Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài phát biểu khai mạc ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.03 KB, 3 trang )

PHÁT BIỂU KHAI MẠC
BUỔI TỌA ĐÀM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2010
------------------------
Kính thưa :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Lời đầu tiên, cho phép tôi thay mặt Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMT
TQVN xã Đạ M’rông xin trân trọng gửi tới các Quý cấp lãnh đạo, Q thầy giáo
cô giáo, hội cựu giáo chức và toàn thể các em học sinh lời chúc sức khỏe và
hạnh phúc. Chúc buổi tọa đàm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2010
thành công rực rỡ.
Thực hiện theo tinh thần cuộc họp Đảng ủy mở rộng ngày 11/11/2010 của
Đảng ủy – UBND xã Đạ M’rông về việc hướng tới các hoạt động chào mừng
kỷ niệm 28 năm ngày nhà giáo VN (20/ 11/ 1982 – 20/ 11/ 2010).
Hôm nay, Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMT TQVN xã Đạ M’rông tổ
chức buổi tọa đàm chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11/2010.
Thưa qúy đại biểu, Quý thầy cô giáo và các em HS kính mến !
Hàng năm cứ đến ngày 20/11 toàn ngành giáo dục cả nước tổ chức long
trọng lễ kỷ niệm Ngày NGVN để tuyên tuyền sâu rộng về truyền thống tốt đẹp
của NGVN qua các thời kỳ cách mạng, để mỗi người Việt Nam cảm nhận sâu
sắc và trân trọng về nghề dạy học. Từ đó khơi dậây lòng tự hào, trách nhiệm của
nhà giáo đối với mục tiêu nâng cao dân trí- đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước.
Nhân dân ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Vì đã là nhà giáo, phải
có phẩm chất đạo đức tốt, phải có lòng nhân ái bao dung, phải có lương tâm
trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỹ luật, hành vi thái độ hòa nhã,...Vì thầy cô
giáo dục học trò qua bản thân của mình là yêu cầu cao nhất của lao động sư
phạm. Ông bà ta có câu “nhất tự vi sư bán tự vi sư” nhắc nhở người thầy phải có
lương tâm nghề nghiệp trong giảng dạy – giáo dục học sinh. Nghóa là làm thầy
cô giáo dạy một chữ hay nửa chữ cũng phải nhớ là mình đang làm nhiệm vụ


giảng dạy. Vì vậy, phải cẩn trọng từng chữ, từng lời khi dạy học trò. Vì thầy
giáo đang gieo vào tâm hồn trẻ mầm xanh của cuộc sống hay là mầm độc. Cho
nên chúng ta phải luôn luôn tự nâng cao năng lực và phẩm chất để không thể
dạy sai, nói sai mà phải dạy đúng, dạy hay, nói hay, làm gương tốt… Cho nên
người có bằng cấp cao chưa hẳn làm được nhà giáo giỏi, nếu không có ý thức
thường trực mình đang làm thầy cô giáo. Dân gian có câu:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều,
muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Chúng tôi nghó đơn giản, muốn học sinh yêu mến, tôn trọng thầy cô, trước
hết thầy cô giáo phải yêu thương chăm sóc học sinh như con, em mình, có yêu
thương học sinh mới đem toàn tâm toàn ý ra dạy bảo, mới cảm hóa được học
sinh. Là nhà giáo, chúng ta phải suy nghó và thực hiện như vậy.
Kính thưa quý vò! Trong thời kỳ hội nhập, với nền kinh tế tri thức: giáo
dục đang lên ngôi, tri thức được sùng bái, vì thế nhà giáo được tôn vinh. Nhưng
nỗi trăn trở của chúng tôi là “trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp, thầy chưa
ra thầy – trò chưa ra trò” ở một bộ phận nhỏ theo chuẩn của nó; lại thiếu trang
thiết bò hỗ trợ việc cải tiến phương pháp dạy – học của thầy và trò. Dù rằng đời
sống bây giờ đã khá hơn trước nhiều, nhưng trong cuộc sống đời thường còn
phải vật lộn với cơm áo, với cơ chế thò trường,... nên không phải thầy cô nào
cũng đứng vững trên bục giảng!
Kính thưa quý vò! Mạch nguồn truyền thống quý báu của Nhà giáo Việt
Nam đang được Đảng, Chính phủ và nhân dân khơi sâu để thấm đượm vào mỗi
con dân Việt Nam, nhất là đội ngũ thầy cô giáo để làm cho sự nghiệp giáo dục
thật sự là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước; thực hiện mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề và bức thiết của sự nghiệp giáo dục, toàn
Đảng, toàn dân, các thành phần kinh tế - xã hội, mỗi gia đình phải góp công,
góp trí tuệ, chung sức taọ động lực bên ngoài kết hợp với sự nỗå lực phấn đấu
thực hiện các cuộc vận động và phong trào lớn do ngành và đòa phương phát
động như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”; cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một
tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; cuộc vận động “Xóa bỏ và giảm
dần các phong tục, tập quán lạc hậu tại xã nhà”; và phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” … Với những lời tâm sự trên, tôi
mong muốn rằng, tất cả các quý vò đại biểu, các Quý thầy cô giáo hãy gắng hết
sức mình, bằng lòng tâm huyết và sứùc trẻ, đem kiến thức của mình đã học trong
trường sư phạm và thực tế kinh nghiệm cuộc sống để cống hiến cho sự nghiệp
giáo dục đất nước nói chung và nền giáo dục xã nhà nói riêng. Với mục đích
nâng cao dần trình độ văn hóa của học sinh và nhân dân góp phần đưa nền kinh
tế của đòa phương ngày càng giào đẹp.
Với tầm quan trọng trên, thay mặt Đảng ủy – HĐND – UBND – UBNMT
TQVN xã Đạ M’rông, tôi xin tuyên bố khai mạc Buổi tọa đàm chào mừng 27
năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 – 20/11/2010. Một lần nữa xin Kính
chúc sức khoẻ tới Quý cấp lãnh đạo, quý đại biểu, Quý thầy cô giáo, hội cựu
giáo chức và các em HS, chúc buổi tọa đàm thành công tốt đẹp
Xin trân trọng cảm ơn !

×