Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đường trung bình di động trong phân tích kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.79 KB, 6 trang )

Đường trung bình (Moving Averages)
Một đường trung bình là cách làm phẳng hoạt động biến động giá theo thời gian. Nghĩa là bạn
lấy giá trị trung bình của giá đóng trong một khoảng thời gian “x”.

Giống như mọi công cụ, nó được sử dụng để hỗ trợ chúng ta tiên đoán giá trong tương lai. Nhìn
vào độ dốc của đường trung bình bạn có thể đoán giá sẽ biến đổi như thế nào.
Như tôi đã nói, đường trung bình làm phẳng hoạt động của giá. Có nhiều kiểu đường trung bình
khác nhau, và mỗi kiểu có các mức làm phẳng riêng. Nói chung, đường trung bình phẳng hơn thì
phản ánh sự biến động giá chậm hơn. Đường trung bình nhấp nhô hơn thì phản ánh sự biến động
giá nhanh hơn.
5.1 Đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average - SMA)
Một đường trung bình đơn giản là kiểu đường trung bình đơn giản nhất. Một cách cơ bản, một
đường trung bình đơn giản được tính bằng cách tính tổng các giá đóng trong số khoảng thời gian
“x” và chia cho “x”. Có lầm lẫn không? Cho phép tôi giải thích. Nếu bạn vẽ một đường trung
bình đơn giản cho số khoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 1 giờ, bạn sẽ cộng giá đóng của 5
giờ và chia cho 5 và như vậy bạn có một đường trung bình đơn giản.
Nếu bạn vẽ đường trung bình đơn giản cho khoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 10 phút, bạn
sẽ cộng giá đóng của 50 phút và sau đó chia cho 5.
Hầu hết các công cụ vẽ đồ thị sẽ thực hiện tất cả việc tính toán cho bạn. Chúng ta phải biết cách
tính toán một đường trung bình đơn giản bởi vì điều này quan trọng để bạn hiểu các một đường
trung bình được tính toán. Nếu bạn hiểu cách mỗi đường trung bình được tính toán, bạn có thể
đưa ra quyết định của riêng bạn nên chọn kiểu nào thì tốt hơn.
Giống như bất kỳ công cụ khác, các đường trung bình hoạt động như một bộ delay (làm trễ). Bởi
vì bạn đang lấy giá trị trung bình của giá, bạn thực sự chỉ đang xem dự báo giá tương lai và
không phải là một cái nhìn chắc chắn của tương lai.

Đây là một ví dụ về cách các đường trung bình làm phẳng hoạt động giá cả. Trên đồ thị trên, bạn
có thể thấy 03 đường SMA khác nhau. Như bạn nhìn thấy, đường SMA cho khoảng thời gian dài
hơn là đường chậm trễ hơn so với giá. Chú ý rằng đường 62SMA cách xa hơn giá hiện thời so
với các đường 30 và 5 SMA. Bởi vì với đường 62 SMA bạn tính tổng giá đóng của 62 khoảng
thời gian và chia cho 62. Việc bạn sử dụng số khoảng thời gian cao hơn làm việc phản ánh sự


biến động giá chậm hơn.
Đường SMA trong đồ thị này hiển thị cho bạn cảm nhận chung về thị trường theo thời gian.
Thay vì chỉ nhìn vào giá hiện tại của thị trường, đường trung bình cho chúng ta một các nhìn
rộng hơn và chúng ta có thể đưa ra dự đoán giá tương lai.
5.2 Đường trung bình lũy thừa (Exponential Moving Average - EMA)
Mặc dù đường SMA là một công cụ tuyệt vời nhưng có một điểm khuyết lớn. Đừơng SMA rất
dễ bị vô hiệu hóa. Hãy để tôi đưa một ví dụ về điều này :
Chúng ta vẽ một đường SMA với thời gian là 5 trên đồ thị ngày của EUR/USD và các giá đóng
của 5 ngày vừa qua như sau :
Day 1: 1.2345
Day 2: 1.2350
Day 3: 1.2360
Day 4: 1.2365
Day 5: 1.2370
Đường SMA sẽ được tính như sau :
(1.2345+1.2350+1.2360+1.2365+1.2370)/5= 1.2358
Đủ chính xác không? việc gì nếu giá ngày thứ 2 là 1.2300? Kết quả của đường SMA sẽ thấp hơn
một ít và điều này mang đến cho bạn ý nghĩ giá đang đi xuống, trong khi đó thực tế ngày 2 có
thể chỉ là một sự kiện tại một thời gian.
Với điều này, tôi đang cố gắng nói rằng đôi khi đường SMA có thể quá đơn giản. Nếu có một
cách khác để bạn có thể loại bỏ xung nhọn để bạn sẽ không sai lầm. Có một cách, nó được gọi là
đường trung bình lũy thừa (EMA)
Đường EMA chịu ảnh hưởng nhiều hơn đối với các khoảng thời gian mới nhất. Trong ví dụ trên,
đường EMA sẽ đặt nặng vào ngày 3 đến ngày 5, nghĩa là xung nhọn của ngày 2 sẽ ít giá trị hơn
và sẽ không ảnh hưởng đường trung bình nhiều. Đường EMA chú trọng hơn vào hành động hiện
giờ của những người giao dịch.

Khi giao dịch, nhìn xem những người giao dịch đang làm gì quan trọng hơn là xem họ đã làm gì
trong tuần qua hoặc tháng qua.
5.3 Cái nào tốt hơn : SMA hay EMA?

Trước tiên hãy bắt đầu với một đường EMA. Khi bạn muốn một đường trung bình phản ánh hoạt
động giá nhanh hơn thì một đường EMA với số khoảng thời gian ngắn là cách tốt nhất. Điều này
có thể giúp bạn nắm bắt xu hướng giá rất sớm và kết quả là lợi nhuận cao hơn.
Thực vậy, bạn nắm bắt một xu hướng sớm hơn, bạn có thể giao dịch trên xu hướng đó dài hơn và
thu vào nhiều lợi nhuận! Mặt trái đối với một đường trung bình biến động nhấp nhô là bạn có thể
bị đánh lừa, bởi vì đường trung bình phản ánh quá nhanh đối với giá cả và bạn có thể nghĩ rằng
một xu hướng mới đang hình thành nhưng thực tế nó có thể chỉ là một xung nhọn.
Với một đường SMA, khi bạn muốn một đường trung bình phẳng hơn và phản ánh chậm hơn
hoạt động giá cả, thì một SMA với số khoảng thời gian dài hơn là cách tốt nhất. Mặc dù nó chậm
phản ánh hoạt động giá, nó sẽ giúp bạn không bị sai lầm. Mặt trái là nó có thể làm bạn quá chậm
và bạn có thể lỡ mất một cơ hội giao dịch tốt.

SMA EMA
Ưu:
Hiển thị một đồ thị loại trừ các dấu
hiệu giả
Biến động nhanh, tốt để hiển thị
các đảo giá vừa xảy ra
Khuyết:
Biến đổi chậm, điều này có thể
mang đến các báo hiệu mua hoặc
bán trễ
Dễ đưa ra các dấu hiệu giả hơn
và đưa ra các báo hiệu sai lầm.
Vậy thì cái nào tốt hơn? Thật khó để bạn quyết định. Nhiều người giao dịch vẽ nhiều đường
trung bình khác nhau để có một cái nhìn tổng quát. Họ có thể sử dụng đường SMA với số
khoảng thời gian dài để tìm xu hướng bao quát và sau đó sử dụng đường EMA với số khoảng
thời gian ngắn để xác định thời điểm tốt để giao dịch.
Thực tế, nhiều hệ thống giao dịch được xây dựng dựa trên “Các giao chéo đừơng trung bình”.
Sau phần này, chúng ta sẽ xem một ví dụ về cách sử dụng các đường trung bình như là một phần

của hệ thống giao dịch.
Tóm tắt:
 Một đừơng trung bình là cách làm phẳng hoạt động giá cả
 Có nhiều kiểu đường trung bình. Hai kiểu thông dụng nhất là SMA và EMA
 SMA là dạng đường trung bình đơn giản nhất, nhưng dễ bị ảnh hưởng (tổn thương) đối
với các xung nhọn.
 Đừơng EMA đặt nặng đối với giá mới xảy ra và do đó chỉ cho chúng ta thấy những người
giao dịch hiện đang làm gì.
 Biết được những người giao dịch hiện đang làm gì quan trọng hơn là biết họ đã làm gì
tuần qua hoặc tháng qua.
 Các đường SMA phẳng hơn so với các đường EMA
 Các đường trung bình với số khoảng thời gian dài hơn thì phẳng hơn so với số khoảng
thời gian ngắn
 Các đường trung bình nhấp nhô thì phản ánh hoạt động giá nhanh hơn và có thể nắm bắt
các xu hướng sớm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh nhanh nên chúng có thể dễ bị ảnh
hưởng đối với các xung và có thể đánh lừa bạn.
 Các đường trung bình phẳng phản ánh hoạt động giá chậm hơn nhưng sẽ giúp bạn tránh
các xung và không sai lầm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh chậm nên có thể làm bạn
giao dịch chậm và bỏ lỡ các cơ hội tốt.
 Cách tốt nhất để sử dụng các đường trung bình là vẽ nhiều kiểu khác nhau trên một đồ thị
để bạn có thể thấy cả biến đổi theo khoảng thời gian dài và biến đổi theo khoảng thời
gian ngắn.
SỬ DỤNG
Tín hiệu mua: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn vượt lên đường dài hạn.
 Đường Giá vượt lên đường SMA20
 Đường Giá vượt lên đường SMA50
 Đường SMA20 vượt lên SMA50 (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng tăng trong dài hạn)
 Đường Giá vượt lên đường SMA20 và đường SMA20 vượt lên SMA50 (xu hướng tăng
giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và hướng lên)


Tín hiệu bán: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn xuống lên đường dài hạn.
 Đường Giá vượt xuống đường SMA20
 Đường Giá vượt xuống đường SMA50
 Đường SMA20 vượt xuống SMA50 (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng giảm trong dài
hạn)
 Đường Giá vượt xuống đường SMA20 và đường SMA20 vượt xuống SMA50 (xu hướng
giảm giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và hướng xuống)

×