BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
SỰ GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHĂM SÓC
NGƯỜI CAO TUỔI Ở ĐÔ THỊ - NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
SỰ GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHĂM SÓC
NGƯỜI CAO TUỔI Ở ĐÔ THỊ - NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 603114
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. DWIGHT H. PERKINS
Th.S ĐINH VŨ TRANG NGÂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012
i
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbright và tất cả các thầy cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi theo học chương trình này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầ y Dwight H . Perkins và Cô Đinh Vũ Trang
Ngân, người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi
thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập
tài liệu cho bài viết này.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình mình, những người luôn bên tôi trong
suốt quá trình học và hoàn tất luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2012
Nguyễn Thi ̣Thanh Huyề n
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong pha ̣m vi hi ểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thi ̣Thanh Huyề n
iii
TÓM TẮT
Sự già hóa dân số đang là mô ̣t th ách thức kinh tế và xã hội ngày càng lớn tại Việt Nam
Quá trình già hóa nhanh chóng của dân số đặt ra nhiều áp lực lên lực lượng lao động
.
, hê ̣
thố ng phúc lơ ̣i , lương hưu và dich
̣ vu ̣ chăm sóc sức khỏe cho người già . Do đó , cầ n phải
xây dựng chiń h sách để ứng phó với tiǹ h hiǹ h dân số già đang diễn ra ở Viê ̣t Nam . Nghiên
cứu “Sự già hóa dân số và các vấ n đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổ i
nghèo ở đô thị -
Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh” là mô ̣t viê ̣c làm thiế t thực trong giai đoa ̣n
hiê ̣n nay . Nghiên cứu nhằ m đánh giá những khó khăn mà người cao tuổ i đang đố i mă ̣t
trong viê ̣c chăm sóc sức khỏe , từ đó đưa ra những chiń h sách cải thiê ̣n khả năng chăm sóc
của họ.
Để thực hiê ̣n mu ̣c tiêu trên , đề tài tiến hành hai bước . Thứ nhấ t , nghiên cứu phân tích tổ ng
hơ ̣p các số liê ̣u sẵn có ở cấ p quố c gia và các nghiên cứu trước về vấ n đề chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi . Thứ hai, nghiên cứu tiến hành phân tích số liệu từ một cuộc khảo
sát thực tế 50 người cao tuổ i ta ̣i bố n quâ ̣n , huyê ̣n trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh . Từ
kế t quả nghiên cứu, đề tài nhận thấy có sáu thách thức làm hạn chế khả năng ch ăm sóc sức
khỏe của người cao tuổi nghèo ở đô thị. Thứ nhấ t , loại hình lao động thủ công và mức
lương thấ p trong quá khứ của người cao tuổ i và trong hiê ̣n ta ̣i của người lao đô ̣ng trẻ là ha ̣n
chế lớn nhấ t về kinh tế cho khả n ăng chăm sóc sức khỏe của người cao tuổ i . Thứ hai, giá
trị truyền thống đạo đức gia đình đang trải qua nhiều thay đổi . Thứ ba, rấ t it́ người cao tuổ i
nhâ ̣n đươ ̣c lương hưu , trơ ̣ cấ p . Thứ tư, rấ t nhiề u người cao tuổ i không có bả o hiể m y tế .
Thứ năm, vẫn còn nhiề u bấ t câ ̣p trong cách thức nhà nước dành sự quan tâm cho người cao
tuổ i trong liñ h vực y tế . Thứ sáu , những khó khăn mà nhóm người cao tuổ i di cư đang đố i
mă ̣t.
Từ những thách thức đươ ̣c tìm thấ y ở trên, đề tài đề xuất một số khuyến nghị về mặt chính
sách như nâng cao trình độ giáo dục của thế hệ trẻ, cân nhắ c viê ̣c chuyể n trách nhiê ̣m chăm
sóc cha mẹ già từ ý thức truyền thống sang lĩnh vực pháp lý
, nâng cao sự hỗ trơ ̣ của nhà
nước đố i với người cao tuổ i trong liñ h vực y tế , phổ câ ̣p lương hưu , hỗ trơ ̣ bằ ng sự baĩ bỏ
hê ̣ thố ng đăng ký hô ̣ khẩ u . Mă ̣c dù không thể giải quyế t đươ ̣c tấ t cả những thách thức
nhưng các khuyế n nghi ̣ này có thể gợi ý góp phần cải thiện khả năng chăm sóc sức khỏe
của người cao tuổi ở đô thị hiê ̣n nay.
,
iv
.
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .. .................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT …… ..................................................................................................................iii
MỤC LỤC …… .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HỘP ..................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ........................................................................................... ix
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU ........................................................................................... .1
1.1
Bối cảnh chính sách ............................................................................................... 1
1.2
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3
1.2.1
Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.2.2
Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3
Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.4
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.5
Kết cấu luận văn .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2:
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................... 5
2.1
Các nghiên cứu trước ............................................................................................. 5
2.2
Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................... 8
THỰC TRẠNG GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ CÁC THÁCH THỨC HẠN
CHẾ KHẢ NĂNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ... 11
CHƯƠNG 3:
3.1
Sự thay đổi về cấu trúc hộ gia đình ..................................................................... 11
3.2
Các thách thức từ phiá con cái trong việc hỗ trơ ̣ cha mẹ già ............................... 13
3.3
Thách thức của hệ thống y tế đối với chăm sóc người cao tuổi........................... 17
3.4
Các thách thức về phúc lợi và chính sách hỗ trợ người cao tuổi ......................... 19
CHƯƠNG 4:
4.1
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ ................. 21
Kế t quả nghiên cứu .............................................................................................. 21
4.1.1
Phương pháp cho ̣n mẫu và thiế t kế bảng hỏi ............................................... 21
4.1.2
Kế t quả khảo sát ........................................................................................... 22
v
Thảo luận kết quả ................................................................................................. 26
4.2
4.2.1
Thách thức từ việc làm và thu nhập của người cao tuổi .............................. 26
4.2.2
Thách thức từ phía con cái trong việc chăm sóc cha mẹ già ....................... 29
4.2.3
Trơ ̣ cấ p của nhà nước dành cho người cao tuổi ........................................... 30
4.2.4
Sự hỗ trơ ̣ của xã hô ̣i ..................................................................................... 31
4.2.5
Di cư ở người già ......................................................................................... 31
CHƯƠNG 5:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ........................................ 34
5.1
Kế t luâ ̣n ................................................................................................................ 34
5.2
Kiế n nghi chi
̣ ń h sách............................................................................................ 37
5.3
Những ha ̣n chế của nghiên cứu ............................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 42
PHỤ LỤC ……. ................................................................................................................. 46
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BMI
Chỉ số khối lượng cơ thể
GBP
Tổng sản phẩm trong nước
ILO
Tổ chức Lao động Quốc tế
Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
UN
Liên Hiê ̣p Quố c
UNDP
Chương triǹ h Phát triể n Liên Hiê ̣p Quố c
UNFPA
Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc
USD
Đô la Mỹ
VHLSS
Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
VND
Viê ̣t Nam đồ ng
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Thời gian để dân số quá độ từ giai đoạn “già hóa” sang “già” ở một số nước...... 1
Hình 3-1: Tỷ số phụ thuộc dân số Việt Nam, 1990 – 2050 ................................................. 12
Hình 3-2: Tỷ số người ở độ tuổi lao động đối với người ở tuổi phụ thuộc, Việt Nam, ước
tính và dự báo 1950 - 2050. ................................................................................................. 12
Hình 3-3: Chi tiêu cho y tế của mô ̣t số nước Đông Á và Đông Nam Á , 2007-2008, đơn vi ̣
% .......................................................................................................................................... 18
Hình 3-4: Chi tiêu cho y tế ta ̣i Viê ̣t Nam, 1995-2008 .......................................................... 19
Hình 4-1: Sắ p xế p cuô ̣c số ng gia điǹ h của người cao tuổ i trong nhóm nghiên cứu ............ 25
Hình 4-2: Trình độ học vấn của con cái có quan hệ kinh tế với người
cao tuổ i trong khảo
sát ......................................................................................................................................... 26
viii
DANH MỤC CÁC HỘP
Hô ̣p 1: Hai trường hơ ̣p người cao tuổ i bi ̣ con cái đố i xử tê ̣ ba ̣c theo lời kể của Giám đố c
Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người già và tàn tật Thạnh Lộc, quâ ̣n 12 thành phố Hồ Chí
Minh .................................................................................................................................... 16
Hô ̣p 2: Hai minh ho ̣a về viê ̣c triǹ h đô ̣ ho ̣c vấ n thấ p , thu nhâ ̣p thấ p và không ổ n đinh
̣ của
người cao tuổ i trong mẫu khảo sát ...................................................................................... 27
Hô ̣p 3: Cha làm thầ y giáo nhưng con chưa từng đế n lớp ................................................... 27
Hô ̣p 4: Cuô ̣c số ng khó khăn khi sức khỏe không có .......................................................... 28
Hô ̣p 5: Cuô ̣c số ng có ý nghiã hơn khi có sự quan tâm của cô ̣ng đồ ng ............................... 31
Hô ̣p 6: Phương pháp số ng khỏe it́ tố n kém ......................................................................... 32
ix
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dân số chia theo nhóm tuổi, năm 1999 và 2009 ................................................ 46
Phụ lục 2: Tỷ suất sinh ở Việt Nam, 1999 – 2009, đơn vị tính: con/phụ nữ ....................... 47
Phụ lục 3: Tỷ lệ hưởng phúc lợi xã hội và lương hưu, đơn vi ̣% ......................................... 47
Phụ lục 4: Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi ở Việt Nam, 1992/93 – 2008 (%) .......... 48
Phụ lục 5: Lực lượng lao động phân theo trình độ học vấn giai đoạn 2005 - 2009 (%) ...... 48
Phụ lục 6: Lực lượng lao động Việt Nam phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giai đoạn
2005-2009 (%) ..................................................................................................................... 49
Phụ lục 7: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo nhóm tuổi và giới tính, năm 2007 và
2009 (%) .............................................................................................................................. 50
Phụ lục 8: Nô ̣i dung bảng hỏi .............................................................................................. 51
Phụ lục 9: Đặc điểm nhóm nghiên cứu ................................................................................ 57
Phụ lục 10: Viê ̣c làm và thu nhâ ̣p của nhóm nghiên cứu ..................................................... 58
Phụ lục 11: Tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của nhóm nghiên cứu ................... 59
Phụ lục 12: Tình trạng quan hệ xã hội của nhóm nghiên cứu ............................................. 60
Phụ lục 13: Mố i quan hê ̣ của nhóm nghiên cứu với người có quan hệ kinh tế với họ ........ 60
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1
Bối cảnh chính sách
Dân số Việt Nam đang ngày càng già hóa , với số người cao tuổ i là những người từ 60 tuổ i
trở lên ngày càng tăng 1. Theo Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 1999, Viê ̣t Nam có 6.14
triệu người cao tuổi chiếm 8.04% tổng dân số cả nước. Trong vòng 10 năm tiế p theo, năm
2009 số người cao tuổ i đạt 7.45 triệu người chiếm 8.68% tổng dân số cả nước2. Chỉ trong 1
năm tiế p theo số người cao tuổ i đã đa ̣t kho ảng 9.4% dân số cả nước3. Theo Dự báo dân số
của Tổng cục thống kê năm 2010 số người cao tuổ i s ẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào
năm 20174.
Không những thế thời gian để Viê ̣t Nam chuy ển từ giai đoạn “già hóa” sang giai đoạn cơ
cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều so với các nước khác . Như thấ y trong Hiǹ h 1-1, Pháp
mấ t 115 năm để chuyể n từ dân số già hóa sang dân số già , Trung Quố c mấ t 26 năm, trong
khi Viê ̣t Nam chỉ mấ t 20 năm, theo đánh giá của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (The United
Nation Population Fund – UNFPA).
Tuy nhiên, sự già hóa của dân số cũng đặt ra m ột loạt các thách thức về kinh tế và xã hội,
ví dụ như nguồn tài nguyên , dịch vụ công cộng, lương hưu, các vấn đề chăm sóc sức khỏe ,
lực lươ ̣ng lao đô ̣ng và nhà ở cho người già 5. Do đó, rất cần những chiến lược, định hướng
nhằm đảm bảo nguồn lực khi chuyển sang giai đoạn đoạn dân số già. Bởi vì, nếu không
chuẩn bị ngay từ bây giờ dân số già không khỏe mạnh và không có thu nhập đảm bảo cuộc
sống sẽ mang lại gánh nặng cho xã hội.
1
Theo Điề u 2 Luâ ̣t Người cao tuổ i số 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 09 năm 2009, người cao tuổ i là những
người từ 60 tuổ i trở lên.
2
Xem thêm Phụ lục 1
3
Cổ ng thông điê ̣n tử Chiń h phủ (2011), “Trực tuyế n : Giá hóa dân số – Thực tra ̣ng, dự báo và đề xuấ t chin
́ h
sách”, Cổ ng thông tin điê ̣n tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghiã Viê ̣t Nam
, truy câ ̣p ngày
27/12/2011 tại địa chỉ />4
Trang 6, UNFPA (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số
khuyến nghị chính sách
5
Liên Hiê ̣p Quố c (2002) trích trong Bevan C. Grant (2006)
2
Hình 1-1: Thời gian để dân số quá độ từ giai đoạn “già hóa” sang “già” ở một số nƣớc
Nguồn: UNFPA (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến
nghị chính sách, trang 19
Tuy nhiên việc chuẩn bị nguồn lực đối phó với tình hình dân số già trong tương lai đang
gặp nhiều thách thức. Chẳ ng ha ̣n, Viê ̣t Nam chưa có hê ̣ thố ng bê ̣nh viê ̣n laõ khoa , chỉ có
mô ̣t bê ̣nh viê ̣n laõ khoa ta ̣i Hà Nô ̣i và các khoa laõ khoa ở các bê ̣nh viê ̣n tin̉ h
. Trong khi
đó, hệ thống trợ cấp chưa làm tốt vai trò hỗ trơ ̣ cho người cao tuổ i . Vào năm 2005 hơn
73% người cao tuổ i s ống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Trong đó chỉ có
khoảng 17% người cao tuổ i hưởng chế độ lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% các cụ hưởng
trợ cấp xã hội dành cho những đối tượng có công với nước. Như vậy còn trên 70% người
cao tuổ i sống bằng lao động của mình, hay bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình.
Đồng thời, xu hướng nhân khẩ u ho ̣c đang cho thấ y các h ộ gia đình Viê ̣t Nam ngày càng
sinh ít con . Chỉ trong 10 năm, từ năm 1999-2009 tỷ lệ sinh sản giảm từ 2.33 xuống còn
2.036. Điều này có nghiã là s ố con trung bình của lớp người cao tuổ i trong tương lai gi ảm
6
Xem thêm Phu ̣ lu ̣c 2
3
rõ rệt, góp phần làm giảm sự hỗ trợ từ phía gia đình7. Bên ca ṇ h đó , tỷ lệ người cao tuổ i
sống mô ̣t miǹ h ở nông thôn ngày càng nhiề u do lực lươ ̣ng lao đô ̣ng trẻ ở nông thôn di cư
lên các thành phố lớn ngày càng tăng
Chỉ một vài yếu tố điểm qua cho th ấy cần phải có chính sách can thiệp trong việc chăm lo
đời sống và sức khỏe cho người cao tuổ i . Dân số già trong tương lai tất yếu sẽ xảy ra, nế u
không chuẩ n bi ̣nguồ n lực từ bây giờ thì khi dân số già tăng lên sẽ không kip̣ đố i phó . Do
đó, nghiên cứu “Sự già hóa dân số và các vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở đô thị
- Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong
giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu này sẽ tim
̀ hiể u cu ̣ thể hơn những thách thức làm ha ̣n chế
khả năng chăm sóc sức khỏe của ngư ời cao tuổi ở đô thị, từ đó đưa ra những khuyế n nghi ̣
cải thiện khả năng chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
ở đô thị, giúp họ nâng cao tu ổi
thọ và chất lượng cuộc sống.
1.2
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu đề tài muốn thực hiện là đánh giá thực trạng chăm sóc sức khỏe của người cao
tuổ i ở đô thị trong bố i cảnh dân số già hóa đang diễn ra ở Viê ̣t Nam. Nghiên cứu đươ ̣c thực
hiê ̣n dựa trên nguồ n dữ liê ̣u thố ng kê toàn quố c, các nghiên cứu trước và mô ̣t cuô ̣c khảo sát
thực tế trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM). Từ kế t quả nghiên cứu , đề tài sẽ
tìm ra những khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở đô thị, từ đó đưa
ra những chính sách phù hợp đáp ứng thực tra ̣ng dân số già hóa đang diễn ra.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiê ̣n đươ ̣c mu ̣c tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung trả lời hai câu hỏi sau:
Thứ nhấ t , người cao tuổ i ở đô thị hiê ̣n đang đố i mă ̣t với nhữ ng thách thức gì trong viê ̣c
chăm sóc sức khỏe?
Thứ hai, Nhà nước có thể làm gì để cải thiện khả năng chăm sóc sức khỏe của người cao
tuổ i ở đô thị, bao gồ m cả viê ̣c tiế p câ ̣n với các dich
̣ vu ̣ chăm sóc sức khỏe?
7
Wolf (2001) trích trong Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009)
4
1.3
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đang sinh số ng trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.4
Phƣơng pháp nghiên cứu
Có rất nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về người cao tuổi cũng như thực trạng gi à hóa ở Việt
Nam. Trong nghiên cứu này , tác giả tập trung đề cập đến những thách thức làm hạn chế
khả năng chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở
nghiên cứu tiế n hành hai bước và sử
đô thị. Để thực hiê ̣n mu ̣c tiêu đề ra ,
dụng phương pháp thống kê mô tả . Bước thứ nhấ t ,
nghiên cứu sẽ tâ ̣p trung phân tić h những thách thức ha ̣n chế viê ̣c chăm sóc sức khỏe của
người cao tuổ i ở đô thị từ số liê ̣u cấ p quố c gia đã có sẵn . Bước thứ hai, nghiên cứu sẽ phân
tích những thách thức trên thông qua một cuộc khảo sát thực tế do tác giả tự thực hiện , tâ ̣p
trung vào nhóm những người cao tuổ i có hoàn cảnh khó khăn số ng trong khu đô thi ơ
̣̉
Tp.HCM.
1.5
Kết cấu luận văn
Nghiên cứu bao gồ m nă m chương . Tiế p theo chương giới thiê ̣u , chương hai tóm tắt các
nghiên cứu trước. Chương ba phân tić h những thách thức làm ha ̣n chế khả năng chăm sóc
sức khỏe của người cao tuổ i thông qua số liê ̣u cấ p quố c gia
. Chương bốn mô tả phương
pháp thu thập số liệu, phân tích và thảo luâ ̣n kế t quả từ cuô ̣c khảo sát thực tế về mô ̣t số
người cao tuổ i có hoàn cảnh khó khăn ở Tp .HCM. Chương cuố i cùng trình bày nh ững kết
luận, kiến nghị và hạn chế của nghiên cứu.
5
CHƢƠNG 2: CÁC NGHIÊN CƢ́U TRƢỚC VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Đối với người già , cũng như người trẻ sức khỏe là rất quan trọng để duy trì sự hạnh phúc .
Mă ̣c dù có hai luồ ng ý kiế n trái chiề u nhau về mố i quan hê ̣ giữa sức khỏe và tuổ i tác
,
nhưng nhiǹ chu ng người cao tuổ i dù khỏe hay không thì cũng rấ t cầ n sự quan tâm chăm
sóc từ phía con cái cũng như sự hỗ trợ của nhà nước . Sự quan tâm này giúp cho cuô ̣c số ng
của họ có ý nghĩa hơn và giúp họ tiếp cận với dịch vụ khám
chữa bê ̣nh tố t hơn . Do đó
trong chương này nghiên cứu sẽ điể m qua ba vấ n đề liên quan đế n khả năng chăm sóc sức
khỏe của người cao tuổi . Đó là , khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế , tình hình sức khỏe
và nguồn thu nhập đ áp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi từ các nghiên
cứu trước. Thông qua ba vấ n đề nêu trên đề tài đưa ra cơ sở lý thuyế t cho nghiên cứu này .
2.1
Các nghiên cứu trƣớc
Khả năng chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người cao tuổi liên quan đến chi phí điều trị . Trong
đó đa số các nghiên cứu trước đề u cho thấ y người cao tuổ i gă ̣p khó khăn khi sử du ̣ng dich
̣
vụ chăm sóc sức khỏe là do chi phí y tế qu á cao. Theo Chương trình Phát triể n Liên Hiê ̣p
Quố c (United Nations Development Programme – UNDP) ( 2012), mô ̣t phầ n lý do khiế n
cho tổ ng chi tiêu của Viê ̣t Nam cho y tế trong đó có chi tiêu từ tiề n túi của bê ̣nh nhân cao
hơn tương đố i so với mô ̣t số nước là do chi phí y tế tăng nhanh.
Chẳ ng những phải chi nhiề u tiề n để chăm sóc sức khỏe do chi phí y tế cao mà chi phí y tế
dành riêng cho người cao tuổi cũng cao hơn so với trẻ em . Theo Phạm Thắng và Đỗ Thị
Khánh Hỷ (2009), chi phí khám chữa bê ̣nh trung bình cho người cao tuổ i tăng g ấp 7-8 lần
so với trẻ em. Chính chi phí y tế cao sẽ h ạn chế khả năng tiếp cận các dich
̣ vu ̣ chăm sóc
sức khỏe c ủa người cao tuổ i . Điề u này cũng đươ ̣c tim
̀ thấ y ở các n ước khác, ví dụ nghiên
cứu của Maryam Tajvar , Mohammad Arab and Ali Montazeri (2008), chi phí y tế và giá
tăng lên mỗi năm ở Iran làm suy giảm khả năng của người cao tuổi khi chi trả các dịch vụ
y tế, đặc biệt đối với những người không có bảo hiểm y tế.
6
Sức khỏe của người cao tuổ i
Có hai luồng ý kiến liên quan đến mối quan hệ giữa sức khỏe và tuổi tác
quan hê ̣ cùng chiề u giữa sức khỏe và tuổ i tác nghiã là tuổ i cao bê ̣nh nhiề u
. Thứ nhấ t , mố i
. Trong đó
nghiên cứu của Cox et al (1987) và Sidell (1995)8 nhâ ̣n thấ y tuổ i càng cao đồ ng nghiã với
bê ̣nh tâ ̣t và sức khỏe yế u
, hay nghiên cứu của Bebbington
(1988) và Crimmins et al
(1989)9 cho rằ ng số ng lâu không có nghiã là số ng khỏe . Thứ hai, mố i quan hê ̣ ngươ ̣c chiề u
giữa sức khỏe và tuổ i tác nghiã là sức khỏe vẫn tố t dù tuổ i cao . Nghiên cứu của Manton và
Stallard (1994) và Manton et al (1997)10 có bằng chứng ngược lại cho thấy tuổi thọ trung
bình ngày càng tăng và bệnh tâ ̣t sau này đươ ̣c giảm .
Dù mối quan hệ trên là như thế nào đi nữa thì người cao tuổi cũng không tránh khỏi bệnh
tâ ̣t. Trong các loa ̣i bê ̣nh mà người cao tuổ i mắ c phải có chín loa ̣i bê ̣nh thường xuấ t hiê ̣n
trong các nghiên cứu , đó là bê ̣nh tim , tiể u đường, cao huyế t áp (đàn ông cao huyết áp hơn
phụ nữ)11, đau lưng đau khớp , khó khăn trong di chuyển , rố i loa ̣n tiêu hóa , giảm trí nhớ ,
bê ̣nh về thi ̣lực, bê ̣nh về thiń h giác.
Tổ chức Y tế thế giới (1977)12 phát hiện rằng những tàn phế thường gặp ở tuổi già là mất
thị lực và thính lực. Nguyên nhân chính gây mù và giảm thị lực ở người cao tuổ i là đ ục
thuỷ tinh thể (gần 50% các trường hợp mù), tăng nhãn áp, thoái hoá điểm vàng và bệnh
võng mạc do đái tháo đường; còn giảm thính lực cản trở cho giao tiếp. Tình trạng này có
thể gây bối rối, tự ti, ngại tiếp xúc và cách ly xã hội, theo Paul (1974) và Wilson (1999)13.
Theo nghiên cứu của Framingham và các nghiên cứu sau đó ở Nhâ ̣t , Châu Âu, Úc, Trung
Quố c14, bê ̣nh giảm trí nhớ , tiể u đường các bê ̣nh về xương khớp , giảm nhận thức về giác
quan làm ha ̣n chế hoa ̣t đô ̣ng hằ ng ngày của người cao tuổ i . Đồng thời nghiên cứu của M
8
Trích trong Brian Gearing (2000)
9
Trích trong Brian Gearing (2000)
10
11
Trích trong Brian Gearing (2000)
Minh Nguyen MD., MPH (2007), Trends of Nutrition status & it’s associated factor among ageing
Vietnamese, National Institute of Nutrition of Vietnam
12
Trích trong Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009)
13
Trích trong Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009)
14
Trích trong Trầ n Tro ̣ng Đàm và cô ̣ng sự (2005)
7
Zhang, Z Zhu và P Chen (1995) và Hirishi Haga và cộng sự (1991)15 xác nhận, tăng huyế t
áp cũng làm hạn chế khả năng hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi . Trong đó
theo Trầ n Tro ̣ng Đàm và cô ̣ng sự (2005), các sinh hoạt hằng là tắm , đi vê ̣ sinh , thay quầ n
áo, di chuyể n trong nhà , dùng bữa ăn , kiể m soát bài tiế t . Bên ca ̣nh đó , Bùi Ngọc Linh và
cô ̣ng sự (2006) tìm thấy bằng chứng cho thấy các bệnh như tim mạch , các bệnh thần kinh ,
tiể u đường, các bệnh về giác quan, các bệnh về cơ xương là một trong mười bệnh gây gánh
nă ̣ng bê ̣nh tâ ̣t hàng đầ u thế giới.
Tóm lại, dù sức khỏe có mối quan hệ thế nào với tuổi tác đi nữa thì người cao tuổi cũng
không tránh khỏi bê ̣nh tâ ̣t và mấ t nhiề u tiề n chi trả dich
̣ vu ̣ y tế
. Do đó ho ̣ c ần có một
nguồ n thu nhâ ̣p để đảm bảo tuổ i già . Nguồ n thu nhâ ̣p mà người cao tuổ i có đươ ̣c có thể từ
bản thân, hoă ̣c đế n từ con cái và nhà nước.
Nguồ n thu nhập để đáp ứng nhu cầ u chăm sóc sức khỏe của người cao tuổ i
Người cao tuổ i muố n chăm sóc sức khỏe của mình tố t thì cầ n có thu nhâ ̣p , các khoản thu
nhâ ̣p có thể đế n từ con cái hoă ̣c nhà nước . Tuy nhiên, rấ t ít người cao tuổ i tiế p câ ̣n đươ ̣c
với hai nguồ n hỗ trơ ̣ này.
Thứ nhấ t, nhiề u nghiên cứu trước cho thấ y người cao tuổ i gă ̣p khó khăn trong viê ̣c tiế p câ ̣n
sự hỗ trơ ̣ của con cái . Tỷ lệ người cao tuổ i s ống với con cái với vị thế là người sống phụ
thuộc ở mọi lứa tuổi đang có xu hướng giảm đi nhanh chóng, Giang và Pfau (2007). Mô ̣t
nguyên nhân có thể do tác động của di cư. Khi con cái ra đi nhưng g ửi ít tiền hoặc không
gửi tiền sẽ làm giảm sự hỗ trơ ̣ về mă ̣t vâ ̣t chấ t của người cao tuổ i từ phiá con cái
. Theo
Wolf (2001)16, số con trung bình của lớp người cao tuổ i trong tương lai giảm rõ rệt, góp
phần làm giảm sự hỗ trợ từ phía gia đình . Còn theo Pfau , Wade Donald và Giang Thành
Long (2009), tỷ lệ lớn tiền được gửi cho các hộ có chủ hộ từ 50 tuổi trở lên, những hộ có
chủ hộ 70 tuổi trở lên nhận được nhiều tiền gửi nhất từ những người thân di cư của họ.
Đồng thời nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc (United Nation – UN) (2010), người cao tuổ i
vẫn có thể số ng tố t và số ng khỏe nế u như con cái ra đi và gửi tiề n về để ho ̣ trang trải chi
phí sinh hoạt, chi phí khám chữa bê ̣nh.
15
16
Trích trong Trần Trọng Đàm và cộng sự (2005)
Trích trong Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009)
8
Viê ̣c giảm sự hỗ trơ ̣ của con cái đố i với
người cao tuổ i còn xuất phát từ quan niệm trái
ngươ ̣c của con cái trong viê ̣c chăm sóc cha me ̣ già
. Theo nghiên cứu của Trần Thị Mai
Oanh (2010), người cao tuổ i mong muốn được con cái chăm sóc cả về mặt vật chất và tinh
thần trong lúc khỏe mạnh và khi ốm đau. Trong khi con cái lại cho rằng chỉ cần chăm sóc
người cao tuổ i v ề mă ̣t v ật chất như mua quần áo, ăn uống, thuốc men và chăm sóc khi
người cao tuổ i bị ốm chứ không quan tâm đến tinh thần của họ. Ngoài ra, sự suy giảm lòng
hiếu thảo và nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già ngày càng phổ biến. Nhiều người trẻ chú ý
đến bản thân mình nhiều hơn, không quan tâm chăm sóc cha mẹ, bị cuốn vào lối sống xa
hoa, giàu sang chốn thành thị mà quên cha me ở quê nhà, hay nghiêm trọng hơn là đối xử
tệ bạc với cha mẹ. Theo Hoàng Mộc Lan (2007), vẫn có người cao tuổ i bị khủng hoảng về
tâm lý do bị con cháu đối xử tệ bạc, cuộc sống bị quẫn bách cả về vật chất và tinh thần. Và
theo Lê Thi ̣Hải Hà và cô ̣ng sự (2009), khi tâm lý người cao tuổ i không ổ n đinh
̣ sẽ dẫn đế n
những hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng liên quan đế n quan hê ̣ xã hô ̣i và quan hê ̣ kinh tế . Theo nghiên
cứu của Lê Thi ̣Hải Hà và cô ̣ng sự (2009), sự quan tâm chăm sóc của gia điǹ h và xã hô ̣i sẽ
giúp cho người cao tuổ i cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và
viê ̣c số ng cùng và nhâ ̣n
đươ ̣c sự chăm sóc của con cái hằ ng ngày sẽ làm cho sức khỏe tinh thầ n của người cao tuổ i
tố t hơn.
Thứ hai, ngoài việc ít nhận được sự hỗ trợ của con cái thì cũng rất ít người cao tuổi nhận
đươ ̣c sự hỗ trơ ̣ của nhà nước . Theo Pfau, Wade Donald và Giang Thành Long (2009),
người già trong gia đình trở thành những người phụ thuộc vào họ hàng và chỉ một số rất ít
người già nhận được tiền phúc lợi công cộng (trợ cấp công). Theo Martin Evans và cô ̣ng
sự (2007), có tới 66.7% người cao tuổ i không nh ận được khoản trợ cấp nào theo số liệu
Khảo sát mức sống hộ gia đình Viê ̣t Nam năm 2004 (Viet Nam Household Living Standard
Survey – VHLSS 2004)17. Mă ̣c dù số tiề n trơ ̣ cấ p không nhiề u nhưng nó giúp người cao
tuổ i có mô ̣t cảm giác đô ̣c lâ ̣p về mă ̣t tài chính.
2.2
Cơ sở lý thuyế t
Thông qua ba vấ n đề đã đươ ̣c đ ề cập trên , nghiên cứu nhâ ̣n thấ y người cao tuổ i rấ t cầ n sự
quan tâm và hỗ trơ ̣ của nhà nước . Bởi vì sự quan tâm , hỗ trơ ̣ của nhà nước đă ̣c biê ̣t thông
17
Xem thêm Phu ̣ lu ̣c 3
9
qua hê ̣ thố ng lương hưu phổ câ ̣p sẽ là mô ̣t ngoa ̣i tác tić h cực cho người c
ao tuổ i và cho
toàn xã hội.
Thứ nhấ t , hê ̣ thố ng lương hưu phổ câ ̣p mang la ̣i lơ ̣i ích kinh tế cho người cao tuổ i . Bởi vì
người cao tuổ i là nhóm người dễ tổ n thương , hầ u hế t ho ̣ có thu nhâ ̣p thấ p và không ổ n
đinh
̣ nên khó có th ể đáp ứng nhu cầu cuộc sống đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe
.
Trong đó lương hưu sẽ ta ̣o cho ho ̣ có mô ̣t khoản thu nhâ ̣p ổ n đinh
̣ và mang la ̣i nhiề u lơ ̣i
ích cho người được nhận . Ví dụ ở Brazil cho thấy, các hộ gia đình có người được hưởng
hưu trí xã hội thấp hơn hộ gia đình không có ai được hưởng18 và xác suất để các hộ gia
đình ở Brazil trở thành người nghèo giảm đi 21%19 khi nhâ ̣n đươ ̣c lương hưu . Bên ca ̣nh
đó, lương hưu giúp phát triển kinh tế ở địa phương và kích thích sự phát triển của thị
trường trao đổi hàng hoá ở các khu vực khan hiếm tiền mặt, đặc biệt tại các nước Châu Phi
như Namibia và Nam Phi, Giang Thành Long (2007).
Thứ hai , hê ̣ thố ng lương hưu phổ câ ̣p mang la ̣i lơ ̣i ić h xã hô ̣i cho người cao tuổ i
. Đó là
nâng cao vai trò của người cao tuổ i trong gia điǹ h . Cụ thể, ở Nepal, Ấn Độ, và Bangladesh
cho thấy những người đươ ̣c nhâ ̣n lương hưu được đối xử tốt hơn trong hộ gia đình20. Hay
ở Mêhicô, viê ̣c chính phủ lập một hệ thống trả tiền trợ cấp sinh hoạt cho những người trên
70 tuổi đã giúp họ đóng góp vào thu nhập hộ gia đình và có thể làm giảm căng thẳng giữa
các thế hệ21.
Thứ ba, hê ̣ thố ng lương hưu phổ câ ̣p mang la ̣i lơ ̣i ích y tế cho người cao tuổ i
. Điều tra ở
Nam Phi cho thấy, nếu bỏ qua các nhân tố về tuổi tác, giới tính, những người đươ ̣c nhâ ̣n
lương hưu có điều kiện sức khoẻ tốt hơn những người khác trong gia đình nếu họ không
chia sẻ khoản lương này22. Ngoài ra, không chỉ những người nhâ ̣n lương hưu được hưởng
lợi ích y tế mà thành viên trong gia đình họ cũng được hưởng khi khoản lương hưu đó
được sử dụng để trang trải chi phí y tế chung cho cả hộ gia đình. Khoản lương hưu cũng là
nguồn quan trọng để các hộ gia đình nghèo cải thiện được chất lượng các bữa ăn theo
18
Barrientos và cộng sự (2003) trích trong Giang Thành Long (2007)
19
Gorman (2005) trích trong Giang Thành Long (2007)
20
Hai, (2004) trích trong Giang Thành Long (2007)
21
UNFPA (2011), People and Possibilities in a world of 7 billion
22
Barrientos và Lloyd-Sherlock (2003) trích trong Giang Thành Long (2007)
10
hướng tốt hơn, và điều này tác động trở lại một cách tích cực đến tình trạng sức khoẻ của
họ.
Khi người cao tuổ i có cuô ̣c số ng và sức khỏe tố t , họ sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội .
Thực tế cho thấ y nhiều người cao tuổi vẫn có sức khỏe và trí tuệ minh mẫn, họ có công lao
trong nuôi dạy con cháu mà còn có công trong các cuộc kháng chiến của dân tộc
. Và họ
vẫn cống hiến sức lực của mình cho quê hương , như giáo sư Trần Văn Khuê là người vẫn
đang truyền thụ kinh nghiệm cho thế hệ trẻ dù tuổ i đã cao . Do đó s ự hỗ trợ của nhà nước
trong vấ n đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổ i sẽ ta ̣o ra ngoa ̣i tác tích cực đố i với
người cao tuổ i nói riêng và cho toàn xã hô ̣i nói chung.
11
CHƢƠNG 3: THƢ̣C TRẠNG GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ CÁC THÁCH THỨC HẠN
CHẾ KHẢ NĂNG CHĂM SÓC SƢ́C KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM
Trong chương này nghiên cứu trình bày những thách thức làm giảm khả năng chăm sóc
sức khỏe của người cao tuổ i thông qua số liê ̣u cấ p quố c gia và những nghiên cứu trước
.
Trong đó nghiên cứu phân tić h vấ n đề này thông qua bố n góc đô ̣ : sự thay đổ i về cấ u trúc
hô ̣ gia điǹ h, thách thức của con cái trong việc hỗ trợ cha mẹ , thách thức từ hệ thống y tế và
cuố i cùng là thách thức từ hê ̣ thố ng phúc lợi.
3.1
Sự thay đổi về cấu trúc hộ gia đình
Trong những năm gần đây, quy mô hộ gia đình Việt Nam đã có sự thu hẹp trung bình
từ 4.4 người năm 2002 xuống còn 4.2 người năm 200623, trong đó các hộ gia đình truyền
thống, đa thế hệ ngày càng gi ảm. Sự thay đổ i này di ễn ra khá rộng ở khu vực thành thị, và
một số khu vực nông thôn kinh tế phát triển nơi quy mô gia đình nhỏ được ưa thích khi
kinh tế được cải thiện. Nguyên nhân của sự thay đổ i này là do xu hư ớng sinh sản giảm và
vấn đề di cư. Khi quy mô hô ̣ gia đình Vi ệt Nam thu nhỏ sẽ đă ̣t ra thách thức đố i với người
cao tuổ i.
Xu hướng sinh sản giảm
Mă ̣c dù tỷ lê ̣ sinh sản giảm đã thể hiê ̣n mô ̣t nỗ lực rấ t lớn của Vi
ệt Nam trong viê ̣c kiề m
chế sự gia tăng dân số , tuy nhiên, đây cũng là mô ̣t thách thức đố i với những người phu ̣
thuô ̣c. Những người phu ̣ thuô ̣c là trẻ em dưới
15 tuổ i và những người già từ 65 tuổ i trở
lên24. Trong giới ha ̣n nghiên cứu , đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những người phụ t huô ̣c
già.
Thách thức của xu hướng sinh sản giảm đối với những người phụ thuộc già là họ sẽ ít nhận
đươ ̣c sự hỗ trơ ̣ về mă ̣t vâ ̣t chấ t và tinh thầ n từ phía con cái . Khi số con trong gia đình giảm
23
Trang 36, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (2010), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010
24
Tổ ng cu ̣c Thố ng kê, “Tên chỉ tiêu: Dân số phu ̣ thuô ̣c và tỷ số phu ̣ thuô ̣c” , Tổ ng cục thố ng kê kho dữ liê ̣u và
viê ̣c làm, truy câ ̣p ngày 13/03/2012 tại địa chỉ:
/>AE%20LI%E1%BB%86U%20%3E%20Kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m,%20%C4%91%E1%BB%8Bn
h%20ngh%C4%A9a,%20c%C3%A1ch%20t%C3%ADnh
12
nghĩa là người già phụ thuô ̣c vào it́ con hay gánh nă ̣ng lên viê ̣c phu ̣ thuô ̣c cho thanh niên từ
phía người già tăng lên . Theo UNFPA (2009 và 2010), tỷ số người phụ thuộc cao tuổi ở
Việt Nam ngày càng tăng (Hình 3-1) và tỷ số người ở độ tuổi lao động đối với người ở tuổi
phụ thuộc ngày càng giảm (Hình 3-2).
Hình 3-1: Tỷ số phụ thuộc dân số Việt Nam, 1990 – 2050
Nguồ n: Lấ y từ trang 2 UNFPA (2010), Già hóa dân số và các vấn đề chính sách của hệ thống hưu trí ở Việt
Nam
Hình 3-2: Tỷ số ngƣời ở độ tuổi lao động đối với ngƣời ở tuổi phụ thuộc, Việt Nam,
ƣớc tính và dự báo 1950 - 2050.
Nguồn: Lấ y từ trang 52 UNFPA (2009), Dân số và phát triển tại Việt Nam: Hướng tới một chiến lược mới
2011-2020.
13
Trong điề u kiê ̣n dân số già ngày càng tăng thì sinh it́ con sẽ làm số con hỗ trơ ̣ cho mô ̣t
người cao tuổ i trong tương lai giảm . Không những thế , hiê ̣n tươ ̣ng di cư ngày càng tăng
cũng đặt ra nhiều vấn đề trong viê ̣c chăm sóc người cao tuổ i .
Di cư
Ngoài xu hướng sinh sản giảm , di cư của lực lươ ̣ng lao đô ̣ng trẻ ở nông thôn lên thành thi ̣
ngày càng tăng cũng làm giảm sự hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần từ phía con cái dành
cho người cao tuổi . Khi những người trẻ ở nông thôn di cư ra thành th ị để tìm kiếm việc
làm, cơ hội học tập và thăng tiến bỏ lại cha mẹ già ở quê nhà đã làm tình trạng gia đình chỉ
có người cao tuổ i s ống với nhau , hay người cao tuổ i s ống với trẻ em (còn gọi là thế hệ
khuyết) ngày càng phổ biến25. Người cao tuổ i sẽ thiế u sự chăm sóc thường xuyên từ phía
con cái khi con cái ra đi.
Di cư của lực lươ ̣ng trẻ ở nông thôn không những làm giảm sự hỗ trơ ̣ về mă ̣t tinh thầ n , mà
còn làm giảm sự hỗ trợ về mặt vật chất từ phía con cái đối với người cao tuổi . Khi con cái
ra đi nhưng gửi ít tiền hoặc không gửi tiền về cho người cao tuổ i buô ̣c người cao tuổ i phải
tự kiếm tiền để nuôi bản thân, nuôi cháu hay thâ ̣m chí l à lao động chính trong gia đình .
Theo Hoàng Mô ̣c Lan (2007), nhiều cuộc điều tra cho thấy có tới 70% người cao tuổ i trong
độ tuổi từ 60 đến 69 còn phải lao động để kiếm sống, 38% số người trong độ tuổi này đóng
vai trò chính trong kinh tế gia đình.
Sức khỏe của người cao tuổ i có thể bi ̣ảnh hưởng nế u như ho ̣ không nhâ ̣n đươ ̣c sự chăm
sóc một cách thường xuyên của con cái do con cái di cư . Theo Lê Thi ̣Hải Hà và cô ̣ng sự
(2009), viê ̣c số ng cùng và nhâ ̣n đươ ̣c sự chăm sóc củ a con cái hằ ng ngày sẽ làm cho sức
khỏe tinh thần của người cao tuổi tốt hơn . Tuy nhiên, nế u con cái ra đi và gửi tiề n về cho
người cao tuổ i trang trải chi phí sinh hoa ̣t , chi phí khám chữa bê ̣nh thì người cao tuổ i vẫn
có thể số ng tố t và số ng khỏe, theo UN (2010).
3.2
Các thách thức tƣ̀ phía con cái trong việc hỗ trơ ̣ cha mẹ già
Con cái đươ ̣c xem là nguồ n đảm bảo cho tuổ i già tuy nhiên thực tế cho thấ y điề u ngươ ̣c la ̣i .
Sự hỗ trơ ̣ từ phía con cái dành cho người cao tuổ i đang ngày càng giảm , không những vì
25
Xem thêm Phu ̣ lu ̣c 4
14
người cao tuổ i đang phu ̣ thuô ̣c vào mô ̣t lực lươ ̣ng ngày càng it́
(do cấ u trúc gia điǹ h thay
đổ i) mà còn phụ thuộc vào một lực lượng lao động trẻ có trình độ thấp. Ngoài ra, thái độ và
quan điể m trái ngươ ̣c của con cái và cha me ̣ già trong viê ̣c chăm sóc sức khỏe cho người
cao tuổ i cũng làm giảm khả năng hỗ trơ ̣ từ phía con cái đố i với người cao tuổ i .
Chấ t lượng phụ thuộc thấ p
Hiê ̣n nay, người cao tuổ i không những đươ ̣c hỗ trơ ̣ bởi số lươ ̣ng phu ̣ thuô ̣c ngày càng ít mà
số lươ ̣ng phu ̣ thuô ̣c này còn “kém chấ t lươ ̣ng” . Nguyên nhân dẫn đế n chấ t lươ ̣ng phu ̣ thuô ̣c
thấ p là do trình độ học vấn và chuyên môn của lực lươ ̣ng lao đô ̣ng thấp. Theo Tổ chức Lao
đô ̣ng quố c tế (International Labour Operation – ILO) ( 2010), có tới 17% lực lươ ̣ng lao
đô ̣ng chưa bi ết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học trong khi lực lươ ̣ng lao đô ̣ng t ốt nghiệp
trung học cơ sở giảm từ 32.57% xuống còn 28.50% trong giai đoa ̣n 2005-200926, cũng
trong giai đoa ̣n này lực lươ ̣ng lao đô ̣ng không có chuyên môn chi ếm tới 74%27. Chính lao
động có trình độ học vấn và chuyên môn thấp đã dẫn đế n vi ệc họ phải làm những công
việc đơn giản, với mức thu nhập thấ p.
Thu nhâ ̣p của lực lươ ̣ng lao đô ̣ng hiê ̣n nay thấ p nên m ức hỗ trợ của ho ̣ dành cho cha me ̣
già th ấp, nguồn tiết kiệm cho tương lai của chính họ cũng thấp. Điề u này cho thấ y cuô ̣c
số ng của người cao tuổ i hiê ̣n nay cũng như người cao tuổ i trong tươ
ng lai (tức lực lươ ̣ng
lao đô ̣ng hiê ̣n nay ) sẽ khó khăn hơn khi mức hỗ trợ dành cho họ thấp . Do đó để cải thiê ̣n
đươ ̣c mức hỗ trơ ̣ cho người cao tuổ i hiê ̣n nay , đảm bảo nguồ n thu nhâ ̣p trong tương lai cho
người trẻ hiê ̣n nay đòi hỏi
phải nâng cao trình độ của lực lượng lao động hiện tại
. Tuy
nhiên thực tế cho thấ y điề u này sẽ rấ t khó khăn bởi vì s ố lượng thiếu niên rời bỏ hệ thống
giáo dục để tham gia lao đô ̣ng đang ngày càng gia tăng . Số liê ̣u ILO (2010), tỷ lệ tham gia
lực lươ ̣ng lao đô ̣ng trong đ ộ tuổi 15–19 đang tăng ở cả hai giới t ừ 37.1% năm 2007 lên
43.8% năm 200928. Chính vì chất lượng phụ thuộc thấp nên hiện tại còn rất nhiều người
cao tuổ i phải tham gia lao đô ̣ng để kiế m tiề n nuôi bản thân và gia đình . Thực vâ ̣y, theo kế t
26
Xem thêm Phu ̣ lu ̣c 5
27
Xem thêm Phu ̣ lu ̣c 6
28
Xem thêm Phu ̣ lục 7