hợp với cả chính phủ đang cần thời gian để nắm bắt và kiểm soát, cũng như
công chúng đang cần có thời gian để tin vào sự ổn đònh lâu dài về chính sách của
chính phủ. Riêng đối với nhiều nước đang phát triển và Đông u, nơi mà các điều
kiện để đẩy mạnh CPH còn rất thiếu như kinh tế thò trường chưa phát triển, TTCK
chưa hình thành, khu vực kinh tế tư nhân còn rất yếu ớt … thì tính chất lâu dài, nhiều
giai đoạn và phải thực hiện trong nhiều năm là điều không thể tránh khỏi.
Do
đó, đối với nước ta, cần xác đònh việc tiến hành CPH các DNNN sẽ là một quá trình
lâu dài, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và có những bước đi cụ thể. Trong hoàn cảnh
còn thiếu nhiều điều kiện quan trọng để CPH như Việt Nam, thì đây thực sự là công
việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải thực hiện trong nhiều năm. Vì vậy, việc quán
triệt các quan điểm CPH DNNN là cần thiết để chống những tư tưởng và biểu hiện
nóng vội, chủ quan duy ý chí, muốn hoàn thành công việc này trong một lần, trong
một thời gian ngắn.
Năm là, môi trường pháp lý của việc thực hiện CPH:
Với những tính chất của CPH đã được nêu ở trên, các nước đều phải tạo ra
môi trường, hành lang pháp lý cần thiết để tiến hành công việc này. Đó là các bộ
luật quan trọng có ý nghóa, là những điều kiện để xác lập và ổn đònh kinh tế vó mô,
tạo ra những khuôn khổ pháp lý cho sự chuyển hóa và hoạt động của các DN được
CPH. Hệ thống những văn bản luật ở nhiều nước có những tên gọi khác nhau nhưng
đều tập trung giải quyết một số vấn đề chung như : Luật Công ty, Luật về TTCK,

luật đầu tư, luật thương mại, luật phá sản, luật lao động và bảo hiểm, luật DN Nhà
nước, luật thống kê-kế toán và kiểm toán …


19
Khác với các nước có nền kinh tế thò trường phát triển, sự không ổn đònh
trong môi trường kinh tế vó mô của các nước đang phát triển và Đông u đang gây
cản trở lớn cho quá trình tiến hành CPH cũng như thu hút vốn đầu tư CP của nước
ngoài. Nhiều chính sách đang trong quá trình thay đổi khó đoán trước về lãi suất, tỷ
giá hối đoái, thuế quan, thò trường lao động … càng làm tăng thêm sự rủi ro và tính
không chắc chắn đối với các nhà đầu tư khi tham gia vào các DN được CPH. Hiện
nay, trong quá trình cải cách các nước Đông u đã ban hành nhiều bộ luật, trong đó
có luật tư nhân hóa và thực hiện hàng hoạt các chính sách về tự do hóa giá cả, lãi
suất, tỷ giá hối đoái, xuất nhập khẩu … để từng bước tạo lập những điều kiện pháp
lý cho sự ổn đònh môi trường kinh tế vó mô, góp phần thực hiện thành công quá
trình CPH ở các nước này.
Ở Việt Nam, để tiến hành CPH DNNN và đổi mới cơ chế kinh tế nói chung,
không thể không có vấn đề về môi trường pháp lý và ổn đònh kinh tế vó mô. Nhà
nước cũng đã ban hành nhiều bộ luật nhằm xác lập và hoàn thiện môi trường pháp
lý cho các DN hoạt động trong nền kinh tế thò trường có đònh hướng của Nhà nước.
Hiện nay, cần có sự bổ sung, sửa đổi và tiếp tục hoàn thiện các bộ luật quan trọng
như : Luật DN, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật thương mại, luật phá sản,
luật lao động và bảo hiểm … để từng bước tạo điều kiện cho quá trình CPH các
DNNN ở Việt Nam thực hiện có kết quả.
Sáu là, phí tổn của quá trình thực hiện CPH :
Để thực hiện chương trình CPH thành công, thực tiễn ở các nước đều cho
thấy Nhà nước cần phải chòu một khoản phí tổn nhất đònh. Điều này nói lên sự khác
nhau cơ bản giữa Nhà nước và tư nhân. Đối với tư nhân, sau khi đã bán CP của
mình để thu lợi là không còn trách nhiệm gì đối với DN, thì ngược lại Nhà nước vẫn
phải tiếp tục quan tâm những vấn đề của DN sau khi đã CPH cũng như những vấn

đề chính trò nảy sinh như là hậu quả của quá trình này. Khoản phí tổn đó được các
chính phủ ở các nước quan niệm và xử lý khác nhau. Nó có thể là sự ưu đãi cổ
phiếu khi bán hoặc cho không đối với những tầng lớp dân cư nhất đònh nhằm những
mục tiêu về chính trò, xã hội, hoặc những chi phí cho việc bảo hiểm, trợ cấp thời
gian đào tạo lại nghề và tìm việc mới đối với những lao động bò mất việc làm trong
các DNNN được CPH, hoặc những chi phí cho bộ máy thực hiện và các cơ quan môi
giới, tư vấn, quảng cáo cho việc thực hiện quá trình này … Những khoản chi phí này
là cần thiết và có tác dụng bảo đảm sự ổn đònh kinh tế, chính trò, xã hội cho việc
thực hiện một chương trình có tầm quan trọng lâu dài trong quá trình cải cách kinh
tế ở các nước.
Đối với nước ta cũng cần có sự lường đònh những khoản phí tổn không thể cắt
giảm được, nhất là các vấn đề về việc làm mới và đào tạo lại, bảo hiểm xã hội đối


20
với người lao động trong các DNNN được CPH; các vấn đề tư vấn, kiểm
toán, quảng cáo, môi giới đầu tư trong và ngoài nước... đối với công tác CPH. Điều
này là hoàn toàn cần thiết để bảo đảm thực hiện chương trình CPH các DNNN đạt
kết quả cao ở nước ta.
Kết luận chương I:
Tóm lại, nghiên cứu quá trình CPH DNNN trên cơ sở lý luận và thực tiễn,
thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã triển khai trong thời
gian qua ở nước ta, với việc rút tiả các kinh nghiệm quý báu về CPH DNNN của
một số quốc gia trên thế giới, chúng ta đã khẳng đònh được mục tiêu của việc thực
hiện CPH DNNN nhằm để:
• Huy động vốn của toàn xã hội, phát huy nội lực, bao gồm vốn cá nhân, các
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và thu hút vốn nước ngoài, để đầu tư đổi
mới công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển DN, nâng cao
sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN.
• Tạo điều kiện để người lao động trong DNNN có CP và những CĐ góp vốn

được làm chủ thực sự. Thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy DN
kinh doanh có hiệu quả, tăng cường phát triển đất nước, nâng cao thu nhập người
lao động, góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.
Trong đó, huy động vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong
những điều kiện quan trọng hàng đầu để đẩy nhanh công cuộc CNH – HĐH đất
nước, đó cũng là điều kiện tối quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở
rộng sản xuất – kinh doanh của các DNNN trong tình hình hiện nay.

Sau đây, chúng ta đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng CPH các DNNN ngành
TM – DV – XNK tại Tp. Hồ Chí Minh lần lượt ở chương II.


21

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CPH CÁC DNNN NGÀNH
THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TP. HCM.
(II.1) TÌNH HÌNH CPH DNNN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA:
(II.1.1) Tình hình hoạt động của các DNNN ở Việt Nam.

Từ năm 1986, với Nghò quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thò trường có sự quản lý của Nhà nước theo đònh hướng xã hội chủ
nghiã” (1). Với chính sách đó, hơn thập kỷ qua nước ta đã có sự chuyển đổi mạnh
mẽ về cơ cấu thành phần kinh tế và loại hình tổ chức kinh doanh.
______________________
Khu
DNNN,



ty đượ
giaoChính
vốntrò, trao
quyề
tựi, chủ sản xuất kinh
Văn kiệ
n Đạvự
i hộci Đạ
i biểu toà
nc
quố
cn
lầgn thứ
VIII,cNXB
quốc gia,
HànNộ
1996, trang
82. trách nhiệm bảo toàn vốn và kinh doanh có lãi.
doanh,
tự chòu
Trước đây, các DNNN chòu sự quản lý trực tiếp của Bộ chuyên ngành nếu là
DN Trung ương; hoặc chòu sự quản lý của chính quyền tỉnh, thành phố, quận, huyện
nếu là DN điạ phương. Hiện nay, tất cả DNNN đều chòu sự quản lý chung của Chi
cục tài chánh DN (trực thuộc Sở Tài chánh tỉnh, thành phố). Các DNNN được giao
vốn có toàn quyền sử dụng vốn được giao theo luật pháp.
Các DNNN qua một giai đoạn tổ chức sắp xếp lại, đã bò giải tán hoặc sáp
nhập những DN thua lỗ không có khả năng phát triển, hoặc thực hiện chương trình
CPH. Từ 12.300 đơn vò ở năm 1990 đến nay còn xấp xỉ 6.000 đơn vò, trong đó
khoảng 50% là DN nhỏ, có vốn dưới 1 tỷ đồng. Đồng thời, để có sự hỗ trợ về kỹ
thuật, điều hoà vốn và phân bố hợp lý thò trường (kể cả thò trường trong nước và

xuất khẩu),chính phủ đã thành lập một số Tổng Cty (gọi tắt là Tổng Cty 91),
như Tổng công ty Lương thực, Tổng công ty xi măng, Tổng công ty thép, Tổng
công ty xây dựng, Tổng công ty than; hoặc các Bộ, UBND các tỉnh, thành
phố đã thành lập một số Tổng Công ty (gọi tắt là Tổng Công ty 90) như: Tổng Công
ty thương mại Sài Gòn, Tổng Công ty điạ ốc Sài Gòn, Tổng Công ty Xây dựng Sài
Gòn...). Trực thuộc tổng công ty là các công ty hạch toán kinh tế độc lập.
Tổ chức nội bộ Tổng công ty có cơ cấu, mục đích tương tự như các tập đoàn
kinh tế ngành, Kết quả của các chính sách kinh tế trong khu vực kinh tế Nhà nước
trong thời gian qua đã khắc phục được một phần tình trạng bù lỗ tràn lan cho các
DNNN. Nhiều DN từ chỗ thua lỗ hoặc hoà vốn đã chuyển sang có lãi, có tính lũy
nội bộ và nộp ngân sách Nhà nước, được minh hoạ qua một số chỉ tiêu chủ yếu như
biểu 1 dưới đây:
(Biểu 1):
s
VỐN
Tổng vốn của các DNNN:

LI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
Khối DNNN: 13,439 tỉ đồng


22

02.650 tỉ đồng
NỘP NGÂN SÁCH

Khối DNNN: 34,500 ti đồng

SỐ LAO ĐỘNG


Khối DNNN: 1,492,264 ti đồng

(Nguồn: Ban đổi mới quản lý DN Trung ương.)
Qua biểu 1, chúng ta thấy tổng vốn của các DNNN còn lại chiếm 28,1% tỷ
trọng, tổng doanh thu chiếm 50,2%, tổng lợi nhuận trước thuế chiếm 17%. Riêng
tổng nộp ngân sách là 20%. Tổng số lao động của các DNNN còn lại là 32,2%. Đây
là những yếu tố thuận lợi cho việc tiến hành công tác CPH của các DNNN.
Từ các đặc điểm nêu trên, chúng ta cần đẩy mạnh việc sắp xếp lại hệ thống
DNNN, tập trung vốn vào các tập đoàn kinh tế và một số DN có thế mạnh, hoạt
động trên những lónh vực có tính chủ đạo. Đồng thời, tăng cường quá trình chuyển
đổi sở hữu các DN vừa và nhỏ, thông qua việc tiến hành CPH các DNNN.
(II.1.2) Tình hình CPH các DNNN ở nước ta thời gian qua.
Theo Ban đổi mới quản lý DN trung ương, tính đến cuối tháng 12/1999, đã
CPH được 370 DNNN. Trong đó, tính đến năm 1998 mới chỉ có 120 DN được CPH.
Như vậy, nếu so với kế hoạch CPH 400 DNNN trong năm 1999 thì không đạt kế
hoạch đề ra (xem phụ lục 2, phụ lục 3, phụ lục 4).
Một số Bộ, ngành, điạ phương có nhiều DNNN thực hiện tốt CPH trong năm
1999 như Tp. HCM (42DN), Hà nội (40DN), Nam Đònh (18 DN), Thanh Hoá (11
DN); Bộ NN và PTNT (16 DN) Bộ GTVT (14DN), Tổng Công ty xi măng, than, cà
phê (3DN), Tổng Công ty Dệt nay (4 DN)...
Tuy nhiên, còn nhiều Bộ, ngành và điạ phương triển khai công tác CPH
chậm chạp, đặc biệt là Bộ Y tế, NHNN Việt Nam, Tổng Công ty dầu khí Việt nam,
Tổng Công ty giấy Việt Nam, Tổng Công ty thép Việt Nam, Tổng Công ty hàng


23
không Việt Nam... mặc dù đã đăng ký kế hoạch nhưng đến tháng 1/1999 vẫn
chưa có DNNN nào được CPH. Bộ Công nghiệp mới CPH 2/15 DNNN đăng ký kế
hoạch, Bộ thương mại 6/19...
Để hiểu rõ cụ thể những hạn chế trên, chúng ta cần xác đònh rõ những

nguyên nhân chính làm cho tiến trình CPH bò trì trệ.
• Trước hết, việc CPH các DNNN thực chất là Nhà nước đem bán (chuyển
đổi quyền sở hữu) tài sản các DN cho tập thể cán bộ, công nhân viên tại đó và cho
các nhà đầu tư khác, kể cả người đầu tư nước ngoài. Vậy, ở đây đơn thuần là quan
hệ mua bán. Việc CPH chậm chạp, hoặc không thành công có nghiã là quan hệ
mua bán này không xuông xẻ, kẻ bán người mua chưa gặp được nhau và chủ yếu là
cho người bán chưa làm tốt việc tiếp thò, chưa tạo điều kiện, chưa chiêu dụ được
người mua, kể cả người mua là cán bộ, công nhân viên tại DN.

• Kế đến, người lao động trong DN trở thành những nhà đầu tư bất đắc dó,
bởi vì họ chỉ quen với việc làm công ăn lương, họ chưa hiểu biết và không quen
việc bỏ vốn đầu tư vào Cty CP còn rất lạ lẫm. Đa số họ rất hoang mang hoặc không
đủ tiền mua hết số CP ưu đãi, và nếu có họ cũng không dám mua nhiều. Vì vậy,
chương trình CPH DNNN nếu chỉ dựa vào sức mua của người lao động trong DN có
lẽ là điều không khả thi.
• Sau cùng, những nhà đầu tư đích thực (gồm những người trong DN, ngoài
DN và người nước ngoài) chưa an tâm bỏ vốn ra mua CP. Nhà đầu tư chính là
khách hàng mà chương trình CPH các DNNN cần nhắm tới. Nội lực trong họ rất
lớn, nghề của họ là bỏ vốn ra đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận, nhưng lại nhận được rất
ít thông tin về những DN mà họ muốn đầu tư; trong khi đó lại chưa tìm được những
nhà tư vấn cần thiết. Vì vậy, họ không thể mạo hiểm, nhất là đối với những trường
hợp DNNN có vốn Nhà nước nắm giữ quá nhiều CP.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã xem xét tình hình thực hiện ở một số điạ
phương (tập trung vào 2 trung tâm kinh tế lớn là Tp. Hồ Chí Minh và Hà nội) để
nghe nhiều ý kiến khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ. Qua đó, đã ghi nhận một
thực tế là nhiều DN sau khi CPH đã bước đầu hoạt động có hiệu quả hơn trước, có
nơi chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, cũng đã thể hiện được nhiều vấn đề cụ thể khá
phức tạp, khiến tiến độ CPH bò chậm trễ, hoặc vấn đề “hậu CPH” cũng cần được
đặc biệt quan tâm, khi các DNNN đã được CPH.
Nhìn chung, năm 1999 tiến độ thực hiện công tác CPH DNNN trong toàn

quốc đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Theo số liệu của Ban đổi mới quản lý DN


24
trung ương thì đến 31/12/1999, tổng số DNNN cả nước đã CPH là 370 đơn vò,
trong đó riêng năm 1999 có 250 DNNN được CPH (xem phụ lục 5).
Qua nghiên cứu tình hình CPH DNNN tại Việt Nam trong những năm qua,
chqùng tôi rút ra những vướng mắc trong quá trình CPH đó là:
• Một là, xác đònh giá trò tài sản thực tế rất phức tạp:
Các văn bản hướng dẫn như thông tư số 13 của Liên Bộ Xây dựng –Tài
chính – Vật giá ngày 18/8/1994 có nội dung chưa đầy đủ và rõ ràng về phương
pháp xác đònh giá trò còn lại, do đó khi vận dụng đã có ý kiến khác nhau, tranh cãi
kéo dài. Mặt khác khi thực hiện, thường còn tùy tiện, không đúng quy đònh, thẩm
quyền và trách nhiệm thiếu rõ ràng (ví dụ để các chuyên gia tư vấn can thiệp quá
sâu vào công việc của Hội đồng thẩm đònh tài sản DN hoặc ngược lại Hội đồng
thẩm đònh không lắng nghe ý kiến tham vấn). Chẳng hạn một trường hợp phức tạp ở
Công ty Transimex Saigon, khi xác đònh giá trò còn lại của phần kiến trúc bao
quanh đã tranh cãi hơn một năm chưa kết luận được, trong đó có phương án xác
đònh còn 65%, có phương án là 85%. Ở một DN vận tải ở Hà Nội, khi đònh giá một
ô tô tải cũ, cơ quan đăng kiểm xác đònh còn 50% giá trò mới, nhưng đem bán chỉ
được tối đa 30%.
• Hai làø, vấn đề tranh chấp quyền sử dụng đất xây dựng nhà xưởng:
Vấn đề chuyển đổi hoặc giao nhà đất đối với các DNNN khác nhau, hoặc
giữa DNNN với các DN khác cùng đang ở chung một khu đất. Khi còn là DNNN
(chưa CPH), sự “chung đụng” này hầu như không thành vấn đề, nếu vướng mắc
cũng dễ xử lý theo tinh thần “cùng một nhà”. Song khi chuyển sang công ty cổ
phần thì tài sản rạch ròi, nếu không xác đònh rõ sẽ xảy ra tranh chấp là điều dễ
hiểu. Vấn đề này thuộc về trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà
đất và cao nhất là UBND các cấp, cần có quy đònh và hướng dẫn cụ thể.
• Ba là, khó giải quyết dứt điểm công nợ:

Các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ khó đòi, cần phải xác đònh rõ trách
nhiệm, trong đó phức tạp nhất là nợ nước ngoài. Tại Tp. Hồ Chí Minh, trước đây khi
CPH ở Công ty Legamex đã xảy ra rắc rối lớn với các khoản nợ Liên xô cũ ( sau
chuyển thành Liên bang Nga, với tỷ giá đã thay đổi lớn). Gần đây là công ty mỹ
phẩm Sài gòn, cũng với các khoản nợ ở Nga đã dẫn đến cuộc tranh luận kéo dài
hơn một năm về việc dựa vào sự xác đònh của thương vụ Việt nam hay là cần có sự
xử lý tại toà án Nga; vấn đề này phải có sự can thiệp của cấp trên. Ngoài ra, các
khoản nợ chồng chéo kéo dài giữa các DN hoặc với các Hợp tác xã (cũ) cũng
không kém phức tạp, khó khăn; nếu không xử lý song phương được (nhất là khi các
con nợ cũ đã giải thể) thì cũng phải có sự can thiệp của cấp trên, có khi Nhà nước
phải đảo nợ, khoanh nợ hoặc trợ giúp đặc biệt để tháo gỡ.


25
• Bốn là, tư tưởng cá nhân, tham quyền cố vò:
Những cản trở từ nội bộ DN khiến tiến độ CPH bò kéo dài. Đó là từ nhận
thức về lợi ích cá nhân của một số giám đốc DNNN không muốn CPH do sợ mất
đặc quyền, đặc lợi. Sự cản trở này rất tinh vi, tác động đến nhận thức của một bộ
phận người lao động trong DN, gây ra sự thiếu tin tưởng ở tiền đồ Cty CP (sợ mất
việc làm, sợ giảm thu nhập, sợ mất “vai trò làm chủ”...) cách xử lý vấn đề này là
không chỉ trông chờ ở sự tự nguyện, mà sau khi giải thích cặn kẽ và động viên, các
ngành chức năng và UBND các cấp cần có quyết đònh bắt buộc giám đốc phải thi
hành với thời hạn dứt khoát trong từng bước, trước hết là thời hạn hoàn tất hồ sơ.
Như vậy, qua tình hình triển khai công tác CPH các DNNN ở nước ta thời
gian qua, đã rút ra được những vấn đề gì cần chú ý?
(III.1.3) Các vấn đề cần chú ý khi thực hiện CPH:
(III.1.3.1) Về các yếu tố thuận lợi:
a)Thuận lợi cơ bản và quan trọng nhất là chúng ta đang tiến tới hội nhập và
thực hiện mở cửa. Đa số các tổ chức quốc tế quan trọng như WTO, UNCTAD...,
điều đòi hỏi Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình tư nhân hoá, nghiã là CPH các

DNNN, coi đây là điều kiện tiên quyết để Việt Nam gia nhập các tổ chức này.
b) Vấn đề CPH các DNNN đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và
quyết tâm thực hiện. Điều này được thể hiện trong các văn kiện của Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VII, lần thứ VIII. Đến nay Nhà nước đã ban hành gần 40 văn bản
luật và dưới luật nhằm thực hiện chương trình CPH DNNN, góp phần xác đònh rõ
quan điểm và phương hướng chỉ đạo thống nhất ở mọi cấp, mọi ngành cho đến từng
DN triển khai thực hiện.
c) Các tầng lớp dân cư có thu nhập ngày càng nâng cao, do những đổi mới
trong chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Nhà nước mấy
năm qua. Số người khá giả ở thành thò và nông thôn ngày càng nhiều. Đây là lượng
cầu tiềm năng có thể đáp ứng cho các chứng khoán phát hành ở những DN CPH.
d) Tuy hoạt động trong cơ chế thò trường với thời gian chưa lâu nhưng đã xuất
hiện một số đội ngũ các nhà quản lý DN giỏi, có nhiều kinh nghiệm, có khả năng
kinh doanh lớn; người lao động trong các DN đã từng bước thích ứng được về ý
thức, tác phong và hiệu quả công việc trong điều kiện cạnh tranh về năng suất, chất
lượng và hiệu quả. Điều này sẽ làm cho người đầu tư yên tâm bỏ vốn, góp phần
thuận lợi cho việc thực hiện CPH các DNNN.


×