Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tập san "Nâng cánh ước mơ" số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 62 trang )

Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
LỜI NGỎ
CÙNG BẠN ĐỌC
Bạn đọc thân mến!
Trên tay bạn đã có Tập san “Nâng
cánh ước mơ” số 5 rồi đó. Một năm chỉ
có một dịp để bạn được suy ngẫm và thả
hồn theo con chữ của những tác giả tài
hoa gần gũi nhất bên bạn. Số báo là nơi
hội tụ, kết tinh tài năng, trí tuệ, công sức,
nơi gặp gỡ tâm tình ấm cúng của cả thầy
và trò trường THCS Thái Nguyên qua
các thế hệ. Những bông hoa đồng nội
ngày nào giờ đã thêm hương thêm sắc tự
tin khoe mình dưới ánh nắng ban mai
rực rỡ.
Cách đây vừa tròn 4 năm, 20-11-2006
tập san “Nâng cánh ước mơ” đầu tiên ra
mắt bạn đọc với bao niềm vui, bỡ ngỡ,
mong đợi và cả sự hồi hộp lo âu. Những
trang báo tuy đơn sơ mộc mạc nhưng lại
chính là món quà vô giá thể hiện lòng tri
ân tới các thầy cô giáo, những người lái
đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai. Bốn
số báo qua, đã gói ghém biết bao cảm
xúc đẹp đẽ, tinh khôi, vẹn nguyên ấm áp
bao la tình người. Theo dòng thời gian
tờ báo càng ngày càng lớn hơn cả về nội
dung và ý nghĩa. “Nâng cánh ước mơ”
được lấy cảm hứng từ ý của câu hát “Ai


nâng cánh ước mơ cho em, là thầy cô
không quản ngày đêm. Ai dạy dỗ chúng
em nên người là thầy cô em ghi nhớ suốt
đời…” đã đi vào tâm hồn bạn đọc mỗi
dịp đầu đông khi cái nắng hanh hao và
gió đầu mùa se se lạnh.
20-11 năm nay, số báo tròn 5 tuổi, cái
tuổi bước đầu khẳng định được tâm thức
của mình. Cũng giống như một đứa trẻ
mới lớn đang dần thoát ra khỏi vòng tay
mẹ để khẳng định từng bước đi vững
chãi đầu đời, tập san này đang dần
chiếm lĩnh được tình cảm của bạn đọc để
lớn lên mạnh mẽ, “oai phong” hơn.
Cái có được của tập san không phải
là những sáng tác lung linh sắc màu rực
rỡ mà chính là cái chất sâu lắng, đằm
thắm yêu thương của tình thầy trò chân
tình mộc mạc, bình dị bao dung. Với các
thầy cô, qua trang báo có thể gửi gắm tới
học trò mình biết bao tình thương yêu vô
bờ bến. Còn với các em học sinh, tuy
những bài báo còn non nớt thơ ngây
nhưng ắp đầy tình cảm. Có thể những
bài viết còn vụng về, những câu văn còn
bỏ ngỏ, tứ thơ còn chưa liền vần liền
mạch nhưng chúng ta đón nhận ở đó cái
tình cảm tinh khôi nhất của con trẻ dành
cho thầy cô, trường lớp, quê hương, bè
bạn, người thân của mình. Để rồi lớn lên

5 năm, 10 năm, hoặc 20 năm nữa nhìn
lại bạn cũng như tôi thấy mình ngờ
nghệch đáng yêu biết nhường nào. Nếu
có ước muốn được tìm lại cảm xúc vẹn
nguyên như thế chắc chẳng thể nào
đâu… Sáng tác của các em ngày một
thêm hay thêm ý nghĩa. Đồng nghĩa với
việc đó là sự đầu tư cho trang báo cũng
công phu hơn, chắt lọc hơn, trau chuốt
hơn. Tất cả đang khởi sắc và chuyển
mình.
Chúng tôi đã đồng hành cùng bạn đọc
và các số báo suốt mấy năm qua. Là
người thầy người cô đang dạy dỗ các
em, chúng tôi đáng tự hào lắm khi được
đón nhận ở học trò thân yêu của mình
biết bao lời tôn vinh ca tụng. Những
hình ảnh đẹp nhất, những vần thơ hay
nhất, những con chữ ý nghĩa nhất các em
đều dành để ca ngợi thầy cô. Thật là cảm
động. Trong số báo này có những bài
viết của các học trò đang học tập dưới
mái trường THCS Thái Nguyên, có
- 1 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
những bài viết của các em đã xa trường,
hướng về trường thân yêu. Thầy cô xin
ghi nhận tất cả tình cảm bao la ấy.
Chúng tôi mong rằng trên bước đường

phía trước còn nhiều chông gai vất vả,
các em luôn là những cánh chim đầu đàn
giang đôi cánh rộng bay tới muôn
phương mang theo những tình cảm tốt
đẹp này của các thầy cô.
Bạn đọc thân mến!
Tấm lòng tri kỉ của bạn đọc với trang
báo thật đáng trân trọng. Chúng ta cùng
chung niềm vui hướng về ngày hội lớn
20-11 và cùng chung sức làm cho cuốn
tập san mỗi năm thêm sự trưởng thành. 5
năm có thể nói là một mốc son đánh dấu
sự lớn lên của trang báo và cũng có thể
mở ra một bước ngoặt mới của sự đột
phá trong tư duy, sáng tạo của các tác
giả cùng những người Biên tập chắp bút
cho cuốn tập san có ý nghĩa hơn. Chúng
tôi mong được sự quan tâm, góp ý của
bạn đọc.
Trong những ngày thi đua lập thành
tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam, chào mừng những ngày lễ lớn của
dân tộc, hoà chung với biết bao các hoạt
động sôi nổi trong nhà trường và đất
nước, hy vọng tập san số 5 “Nâng cánh
ước mơ” cũng góp một phần vào phong
trào thi đua ấy.
Và mừng ngày sinh nhật 5 tuổi đáng
nhớ này, Ban Biên Tập xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất tới bạn đọc gần xa.

Mong rằng các bạn luôn là độc giả trung
thành nhất của trang báo.
BAN BIÊN TẬP
TẢN MẠN NHÂN NGÀY NHÀ
GIÁO VIỆT NAM 20.11


Dân tộc ta vốn có truyền thống Tôn
Sư Trọng Đạo. Truyền thống ấy đã ăn
sâu vào nếp nghĩ, cách sống và cách đối
nhân xử thế của người Việt. Ca dao xưa
còn ghi lại những lời lẽ người ta nhắc
nhau:
“Sang sông phải bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Quả thực như vậy. Làm thầy trách
nhiệm lớn lao lắm. Nếu không được xã
hội tôn vinh tự nhiên thấy lòng mình
hẫng hụt vì ở mỗi người thầy cái giàu có
và đạt được nhiều nhất đó là tình cảm.
Có một thuở nhiều ý kiến cho rằng:
không nên ví nghề dạy học như người
đưa đò cho khách sang sông vì nghe nó
phũ phàng quá. Nhưng tri thức dân gian
đúc kết từ chiêm nghiệm của muôn mặt
đời thường, nó vẫn có cái lý riêng của
nó. Người chèo đò tận tuỵ với mỗi
chuyến đò đầy cùng bao nhiêu khách
sang sông ai mà nhớ hết. Nhưng ai đã
từng một đôi lần trong cuộc đời mình đi

qua đò, mới ngộ ra rằng: khách lại nhớ
rất rõ gương mặt người chèo đò trên bến
sông ngày ấy. Nghĩa là, thật sự có sự
tương đồng rất rõ trong đặc điểm nghề
nghiệp của người thầy và người chèo đò:
tiếp xúc với số đông liên tục hết chuyến
đò này đến chuyến đò kia cũng như với
- 2 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
hết thế hệ học trò này đến thế hệ học trò
kia. Dù đông nhưng cả hai nghề này lại
có thêm một tương đồng là vô cùng
thầm lặng, vô cùng tận tuỵ. Tận tuỵ
trong từng bước chân để khách bước
xuống đò, tận tuỵ trong từng nhát chèo
khua trên sông nước. Chỉ cần một chút
lơ là, khách có thể chưa bước lên đò đã
ngã bùm xuống nước. Lỡ tay để đò chao
là tội lỗi một đời nghề. Dìu con đò bình
yên qua bến sông rồi vẫn tận tuỵ để dìu
từng bước chân người bước lên bờ bên
kia cho vô sự. Đắm chuyến đò đi là luỵ
một đời nghề.
Rồi đây nữa, nghề dạy học còn được
ví như một nông dân cần mẫn, lầm lụi và
chịu đựng:
"Các em mở ra những trang sách ruộng
đồng
Tôi cúi xuống gieo vào hạt chữ

Có giọt mồ hôi và dấu tay mình ấp ủ
Lặng thầm nói với mai sau
Mải miết đôi tay đầy bụi phấn trắng phau
Như nhà nông bốn mùa lấm láp
Viên phấn tự mất đi để đâm chồi sự thật"
Sự ví von này lại cũng có cái lý của
nó mặc dù hai nghề nghiệp này có đặc
điểm hoàn toàn khác nhau. Nhưng có
sao đâu, dù nghề gì, muốn tinh cũng cần
sự tận tuỵ, dù có là lao động giản đơn
hay phức tạp cũng phải "nhất nghệ tinh"
mới "nhất thân vinh". Chính cái hết lòng,
cái lặng thầm, cái bụi phấn lấm láp như
bùn đất kia đã khiến nghề nông rất gần
với nghề giáo. Hơn thế nữa, nghề nông
gắn liền với hạt giống, với ươm mầm, đó
chính là cái "hạt chữ" mà người thầy
giáo gieo ngay trên trang giấy trắng với
những nét mực đen, và gieo cả vào trang
vở lòng trắng trinh của lớp lớp học trò.
Có lẽ chính từ mối liên tưởng gieo mầm,
ươm giống, làm nên những chồi xanh hi
vọng ấy mà Hồ Chí Minh từng khái quát
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"
như một chân lý vĩnh hằng.
Dẫu ở thời đại nào đi chăng nữa, nếu
xét về vật chất thì nghề dạy học luôn là
một nghề nghiệp nghèo nhất trong
những nghề cần tri thức. Nhưng đâu phải

như các nghề khác, chỉ cần có tri thức là
đủ, người thầy lại cần có tấm lòng. Giữ
được lòng mình trong sáng, giữ được
Phẩm - Hạnh - Thầy trong cái xã hội
đồng tiền này, chính là thử thách lớn lao
đối với người thầy.
Những năm học gần đây, toàn ngành
giáo dục đang tham gia vào cuộc vận
động "Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục"
thì vai trò người thầy càng phải công
bằng, chính trực hơn. Năm học 2010-
2011 được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác
định là năm học tập trung cho chủ đề:
“Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng
và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã
hội”. Đối với thầy cô giáo và cán bộ
quản lý giáo dục, hưởng ứng cuộc vận
động này chẳng có gì khác hơn là ngẫm
lại đặc điểm nghề mình để lòng mình
trong sáng, tự mình đổi mới phương
pháp dạy học, cải tiến và nâng cao chất
lượng quản lý giáo dục để góp phần vào
sự nghiệp phát triển nền giáo dục.
Người thầy trong công cuộc đổi mới
phải luôn giữ trọn đạo làm thầy để xứng
đáng với sự tôn vinh của xã hội và một
ngày lễ trọng đại nhất trong năm dành
cho mình: ngày 20-11.
Cô giáo Lê Thị Mát

- 3 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
TRANG SÁNG TÁC CỦA THẦY CÔ

CÔ HOÀ
TRUYỆN NGẮN
Bà Hoà đặt lá thư xuống bàn,
ngước mắt nhìn lên tờ lịch treo tường, đã
bước sang tháng 11 rồi, trời trở hanh se
lạnh. Bà đọc lại chiếc phong bì
Con Nguyễn Hồng Văn
Quận 10 TPHCM
Kính gửi Cô ...
Thời gian trôi đi nhanh thật, thấm
thoát đã hơn 20 năm ...
Ngày ấy bà còn trẻ lắm, cô giáo đẹp
người đẹp nết say sưa hết mực với nghề,
chồng là bộ đôị ở xa, chưa con cái nên
mọi thời gian cô dành hết cho trường,
cho lớp. Hoà được đồng nghiệp tin cậy,
với cô mỗi tiết đến lớp là một niềm vui.
Bức thư nào của Văn gửi cho bà
cũng chứa chan tình cảm nó luôn nhắc
đến những kỉ niệm khiến bà nhớ lại.
Buổi chiều hôm ấy cô giáo Hoà với
chiếc túi xách trong tay xuống nhà học
sinh kiểm tra “ góc họp tập”. Cô dự định
sẽ đến nhà Văn, cậu học sinh học khá,
đen, gầy, có đôi mắt biết nói và khuôn

mặt phảng phất một nỗi buồn khó tả.
- Em chào cô!
- Ơ! Văn em đi đâu về? Cô đang
định tìm đến nhà em
- Em đi lấy thuốc cho mẹ em, nhà
em đây, mời cô vào!
Nhà Văn ở gần cuối xóm, tuy nhỏ
nhưng gọn gàng, sạch sẽ và khá ngăn
nắp, trước sân là luống rau ngót lên xanh
mơn mởn, từ trong nhà bước ra chào
Hoà một thiếu phụ gầy gò, xanh xao
- Thưa cô đây là mẹ em!
- Chào cô giáo, mời cô vào nhà, tôi
vẫn còn sợ gió
Chị vừa nói vừa bám tay vào bậu
cửa ...
Mẹ Văn vốn là một phụ nữ khoẻ
mạnh lam làm, chồng đi công tác xa, chị
hai vai gánh vác việc nhà, việc đoàn thể
vẹn toàn. Chị ngã bệnh từ cái trưa nắng
như đổ lửa, đang mải mê cố gặt cho
xong thửa ruộng duới đồng Vòng thì trời
bỗng nổi mây đen vần vũ, đổ mưa như
thác. Người chị mấy lần bị nước mưa và
cái nóng giữa trời cao tấn công cùng cái
đói làm mắt chị hoa lên gục ngã bên
đám lúa xén dở, may mà bà con kịp phát
hiện đưa đi cấp cứu
Vừa gượng dậy được lại một tin sét
đánh đã quật bà quỵ hẳn. Chồng bị tại

nạn giao thông đột ngột qua đời.
- Cháu Văn nhà tôi từ đây phải vừa
học vừa phải thay cả bố lẫn mẹ quán
xuyến việc gia đình cô ạ.
Chị ngừng kể mệt mỏi dựa mình
vào thành giường hai mắt ầng ậng nước.
- Em có lỗi với chị, với em Văn.
Thật vô tâm, thấy em Văn ngoan, chăm
học, học khá, chỉ có điều khi giao làm
lớp trưởng Văn xin kiên quyết từ chối.
Em đâu ngờ Văn lại chịu nhiều thiệt thòi
đến thế. Em hứa từ nay sẽ gần gũi, động
- 4 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
viên em nhiều hơn. Chị yên tâm dưỡng
bệnh
Tiếng động của chiếc mo cau rơi
xuống sân làm Hoà như sực tỉnh. Bà giở
lá thư đọc tiếp. “ Cô ơi chiếc quần cô
chữa từ quần của chú cho con, con ngại
màu xanh Tô Châu phải đem nhuộm bùn
rồi mới giám mặc đi học, con còn giữu
cẩn thận, chờ khi con của con lớn con
sẽ mặc thử cho nó và kể về lai lịch chiếc
quần như một chuyện cổ tích thời hiện
đại cho nó nghe chắc cháu ngạc nhiên và
cảm động lắm cô nhỉ? Mẹ con giờ khoẻ
rồi, bà đã kể bao nhiêu lần cho vợ con
nghe về cô. Cô ơi con xin báo cho cô

một tin vui: Con vừa được nhận bằng
Thạc sỹ loại ưu. Và quyết định của gia
đình con là tết này sẽ ra Bắc về nhà cô
ăn tết, cô chuẩn bị thật nhiều rượu, thịt
cô nhé. Mẹ con mừng lắm cứ thắc thỏm
với con dâu: “Xa nhau bấy lâu giờ gặp
lại chắc cảm động lắm, mẹ chuẩn bị cái
gì về tặng cô chú để tỏ tấm lòng mẹ
nhưng mà dù nghìn vàng cũng không
xứng với tấm lòng thơm thảo của cô
giáo Hoà đâu con ạ. Cô giáo Hoà đã vực
Văn đứng lên, gia đình mình sống lại để
có ngày hôm nay”.
Bà Hoà gấp lá thư, bâng khuâng
nghĩ đến ngày gặp lại.
Thái Nguyên, ngày...tháng 11 năm
2010
Cô giáo Đàm Thị Loan
TIẾNG THẦY ĐỌC THƠ
(Tặng thầy Hậu, chủ nhiệm lớp 7A)
Chợt đi qua cửa lớp
Của chi đội 7A
Tôi lặng im đứng lại
Nghe tiếng thầy đọc thơ
Giọng thầy nghe nhẹ nhàng
Lúc thanh cao trầm bổng
Từng ý thơ thầy đọc
Nghe ngọt ngào làm sao
Tôi nhìn trong lớp học
Trò lắng nghe im lặng

Từng nét mặt đăm chiêu
Như muón nói mọi điều
Về bài thơ thầy đọc
“Thầy ơi em muốn học
Môn Văn thầy giảng hay
Chúng em hứa hăng say
Chất lượng cao kì này
Vượt bình quân của huyện”
Tôi nghẹn ngào lưu luyến
Muốn nghe mãi không thôi
Giờ học kết thúc rồi
Xin giờ sau thầy nhé!
Cô giáo Đoàn Thị Hợp
Cô-trò đồng nghiệp
Ba hai năm ở trong nghề
Năm nay dạy phải 7B chán chường
Trong lớp nhiều trò ẩm ương
Vào lớp “đánh vật” biết nhường ai đây?
Trò cũ nay đã làm thầy
Thấy cô vất vả em rày nên thương
“Cô ơi em đã tỏ tường
Em dạy lớp đó ở trường giúp cô”
Lời nói đó tưởng ngây thơ
- 5 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mà trong tâm thức thương cô thực lòng
“Em ơi cô vẫn hằng mang
“Lái đò chở khách” qua sông suót đời
Đến nay cô nở nụ cười

“Khách qua sông” vẫn nhớ người đò
xưa”
Dù có vất vả sớm trưa
Cô-trò đồng nghiệp thật vừa lòng nhau
Cô giáo Trần Thị Thu
“LÀM DÂU” Ở TRƯỜNG
Bao năm lo việc công đoàn
Mỗi lần đến dịp nhà trường liên hoan
Kể từ những việc cỏn con
Nào mắm, nào muối, rau thơm góp phần
Trong lòng vẫn cứ phân vân
Sao cho đồng nghiệp quây quần vui
chung
Đôi khi cũng thấy phật lòng
“Làm dâu” trăm họ vừa lòng hết đâu ?
Mặc dù đã bạc mái đầu
Vẫn lo công việc kém đâu mọi người
Đến nay sắp nghỉ hưu rồi
Nhường cho lớp trẻ cứ ngồi nghỉ ngơi
Cơm bưng nước rót tới nơi
Trong lòng thật thấy thảnh thơi yêu đời
Đêm đêm cứ ngủ ngon thôi
Không phải lo nghĩ như hồi trước đây.
Cô giáo Trần Thị Thu
Thầy
Một mùa thu như bao mùa thu trước
Nắng bừng lên trong mắt biếc học trò
Phấn trắng, bảng đen, nét mực thầy vẫ
đỏ
Sao con tìm mà chẳng thấy ngày xưa…

Thời gian qua mùa thu nay có khác
Bao chuyến đò qua chốn ấy sông sâu
Nghĩa thầy cô một đời không trả hết
Dẫu đời con qua biết mấy nhịp cầu.
Trang giáo án bao năm thầy vẫn mở
Mà tập bài thầy đã chấm khác xưa
Chúng con đi, biết khi nào về lại
Có bao giờ tìm được thủa thơ ngây…
Mùa thu qua, bụi thời gian rơi rắc
Nên tóc thầy một sáng bỗng bạc thêm
Trời xanh vẫ bình yên ngoài cửa lớp
Chữ nghĩa tình muôn thủa chẳng nguôi
quên.
Cô giáo Nguyễn Thị Quy
TÌNH CÔ GIÁO
Tặng học trò của cô Chuốt
“Cô mong rằng em mãi là trò ngoan
Trong sáng vô tư hồn nhiên mơ mộng.
Giữ cho tâm hồn luôn tươi trẻ,
Mãi sáng trong cái tuổi học trò”
“ Em tin rằng cô cũng rất yêu em
Tình em nguyện dành cho cô mãi mãi …
Nếu chia hai ,em xin làm trọn vẹn
Tình Mẹ -Cô, em hứa sẽ đong đầy”
Khi bến sông quê chưa có “ Cầu Kiều”,
Cô vững lái con đò trong đêm tối
Ánh sao khuya sẽ soi đường chỉ lối
Giúp học trò vươn tới những tầm cao.
Thật tự hào hạnh phúc biết bao,
Cô đã đưa bao trò đến bến

Lớp cũ lên đường, lớp sau lại đến
Cô là người chắp cánh những ước mơ…/
Thái Nguyên 6/11/2010
Cô giáo Nguyễn Thị Chuốt
- 6 -
Tp san s 5 Nõng cỏnh c m - Ra ngy 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
NểI VI ANH
Anh l rng cõy, cho em h cỏnh
Mi khi mi mt ng i
Anh l b bói p bi
Cho em xanh ti cõy lỏ
Anh l than khụ ci n
m la em nhen m nng.

Em l bộ nh nhc nhn
Mit mi ni lo cm ỏo
Cng ó cú ln khỏt khao bn l
Cng ó cú ờm m chng v anh
Nhng vỡ s ngt bỏt canh
Vỡ lo cm do, em nh li thụi
Vy xin anh gia i
Cng ng trỏi giú tr tri nng xiờn
M em ró cỏnh bay nghiờng
t tri chao o, bỡnh yờn chng cũn
Dũng sụng yờn, ni súng cn
Lm cn thỏc l dp dn cun trụi
C ngn cõy, c bói bi
C em-anh, c cỏi thi cú nhau
m cũn li ni au

Cho ngi hng xúm nờn cõu chuyn
ci.

ng nghe anh !!! Vi ngi ngoi...
Xinh ti thiờn h, ca ri khú cm
C ụ giỏo Nguyn Th Hong Anh (st)

Anh
Anh con ngời đáng yêu
Hay vô cùng đáng sợ
Anh con ngời nhẫn tâm
Hay là ngời nhân từ
Anh tất cả trong em
Hay không là gì cả
Anh là ai trong hai con ngời ấy?
Anh đã đến để đời em biến động
Nỗi buồn vui chợt đến, chợt đi
Bao kì vọng rồi vỡ oà trong mộng
Em gục đầu đi vào ảo mộng
Có bao giờ anh thơng hết em đâu?
Buồn da diết in sâu trong khoá mắt
Và bao đêm khổ tủi một mình
Em bàng hoàng trớc cuộc đời trôi nổi
Mới chợt hiểu
Anh trong em mãi mãi.

Nguyễn Thị Ninh
Chia tay với trờng Thái Học
Gắn bó với trờng đợc thế thôi,
Chữ tình bỗng chốc bẻ làm đôi.

Gần nơi trờng mới, xa trờng cũ,
Thân một nơi hồn gửi đôi nơi.
Nguyễn Đình Hậu
- 7 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------


LỜI CỦA THẦY
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thủa học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới
Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn
nhủ
Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm
giá...
Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba

miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ
Khi thầy về nghỉ hưu
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối
cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng
dao.
Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?
Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!
Cô giáo Đào Thị Hồng Tuyên

- 8 -
Tp san s 5 Nõng cỏnh c m - Ra ngy 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khụng
Cm bỳt lờn nh vit mt bi th
Cht nh ra nay l ngy nh giỏo
Cht xu h cho nhng ln cao ngo

Thỡ ra con cng ging by nhiờu ngi.
Cm bỳt lờn iu u tiờn con ngh
õu l cha, l m, l thy
Ch l nhng cm xỳc vu v, tm
thng, nh nht
Bit bao gi con ln c,
Thy i !
Con vit v thy, li phn trng,bng
en
Li kớnh mn, li hy sinh thm
lng
Nhng con ch u u xp thng
Sao li qun lờn nhng gi di n gai
ngi .
ó rt chiu bn xe vng qunh hiu
Chuyn xe cui cựng bt u ln bỏnh
Ca s xe ự ự giú mnh
Con ng trụi v phớa chng l nh
M mng nghe ting c ờ a
Thy gn li thnh búng hỡnh rt thc
Cú nhng iu vụ cựng gin d
Sao mói gi con mi nhn ra.
Ngụ Võn Anh (st)
TM S VI HC TRề
Học trò cần lắm
những lời phê
Giờ đây tôi đã một thầy giáo dạy
văn, ngẫm lại tôi mới thấy lời phê của
ngời thầy có một ma lực rất lớn. Lời
phê của thầy trong bài kiểm tra không

chỉ đơn thuần có tác dụng chỉ ra những
cái đợc cần phát huy, cái yếu kém cần
khắc phục mà hơn thế nữa lời phê của
thầy còn có tác dụng động viên khích
lệ học trò nỗ lực phấn đấu tu dỡng đạo
đức và trí tuệ.
Tôi còn nhớ trong một bài báo đăng
trên văn học và tuổi trẻ nói về lời phê
của thầy giáo dạy toán ở lớp chuyên
văn, để động viên các em cần quan
tâm chăm chỉ học toán nh học văn
thầy đã phê rằng:
"Nay ở trong văn nên có toán
Nhà văn cũng phải biết nhân chia."
Ngẫm ra, thực tế hiện nay học sinh
không mặn mà gì với chuyện học văn
nếu không muốn nói là các em chán
ghét môn văn. Nguyên nhân có không
ít cả chủ quan và khách quan mà
- 9 -
Tp san s 5 Nõng cỏnh c m - Ra ngy 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
chúng ta cũng đã bàn đến rất nhiều.
Tôi chỉ nghĩ rằng trong vấn đề học
sinh không yêu thích môn văn cũng có
một nguyên nhân là các thầy dạy văn
cha thực sự biết cách làm cho học sinh
yêu thích, cha khơi dậy đợc niềm ham
mê hứng khởi ở các em mà thôi. Ngời
ta thờng nói "văn học là nhân học",

chuyện văn học cũng là chuyện cuộc
đời, có hiểu đời mới hiểu văn và ngợc
lại hiểu văn sẽ giúp cho ta hiểu đời
hơn. Vậy là thầy giáo dạy văn trớc hết
phải cho các em thấy đợc mục đích ý
nghĩa và sự bổ ích của việc học văn.
Học theo cách ngời đi trớc, qua hơn
chín năm lăn lộn trong nghề, tôi đã cố
gắng cần mẫn, tỉ mỉ, cẩn trọng trong
việc chấm và phê bài cho học sinh. Tôi
còn nhớ vài trờng hợp lời phê của tôi
đã để lại ấn tợng với học trò mà sau
khi ra trờng các em vẫn nói lại với tôi.
Đó là trờng hợp một em học sinh tên
Nguyễn Đức Tài, một học sinh học
yếu, ý thức cũng tồi thờng hay quậy
phá lớp. Trong một bài kiểm tra, tôi có
phê cho em mấy câu:
"Tài, em lẫm lỗi đã nhiều
Thầy mong em nhớ những điều thầy
khuyên
Học hành khuya sớm cần chuyên
Quyết không thẹn với biệt tên Thế
Tài."
Lại có một em viết bài văn miêu tả
loài cây em yêu. Mở bài em giới thiệu
cây em yêu quý nhất là cây cau. Nhng
đến phần thân bài em lại viết về cây
dừa. Có nhiều câu em dùng từ rất ngộ
mà trong từ điển không có: "Tán cây

xèo ra", "Vì bị em lay gốc nên từ đang
xanh tốt hôm sau trông cây đã phờ
phạc, lử đử". Tôi không nhịn đợc cời
khi chấm bài của em. Cái cời mà chỉ
có những thầy dạy văn mới đợc học
sinh tặng cho. Tôi bèn phê cho em
mấy câu:
"Thầy cha đợc thấy bao giờ
Cau kia lại hoá ra dừa đợc sao?
Bài này em tính thế nào
Điểm thấp chẳng nỡ điểm cao sao
đành
Em về viết lại cho nhanh."
Đến năm nay, tôi lại bắt gặp hai tr-
ờng học sinh lớp 9 mà viết chữ vẫn
không ra hồn. Tôi giận và cũng buồn
đau lắm. Nhng cũng vẫn phải nhẫn tâm
khuyên nhủ các em bằng lời phê nhẹ
nhàng:
"Văn hay chữ cũng phải hay
Văn đâu cha thấy chữ này rất nguy
Em ơi rèn chữ tức thì
Bài này em tính điểm gì- thầy cho?"
Dạy văn, học văn, chấm văn
có biết bao niềm vui, nỗi buồn. Đó là
chuyện muôn thuở. Tôi lại chợt nhớ
đến những câu thơ của giáo s Lê Trí
Viễn:
"Lạ gì cái chuyện văn chơng
Một câu một chữ khôn lờng chiều sâu

Dạy văn lấy cảm làm đầu"
Ngày nhà giáo Việt Nam đang đến
gần, lòng tôi lại rạo rực một niềm hân
hoan khôn tả. Tôi thầm gửi đến các thế
hệ nhà giáo lời biết ơn sâu nặng. Kính
chúc các thầy cô luôn luôn dồi dào sức
khoẻ, hạnh phúc. Tôi hi vọng và tin t-
ởng rằng với sự tận tâm, tận lực của
các thầy cô trong Hội đồng giáo dục
nhà trờng và sự nỗ lực phấn đấu của
các học trò thân yêu, năm học này,
- 10 -
Tp san s 5 Nõng cỏnh c m - Ra ngy 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
chất lợng giáo dục của trờng THCS
Thái Nguyên sẽ đạt nhiều thành tích
cao, từng bớc góp phần làm cho sự
nghiệp giáo dục của xã nhà ngày một
khởi sắc.
Nguyn ỡnh Hu
TC GI VN HC
TRONG NH TRNG
Nh vn Tụ Hoi: mt
i vit khụng ngng
ngh
Mựa xuõn ny nh vn Tụ Hoi bc
sang tui 91, v ụng, b Nguyn Th
Cỳc cng ó tui 85. Gn 70 nm
gn bú i v chng t lỳc cuc sng
cũn nhiu vt v cho n lỳc túc bc,

rng long, vi ngi ph n H thnh
i cỏc th xa, chng b, nh vn
Tụ Hoi vn l ngi say i, say vit.

Bõy gi dự mt Tụ Hoi ó khụng cũn
tinh tng, mun xem tin tc phi cú
ngi c bỏo giỳp, chõn tay ụng lm
mi vic u khú khn, nhng tt ny
vn vit c hai bi bỏo. Trc õy
ụng ch vit trong mt ngy, nhng gi
õy cú hai bi bỏo cha y 3000 ch
ụng phi vit nú trong c thỏng. Nhng
ụng y hoan h lm, b Cỳc k.
Ngi ph n i cỏc Nguyn Th Cỳc
th xa gi vn p. B k rng, khi
nhỡn thy Tụ Hoi ln u tiờn trong dp
ụng v nh cựng vi anh trai mỡnh, b ó
nhn thy s khỏc thng ca ngi
thanh niờn y. Nhỡn ụi dộp cao su mũn
vt lm b tin ngay li anh trai k, ụng
y ó i b nhiu nm t nh lờn trng
ph Hng Than hc. Anh y ch
mc mt b c k duy nht y trong
nhiu ln n nh tụi. V cụ gỏi lóng
mn thớch th v hay c truyn y hiu
rng, ngi n ụng ny cú chớ, nht
nh s lm nờn s nghip.
Ngy quen nhau Tụ Hoi ó cú D
mốn phiờu lu ký, b Cỳc k. Nhng
ngy ú vn chng ca ụng cha ni

- 11 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
tiếng như thời sau này. Tuy nhiên có
một điều bà Tô Hoài lấy làm ngạc nhiên
là từ ngày gặp nhau cho đến cả những
ngày tháng nằm trên giường bệnh, ông
chưa bao giờ ngừng viết. Bà luôn thấy
ông viết khi tác phẩm được hân hoan
chào đón, cả khi nhà xuất bản trả lại bản
in, cả khi dư luận lên tiếng. Mỗi ngày
ông đều cầm bút và tập bản thảo của ông
cứ dày theo thời gian. Ngay cả khi
những trận bút chiến nảy lửa về tác
phẩm của mình diễn ra ở trên khắp mặt
báo, Tô Hoài cũng vẫn lẳng lặng ngồi
vào bàn và tiếp tục viết. Đối với Tô Hoài
viết là việc cần phải làm mỗi ngày, cho
dù ông không nhớ tất cả các tác phẩm và
những câu chuyện mình đã kể.
Về những người bạn trong cuộc đời của
Tô Hoài, bà Cúc cho biết, trong cuộc đời
của ông có nhiều bè bạn, bà không nhớ
hết tên những người bạn đã đến thăm
ông. Bà cũng tin người như ông thì hiếm
người ghét. Nhưng có một người bạn từ
thưở hàn vi của ông mà bà không bao
giờ quên đó là Vũ Ngọc Phan. Bà Cúc
bảo: “cách mà ông ấy giúp cho chồng tôi
một cái cần câu thay vì cho một con cá

là cách ông Phan giúp cho Tô Hoài luôn
vững một niềm tin để viết”. Chính vì thế
cho đến bây giờ những người con của
ông Phan như Vũ Tuyên Hoàng, Giáng
Hương đều coi gia đình Tô Hoài như
những người thân, bà Cúc kể.
Tô Hoài tính tình lành lắm. Sự lành
hiền mà theo bà Cúc thường mang theo
đi của vợ con ông nhiều cơ hội tốt. Bà
Cúc kể, cái nhà ở Đoàn Nhữ Hải ông có
được bây giờ là nhờ bạn, nhà ở Nghĩa
Đô cũng do một người giúp đỡ tận tình
mà có. Cứ như ông ấy thì không khéo
chẳng có nhà để ở.
Cũng vì sự liêm khiết và luôn làm
những điều mà mình cho là đúng nên cái
thời người ta đi nước ngoài còn là cả
niềm mơ ước, có thể làm giàu sau mỗi
chuyến đi thì quà ông “Dế mèn” mang
về cho vợ chỉ là một xâu ớt cay. Món
quà giá trị nhất bà Tô Hoài nhận được từ
chồng mà bà vẫn giữ đến giờ là một
chiếc áo dài ông mua tặng bà sau một
chuyến đi Lào. Tất nhiên bà không giận
ông về những điều đó, bởi bà hiểu không
có ai hoàn hảo, và cuộc đời bà được ông
bù đắp bằng những niềm tin mạnh mẽ
hơn.
Tô Hoài đã đi không biết bao nước,
đến hầu khắp tất cả các vùng ở Việt

Nam. Ông luôn coi những chuyến đi là
tiền đề cho việc viết. Ông cho rằng,
Cervantes có được Đôn - ki – hô – tê là
nhờ làm nghề đi thu thuế khắp đất nước,
Cao Hành Kiện có Linh Sơn cũng nhờ
những chuyến vể thăm vùng phía Bắc
Trung Hoa. Vì thế, cứ rảnh ông lại lên
đường. Chính vì quan niệm đó, sau mỗi
chuyến đi Tô Hoài đều có sản phẩm.
Chuyến lên Tây Bắc 8 tháng năm 1992
ông có Tập truyện Tây Bắc, Ba người
khác cũng là sản phẩm sau ba năm làm
đội phó phụ trách tòa án thời cải cách
ruộng đất ở Hải Dương, Thanh Hóa,
Thái Bình.
"Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài đã
làm sinh động tâm hồn bao nhiêu thế hệ
trẻ thơ của Việt Nam. Ông viết được tác
phẩm ấy cũng là do đã từng "chơi dế rất
khiếp" khi còn nhỏ, ở ven sông Tô Lịch.
Ông viết được vì ông hiểu loài dế. Tác
- 12 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
phẩm nổi tiếng ấy của ông giờ đã được
dịch ra 25 nước và ông vẫn nhận tiền tái
bản của NXB Kim Đồng hàng năm,
chừng 4 - 5 triệu. Những ngày này, khi
chúng tôi đến thăm, ông đương viết tác
phẩm cho thiếu nhi: "Hoa râm bụt - hoa

hồng bụt". Ông nói, râm bụt là tả lá,
"rậm rạp" - theo cách giải thích của cụ
Nguyễn Lân, còn người Nghĩa Đô gọi
loài cây này theo hoa, là cây hồng bụt.
Ông nói, Cụ Hồ quý loài hoa này lắm, vì
quê Cụ có rất nhiều. Cụ Hồ cho trồng
nhiều râm bụt quanh nơi ở, "vì thèm nhớ
quê hương". Về cuối đời, Tô Hoài nói
ông học Tolstoy, lại trở về viết cho trẻ
em, viết cho tâm hồn còn trắng như tờ
giấy của chúng.
1.000 năm Thăng Long, Tô Hoài cộng
tác với nhiều NXB và sẽ cho ra mắt
hàng loạt tác phẩm trong thời gian tới,
như "Nhà Chử", "Quê nhà - quê người",
"Miếu Đồng Cổ"... Còn NXB Kim Đồng
vừa mới cho ra mắt tập "Chuyện ngày
xưa" của ông, tinh tuyển 100 truyện cổ
tích tuyệt vời nhất mà chính Tô Hoài
yêu mến và muốn kể lại cho trẻ em
nghe. Ông nói, ông đã viết chúng bằng
thứ ngôn ngữ đẹp như thơ. Về Tấm
Cám, ông bỏ đi chi tiết Tấm ướp mắm
Cám; về Mỵ Châu - Trọng Thủy, ông
lược đi chi tiết vua Thục chém con gái
khi giặc đuổi đến gần mà cả hai cha con
đều nhảy xuống biển quyên sinh... Ông
muốn viết lại những câu chuyện cổ tích
theo cách của Tô Hoài - người một đời
cầm bút.

Giờ đây, ông sống với vợ chồng người
con gái làm bác sĩ ở Nghĩa Đô. Ông
cùng lúc mắc nhiều triệu chứng của bệnh
tiểu đường, bệnh gút nên ở cùng con gái
để tiện việc chăm sóc. Việc cầm bút của
ông đã khó khăn rất nhiều do tay ông bị
run, nhưng những lúc tinh thần minh
mẫn là Tô Hoài ấy lại cầm lấy bút. Cuối
năm2009 nhà văn phải nhập viện mấy
lần, may thay thời gian này ông đã đi lại
được chứ không phải ngồi xe lăn. Nhưng
trong căn phòng làm việc cửa đóng kín
cả ngày vẫn bề bộn giấy tờ trên bàn viết.
Cô giáo Phạm Thị Thắm (st)
TÁC GIẢ NGUYỄN DU
1- Gia đình và tuổi thơ
Nguyễn Du sinh ngày 3-1-1765 tại quê
mẹ, làng Kim Thiều, xã Hương Mặc,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Quê mẹ: Làng Kim Thiều có tên chữ là
Hoa Thiều, tên Nôm là làng Mấc, thuộc
- 13 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
xã Ông Mặc, trấn Kinh Bắc. Quê ngoại
nổi tiếng về hai phương diện:
-Làng Kim Điền có danh tiếng về nghề
chạm khắc gỗ và nhiều tay nghề giỏi.
-Theo tác phẩm “Danh công Truyện ký"
làng Kim Điền có nhiều danh sĩ khoa

bảng nối đời phụng sự quốc gia; toàn xã
có tới 22 tiến sĩ kể từ thời nhà Trần đến
nhà Nguyễn.
-Làng Kim Điền, Bắc Ninh nổi danh có
nhiều thiếu nữ đẹp. Nhiều bộ phả của
các dòng họ làng Hoa Thiều và toàn xã
Ông Mặc có nói về gái vùng này thường
được kén chọn vào cung vua làm phi,
thiếp.
Mẹ của Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần
(1740 - 1778), con gái quan Câu kê họ
Trần ở làng Hoa Thiền huyện Đông
Ngạn xứ Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc
Ninh), vợ thứ ba của tể tướng Nguyễn
Nghiễm, nhỏ hơn chồng 32 tuổi, thuộc
hệ thứ 11 theo bản phả họ Trần ở Hoa
Thiều và bản phả của họ Nguyễn ở Tiên
Điền. Tể tướng Nguyễn Nghiễm có vợ
cả, vợ hai là hai chị em ruột họ Đặng:
Đặng Thị Dương và Đặng Thị Thuyết.
Nguyễn Nghiễm có tất cả 8 vợ và 21
người con. Tể tướng Nguyễn Nghiễm
kết duyên với Trần Thị Tần sinh được 4
trai, 1 gái, theo thứ tự: Nguyễn Trụ,
Nguyễn Nễ, Nguyễn Thị Diên, Nguyễn
Du và Nguyễn Ức.
Quê cha: Cha của Nguyễn Du là Nguyễn
Nghiễm (1708 - 1775), quê làng Tiên
Điền, huyện Nghi Xuân, Phủ Đức
Quang, trấn Nghệ An (nay là tỉnh Hà

Tĩnh).
Theo gia phả họ Nguyễn và sách Nghệ
An ký của Hoàng Giáp Bùi Dương Lịch
(1757-1828) thì thời gian trước thế kỷ
XVI, Tiên Điền là một bãi đất cát bồi
của sông Cả (còn gọi là sông Lam),
hoang sơ, cư dân thưa thớt, quanh năm
nước mặn dâng ngập bờ. Giữa thế kỷ
XVI, ông tổ họ Nguyễn là Quận công
Nguyễn Thuyên cùng người cháu là
Nam Dương Quận công đến dựng
nghiệp và tu bổ vùng này rồi đổi thành
U Điền. Sang thế kỷ XVII, U Điền đổi
tên là Tân Điền, Phú Điền, rồi Tiên
Điền. Theo sử sách ghi chép, Tiên Điền
được mệnh danh là nơi giang sơn tụ khí
và không biết từ bao giờ người dân xứ
Nghệ có câu “Ló (lúa) Xuân Viên, quan
Tiên Điền, tiền Hội Thống”. Tiên Điền
từng được Nhà Lê ban tên xã Trung
Nghĩa vì đã có công bảo vệ kinh thành
Thăng Long. Theo thời gian, nơi đây nổi
danh với Đền thờ Hội Quận công, Đền
thờ Uy Quận công, Đền thờ Trinh Dũng
hầu, Đàn tế Lĩnh Nam công, Đền thờ
Tiên Lĩnh hầu, Đền thờ Xuân Nhạc
công, Đền thờ Lam Khê hầu, Đền thờ
Điền Nhạc hầu, Đền thờ Hà Chân đài,
Mộ tổ họ Nguyễn, Mộ Xuân Nhạc quận
công, mộ Tán Quận công, Mộ Tiên Lĩnh

hầu, Mộ Nguyễn Du... Cụm di tích và
khu lưu niệm Nguyễn Du bao gồm khu
lưu niệm Nguyễn Du, đền thờ Nguyễn
Huệ (Anh cả của Nguyễn Nghiễm, bác
ruột Nguyễn Du), mộ và đền thờ
Nguyễn Nghiễm (thân phụ Nguyễn Du),
nhà thờ Nguyễn Trọng (chú ruột Nguyễn
Du) và khu mộ Nguyễn Du.
Từ Tiên Điền nhìn qua Xuân Mỹ, thấy
núi Hồng Lĩnh đứng sừng sững mé Tây-
Nam. Vì thế nên Nguyễn Du đã lấy biệt
- 14 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
hiệu “Nam hải điếu đồ”, “Hồng Sơn lạp
hộ”; và câu đối truyền tụng đời này qua
đời khác ở Tiên Điền:
Hồng Sơn chi ngoại uất giai khí, Vị
Thủy chi kim thành đại giang.
(Hồng sơn đất ngoại kết tụ được khí tốt -
Vị Thủy đến nay đã thành sông rộng)
Cha của Nguyễn Du đậu Nhị Giáp Tiến
Sĩ, làm quan tới chức Đại Tư Đồ, tể
Tướng (thủ tướng) dưới triều đại Lê
Hiển Tông (1740-1786).. Con trai
trưởng của Nguyễn Nghiễm là Nguyễn
Khản đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm tới chức
Tham Tụng đời chúa Trịnh Khải. Con
thứ hai là Nguyễn Điều đậu Hương
Cống, trấn thủ tỉnh Sơn Tây, được

phong tước Điền Nhạc hầu. Con thứ ba
là Nguyễn Dao đậu tứ trường thi Hương,
chức Hồng lô Tự thừa. Con thứ tư là
Nguyễn Luyện đậu tam trường thi
Hương. Con thứ năm là Nguyễn Trước
và con thứ sáu là Nguyễn Nễ đều đậu tứ
trường thi Hương và Nguyễn Du là con
thứ bẩy, nên được gọi là cậu Chiêu Bảy.
Gia đình Nguyễn Du một gia đình khoa
bảng, cha con cùng làm quan dưới triều
Nhà Lê.
Dòng họ Nguyễn Du không những nổi
tiếng về khoa bảng mà còn nổi danh
trong lĩnh vực văn chương. Nguyễn
Nghiễm còn để lại những tập Quân
Trung liên vịnh, Xuân đình tạp vịnh, và
quyển Việt sử bị lâm cung cùng nhiều
tác phẩm chữ Nôm, từng làm bài phú
Khổng tử mộng Chu công, nay còn
truyền tụng. Nguyễn Nễ còn để lại Quê
hiên giáp ất tập và Hoà trình hậu tập
cũng sở trường về văn Nôm. Cháu
Nguyễn Du là Nguyễn Thiện có tập thơ
Đông phú và Nguyễn Đạm có tập thơ
Quan hải, tập thơ Minh quyên đều là
những văn hào đương thời. Danh sĩ
trong nước thời bấy giờ theo truyền tụng
có năm người lỗi lạc, được người Việt
cũng như người Tầu gọi là “An Nam
ngũ tuyệt” thì họ Nguyễn Tiên Điền có

đến hai người là Nguyễn Du và Nguyễn
Đạm.
Dòng họ này còn được người đời kính
trọng về lòng trung nghĩa. Tổ tiên thuở
xưa theo Nhà Mạc thì nhiều người tuẫn
tiết khi Nhà Mạc mất ngôi. Thời Lê, sau
khi Nhà Lê sụp đổ, mấy anh em Nguyễn
Khản, Nguyễn Điêu, Nguyễn Luyện,
Nguyễn Du cho đến cháu là Nguyễn
Đạm đều khởi nghĩa cần vương. Từ
Triều đại Tây Sơn sang tới thời Nhà
Nguyễn nhiều người trong họ không
chịu ra làm quan, kiên trinh giữ tiết với
chúa cũ theo đúng phương châm "Tôi
trung không thờ hai chúa".
Câu ca dao: “Bao giờ ngàn Hống hết
cây, Sông Lam hết nước họ này hết
quan”
là chỉ cái danh giá, chức quyền của làng
Tiên Điền, của dòng họ Nguyễn Du là
vậy.
Năm 1771, lúc Nguyễn Du 5 tuổi thì
gia đình chuyển về làng Tiên Điền và
năm lên 10 thì cha mất. Không hiểu vì
quá thương nhớ cha sinh bệnh rồi chết
hay vì một căn bệnh nào đó, mẹ cậu
cũng qua đời vào năm 1778, lúc mới 38
tuổi. Bị mồ côi cha mẹ, cậu phải ra
Thăng Long ở chung với người anh cả
- 15 -

Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.
Nguyễn Khản bị kiêu binh ghét nên khi
ông được chúa Trịnh cử làm Tham tụng
thì họ kéo đến phá tan nhà và toan giết
ông. Nguyễn Khản bỏ chạy lên sống với
Nguyễn Điều, tổng trấn Sơn Tây; sau đó
lại chạy về Hà Tĩnh.
2- Thi cử
Khi Nguyễn Du 9 tuổi thì đất nước rơi
vào cuộc nội chiến Nam-Bắc giữa họ
Trịnh và Nhà Nguyễn tái phát. Cha của
Nguyễn Du được lệnh của Trịnh Kiểm,
phụ tá Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào
chiếm Phú Xuân năm 1777. Trong thời
gian này Nguyễn Du sống và học hành
tại Kinh đô Thăng Long. Dù phải sống
trong hoàn cảnh rối loạn do đám kiêu
binh gây ra, nhưng Nguyễn Du đã thành
công trong việc học hành.
Năm 1783, Nguyễn Du đi thi Hương tại
trường thi Nghệ An và đậu Tam Trường.
Để quí độc giả hiểu rõ hơn, chúng tôi
xin nói một chút về chế độ thi cử thời
xưa:
-Đậu Nhất trường: không có học vị,
giống như đậu Trung học Đệ I cấp, lớp
Đệ Tứ thời Việt Nam Cộng Hòa; lớp 9
Trung học Phổ thông ngày nay.

-Đậu Nhị Trường: đậu Tú Tài I, lớp đệ
nhị thời VNCH; lớp 11 ngày nay.
-Đậu Tam Trường: đậu Tú Tài II, lớp đệ
nhất thời VNCH; lớp 12 ngày nay.
-Đậu Tứ Trường: đậu Cử Nhân.
Nguyễn Du lập gia đình, có 3 vợ và 18
con. Sau khi Nguyễn Du chết, gia đình
ly tán.
3- Trên đường công danh
Nguyễn Du không tiếp tục học và thi cử
nhân, mà theo chí hướng của người trai
thời chinh chiến nhận chức quan Thủ
Hiệu (Lãnh Binh) ở tỉnh Thái Nguyên,
thay cho người cha nuôi mới qua đời. Từ
đó, ông có tự là Tố Như, hiệu Thanh
Hiên (có tài liệu nói Trai Hiên), biệt hiệu
Hồng Sơn lạp hộ
Ngược dòng thời gian, trước khi Nguyễn
Du sinh ra thì Nhà Lê đã mất quyền
hành. Họ Trịnh thao túng chính trường.
Xã hội rối loạn là nguyên nhân đưa đến
các cuộc khởi nghĩa tranh dành quyền
lực. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu
Cầu và Nguyễn Danh Phương chưa tan,
thì Hoàng Công Chất nổi lên từ năm
1739 cướp phá ở miền Hưng Hoá và
Thanh Hoá. Lê Duy Mật nổi lên từ năm
1738 đóng giữ miền Trấn Ninh, thường
xuống đánh phá đất Nghệ Tĩnh. Các
cuộc khởi nghĩa mới dẹp yên thì năm

1774, lại nổ ra cuộc đánh dẹp chúa
Nguyễn ở miền Nam. Cha của Nguyễn
Du phải ra chiến trường cùng đi với
Việp Công, giữ chức Hiệp tán Quân cơ.
Trong khi quân Bắc đương chiếm cứ
Thuận Hoá để cầm cự với quân Tây Sơn
thì Thăng Long lại xảy ra nạn Kiêu binh.
Năm 1882, loạn quân giết Hoàng Đình
Bảo, phá nhà quan Tham tụng Nguyễn
Khản là anh cả của Nguyễn Du và nhà
quan Quyền phủ sự Dương Phương, giết
quan Thủ hiệu Nguyễn Triêm ngay trước
phủ chúa.
- 16 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Năm 1786 Họ Trịnh bị lật đổ. Năm
1789, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 3 dẹp
bỏ luôn Nhà Lê. Là một quan chức của
Triều Lê, dĩ nhiên Nguyễn Du không thể
phục tùng Nhà Tây Sơn; nên ông tiếp
tục "đánh Tây Sơn, phục Nhà Lê". Vua
cuối cùng của Nhà Lê là Lê Mẫn Đế tức
Lê Chiêu Thống (1787-1788) bị thất bại,
chạy sang Tầu cầu cứu. Theo tài liệu của
Phạm Thế Ngũ thì Nguyễn Du không
theo kịp theo vua Chiêu Thống, nên trở
về ở Thái Bình, cùng người anh vợ là
Đoàn Nguyên Tuấn tụ tập dân binh mưu
cuộc khởi nghĩa, nhưng bị dẹp tan. Khi

ấy vua Quang Trung đã lên ngôi nắm
vững quyền hành ở miền Bắc; nhưng ở
miền Nam lại bị thua to, đất Gia Định bị
mất về tay Nguyễn Ánh.
Nguyễn Du bị thất bại ở Quỳnh Côi mới
nẩy sinh ý nghĩ vào Thanh Nghệ Tĩnh,
toan tìm đường vào Nam mượn sức chúa
Nguyễn chống Tây Sơn. Ông đi tới Vinh
thì bị chận bắt và ở tù một thời gian.
May nhờ quan Trấn thủ Nghệ An của
Tây Sơn là người quen biết với Nguyễn
Nễ, người anh ruột cùng mẹ với ông.
Nguyễn Nễ đã ra hợp tác với nhà Tây
Sơn, được thăng Hàm Đông Các Đại học
sĩ, gia tăng Thái sử Thự tả Nghị lang,
tước Nghi Thành Hầu; nên Nguyễn Du
được thả. Đây là thời điểm khiến cho
một số tác giả cho rằng Nguyễn Du viết
truyện Kiều vào lúc đó, khi ông tròn 30
tuổi. Nhận định này dựa vào truyện Kiều
có câu: “Trải qua một cuộc bể dâu”.
Bể dâu xuất phát từ câu “thương hải tang
điền” (bãi bể (biển), nương dâu), theo
nghĩa đen thì truyện thần tiên có nói về
sự tuần hoàn trong vũ trụ cứ 30 năm
biển bồi đất thành ruộng dâu và 30 năm
ruộng dâu bị lở thành bể. Nghĩa bóng thì
cuộc đời của con người luôn thay đổi
(theo chu kỳ 30 năm).
Sau khi được thả, Nguyễn Du trở về làng

sống trong thiếu thốn và chán nản, tiêu
khiển bằng ngắm núi nhìn sông, săn bắn
khắp vùng Hồng Lĩnh, nên mới có biệt
hiệu là "Hồng Sơn Lạp Hộ". Nhiều lần
ông phải ăn ở nhờ nhà người khác, có
lúc ốm không có thuốc uống. Tập thơ
chữ Hán Thanh Hiên thi tập (Thanh
Hiên là hiệu của Nguyễn Du) được
Nguyễn Du viết chủ yếu trong những
năm tháng nàỵ.
4- Làm quan dưới triều Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh toàn thắng Nhà
Tây Sơn, thống nhất đất nước, lên ngôi
lấy tước hiệu là Gia Long xuống chiếu
chiêu dụng các cựu thần Nhà Lê.
Nguyễn Du lúc đó 38 tuổi cũng nằm
trong danh sách được mời gọi. Bất đắc
dĩ ông phải ra làm Tri huyện Phù Dực
(nay thuộc tỉnh Thái Bình) tước Du Đức
Hầu; ít lâu sau được thăng lên chức Tri
phủ Thường Tín (tỉnh Hà Đông). Năm
1806 ông cáo bệnh về nhà, được một
tháng lại bị mời ra thăng chức Đông Các
Đại Học Sĩ (ngang hàng với Tam Khôi,
tiến sĩ trong khi ông chưa đậu cử nhân),
năm 1809 làm cai bạ tỉnh Quảng Bình
(phó tỉnh trưởng coi về thuế má) và năm
1813 được thăng Cần Chính Điện Đại
Học Sĩ (Văn quan Nhất phẩm: chức cao
nhất trong hàng quan văn), được cử làm

chính sứ đi Trung Hoa. Sau khi đi sứ về
ông được được thăng Lễ Bộ Hữu Tham
Tri vào năm 1815.
- 17 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đường công danh của Nguyễn Du với
nhà Nguyễn không trở ngại. Ông thăng
chức nhanh và giữ chức trọng, song
chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc
chí. Nguyễn Du sinh trưởng ở thời loạn
lạc, lại gặp cảnh nước mất nhà tan mà
mình không thể nào vãn hồi được, đành
phải ôm mối hận lòng. Mặc dù được
trọng dụng, nhưng Nguyễn Du không
mấy vui lòng nhận bổng lộc của triều
đình mới.
Sách Đại Nam Chính biên Liệt truyện
chép rằng ông làm quan hay bị người
trên đè nén, không được thoả chí, cho
nên thường buồn rầu. Sự kiện này xẩy ra
có thể vì đám quần thần miền Trung
ghen tị với Nguyễn Du, một cựu quan
chức đời Lê, người miền Bắc mà lại
được trọng vọng. Đối với vua mỗi khi
yết kiến ông làm ra vẻ sợ sệt, không biết
nói năng gì. Có lần vua đã trách rằng:
“Triều đình dùng người, cứ kẻ hiền tài là
dùng, chứ không phân biệt Nam Bắc.
Ngươi với Ngô Vị, đã được ơn tri ngộ

làm quan đến bực Á Khanh, biết việc gì
thì phải nói để hết chức trách của mình,
sao lại cứ rụt rè sợ hãi, chỉ vâng vâng dạ
dạ cho qua chuyện thôi!”.
Thực ra, nếu dựa vào sự trung thành của
dòng họ Nguyễn thì người ta phải hiểu
là Nguyễn Du không phải buồn phiền vì
quan trên đè nén, không phải là người sợ
hãi rụt rè. Ông là người dẫu làm quan
cho Nhà Nguyễn; nhưng tâm hồn lúc
nào cũng nhớ Triều Lê. Cái nỗi lòng sâu
kín này ông không thể công khai bày tỏ
cùng ai, nên thường buồn rầu, bực tức;
thậm chí có khi ông e sợ rằng đời sau
cũng chưa chắc có người hiểu thấu được
lòng mình:
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Xuân Diệu dịch ra lục bát
“Ba trăm năm nữa mơ màng
Biết ai thiên hạ khóc chàng Tố Như”.
Tháng hai năm Quý Dậu (1813),
Nguyễn Du nhận lệnh vua làm Chánh
sứ, dẫn đầu phái đoàn gồm Đàm Ân Hầu
(tham sự bộ Lại) và Phong Đăng Hầu
(tham sự bộ Lễ), đi triều cống Trung
Hoa. Ngày 6/4 năm Quý Dậu, Chánh sứ
Nguyễn Du chính thức bước qua ải Nam
Quan, bắt đầu hành trình đến Bắc Kinh.
Những ngày tháng đua tài với các sứ

thần Hàn, Nhật... chắc họ Nguyễn đã tỏ
rõ được cái sở học uyên bác của mình.
Trong thời gian đi sứ, Nguyễn Du đã
được tận mắt chứng kiến nhiều nỗi oan
trái và cuộc sống khổ ải của dân nghèo,
sau này đã được tập hợp lại trong tập thơ
mang tên Bắc hành Tạp lục (131 bài).
Cũng trong thời gian này Nguyễn Du đã
có dịp tìm hiểu sâu nền văn hoá Trung
Quốc. Với vốn sống đa dạng và tài năng
kiệt xuất của mình, sau khi về nước, ông
đã hoàn thành tác phẩm Truyện Kiều,
lấy cảm hứng từ tập truyên của tác giả
Trung Quốc Thanh Tâm Tài Nhân.
Truyện Kiều sau đó đã vượt lên trên
nguyên tác, trở thành một kiệt tác thơ
trong lịch sử văn chương Việt Nam.
Tháng Tư năm Giáp Tuất (1814),
Nguyễn Du cùng đoàn sứ thần về nước.
- 18 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong chuyến đi, ông đã cho chọn giống
cây hồng quý đem về trồng ở nhà vườn
An Hiên (Huế) hiện vẫn còn được người
dân nâng niu chăm sóc. Sau khi hoàn
thành trọng trách cùng với đoàn sứ bộ,
Nguyễn Du được thăng chức Lễ Bộ Hữu
Tham Tri.
Năm 1820, sau khi vua Gia Long chết,

Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần
nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông
đột ngột qua đời ngày mồng 10 tháng 8
âm lịch tức ngày 16-9-1820 trong một
cơn đại dịch, khi mới 56 tuổi.
Theo Đại Nam liệt truyện: "Nguyễn Du
là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề
ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần
vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như
không biết nói năng gì...", và "Đến khi
đau nặng, ông không chịu uống thuốc,
bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã
lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất;
không trối lại điều gì."
Cô giáo Bùi Thị Chiều (st)

CHÀO MỪNG THỦ ĐÔ
NGÀN NĂM VĂN HIẾN
Ngàn năm Thăng Long -
Hà Nội qua những cái tên
Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ
Nhật, được ghi trong Đại Việt sử ký,
không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn
có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt
trời lên cao”. Đây là một tên gọi hoàn
toàn do người Việt sáng tạo.
Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu
đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Mảnh
đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi
trở thành Kinh đô của nước Đại Việt

dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở
trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy
(581-618), Đường (618-907) của phong
kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho
đến nay, Thăng Long - Hà Nội có nhiều
tên gọi.
1. Long Đỗ. - Truyền thuyết kể rằng lúc
Cao Biền nhà Đường, vào năm 866 đắp
Thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên tự
xưng là Thần Long Đỗ. Do đó trong sử
sách thường gọi Thăng Long là đất Long
Đỗ. Thí dụ vào năm Quang Thái thứ 10
(1397) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý
Ly có ý định cướp ngôi nhà Trần nên
muốn dời Kinh đô về đất An Tôn, Phủ
Thanh Hóa. Khu mật chủ sự Nguyễn
Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói:
“Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời Kinh
đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất
Long Đỗ có Núi Tản Viên, có Sông Lô
Nhị (tức Sông Hồng ngày nay), núi cao
sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi”. Điều
đó cho thấy Long Đỗ đã từng là tên gọi
đất Hà Nội thời cổ.
2. Tống Bình. - Tống Bình là tên trị sở
của bọn đô hộ phương Bắc thời Tùy
(581 - 618), Đường (618 - 907). Trước
đây, trị sở của chúng là ở vùng Long
Biên (Bắc Ninh ngày nay). Tới đời Tùy
chúng mới chuyển đến Tống Bình.

3. Đại La. - Đại La hay Đại La Thành
- 19 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
nguyên là tên vòng thành ngoài cùng
bao bọc lấy Kinh đô. Theo kiến trúc xưa,
Kinh đô thường có “Tam trùng thành
quách”: Trong cùng là Tử Cấm Thành
(tức bức thành màu đỏ tía) nơi Vua và
hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài
cùng là Đại La Thành. Năm 866, Cao
Biền bồi đắp thêm Đại La Thành rộng
hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó,
thành này được gọi là Thành Đại La.
Trong Chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ
viết năm 1010 có viết: “... Huống chi
Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương
(tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời
đất...”
4. Thăng Long. - Về ý nghĩa tên gọi
Thăng Long, chúng ta vẫn thường giải
thích rằng: Thăng là bay lên, Thăng
Long tức là rồng bay. Thực ra, ở trong
Hán tự có nhiều cách viết và giải thích
chữ “thăng”. Với cách viết thứ nhất, chữ
“thăng” có nghĩa là “đi lên cao, tiến
lên”, bên cạnh nghĩa đầu tiên của nó là
cái thưng, một dụng cụ đo lường dung
tích (từ văn học: “đẩu thăng: đấu
thưng”). Cách viết thứ hai: có chữ Nhật

đặt lên trên chữ Thăng mang ý nghĩa là
Mặt trời lên cao và cũng có nghĩa là “đi
lên cao”, như chữ “Thăng” ở cách viết
thứ nhất. Thăng Long, Kinh đô mới của
Lý Công Uẩn được ghi trong Đại Việt sử
ký, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, và do đó
bao hàm hai nghĩa: “Rồng bay lên”, và
“Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”.
Đặt tên Thăng Long với cách viết như
trên, vừa ghi lại sự kiện Vua Lý Thái Tổ
thấy rồng xuất hiện trên đất được chọn
làm Kinh đô mới, đồng thời có sức mạnh
kỳ diệu và tốt lành của giống Rồng, rất
gần gũi với dân Việt, vẫn tự cho mình là
“con Rồng cháu Tiên”.
Có điều đáng chú ý là các từ điển thông
dụng Trung Quốc như Từ nguyên, Từ
hải (Từ nguyên xuất bản 1947, Từ hải
xuất bản 1967, chưa rõ những kỳ xuất
bản sau có khác không), không thấy ghi
từ Thăng Long ở cả 2 dạng viết chữ
Thăng. Riêng Trung văn đại từ điển (tập
5, Đài Bắc 1967, trang 208), ở chữ
“Thăng” là “Thưng” dạng viết thứ nhất
nói trên, có từ kép “Thăng Long” nhưng
là danh từ chung và được giảng là “rồng
bay lên”. Như vậy, có thể thấy tên gọi
Thăng Long với cách viết ghi trên sử cũ
là một địa danh hoàn toàn do người Việt
sáng tạo.

5. Đông Đô. - Sách Đại Việt sử ký toàn
thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh
Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán
Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ
đô hộ là Đông Đô” . Trong bộ Khâm
định Việt sử thông giám cương mục, sứ
thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô
tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa
là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”
6. Đông Quan. - Đây là tên gọi Thăng
Long do quan quân nhà Minh đặt ra với
hàm nghĩa kỳ thị Kinh đô của nước ta,
chỉ được ví là “cửa quan phía Đông” của
Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Sử cũ
cho biết năm 1408, quân Minh đánh bại
cha con Hồ Quý Ly đóng đô ở Thành
Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép:
“Tháng 12 năm Mậu Tý (1408) Giản
Định Đế bảo các quân “Hãy thừa thế chẻ
tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch
như sét đánh không kịp bưng tai, tiến
đánh Thành Đông Quan thì chắc phá
được chúng”
7. Đông Kinh. - Sách Đại Việt sử ký
toàn thư cho biết sự ra đời của cái tên
- 20 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
này như sau: “Mùa Hạ, tháng 4 năm

Đinh Mùi (1427) Vua (tức Lê Lợi) từ
điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở Thành
Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là
Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại
Việt đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15
Vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là Thành
Thăng Long. Vì Thanh Hóa có Tây Đô,
cho nên gọi Thành Thăng Long là Đông
Kinh”
8. Bắc Thành. - Đời Tây Sơn (Nguyễn
Huệ - Quang Trung 1787 - 1802), vì
Kinh đô đóng ở Phú Xuân (tức Huế) nên
gọi Thăng Long là Bắc Thành
9. Thăng Long. - (Thịnh vượng lên).
Sách Lịch sử Thủ đô Hà Nội cho biết:
“Năm 1802, Gia Long quyết định đóng
đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (tức Huế),
không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn
Thành làm Tổng trấn miền Bắc và đổi
Kinh thành Thăng Long làm trấn thành
miền Bắc. Kinh thành đã chuyển làm
trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần
phải đổi. Nhưng vì tên Thăng Long đã
có từ lâu đời, quen dùng trong dân gian
cả nước, nên Gia Long thấy không tiện
bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long,
nhưng đổi chữ “Long” là Rồng thành
chữ “Long” là thịnh vượng, lấy cớ rằng
rồng là tượng trưng cho nhà Vua, nay
Vua không ở đây thì không được dùng

chữ “Long” là “rồng”
Việc thay đổi nói trên xảy ra năm
1805, sau đó Vua Gia Long còn hạ lệnh
phá bỏ Hoàng thành cũ, vì Vua không
đóng đô ở Thăng Long, mà Hoàng thành
Thăng Long lại rộng lớn quá.
10. Hà Nội - So với tên gọi Thăng Long
với ý nghĩa chủ yếu có tính cách lịch sử
thì tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý,
với nghĩa “bên trong sông”.
Cô giáo Vũ Thị Phương (st)

TRANG VIẾT HỌC TRÒ
NHỚ VỀ THẦY CÔ
Thái nguyên, ngày 5 tháng 11 năm 2010
Kính gửi các thầy cô yêu quý của con!
Thế là một dịp 20-11 nữa lại đến. Trong
lòng con bừng lên một cảm giác nôn nao
khó tả. Đã gần ba năm học tập dưới mái
trường THPT Thái Ninh được gặp gỡ
với thầy cô và các bạn mới, con đã phần
nào thích nghi với ngôi trường này. Cứ
nghĩ lại những ngày đầu khi con bước
những bước chân đầu tiên vào trườngvới
tâm trạng lo sợ và ngỡ ngàng, con lại
thấy hồi hộp. Mọi thứ đối với con còn
quá xa lạ. Điều đó bất chợt khiến con
không muốn bước tiếp, không muón học
cấp 3 như con ao ước nữa. Con chỉ
mong được sống mãi trong vòng tay che

chở của các thầy cô-những người cha
người mẹ thứ hai của con, những người
mà con đã gắn bó suốt 4 năm liền. Con
muốn khóc thật to trong sự lạ lẫm này.
Thế nhưng con chợt hiểu ra: con được
học ở đây là do nhận được những tình
cảmộư yêu thương chăm sóc chỉ bảo tận
tình của các thầy cô. Bởi vì con biết các
- 21 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
thày cô luôn muốn đem lại cho con
những điều tốt đẹp nhất để chúng con có
thể được học trong môi trường tốt. Và
hơn hết con sẽ có thêm hành trang, kiến
thức để tự tin bước vào đời. Con lại tự
bảo mình phải cố lên…
Đã bao lần đi ngang qua ngôi trường
THCS Thái Nguyên, con lại thấy sống
trong tim mình bao nhiêu là kỉ niệm của
một thời tuổi thơ. Kí ức đẹp đẽ và vui
tươi luôn thường trực trong tâm trí con,
đôi lần chợt ùa về làm con xao xuyến.
Xa trường đã lâu nhưng con chưa một
lần về thăm lại ngôi trường, thăm các
thầy cô giáo, một thời mà con đã gắn bó.
Thời gian không ngừng trôi, con cũng bị
cuốn vào trong lòng thời gian đó. Việc
học không ngừng nghỉ, khiến con không
có thời gian để thực hiện mong muốn

một lần về thăm trường. Con thấy mình
có lỗi. Nhưng con tự nhủ với lòng mình
dù có đi đâu thì cũng luôn hướng về
trường, vẫn hằng ngày dõi theo sự
chuyển mình của ngôi trường với những
đổi thay tích cực hơn.
Nhớ về trường con lại thấy hiện ra
trước mắt con những hình ảnh, những kỉ
niệm thân thương mà con đã có được
cùng với các thầy cô và bạn bè, con
không thể nào quên. Và có lẽ nó vẫn còn
vẹn nguyên như mới hôm qua chứ
không phải là ba năm nữa. Bởi lẽ con
yêu trường, yêu thầy cô và bè bạn của
mình rất nhiều…Khoảng thời gian con
thấy hạnh phúc nhất và nhớ lâu nhất có
lẽ là năm học cuối cấp. Vì đó là những
ngày tháng cuối con được học ở trường,
là thời điểm đánh dấu một sự chuyển
biến: con phải xa trường. Những kỉ niệm
về năm cuối cấp còn in sâu đậm trong
tâm hồn con. Con sẽ nhớ mãi cô giáo
Hiệu trưởng Đàm Thị Loan rất nghiêm
nghị nhưng cởi mở và tâm lý, hiểu học
trò sâu sắc. Có lẽ dáng vẻ bề ngoài khiến
các bạn hơi sợ cô nhưng là Hiệu trưởng
thì cô phải cương nghị như thế mới trị
được lũ học trò “Nhất quỷ nhì ma”.
Người để lại trong con nhiều ấn tượng
nhất là cô Lê Thị Mát, cô chủ nhiệm lớp

9B của con. Cô có nhiều điều khiến cho
con khâm phục và thấy mình phải noi
theo cô. Có lẽ là giáo viên chủ nhiệm
nên tình yêu thương , chăm sóc của cô
dành cho lớp 9B là đặc biệt nhất. Mỗi
giờ giảng trên lớp, cô truyền giảng hết
kiến thức cho chúng con, cô giảng bài tỉ
mỉ những chỗ chúng con chưa hiểu, dạy
chúng con nhiều điều hay lẽ phải. Cô
dạy chúng con phải biết cố gắng học
hành để sau này có một tương lai tốt đẹp
và hơn hết là đóng góp một chút sức lực
xây dựng đất nước quê hương. Cô không
bao giờ tạo áp lực về việc học hành cho
chúng con mà cô luôn đem đén những
tiếng cười sảng khaói, vui vẻ trong giờ
học. Vì thế mà chúng con tiếp thu bài
cũng nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Nhận
được sự quan tâm như thế chúng con tự
bảo nhau phải học tập thật tốt để cô vui
lòng.
Con không thể nào quên những giờ
Ngữ văn mượt mà đằm thắm cùng giọng
đọc ngọt ngào của cô giáo Bùi Thị
Chiều. Qua các bài giảng của cô, con
thấy thêm yêu quê hương đất nước, tâm
hồn như được bồi đắp thêm khiến chúng
con nhận ra rằng: “sóng là để yêu
thương”…Rồi những ý nghĩ của chúng
con dần trưởng thành lớn lên từ đó.

Ngoài ra, còn nhiều thầy cô khác nữa
như cô giáo Nguyễn Thị Quy với những
phương trình Hoá học khó nhớ nhưng
- 22 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
thú vị vô cùng; cô giáo Đoàn Thị Hợp
với những giờ Thể dục vui nhộn đầy ắp
tiếng cười; hay cô giáo Phạm Thị Dinh
với những giờ Anh văn hấp dẫn chẳng
thể nào quên…Mỗi thầy cô là một tấm
gương học tập để chúng con soi xét bản
thân mình. Con cũng biết mình còn
nhiều thiếu sót nhưng khi nhớ về những
lời chỉ bảo dặn dò của các thầy cô con
lại thấy mình có thêm sức mạnh để phấn
đấu, để thực hiện được những ước mơ
của bản thân. Có lẽ, dù con có nói bao
điều đi nữa thì cũng không kể hết những
ân tình những công lao mà thầy cô dành
cho con.
Thời gian ấy đã lùi vào kí ức nhưng
những bài học mà các thầy cô đã dạy
cho con thì suốt đời con cũng chẳng thể
nào quên được. Con bước vào đời bằng
hành trang mà mình đã có được và con
tin con sẽ làm được những gì mà con
muốn. Bởi con biết phía sau con đường
mình đang bước có các thầy cô đang cổ
vũ động viên con vững bước.

Con gửi vào đây tất cả lòng thành
kính, sự biết ơn sâu sắc đối với các thầy
cô. Nhân ngày hôi Hiến chương các Nhà
giáo Việt Nam 20-11, con xin thay mặt
cho các thành viên cũ lớp 9B (khoá học
2007-2008) chúc các thầy cô trong
trường mạnh khoẻ, có nhiều niềm vui
trong cuộc sống và gặt hái được nhiều
thành công trong sự nghiệp trồng người.
Học trò cũ
Vũ Thị Hoa-9B, niên khoá 2007-2008
GỬI
(Bùi Hồng Nguyên-9B)
Cơn gió nào trở lại
Ô cửa lớp mở ra
Lời thầy cô vọng mãi
Nâng ước mơ bay xa
Giọt nắng nào đi qua
Con đường ta tới lớp
Ngẩn ngơ con chim hót
Vòm lá xanh dịu dàng
Cơn mưa nào lang thang
Ướt sân trường xưa cũ
Hương ngọc lan nhắn nhủ
Hàng ghế đá thầm thì
Về lại những màu thi
Tiếng ve nào xanh thẳm
Bâng khuâng làn mây trắng
Dòng nước mắt xa vời
Tháng năm nào trong tôi

Còn vẹn nguyên kí ức
Còn lấm lem dấu mực
Tà áo trắng sân trường
Biết bao là thân thương
Gửi lại đây cho nắng
Gửi cho gió cho mưa
Giứ dùm ta một nửa.
- 23 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
AO TRƯỜNG
(Bùi Hồng Nguyên-9B)
Sóng không xô dài bờ cỏ
Không có bãi cát sáng loà
Hè về ao thành biển nhỏ
Trò đùa con sóng loang ra
Lặng thầm bậc cầu ao đá
Nơi đây in bóng bao người
Thuỷ chung dãi dầu mưa gió
Đợi chờ người chốn xa xôi
Tuổi thơ ao là vành nôi
Vẫy vùng của bao lớp người
Để không chìm giữa biển đời
Ai bảo ao trường nhỏ bé.
CÔ LÀ TẤT CẢ
(Nguyễn Thị Thuỳ Linh-9B)
Cô là tất cả
Cô là mẹ em
Cho em tri thức
Vững bước vào đời

Cô là mẹ hiền
Cô dạy cho em
Điều hay lẽ phải
Tiến tới tương lai
Cô người trồng cây
Ươm mầm cây lớn
Cô ươm đời em
Thành cây hoa thơm
Cô là đôi cánh
Cho em bay xa
Cô là bài ca
Dạy em biết hát
Cô là gió mát
Để em ngủ ngon
Cô ươm mầm non
Sao thật khôn lớn
Cô là trăng rằm
Cô là cô Tấm
Cô là vì sao
Sáng chiếu đời em
Cô vì chúng em
rải bao vất vả
Cô là tất cả
Tất cả của em.
NHỚ
(Nguyễn Thị Thuỳ Linh-9B)
Hàng phượng vĩ đang rộn rã tiếng ve
Như náo nức say sưa báo hè về
Sân trường đỏ nắng, lòng rạo rực
Nhớ lại mùa thu ôn bài thao thức

Gốc phượng đây, ghi kỷ niệm khó quên
Mỗi chúng em cất đôi cánh bay lên
Nhưng mãi nhớ trường xưa lớp học cũ
Nhớ tháng ngày vui vẻ sống bên nhau
Nhớ những điều mà cô đã dạy bảo
Để chúng em vững đôi cánh vào đời.
- 24 -
Tập san số 5 “Nâng cánh ước mơ” - Ra ngày 20-11-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔ GIÁO CỦA EM
(Đàm Thanh Nam-9B)
Cô giáo của em
Tóc dài óng ả
Vóc người thon thả
Hiền như mẹ hiền
Cô giáo của em
Sáng nay đến trường
Ngọn cỏ ngậm sương
Mặt trời trở giấc
Cô giáo của em
Bước vào cửa lớp
Gió lùa hoa mướp
Vờn chú ong non
Cô giáo của em
Cất cao giọng hát
Mây thành gió mát
Lồng lộng trong em.
Cô giáo của em
Lung linh cánh mỏng
Như bà tiên mây

Dỗ giấc em ngoan.
VÔ ĐỀ
(Đàm Văn Hướng-9B)
Nắng sân trường gọi hồn ai lơ lửng
Dưới hàng cây to nhỏ chuyện ngây thơ
Bước chân đi trên đường đời chập chững
Phút chốc nhìn lá rụng mất mộng mơ
Một chiếc lá chưa vàng nằm cạnh gốc
Phải lìa cành vì gió chẳng mến thương
Nhắc lên tay mà lòng buồn muốn khóc
Mai xa rồi những lưu luyến còn vương.
Xa bạn bè vẫn còn duyên gặp gỡ
Kỉ niệm nhoà biết tìm lại nơi đâu
Dòng sông kia có khi nào ngừng chảy
Nó xa nguồn đẩy dạt bèo trôi mau.
TRƯỜNG XƯA
(Vũ Thị Thu Hoà-9B)
Bụi dứa gai vẫn nép mình trước cổng
Dãy ao trường cá vẫn quẫy tung tăng
Tán bàng xưa vẫn xoàe ô đội nắng
Biết bao tuổi thơ lớn với trường làng.
Chính ở nơi này ngày xưa ta học
Những chiếc bàn vẫn hòn gạch kê chân
Tấm bảng đen treo tường bằng dây thép
Và nhìn thầy cô năm tháng tảo tần
Chính ở nơi này ngày xưa ta học
Nhiều cây đã thành cổ thụ lưu niên
Dẫu năm tháng nhiều gió xô bão đổ
Màu lá xanh vẫn còn sắc dịu hiền
Phòng thí nghiệm mở nhìn được bốn

phía
Mỗi khung trời xanh một ước mơ riêng
Viên phấn viết vẫn trắng như ngày ấy
Đến hôm nay vẫn không phai mờ được.
Chính ở nơi này ngày xưa ta học
Ngôi trường làng bây giờ đã đổi tên
Bao công sức tạc thành nhiều kỉ niệm
Sóng đôi cùng thầy giáo - phụ huynh.
Ai đã từng về thăm lại trường xưa
Chiều thu nay còn đẹp nắng sân trường
Bao kỉ niệm dẫn ta về quá khứ
Thưở khăn quang còn đỏ thắm trên vai.
- 25 -

×