Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.09 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
----------------------------

NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XẾP
HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn Thạc sĩ Kinh tế này do chính tác giả nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực và được
tổng hợp từ nhiều nguồn đáng tin cậy.
Tác giả

Nguyễn Thị Trúc Phương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa


Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các đồ thị- hình vẽ
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn ............................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
5. Nguồn thông tin và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 3
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .................................................. 4
7. Kết cấu luận văn : ........................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
1.1 Tổng quan về xếp hạng tín dụng ......................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm về xếp hạng tín dụng ............................................................................ 6
1.1.2 Vai trò của xếp hạng tín dụng ................................................................................ 7
1.1.2.1 Đối với Ngân hàng thương mại ................................................................... 7
1.1.2.2 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: ....................................................... 8
1.1.2.3 Đối với doanh nghiệp ................................................................................. 8
1.1.2.4 Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán ..................................... 9
1.1.3 Phân loại đối tượng xếp hạng tín dụng.................................................................. 9
1.1.4 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng ............................................................................... 10
1.1.5 Phương pháp thực hiện xếp hạng tín dụng: ........................................................... 11
1.1.5.1 Phương pháp định tính (Phương pháp chuyên gia): ...................................... 11


1.1.5.2 Phương pháp định lượng (Mô hình toán học xếp hạng tín nhiệm ): ............. 11

1.1.5.3 Phương pháp kết hợp: .................................................................................... 12
1.1.6 Các mô hình xếp hạng tín dụng:............................................................................. 12
1.1.6.1 Mô hình chấm điểm đơn giản ........................................................................ 12
1.1.6.2 Mô hình điểm số Z của Altman ..................................................................... 14
1.1.6.3 Mô hình cấu trúc rủi ro tổng hợp của Merton ............................................... 16
1.1.6.4 Mô hình Probit ............................................................................................... 17
1.1.7 Nội dung xếp hạng tín dụng ................................................................................... 18
1.1.8 Quy trình xếp hạng tín dụng ................................................................................... 20
1.2 Một số nghiên cứu về xếp hạng tín dụng trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam. ................................................................................................... 22
1.2.1 Một số nghiên cứu về xếp hạng tín dụng trên thế giới:.......................................... 22
1.2.1.1 Kinh nghiệm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng theo hiệp ước Basel 2 .. 22
1.2.1.2 Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Fitch ............................ 24
1.2.1.3 Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Standard & Poor’s
(S&P) ............................................................................................................................... 26
1.2.1.4 Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Moody's ...................... 28
1.2.1.5 Đánh giá tính ứng dụng của các phương pháp XHTD khảo sát trong việc
xây dựng hệ thống XHTD nội bộ của các NHTM Việt Nam ......................................... 29
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: ..................................................................... 30
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Vietcombank: ............................................... 34
2.1.1 Về tình hình tăng trưởng tín dụng .......................................................................... 34
2.1.2 Về cơ cấu tín dụng: ................................................................................................ 35
2.1.3 Về chất lượng tín dụng ........................................................................................... 38
2.1.4 Về chất lượng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro ....................................... 39
2.1.5 Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Vietcombank ..................................... 40



2.2 Thực trạng xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Vietcombank ............. 42
2.2.1 Yêu cầu thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với Vietcombank .......... 42
2.2.2 Cơ sở pháp lý.......................................................................................................... 43
2.2.3 Điều kiện thực tiễn cho việc áp dụng mô hình và phương pháp xếp hạng tín
dụng đối với doanh nghiệp tại Vietcombank : ................................................................ 43
2.2.3.1 Về mô hình xếp hạng : ................................................................................ 44
2.2.3.2 Về phương pháp xếp hạng .......................................................................... 46
2.2.4 Quy trình chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp tại Vietcombank ............................ 47
2.2.5 Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng đối với DN tại VCB ................................... 48
2.2.5.1 Căn cứ đánh giá xếp hạng ........................................................................... 48
2.2.5.2 Nguyên tắc và thời hạn chấm điểm tín dụng .............................................. 48
2.2.5.3 Nội dung đánh giá xếp hạng doanh nghiệp tại VCB .................................. 49
2.2.6 Thực trạng xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Vietcombank: ................. 54
2.2.7 Minh họa một trường hợp xếp hạng khách hàng thực tế tại Vietcombank: ........... 58
2.2.7.1 Thực tế chấm điểm xếp hạng tại Vietcombank: ......................................... 58
2.2.7.2 Bảng thống kê và phát hiện lỗi liên quan đến XHTD DN tại
Vietcombank: .................................................................................................................. 60
2.3 Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Vietcombank 61
2.3.1 Những ưu điểm ...................................................................................................... 61
2.3.2 Những hạn chế........................................................................................................ 63
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................................... 66
2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng ................................................................. 66
2.3.3.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp vay vốn .............................................. 67
2.3.3.3 Nguyên nhân từ phía Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân Hàng Nhà
Nước (CIC) ...................................................................................................................... 68
2.3.3.4 Thị trường Việt Nam hiện nay chưa có nhiều tổ chức XHTD độc lập để
có thể cung cấp kết quả XHTD cho ngân hàng tham khảo. ............................................ 68
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 70
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN



DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM
3.1 Định hướng xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại VCB đến năm 2020 .. 71
3.1.1 Tầm nhìn chiến lược của VCB đến năm 2020 ....................................................... 71
3.1.2 Định hướng xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại VCB đến năm 2020:..... 71
3.2 Các giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp
tại Vietcombank ............................................................................................................ 72
3.2.1 Các giải pháp về phía Vietcombank ...................................................................... 73
3.2.1.1 Các giải pháp hoàn thiện về mặt nội dung hệ thống .................................. 73
3.2.1.2 Các giải pháp về mặt quản lý – điều hành ............................................... 80
3.2.2 Các kiến nghị đối với NHNN Việt Nam ................................................................ 81
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng của CIC ....................................... 81
3.2.2.2 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động XHTD ....................................... 82
3.2.2.3 Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, tiếp tục hoàn thiện hệ thống
thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu hiện đại tập trung thống nhất ........................................ 83
3.2.3 Các kiến nghị đối với Nhà nước............................................................................. 83
3.2.3.1 Nâng cao tính minh bạch và kỷ luật trong công tác báo cáo kế toán ......... 83
3.2.3.2 Xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành: ..................................... 83
3.2.3.3 Tạo môi trường cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập phát triển .... 84
3.2.4 Kiến nghị đối với các Hiệp hội doanh nghiệp ........................................................ 84
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 85
Kết luận .......................................................................................................................... 86
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Basel


Hiệp ước quốc tế về giám sát hoạt động ngân hàng

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng NHNN

CAPEX

Capital Expenditures – Chi phí vốn

CFO

Dòng tiền từ họat động kinh doanh (Cash Flow from Operation)

CBTD

Cán bộ tín dụng

CT TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

CP

Cổ phần

D&A

Khấu hao và trừ dần (Depreciation & Amortization)


DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà Nước

DN FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

EBIT

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Earnings Before Interest and
Taxes)

EBITA

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và trừ dần (Earnings Before Interest
and Taxes and Amortization)

EBITDA

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và trừ dần (Earnings Before
Interest and Taxes, Depreciation and Amortization)

EBITDAR


Lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao, trừ dần và chi phí thuê
ngòai (Earnings Before Interest and

Taxes, Depreciation,

Amortization and Rent costs)
FFO

Dòng tiền trước thay đổi vốn lưu động (Funds From Operation)

FCF

Dòng tiền tự do ( Free Cash Flow)


FOCF

Dòng tiền hoạt động kinh doanh tự do (Free Operating Cash Flow)

IAS

Các tiêu chuẩn kế toán quốc tế (International Accouting Standards)

IRB

Xếp hạng tín dụng nội bộ ( Internal Ratings – Based Approach)

KH

Khách hàng


NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NNH

Nợ ngắn hạn

NDH

Nợ dài hạn

OCF

Dòng tiền hoạt động kinh doanh (Operating Cash Flow)



Quyết định

ROA


Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Returns On Assets)

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Returns On Equity)

RRTD

Rủi ro tín dụng

S&P

Standard and Poor’s Rating

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSCĐ

Tài sản cố định

XHTD

Xếp hạng tín dụng

VCB

NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh VCB từ năm 2006 đến Quý 3/2012 ........................ 34
 Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng tín dụng từ năm 2006 đến hết Q3/2012 .............. 35
 Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại VCB theo loại hình DN qua các năm
2006 đến hết Quý 3/2012 ......................................................................................... 36
 Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại VCB theo ngành kinh tế qua các năm
2006 đến hết Quý 3/2012 ......................................................................................... 37
 Bảng 2.5: Bảng tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank qua các năm 2006 đến hết Quý
3/2012 ....................................................................................................................... 38
 Bảng 2.6: Bảng phân loại dư nợ theo điều 6 & điều 7-Quyết Định 493/2005/
QĐ- NHNN .............................................................................................................. 40
 Bảng 2.7: Quy trình chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp tại Vietcombank ............. 47
 Bảng 2.8: Bảng phân loại xếp hạng tín dụng đối với DN ........................................ 53
 Bảng 2.9: Tỷ trọng xếp hạng khách hàng phân theo loại hình doanh nghiệp từ
năm 2010-Quý 3/2012.............................................................................................. 55
 Bảng 2.10: Bảng thống kê các lỗi liên quan đến XHTD tại Vietcombank .............. 60
 Bảng 3.1 : Bảng đề xuất tỷ trọng điểm các chỉ tiêu phi tài chính ............................ 77


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ - HÌNH VẼ

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tín dụng tại VCB từ năm 2006 đến hết quý 3/2012 .............35
Biểu đồ 2.2 : Tỷ lệ nợ xấu của VCB và tỷ lệ nợ xấu toàn ngành qua các năm ............39
Hình 2.1: Mô hình chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại VCB ...................................45


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong kinh doanh ngân hàng, hoạt động tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, sinh
lời chủ yếu cho NHTM. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng chứa đựng hầu hết rủi
ro nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Thực hiện quản lý rủi ro nhất là
rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng là yêu cầu
quan trọng hàng đầu để ổn định và phát triển của NHTM.
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của các NHTM đã có những đóng
góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là hệ thống NHTMCP
Ngoại Thương Việt Nam. Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn
nhất nước, VCB đã không ngừng cải tiến quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm làm
giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn vẫn còn ở tỷ
lệ cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống quản lý tín dụng vẫn còn hạn
chế, không đánh giá đúng và chính xác về mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.
Từ năm 2010, Vietcombank đã bắt đầu triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng
đối với doanh nghiệp trên toàn hệ thống nhằm phân tích , đánh giá và phân loại
khách hàng chính xác hơn. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, với sự cạnh tranh
gay gắt giữa các NHTM , ngoài việc lựa chọn các khách hàng trung thành , có tình
hình tài chính lành mạnh , luôn trả lãi và gốc đúng hạn thì việc xếp hạng cho các
khách hàng còn có ý nghĩa xây dựng chính sách lãi suất và hạn mức tín dụng phù
hợp cho từng loại khách hàng. Tuy nhiên , hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín
dụng khách hàng hiện nay của VCB vẫn còn hạn chế, một số điểm chưa phù hợp
với chuẩn mực quốc tế và tình hình thực tế nên kết quả XHTD chưa phản ánh đúng
năng lực của khách hàng, làm hạn chế công tác quản trị điều hành trong hoạt động
tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng . Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTD
phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn các DN vay vốn là rất cần thiết nhằm
ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, giảm tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống VCB . Chính vì vậy,
học viên đã chọn đề tài “ Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng đối



2

với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu của bản thân.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn:
+ Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài:
Hoạt động xếp hạng tín nhiệm từ rất lâu đã phổ biến trên thế giới. Năm 1909,
trong cuốn “ Cẩm nang chứng khoán đường sắt” khi tiến hành nghiên cứu phân tích
và công bố bảng xếp hạng tín nhiệm lần đầu tiên cho 1500 loại trái phiếu của 250
công ty, John Moody lần đầu tiên đưa ra một hệ thống ký hiệu gồm 3 chữ cái ABC
được xếp lần lượt từ “Aaa” đến “C”. Hiện nay những ký hiệu này đã thành chuẩn
mực quốc tế.
Từ đó đến nay, đã có nhiều nhà kinh tế, nhiều tổ chức nghiên cứu về xếp hạng tín
dụng và ứng dụng hoạt động này trong phân tích đánh giá các rủi ro liên quan đến
việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn của chủ thể đi vay.
Điển hình là các công trình nghiên cứu được thế giới đánh giá cao về mặt khoa học
và thực tiễn như: Basel Committee on Banking Supervision, International
Convergence of capital Mesurement and Capital Standards, Bank for International
Settlements, 2006 ; Edward I.Altman, The use of credit scoring models and the
important of a credit culture , NewYork University; Fitch, Corporate Rating
Methodology, 2011; Moody’s, Coporate Default and Recovery Rates, 1920-2010,
2011; Standard &Poor’s , Coporate Ratings Criteria, 2008. Nhìn chung các nghiên
cứu này đã làm sáng tỏ các khái niệm về XHTD, mô hình, phương pháp và nội dung
đánh giá xếp hạng. Đây là những vấn đề lý thuyết hữu ích liên quan rất nhiều đến cơ
sở lý thuyết chung cho đề tài nghiên cứu của luận văn. Tác giả đã đọc tham khảo, hệ
thống và chắt lọc lại các kết quả nghiên cứu, các kiến thức để ứng dụng và làm rõ
thêm quan điểm của mình khi xây dựng giải pháp hoàn thiện hoạt động XHTD đối
với DN tại VCB từ nay cho đến năm 2020.
+ Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài:

Hoạt động XHTD tuy đã xuất hiện tại Việt Nam được hơn 10 năm nhưng vẫn còn
hết sức mới mẻ. Từ năm 2002 đến nay, đã có nhiều công trình, bài viết , tạp chí,


3

sách, nghiên cứu và trình bày các vấn đề liên quan đến XHTD như: Ngân hàng Nhà
Nước, Quyết định 473/QĐ-NHNN: Triển khai đề án phân tích , xếp lọai tín dụng
doanh nghiệp, 2004 ; Trần Thị Kỳ, Hoàn thiện xếp hạng tín nhiệm các doanh
nghiệp vay vốn tại NHTM Việt Nam. Luận án Tíến sỹ kinh tế 2003; TS Nguyễn
Đức Trung , Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ
liệu đánh giá nội bộ,2005, TS Trần Đắc Sinh (2002) Định mức tín nhiệm tại Việt
Nam, NXB TPHCM. Nhìn chung , đây là các công trình nghiên cứu các vấn đề lý
thuyết liên quan đến quá trình xây dựng và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong công
tác thẩm định cho vay và phát hành chứng khoán nợ. Dựa trên kết quả rút ra từ các
nghiên cứu này, sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả đề xuất các giải pháp
hoàn thiện hoạt động XHTD đối với DN tại Vietcombank
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng, mô hình, phương pháp và các chỉ
tiêu dùng trong đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
- Trên cơ sở nghiên cứu đó, luận văn sẽ đi sâu phân tích nội dung và thực trạng hoạt
động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTMCP Ngoại Thương Việt
Nam, nêu lên những ưu điểm và hạn chế, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu:
Thực hiện nghiên cứu các nội dung xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại
VCB bao gồm mô hình, phương pháp, quy trình chấm điểm và các chỉ tiêu dùng
trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại VCB.
+ Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại VCB
từ năm 2010 cho đến quý 3/2012 và định hướng phát triển xếp hạng tín dụng đối
với doanh nghiệp tại VCB từ năm 2012 cho đến năm 2020.
5. Nguồn thông tin và phương pháp nghiên cứu:


4

- Nguồn thông tin nghiên cứu: tác giả sử dụng nguồn và phương pháp thu thập, xử
lý thông tin chính sau đây:
+ Nguồn thông tin thứ cấp: sử dụng nguồn thông tin thu thập được từ hệ thống
XHTD nội bộ của Vietcombank, dữ liệu xếp hạng của 29.860 doanh nghiệp vay vốn
tại VCB. Thông tin dữ liệu từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), các
bài nghiên cứu, các tài liệu hội thảo, internet… có liên quan đến nghiên cứu đề tài.
+Nguồn thông tin sơ cấp: thu thập từ điều tra thực địa trực tiếp thông qua các cuộc
trao đổi và phỏng vấn các chuyên gia, cán bộ trực tiếp xây dựng và phát triển hệ
thống XHTD nội bộ cũng như các cán bộ thực hiện công tác đánh giá xếp hạng tại
VCB.
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu, cụ thể
như sau
+ Phương pháp phân tích định tính: luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu này
nhằm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trên cơ sở nghiên cứu các mô hình, phương
pháp xếp hạng của các tổ chức xếp hạng độc lập có uy tín trên thế giới và quy trình
xếp hạng theo Basel 2. Từ đây luận văn tập trung nghiên cứu nội dung và thực trạng
hoạt động XHTD đối với doanh nghiệp bao gồm mô hình, phương pháp, các chỉ
tiêu chấm điểm, quy trình chấm điểm và kết quả xếp hạng theo hướng dẫn tại điều
7/ QĐ 493 – NHNN và QĐ 117/QĐ - VCB.CSTD của VCB
+ Phương pháp thống kê: đây là phương pháp được sử dụng nhằm thu thập và xử lý
các dữ liệu xếp hạng của các doanh nghiệp vay vốn tại VCB theo thành phần kinh tế
nhằm đưa ra các kết luận đánh giá thực trạng XHTD đối với DN tại VCB.

+ Phương pháp so sánh và tổng hợp: dựa trên kết quả phân tích đạt được , luận văn
sẽ so sánh các nội dung đánh giá xếp hạng của VCB với các tiêu chuẩn đánh giá
phổ biến trên thị trường xếp hạng tín dụng thế giới, sau đó tổng hợp những mặt đạt
được và những tồn tại của hệ thống XHTD tại VCB cũng như nguyên nhân tồn tại ,
từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài hướng đến việc hoàn thiện hệ thống XHTD đối với DN tại VCB, nhằm xây
dựng một hệ thống chuẩn mực trong việc đánh giá xếp hạng khách hàng góp phần
nâng cao chất lượng tín dụng của VCB.


5

7. Kết cấu luận văn:
Luaän vaên bao goàm 3 chöông :
- Chương 1: Tổng quan về xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt động
ngân hàng
- Chương 2: Thực trạng xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Kết luận và kiến nghị


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
1.1


TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG
1.1.1 Khái niệm về xếp hạng tín dụng
Xếp hạng tín dụng (XHTD) là thuật ngữ do John Moody đưa ra vào năm 1909

trong cuốn “ Cẩm nang chứng khoán đường sắt” khi tiến hành nghiên cứu phân tích
và công bố bảng xếp hạng tín nhiệm lần đầu tiên cho 1500 loại trái phiếu của 250
công ty theo một hệ thống ký hiệu gồm 3 chữ cái ABC được xếp lần lượt từ “Aaa”
đến “C” ( hiện nay những ký hiệu này đã thành chuẩn mực quốc tế)
Chúng ta có thể điểm qua một số định nghĩa về xếp hạng tín nhiệm như sau:
Theo Standards & Poor’s , xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá hiện tại
về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong
việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
Theo Moody's, xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín
dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng
cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu từ Aaa-C.
Theo quan điểm của Trung tâm xếp hạng tín dụng (CIC) thì xếp hạng tín dụng
được hiểu là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng thông
qua hệ thống xếp hạng nhằm thể hiện khả năng trả nợ của đối tượng được cấp tín
dụng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
Theo quan điểm của Vietcombank, thì xếp hạng tín dụng là sự đo lường khả
năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của bên vay theo đúng cam kết. Việc xếp hạng
được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng (XHTD nội bộ) hoặc bởi cơ quan độc lập
(XHTD độc lập) cho các doanh nghiệp, cá nhân, quốc gia hoặc cho bất kỳ một công
cụ nợ nào.
Như vậy, có thể định nghĩa, xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá về năng
lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai
của đối tượng đi vay từ đó xác định rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng trong hiện
tại và khả năng trả nợ trong tương lai.



7

1.1.2 Vai trò của xếp hạng tín dụng:
1.1.2.1 Đối với Ngân hàng thương mại:
Hệ thống XHTD hiệu quả cho phép quản lý và giám sát những thay đổi và xu
hướng thay đổi mức độ rủi ro của khách hàng hoặc các khoản tín dụng, đồng thời tối
ưu hóa lợi nhuận cho các TCTD. Vai trò của hệ thống XHTD nội bộ thể hiện ở
những điểm chính sau:
 Hỗ trợ phê duyệt tín dụng: cải thiện tính chính xác và hiệu lực của việc ra
quyết định cấp tín dụng, cung cấp phương tiện hỗ trợ để quá trình này trở nên hiệu
quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm bớt sự can thiệp từ con người. Trong giai
đoạn thẩm định, kết quả XHTD được sử dụng để quyết định việc đồng ý hay từ chối
cấp tín dụng cho khách hàng, tối ưu hóa tỷ lệ phê duyệt các đề nghị vay vốn thông
qua việc xác định một mức điểm từ chối.
 Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng: XHTD nội bộ là một công cụ để đánh giá
mức rủi ro của khách hàng. Hệ thống XHTD chuẩn mực sẽ giúp ngân hàng đánh giá
khả năng một khách hàng “tốt” hoặc “xấu”, cũng như xác định xác suất vỡ nợ của
khách hàng. Nhờ tích hợp trong nó các nguyên tắc, khung, chính sách và tiêu chuẩn
tín dụng cơ bản của ngân hàng, hệ thống XHTD tạo ra một căn cứ độc lập để TCTD
đánh giá hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận có trách nhiệm liên quan,
bảo đảm rằng chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín
dụng nằm trong các giới hạn , thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng, và khả năng
phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu.
 Hỗ trợ xác định giá khoản tín dụng: mức giá chào cho khoản tín dụng phải
phù hợp và đủ để bồi hoàn tổn thất tín dụng, và tương ứng với mức độ rủi ro. XHTD
phân loại các mức độ rủi ro, và là một trong những căn cứ tin cậy để xác định giá cho
các khoản tín dụng, theo nguyên tắc mức XHTD thấp (rủi ro cao) sẽ tương ứng với
mức giá cao và ngược lại.
 Hỗ trợ quản lý và quản trị khách hàng: Quan hệ khách hàng của các TCTD
phụ thuộc vào mức độ XHTD của khách hàng đó. Những khoản vay có mức rủi ro

cao cần phải kiểm soát, đánh giá thường xuyên, những khách hàng vay có mức


8

XHTD thấp cũng cần phải được chú trọng theo dõi, thăm hỏi. Ngược lại, những
khách hàng tốt với mức XHTD cao sẽ được ưu ái hơn trong các quan hệ giao dịch.
 Làm căn cứ để trích lập dự phòng tín dụng: mức trích lập dự phòng các khoản
cấp tín dụng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của khoản tín dụng đó. Mức XHTD cũng
rất hữu ích trong việc xác định khoản vốn cần thiết để “hấp thụ” đủ những tổn thất
tín dụng bất thường ngoài dự kiến. Để “bù đắp” cho tổn thất tín dụng, các TCTD
cũng áp dụng chính sách bảo đảm tín dụng phù hợp với mức độ rủi ro của khoản cấp
tín dụng , theo đó các khoản cấp tín dụng có rủi ro cao (XHTD thấp) sẽ phải có mức
bảo đảm tín dụng cao và ngược lại.
 Hỗ trợ công tác quản lý thông tin (MIS) theo danh mục và tạo lập báo cáo:
Dữ liệu đưa vào hệ thống XHTD là rất phong phú, và thuộc nhiều loại trường thông
tin khác nhau liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như của
khoản cấp tín dụng. Hơn nữa, hệ thống XHTD thường được các TCTD thiết lập trên
nền tảng công nghệ tin học cao, cho phép chiết xuất, quản lý các trường thông tin
theo từng danh mục yêu cầu và đưa ra hệ thống báo cáo hiệu quả.
 Về mặt pháp lý, hệ thống XHTD doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các ngân
hàng xây dựng khung đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ, từ đó có căn cứ phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật
1.1.2.2 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, thông tin từ xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phân loại các đối tượng
thuộc quản lý của mình, có cơ sở thông tin để đánh giá và so sánh theo vùng kinh tế ,
ngành kinh tế, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp. Trong quá trình cổ phần hóa
đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, thông tin xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là
nguồn thông tin tốt giúp cho việc định giá DN trong quá trình cổ phần hóa và cơ hội

tham gia thị trường chứng khoán trong và ngoài nước.
1.1.2.3 Đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, kết quả xếp hạng có thể xem như “ giấy chứng nhận
sức khỏe” trong việc tiếp cận vốn ngân hàng cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu


9

tư, phát triển sản xuất kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
Thông thường khi xếp hạng doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động cho vay,
Ngân hàng sẽ đưa ra một ngưỡng an toàn, doanh nghiệp nào đạt ở ngưỡng quy định
thì sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận được nguồn vốn. Doanh nghiệp nào có thứ hạng cao
sẽ được cho vay với những điều kiện ưu đãi về hạn mức tín dụng, về lãi suất cho
vay… Ngược lại, doanh nghiệp có thứ hạng thấp sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận
các nguồn vốn. Do đó, bảng xếp hạng tín dụng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá lại
và phấn đấu để có thể đạt ngưỡng an toàn; nếu chưa đạt thì phải đặt ra lộ trình thực
hiện để đạt đến.
Bên cạnh đó dựa vào các chỉ tiêu xếp hạng, doanh nghiệp sẽ tự đánh giá được
tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những điểm mạnh,
điểm yếu, từ đó, đề ra biện pháp, phương hướng khắc phục những thiếu sót, để hoạt
động của mình đạt hiệu quả hơn.
1.1.2.4 Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán:
Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cung cấp những thông tin đa chiều về tình
hình tài chính , cơ cấu tổ chức, môi trường nội bộ , năng lực lãnh đạo của người
đứng đầu DN, chính sách ưu đãi của Nhà Nước, các mối quan hệ kinh doanh….là cơ
sở để đánh giá và lựa chọn danh mục, từ đó đưa ra quyết định đầu tư. Các tổ chức
xếp hạng tín dụng chính là nơi cung cấp những thông tin chính xác cần thiết cho nhà
đầu tư về tình trạng của nhà phát hành để lựa chọn khi đầu tư vào một chứng khoán
thích hợp đồng thời tạo điều kiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực
hiện được dễ dàng thuận lợi hơn.

1.1.3 Phân loại đối tượng xếp hạng tín dụng
 Xếp hạng tín dụng cá nhân :
Áp dụng đối với khách hàng cá nhân tham gia vào hoạt động tín dụng của các
NHTM .Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng cá nhân bao gồm các
thông tin về nhân thân, khả năng chi trả, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng tại
các TCTD , số lượng và loại tài sản đảm bảo mà cá nhân đó đang sở hữu, những
khoản thanh toán chậm hoặc nợ quá hạn …..


10

 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:
Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp về cơ bản dựa trên các yếu tố tài chính và phi
tài chính của doanh nghiệp để đánh giá. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến xếp hạng
tín dụng doanh nghiệp bao gồm quy mô DN, ngành kinh tế, chỉ tiêu tài chính, chỉ
tiêu phi tài chính, lịch sử tín dụng của khách hàng tại các TCTD, tính khả thi của
phương án vay vốn……
 Xếp hạng tín dụng quốc gia:
Việc xếp hạng tín dụng quốc gia nhằm chỉ ra mức độ rủi ro đối với môi trường
đầu tư của một quốc gia và thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư có nhu cầu tìm
kiếm môi trường đầu tư ở một quốc gia khác. Việc đánh giá bao gồm các loại rủi ro
như rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế, rủi ro pháp lý và được đánh giá thông qua các chỉ
số phát triển chung như: chỉ số phát triển các ngành , chỉ số an toàn vốn đầu tư , tốc
độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia , mức độ ổn định chính trị…..
 Xếp hạng tín dụng các công cụ đầu tư như: trái phiếu công ty, trái phiếu
chính phủ và các loại trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng , cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu
thường ….. Việc xếp hạng tín dụng các công cụ được thực hiện dựa trên một số chỉ
tiêu như : khả năng thanh khoản , kỳ hạn, lãi suất , mệnh giá , các rủi ro có thể gặp
phải.
Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung xếp hạng các doanh nghiệp và cá nhân .

Xếp hạng quốc gia và các công cụ đầu tư thì chưa thực hiện mà chỉ có các tổ chức
xếp hạng lớn như Moody’s, S&P hay Fitch… xếp hạng.
1.1.4 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng
Thực hiện xếp hạng tín dụng phải dựa trên các nguyên tắc thống nhất, vận dụng
nhất quán ,ổn định. Các nguyên tắc chuẩn mực được vận dụng cho phép việc xếp
hạng được chuyên sâu, không thiên vị, đúng thời hạn và có uy tín, cụ thể như sau :
+ Việc thu thập thông tin, số liệu về khách hàng phải đầy đủ, liên tục, đáng tin
cậy và có nguồn gốc. Sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin để có được cái nhìn
toàn diện về tình hình tài chính khách hàng đi vay.
+ Xếp hạng tín dụng trên cơ sở thông tin từng chu kỳ sản xuất kinh doanh của


11

khách hàng ( thông thường là 1 năm), thực hiện đánh giá lại nếu khách hàng có biến
động bất thường .
+ Xếp hạng chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định dài hạn của khách
hàng.
+ Đánh giá rủi ro một cách toàn diện thống nhất dựa vào hệ thống các thông tin,
hệ thống thang điểm chuẩn thích hợp , hệ thống ký hiệu nhất định…
+ Bộ phận xếp hạng tín dụng thực hiện công việc độc lập với bộ phận tín dụng
+ Phù hợp với tình hình thực tế môi trường hoạt động , khả năng của các doanh
nghiệp.
1.1.5 Phương pháp thực hiện xếp hạng tín dụng:
Để xếp hạng tín dụng, các tổ chức xếp hạng trên thế giới và các ngân hàng thương
mại có thể sử dụng phương pháp chuyên gia, mô hình toán học hoặc cả hai.
1.1.5.1 Phương pháp định tính (Phương pháp chuyên gia):
Phương pháp này dựa vào việc lấy ý kiến chuyên gia, có chuyên môn sâu
trong lĩnh vực xã hội, đồng thời có ý kiến liên ngành rất tổng hợp. Một cách tổng
quát, các tổ chức xếp hạng tín dụng sẽ phân công một nhà phân tích đứng đầu, kết

hợp với một đội ngũ chuyên gia để đánh giá khả năng thanh toán nợ của đối tượng
cần xếp hạng. Các nhà phân tích sẽ tìm kiếm thông tin trong các báo cáo của công
ty, thông tin thị trường và cả thông tin từ phỏng vấn hay thảo luận với ban quản trị
công ty. Họ sử dụng những thông tin đó để đánh giá tình trạng tài chính, hoạt động
kinh doanh, chính sách và các chiến lược kinh doanh, quản trị rủi ro của toàn công
ty,

từ

đó

đưa

ra

hạng

mức

xếp

hạng

cuối

cùng.

1.1.5.2 Phương pháp định lượng (Mô hình toán học xếp hạng tín nhiệm ):
Chủ yếu dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học
được thiết lập để tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu. Có rất nhiều phương pháp được sử

dụng như mô hình kinh tế lượng, phương pháp bình quân giản đơn, phương pháp
bình quân gia quyền …Một số tổ chức xếp hạng hầu như chỉ tập trung vào các dữ
liệu định lượng mà họ kết hợp chặt chẽ chúng trong một mô hình toán học. Thông
qua mô hình, các tổ chức xếp hạng có thể đánh giá chất lượng tài sản, khả năng sinh


12

lợi, khả năng trả nợ dựa trên chủ yếu là các báo cáo tài chính được công bố kèm
theo những điều chỉnh thích hợp.
1.1.5.3 Phương pháp kết hợp:
Phương pháp này thường được các tổ chức XHTD hàng đầu trên thế giới sử
dụng: dùng trọng số giản đơn để kết hợp những đánh giá định tính của các chuyên
gia với định lượng hóa một số chỉ tiêu, bao gồm các bước thực hiện như sau:
(1)

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

(2)

Cho trọng số từng nhân tố tùy theo mức độ quan trọng của nó, hoặc có thể

không có trọng số nếu như số điểm quy định đã bao hàm cả trọng số rồi.
(3)

Cho điểm từng nhân tố theo tính chất tác động của nó đến quá trình hoạt

động của doanh nghiệp, có so sánh với chỉ tiêu trung bình của các nhóm doanh
nghiệp tương đồng.
(4)


Tính tổng điểm cho từng chỉ tiêu sau khi nhân số điểm với trọng số theo

từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và trọng số nhân tố.
(5)

Xếp hạng dựa vào công thức tính điểm cho từng chỉ tiêu.

1.1.6 Các mô hình xếp hạng tín dụng
Hiện nay, đã có nhiều mô hình về XHTD. Các mô hình từ đơn giản đến phức
tạp, có mô hình nặng về các chỉ tiêu định tính, có mô hình nặng về các chỉ tiêu định
lượng, và mỗi mô hình đều có những ưu thế và những hạn chế nhất định. Do đó,
điều quan trọng, tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện thực tiễn mà mỗi NHTM tự
chọn cho mình một mô hình thích hợp.
1.1.6.1 .Mô hình chấm điểm đơn giản:
Đây là mô hình XHTD khách hàng đã có từ lâu nhằm đánh giá khách hàng
vay vốn qua các hoạt động phân tích của cán bộ tín dụng thông qua các chỉ tiêu tài
chính và phi tài chính. Mô hình này là một trong những mô hình hết sức đơn giản
và dễ thực hiện để XHTD khách hàng.
* Các chỉ tiêu tài chính thường sử dụng để đánh giá bao gồm:


13

- Các tỷ số thanh khoản dùng đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN
như: hệ số thanh khoản hiện thời, hệ số thanh khoản nhanh, hệ số khả năng thanh
toán tổng quát, hệ số khả năng trả lãi….
- Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động để đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử
dụng tài sản của DN chẳng hạn như: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản
phải thu, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tổng tài sản.

-Các tỷ số đòn bẩy tài chính để đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt
động của DN, chẳng hạn như: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, hệ số nợ so với tổng
tài sản, hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu, hệ số nợ dài hạn, phân tích hệ số khả năng
hoàn trả lãi vay, hệ số khả năng trả nợ.
- Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng sinh lợi của DN, chẳng hạn
như: hệ số thu nhập trên tổng tài sản, khả năng sinh lời so với doanh thu, ROE,
ROA…
* Các chỉ tiêu phi tài chính : được thu thập từ các nguồn thông tin trong và
ngoài DN bao gồm: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ với các
TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý của nhà lãnh đạo ,
môi trường kinh doanh, khả năng ứng phó trên thương trường… Thông thường
việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thông qua mô hình 6C gồm : Tư cách
người vay (Character), Năng lực của người vay (Capacity), Thu nhập của người vay
(Cash), Bảo đảm tiền vay ( Collateral), Các điều kiện (Conditions), Kiểm soát
(Control).
Có thể thấy đây là mô hình khá phổ biến đang được thực hiện tại các NHTM Việt
Nam, bởi có nhiều lợi thế và khá phù hợp với các NHTM trong điều kiện Việt Nam
hiện nay.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của mô hình
 Ưu điểm:
- Mô hình xây dựng tương đối đơn giản, tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức
của cán bộ tín dụng để phân tích.


14

- Việc xếp hạng được thực hiện dựa trên công nghệ giản đơn, hệ thống lưu trữ
thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn có, các yếu tố phi tài chính không mang tính
lượng hóa.
- Vì đây là mô hình đơn giản, nên ngân hàng chỉ cần có tiềm lực tài chính trung

bình với một đội ngũ cán bộ tín dụng tương đối tốt cùng với một hệ thống thông tin
quản lý cập nhật là có thể thực hiện được.
 Nhược điểm
- Hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông
tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích , đánh giá của cán bộ tín
dụng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan và
kinh nghiệm của CBTD nên khó có thể phản ánh chính xác mức độ rủi ro của DN.
- Các NHTM sử dụng mô hình này sẽ chịu chi phí cao do tốn nhiều thời gian để
đánh giá và đòi hỏi CBTD phải có tính chuyên nghiệp, có thâm niên, kỹ năng phân
tích .
-Mô hình này rất khó khi đo lường vai trò của từng yếu tố tác động đến mức hạng
tín nhiệm của DN , và vì vậy không có tác dụng tư vấn đối với DN cũng như đối với
việc thẩm định hồ sơ khoản vay.
1.1.6.2 Mô hình điểm số Z của Altman:
Mô hình điểm số Z là một mô hình định lượng dựa trên việc mô hình hóa các
mối quan hệ giữa các biến qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía khách hàng.
Mô hình điểm số Z do Edward I. Altman (1968) xây dựng và thông thường
được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm đối với DN. Mô hình này dùng để đo xác suất
vỡ nợ của DN thông qua các đặc điểm cơ bản. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để
phân loại rủi ro đối với người vay và phụ thuộc vào các yếu tố tài chính của người
vay (Xj). Từ mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở số liệu
trong quá khứ. Altman đã xây dựng mô hình cho điểm như sau:
Z=1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5
Trong đó


15

X1 = T s Vn lu ng rũng / tng ti sn

X2 = T s Li nhun gi li / tng ti sn
X3 = T s Li nhun trc thu v lói vay/ tng ti sn
X4 = T s Gớa tr th trng ca vn c phn / Gớa tr s sỏch ca n
X5 = T s Doanh thu / toồng taứi saỷn
im s Z l thc o khỏ tng hp v xỏc sut v n ca khỏch hng. im
s ny cng cao thỡ ngi vay cú xỏc sut v n cng thp v ngc li. Theo tớnh
toỏn v thc t cho thy:


Nu Z >2.99: Doanh nghip nm trong vựng an ton, cha cú nguy c phỏ

sn


Nu 1.8< Z <2.99: Doanh nghip nm trong vựng cnh bỏo, cú th cú nguy

c phỏ sn


Nu Z <1.8: Doanh nghip nm trong vựng nguy him, nguy c phỏ sn cao.
Vi mụ hỡnh ny, ngõn hng v khỏch hng cú th o lng v so sỏnh c

th im Z cho tng khon vay. Ngoi ra, s bin ng ca im s Z ó d bỏo
kh nng chuyn i hng tớn nhim ca khỏch hng .
Phỏt trin mụ hỡnh ny , Atlman ó xõy dng cỏc hm phõn bit Z v Z (cú
tham kho cỏch xp hng ca S&P) phự hp hn cho hu ht cỏc ngnh, c th l
Z= 6,56 X1+ 3,26 X2+ 6,72 X3+ 1,05 X4
Vi cụng thc ny , theo tớnh toỏn v thc t cho thy :



Nu Z>2,6 Doanh nghip nm trong vựng an ton, cha cú nguy c phỏ sn



Nu 1.2< Z<2.6: Doanh nghip nm trong vựng cnh bỏo, cú th cú nguy c

phỏ sn


Nu Z <1.1: Doanh nghip nm trong vựng nguy him, nguy c phỏ sn

cao.
Z= 3,25 + 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4
Di õy l xp hng tớn dng da trờn ch s Z


×