Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tài liệu phát tay phù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.29 KB, 21 trang )

KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
Bs Nguyễn Văn Thanh
Bộ môn Nội tổng hợp – Đại học Y Hà Nội
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1) Trình bày được định nghĩa và cơ chế gây phù.
2) Trình bày được cách khám và chẩn đoán phù.
3) Trình bày được triệu chứng phù trong một số bệnh lý thường gặp.

I. ĐỊNH NGHĨA
- Phù là hiện tượng tăng thể tích dịch ngoài tế bào ở khu vực gian bào có thể phát
hiện được trên lâm sàng. Cổ trướng, tràn dịch màng phổi, màng tim và màng tinh
hoàn là những dạng đặc biệt của phù do hiện tượng tích tụ dịch trong các khoang
của cơ thể.
- Phù có thể toàn thân hoặc khu trú. Phù toàn thân có thể có tràn dịch các màng
kèm theo (màng bụng, màng phổi, màng tim, màng tinh hoàn).
- Ở một bệnh nhân bị phù, khối lượng tuần hoàn có thể tăng, bình thường hoặc
giảm.
II. CƠ CHẾ PHÙ
1. Cân bằng lực Starling
- Bình thường, khoảng 1/3 lượng dịch của cơ thể nằm ở khoang ngoài tế bào, bao
gồm hai khu vực là dịch huyết tương (nằm trong lòng mạch, chiếm 25%) và dịch
mô kẽ (nằm ở khu vực gian bào, chiếm 75%).
- Cân bằng lực Starling: Là các lực điều hòa sự phân bố dịch giữa huyết tương và
mô kẽ nhằm duy trì sự cân bằng giữa dịch nội mạch và dịch khoảng kẽ (hay tình
trạng ổn định về kích thước mao mạch và khoảng kẽ).
- Áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch (phụ thuộc vào khối lượng máu trong lòng
mạch): Tác dụng đưa nước từ trong lòng mạch ra ngoài khoảng kẽ.
- Áp lực thủy tĩnh ở trong tổ chức kẽ (sức căng của mô hay độ căng của tổ chức):
Tác dụng đưa nước từ mô kẽ vào trong lòng mạch.
- Áp lực keo huyết tương (được tạo nên bởi các phân tử protein, đặc biệt là các
phân tử albumin huyết tương): Có tác dụng kéo nước từ trong mô kẽ vào trong


lòng mạch.


- Áp lực keo của dịch mô kẽ: Tác dụng kéo nước từ trong lòng mạch ra khoảng
kẽ.
- Tại đầu mao động mạch xảy ra hiện tượng nước và các chất hòa tan di chuyển từ
trong lòng mạch ra ngoài khoảng kẽ. Phần lớn dịch từ khoảng kẽ trở về lòng
mạch tại đầu mao tĩnh mạch, còn một phần nhỏ (khoảng 10%) dịch khoảng kẽ trở
về qua tuần hoàn bạch mạch. Khi có sự thay đổi đáng kể một trong các lực
Starling làm tăng di chuyển dịch từ trong lòng mạch ra ngoài mô kẽ hoặc các
khoang cơ thể và gây nên hiện tượng phù.

Hình: Tuần hoàn tại mao mạch
(Intravacular fluid: Dịch trong lòng mạch – Interstitial fluid: Dịch khoảng kẽ - Arteriol
End: Đầu tiểu động mạch – Venous End: Đầu tiểu tĩnh mạch – Plasma hydrostatic
pressure: Áp lực thủy tĩnh huyết tương – Plasma colloid osmotic pressure: Áp lực keo
huyết tương – Tissue hydrostatic pressure: Áp lực thủy tĩnh mô kẽ - Tissue colloid
osmotic pressure: Áp lực keo mô kẽ).
2. Các cơ chế gây phù
2.1. Cơ chế phù nguyên phát
a. Hiện tượng tăng áp lực thủy tĩnh làm tăng áp lực trong lưới mao mạch, làm nước
thoát ra các tổ chức:
- Tăng áp lực tĩnh mạch toàn thể: Suy tim.
- Tăng áp lực tĩnh mạch khu trú: Viêm tắc tĩnh mạch, tắc tĩnh mạch do chèn ép,
suy bơm tĩnh mạch (liệt cơ, phần chi bị bất động kéo dài, suy van tĩnh mạch).
- Do thận tăng giữ muối và nước làm tăng lượng dịch ngoài tế bào: Hội chứng cầu
thận cấp, hội chứng cầu thận mạn, suy thận cấp, suy thận mạn.


- Do giảm kháng lực tiểu động mạch: Do tiếp xúc với nhiệt, suy hệ thống thần

kinh giao cảm, dùng các thuốc giãn mạch.
b. Hiện tượng giảm áp lực keo huyết tương:
- Áp lực keo huyết tương do các phân tử protein, đặc biệt là các phân tử albumin quyết
định, do các phân tử albumin có trọng lượng phân tử nhỏ hơn và có nồng độ trong huyết
tương cao hơn so với globulin. Về phương diện thẩm thấu, 1 gram albumin tương đương
với 4 gram globulin.
- Khi lượng protein huyết tương giảm sẽ gây mất cân bằng thẩm thấu làm nước thoát
qua thành mao mạch ra ngoài khoảng kẽ.
+ Mất protein qua nước tiểu: Hội chứng thận hư.
+ Mất protein qua đường ruột.
+ Mất protein qua da: Bỏng nặng.
+ Giảm tổng hợp protein: Bệnh gan (xơ gan), suy dinh dưỡng do thiếu ăn, rối loạn
hấp thu.
+ Tình trạng dị hóa nặng.
c. Tổn thương nội mạc mao mạch: Làm tăng tính thấm thành mao mạch gây thoát các
phân tử protein ra ngoài khoảng kẽ.
- Phản ứng dị ứng và miễn dịch: Do giải phóng histamin và các hóa chất trung
gian gây giãn mạch.
- Do độc tố, nhiễm trùng.
- Thiếu vitamin (vitamin C).
- Chấn thương cơ học hoặc do nhiệt độ (bỏng).
- Thiếu máu cục bộ kéo dài.
- Tuy nhiên, có thể có phù toàn thân do hiện tượng tăng tính thấm mao mạch toàn
thân (sốc nhiễm khuẩn hoặc dị ứng nặng).
d. Giảm dẫn lưu bạch mạch: Do tắc nghẽn tuần hoàn bạch mạch làm tăng nồng độ các
phân tử protein trong khoảng kẽ.
- Ung thư di căn hệ bạch mạch.
- Sau phẫu thuật gây tổn thương bạch mạch.
- Nhiễm giun chỉ.
- Bất thường bẩm sinh hệ bạch huyết.



e. Giảm áp lực thủy tĩnh trong tổ chức:
- Cơ chế này giải thích sự phân bố phù tập trung ở các tổ chức lỏng lẻo (mi mắt,
hốc mắt, quanh mắt cá) hoặc cơ chế phù ở người suy kiệt, người già.
2.2. Các cơ chế thứ phát
- Các cơ chế thứ phát được cơ thể khởi động nhằm giữ muối và giữ nước nhằm
phục hồi thể tích huyết tương.
- Sự kích hoạt hệ giao cảm:


Giảm thể tích tuần hoàn hiệu dụng (suy tim, xơ gan, hội chứng thận
hư…) à kích hoạt hệ TK giao cảm à co tiểu ĐM đi của cầu thận à tăng
tái hấp thu nước và muối ở ống thận.

- Sự kích hoạt hệ RAA (Renin – Angiotensin – Aldosterone):


Thể tích dịch ngoại bào do lượng natri (chứ không phải là nồng độ natri)
quyết định.



Giảm thể tích tuần hoàn hiệu dụng à tăng tiết renin à tăng chuyển
angiotensinogen (do gan tổng hợp) thành angiotensin I à angiotensin II
(nhờ enzym chuyển) à gây co mạch đi của cầu thận + ứ muối và nước
(thụ thể AT1).




Angiotensin II kích thích vỏ thượng thận tiết aldosteron à tăng tái hấp
thu natri.

- Tăng tiết Arginin vasopressin (AVP):


Giảm thể tích tuần hoàn hiệu dụng, các kích thích thẩm thấu/không
thẩm thấu à tăng tiết AVP à tăng tái hấp thu nước (ống lượn xa và ống
góp) à tăng tổng lượng nước trong cơ thể.

- Tăng tiết Endothelin:


Do tế bào nội mô phóng thích, tăng lên trong suy tim à co mạch thận, ứ
natri và phù.

- Các Peptide tăng bài tiết natri niệu: ANP (Atrial natriuretic peptide) và BNP
(Brain natriuretic peptide):


Giãn tâm nhĩ và/hoặc tăng natri à tế bào cơ tâm nhĩ tăng tiết ANP:


Tăng bài tiết natri và nước: Tăng độ lọc cầu thận, ức chế tái hấp thu
natri tại ống lượn gần, giải phóng chất ức chế renin và aldosteron.



Giãn tiểu động mạch và giãn tĩnh mạch à đối kháng tác dụng co mạch
của Angiotensin II, AVP và hệ giao cảm







Chống lại tình trạng ứ natri và giảm áp suất động mạch nếu có tăng lưu
lượng máu.

BNP được tích trữ trong cơ tâm thất, tăng giải phóng khi tăng áp suất tâm
trương trong tâm thất, tác dụng giống AVP.

Hình: Đáp ứng của hệ RAA và hệ thần kinh giao cảm
khi có giảm thể tích tuần hoàn
III. PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN PHÙ THEO LÂM SÀNG
1. Phù toàn thân: Là sự gia tăng dịch mô kẽ toàn cơ thể. Phù xuất hiện ở mặt, thân và
các chi, thường kèm theo tràn dịch màng phổi, cổ trướng, tràn dịch màng tinh hoàn; tràn
dịch màng tim ít gặp hơn.
- Bệnh thận: Hội chứng cầu thận cấp, hội chứng cầu thận mạn, hội chứng thận hư,
suy thận cấp, suy thận mạn.
- Suy tim
- Xơ gan
- Suy dinh dưỡng
- Phù vô căn
2. Phù khu trú: Không do tăng dịch mô kẽ toàn cơ thể mà do các yếu tố tại chỗ.
- Hội chứng trung thất
- Tắc tĩnh mạch
- Suy van tĩnh mạch chi dưới
- Tắc bạch mạch
- Phù do dị ứng



- Bỏng
- Chấn thương
- Viêm mô tế bào, viêm nhiễm tại chỗ
- Thiếu vitamin B1
- Do thai nghén
- Phù niêm
- Do thuốc ...
IV. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
1. Phát hiện phù
- Phát hiện phù thường dễ:
+ Bệnh nhân có cảm giác “nặng nề”, sáng ngủ dậy “nặng” mặt và mi mắt, đeo
nhẫn thấy chật hơn, đi giày thấy khó khăn…
+ Tăng trọng lượng cơ thể: Thường tăng tới 4 – 5 kg trước khi khám phát hiện có
phù.
+ Tay, chân to ra, tăng vòng bụng (cổ trướng).
+ Vùng phù nề căng mọng, mất nếp nhăn, chỗ lồi lõm tự nhiên: mu chân, mu tay,
quanh mắt cá…
+ Màu da vùng phù nhợt nhạt.
+ Dấu ấn lõm (dấu Godet, dấu “lọ mực”): Dùng ngón tay ấn nhẹ nhàng lên vùng
mô trên nền xương (mu chân, mắt cá, mặt trước xương chày, vùng xương cùng...)
sẽ để lại dấu ấn lõm sau khi bỏ ngón tay ra.
+ Ấn không lõm: Do phù cứng hoặc phù nhiều đợt, da dày và cứng.
+ Nếu bệnh nhân nằm nhiều: Phù ở lưng, mặt sau đùi, vùng xương cùng…
- Tuy nhiên phát hiện phù có thể khó hơn do ứ nước chưa nhiều, lâm sàng chưa rõ. Có
thể bệnh nhân tăng tới 3 kg mà vẫn không thấy phù, cần theo dõi cân nặng hàng ngày để
phát hiện phù.



Hình: Phù ở mặt

Hình: Phù ở tay


Chân phải

Chân trái

2. Tiếp cận chẩn đoán phù
- Dựa vào:
+ Hỏi bệnh
+ Khám nhận định tính chất của phù
+ Phát hiện các triệu chứng kèm theo
+ Các thăm dò cận lâm sàng
2.1. Hỏi bệnh cần chú ý
- Giới tính và tuổi: Phụ nữ có thai, phù vô căn ở phụ nữ 30 – 50 tuổi, phụ nữ > 60 tuổi
và béo phì (suy van tĩnh mạch chi dưới).
- Tiền sử gia đình: Phù có di truyền (phù bạch mạch bẩm sinh, phù mạch – thần kinh di
truyền).
- Tiền sử bản thân:
+ Bệnh lý huyết khối – tắc mạch, có thể đang được điều trị thuốc chống đông.
+ Bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ tạo huyết khối.
+ Đái tháo đường đang điều trị insulin.
+ Bệnh lý ung thư, u lympho.
+ Sau phẫu thuật.
+ Sự liên quan với vòng kinh ở phụ nữ: Phù trước mỗi kỳ kinh do estrogen gây
giữ muối và nước. Phù vô căn có tính chu kỳ nhưng không liên quan tới chu kỳ
kinh.



+ Yếu tố khởi phát:


Thuốc: Estrogen, corticoide, thuốc giãn mạch (amlodipin, nifedipin), thuốc
lợi tiểu (dừng thuốc lợi tiểu đột ngột), tiêm Interleukin-2 điều trị ung thư…



Sau tiêm vaccin, vết đốt của côn trùng.



Thức ăn: Nhiễm ký sinh trùng, dị ứng thức ăn.

2.2. Nhận định tính chất phù
- Vị trí: Toàn thân hay khu trú, xuất hiện đầu tiên ở đâu?
+ Phù toàn thân:


Phù mềm, đối xứng hai bên.



Phù do giảm albumin máu (giảm áp lực keo): Thường phù toàn thân rõ.



Phù do bệnh thận: Thường xuất hiện ở mặt trước sau đó xuất hiện ở hai chi
dưới rồi phù toàn thân.


+ Phù khu trú:


Phù một chân, một hoặc hai tay: Tắc tĩnh mạch, tắc bạch mạch, liệt cơ.



Phù một bên cơ thể: Tổn thương thần kinh trung ương gây ảnh hưởng các
sợi vận mạch hoặc liệt làm giảm sự dẫn lưu máu tĩnh mạch và bạch mạch
một bên.



Phù ở mặt: Dị ứng, suy giáp.

- Mức độ (phù nhiều hay ít) và tiến triển (phù xuất hiện nhanh hay chậm): Nên theo dõi
cân nặng.
+ Phù do hội chứng cầu thận thường phù nhẹ hoặc trung bình, tiến triển chậm.
+ Phù do hội chứng thận hư thường phù to toàn thân, tiến triển nhanh.
- Phù mềm hay phù cứng? Màu sắc, độ dày và sự nhạy cảm của da?
+ Phù toàn thân: Phù mềm, không đau.
+ Phù do viêm (viêm mô tế bào, viêm nhiễm tại chỗ): Phù kèm theo da nóng, đỏ,
đau, có thể kèm theo loét da. Ngoài ra có thể nổi hạch tại chỗ và sốt.
+ Tắc tĩnh mạch: Phù kèm theo tím và đau, đau tăng khi sờ nắn.
+ Da dày, cứng, đỏ, ấn không lõm hoặc lõm ít: Do phù cứng hoặc phù tái đi tái lại
nhiều lần, phù lâu.


+ Mề đay, ngứa: Tình trạng dị ứng.

+ Tổn thương loét, sắc tố ở da: Do thiểu dưỡng.
- Sự liên quan với thời gian và với tư thế người bệnh:
+ Phù do suy tim thời kỳ đầu: Phù hai chi dưới, buổi sáng không phù, phù xuất
hiện về chiều hoặc khi đứng lâu.
+ Phù do bệnh thận không thay đổi theo thời gian và tư thế bệnh nhân, tuy nhiên
nếu cuối ngày hoặc bệnh nhân đứng nhiều có thể phù ở mặt sẽ nhẹ hơn và hai chi
dưới phù nhiều hơn, bệnh nhân nằm nhiều sẽ phù tập trung ở phần thấp (mặt sau
đùi, vùng lưng, vùng xương cùng, bộ phận sinh dục), hoặc nằm nghiêng một bên
sẽ gây phù không đối xứng.
- Liên quan với chế độ ăn nhạt:
+ Phù do viêm cầu thận, suy tim, xơ gan: Ăn nhạt đỡ phù.
+ Phù do hội chứng thận hư hoặc giảm albumin huyết thanh: Ăn nhạt không đỡ
phù.
2.3. Các triệu chứng kèm theo
a. Phản ánh mức độ ứ nước
- Tình trạng màng phổi, màng bụng, màng tim, màng tinh hoàn: Tràn dịch màng
phổi, cổ trướng, tràn dịch màng tim và màng tinh hoàn có thể gặp trong phù toàn
thân (dịch thấm), tuy nhiên cũng là những dạng phù khu trú, cần chú ý tìm các
nguyên nhân gây tràn dịch như viêm (viêm phúc mạc), lao, carcinome (dịch tiết).
- Số lượng nước tiểu 24 giờ: Số lượng nước tiểu 24 giờ ít đi khi phù tiến triển, có
thể thiểu niệu (tiểu < 500 ml/24 giờ) hoặc vô niệu (tiểu < 100 ml/24 giờ).
- Khó thở, có ran ở phổi: Suy tim, phù phổi cấp…
b. Phản ánh cản trở cơ giới trên hệ tuần hoàn
- Tuần hoàn bàng hệ: Vùng ngực (tĩnh mạch chủ trên), vùng hạ sườn phải và
thượng vị (tĩnh mạch cửa), vùng bẹn và hạ vị (tĩnh mạch chủ dưới).
- Da và niêm mạc xanh tím do tắc tĩnh mạch: Ở môi, mặt, cổ (tĩnh mạch chủ trên),
ở các chi.
c. Triệu chứng bệnh lý các cơ quan khác: Cần thăm khám toàn diện, nhưng cần chú ý:
- Suy thận: Tăng huyết áp, thiếu máu…
- Suy tim: Khó thở, tim to, nhịp ngựa phi, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, ran ở phổi…



- Xơ gan: Hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Triệu chứng của suy giáp/cường giáp.
- Tình trạng dinh dưỡng.
- Có thai: Phù do thai kỳ.
d. Thăm dò cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu:


Ure, creatinin



Protein, albumin: Giảm áp lực keo



Mỡ máu



AST, ALT, bilirubin, prothrombin: Tổn thương gan



Hormon tuyến giáp




Pro-BNP: Suy tim



D-dimer: Huyết khối tĩnh mạch

- Xét nghiệm nước tiểu:


Hồng cầu niệu: Viêm cầu thận



Protein niệu: Âm tính (phù không do bệnh thận), mức độ nhẹ (suy tim),
trung bình (viêm cầu thận), nhiều (hội chứng thận hư).

- Xét nghiệm chất dịch (Dịch màng phổi, dịch ổ bụng…): Định lượng protein, phản ứng
Rivalta, ly tâm tìm tế bào lạ, phản ứng PCR lao, nuôi cấy tìm trực khuẩn lao, nuôi cấy
tìm vi khuẩn...
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm tim (chẩn đoán suy tim), siêu âm Doppler mạch (viêm
tắc tĩnh mạch)…
V. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY PHÙ THƯỜNG GẶP
1. Các nguyên nhân gây phù toàn thân
1.1. Bệnh thận
- Là nguyên nhân gây phù hay gặp trên lâm sàng.
a. Cơ chế:


Mao quản cầu thận bị tổn thương:







Giảm diện tích lọc → giảm mức lọc cầu thận → Giảm thể tích dịch đến
ống lượn xa → không đào thải đủ Natri à giữ NaCl → giữ nước à dịch
ngoài tế bào tăng à gây phù.



Là cơ chế chính trong hội chứng cầu thận cấp, mạn.

Giảm áp lực thẩm thấu keo:


Nước ra ngoài lòng mao mạch → phù và giảm thể tích tuần hoàn → giảm
mức lọc cầu thận → giảm Natri niệu → giữ nước → phù.



Là cơ chế phù trong hội chứng thận hư.

b. Đặc điểm:


Phù trắng, mềm, ấn lõm.




Thường xuất hiện ở mi mắt, ở mặt trước (mô mềm và lỏng lẻo hơn), nhất là buổi
sáng (do tư thế nằm tối hôm trước), rồi phù xuống chi dưới và phù toàn thân.



Không thay đổi theo tư thế bệnh nhân và thời gian trong ngày.



Thường kèm cổ trướng tự do, tràn dịch màng phổi.



Có thể phù não (ít gặp), phù phổi cấp (ở người bệnh có phù và tăng huyết áp, suy
tim kèm theo).

c. Nguyên nhân: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư, suy thận
cấp, suy thận mạn. Ngoài ra bệnh thận có thể kết hợp với suy tim, suy dinh dưỡng...
- Viêm cầu thận cấp:


Điển hình nhất là sau nhiễm liên cầu.



Sau nhiễm liên cầu 2 – 3 tuần xuất hiện phù, đái ít, tăng huyết áp, đái máu đại thể
hoặc vi thể.




Phù nhẹ (nặng mi mắt) hoặc trung bình (phù toàn thân rõ).



Ăn nhạt đỡ phù.



Có tăng thể tích tuần hoàn.



Xét nghiệm nước tiểu: Protein niệu trung bình 1 – 3 g/24h, hồng cầu niệu.

- Hội chứng thận hư:


Phù nhiều, tiến triển nhanh, phù toàn thân rõ.



Có thể kèm theo cổ trướng, tràn dịch màng phổi, màng tim (số lượng ít), màng
tinh hoàn.




Bệnh nhân có thể có thiếu thể tích tuần hoàn.




Protein niệu cao ≥ 3,5 g/24h.



Hồng cầu niệu.



Protein máu giảm ≤ 60 g/L, Albumin máu giảm ≤ 30 g/L.



Tăng mỡ máu.



Ăn nhạt không đỡ phù.



Cơ chế giữ muối, natri và gây phù trong hội chứng thận hư do Albumin niệu
nhiều gây giảm albumin máu nặng  giảm áp lực keo huyết tương  khởi phát các
cơ chế gây giữ muối và nước:


Tăng hoạt động hệ TK giao cảm à co mạch thận, tăng giải phóng renin.




Hệ RAA: Tăng hoạt động của Angiotensin II gây co mạch thận, giữ muối
và nước, tăng sản xuất aldosteron.



Ống thận kháng với ANP.



Tăng mở kênh natri ở tế bào biểu mô ống thận.



Tăng số lượng và hoạt động kênh Na/K ATPase.
Hệ thống Renin-angiotensinHội chứng thận hư

Albumin niệu nhiều

aldosterone
Hệ thống thần kinh giao cảm
Arginine-vasopresin

Giảm albumin máu

Giảm áp lực keo huyết tương

Ariral Natriuretic
(ANP)
Giữ muối vàPeptide
nước


Phù

Dịch từ trong lòng mạch máu ra ngoài lòng
mạch máu
Giảm thể tích máu động mạch hiệu dụng

H. Rondon-Berrios. Nefrologia
2011;31(2):148-54

Hình: Cơ chế phù do Hội chứng thận hư
- Viêm cầu thận mạn:


Có thể có tiền sử viêm cầu thận cấp hoặc hội chứng thận hư.



Thường là phù nhẹ (nặng mí mắt) hoặc trung bình (phù toàn thân rõ).



Ăn nhạt đỡ phù.




Tăng huyết áp.




Tăng thể tích trong lòng mạch.



Giai đoạn muộn: Tăng huyết áp, thiếu máu, suy thận mạn.



Xét nghiệm: Protein niệu, hồng cầu niệu.

- Suy thận cấp:


Có nguyên nhân cấp tính: Bệnh cầu thận cấp, hoại tử ống thận cấp, tắc nghẽn sau
thận cấp tính…



Thiểu niệu hoặc vô niệu.



Ure, creatinin, kali máu tăng cao dần.



Toan chuyển hoá.

- Suy thận mạn:



Có nguyên nhân mạn tính: Bệnh cầu thận mạn, bệnh ống - kẽ thận mạn, đái tháo
đường, tăng huyết áp…



Phù thường nhẹ hoặc trung bình.



Kèm theo tăng huyết áp, thiếu máu.



Tăng thể tích trong lòng mạch.



Ure, creatinin, axit uric máu tăng cao dần, tăng kali máu, toan chuyển hóa.

1.2. Suy tim
- Đặc điểm:


Chủ yếu phù chi dưới, phù mềm, ấn lõm.



Hay xuất hiện về chiều, sau khi người bệnh đứng lâu, và nhẹ bớt lúc sáng sớm khi

người bệnh ngủ dậy, giai đoạn muộn phù sẽ thường xuyên và toàn thân.



Nghỉ ngơi, chế độ ăn nhạt có thể làm bớt phù.



Có thể cổ trướng và tràn dịch màng phổi.



Giai đoạn đầu khó thở nhẹ, khi gắng sức; giai đoạn muộn có khó thở thường
xuyên



Khám thấy tim to, nhịp ngựa phi…



Gan to, mềm, có thể có tính chất gan đàn xếp, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan
tĩnh mạch cổ (+).




Có thể phát hiện bệnh lý tim mạch dẫn đến suy tim: Hẹp van hai lá, tăng huyết
áp…




Protein mức độ nhẹ.

- Cơ chế phù trong suy tim: Có nhiều cơ chế phối hợp.


Tăng tích tụ máu tại tim và tĩnh mạch à tăng áp suất thuỷ tĩnh trong tĩnh mạch +
mao mạch toàn thân à phù.



Giảm thể tích máu động mạch hiệu quả à kích hoạt hệ giao cảm gây co mạch
thận, kích hoạt hệ RAA à ứ natri và nước à phù tăng.



Tăng nồng độ aldosteron (do tăng tiết và kéo dài thời gian bán huỷ).



Tăng áp lực TM toàn thân à tăng áp lực trong ống ngực à giảm dẫn lưu bạch
huyết à phù tăng.



Tăng Endothelin à co mạch thận, ứ natri .




Tăng Arginin-Vasopressin à tăng giữ nước, tăng tác dụng co mạch của
Angiotensin II.



Tăng ANP và BNP nhưng không đủ ngăn phù + tăng đề kháng tác dụng của ANP
và BNP.

1.3. Xơ gan
- Đặc điểm:


Phù chủ yếu hai chi dưới, phù trắng, mềm và ấn lõm.



Thường kèm cổ trướng.



Tuần hoàn bàng hệ (cửa – chủ).



Triệu chứng khác của xơ gan: Vàng da, sao mạch, lách to, giãn tĩnh mạch thực
quản…



Áp suất TM cảnh bình thường/thấp.




Không có protein ở nước tiểu.



Có thể phát hiện nguyên nhân dẫn đến xơ gan: Nghiện rượu, viêm gan virus B,
viêm gan virus C…

- Cơ chế: Có nhiều cơ chế phối hợp.




Tăng áp lực TM cửa à tăng thể tích máu nội tạng, tăng tạo bạch huyết + ứ natri ở
gan, giảm thể tích máu động mạch hiệu quả.



Giảm albumin huyết thanh + giảm thể tích máu ĐM hiệu quả à kích thích hệ
RAA, các dây thần kinh giao cảm ở thận và các cơ chế giữ muối và nước khác.



Nồng độ aldosteron máu tăng do gan mất/giảm khả năng chuyển hoá.



Tăng sản xuất prostaglandin (PGE2 và PGI2) à giảm ứ natri tại thận (à chống chỉ

định dùng NSAIDs).



Cổ trướng do tăng áp lực TM cửa + nghẽn bạch mạch tại gan + giảm albumin
máu.



Phù ngoại vi xuất hiện do giảm albumin máu nặng.



Cổ trướng to à tăng áp suất trong ổ bụng à cản trở dòng máu chảy về từ chi dưới
à tăng phù ở chi dưới.

Hình: Các triệu chứng của xơ gan
1.4. Suy dinh dưỡng


- Chủ yếu phù chi dưới, có khi phù toàn thân.
- Phù mềm và ấn lõm.
- Không liên quan đến thời gian trong ngày hoặc với tư thế người bệnh.
- Giảm protein huyết thanh, giảm mỡ máu.
- Không có protein niệu.
- Nguyên nhân: Ăn thiếu protein kéo dài, hội chứng kém hấp thu, bệnh đường ruột gây
mất protein, các nhiễm khuẩn mạn tính (lao), các bệnh ác tính (ung thư, nhất là ung thư
ống tiêu hoá).
2. Các nguyên nhân gây phù khu trú
2.1. Tắc tĩnh mạch



Do viêm tắc TM, chèn ép bên ngoài tĩnh mạch.



Phù thường một chi, nhất là chi dưới.



Giai đoạn đầu phù mềm, ấn lõm, giai đoạn sau ấn không lõm.



Kèm theo hơi tím, đau, đau tăng lên khi sờ nắn.



Có thể sốt.



Nằm nghỉ và gác chân cao đỡ phù.



Siêu âm Doppler mạch giúp chẩn đoán xác định.

Hình: Viêm tắc tĩnh mạch chân trái
2.2. Hội chứng trung thất





Nguyên nhân: Khối u gây chèn ép TM chủ trên.



Phù ở vai, cổ, mặt trước lồng ngực (phù áo khoác).



Kèm theo tím, tuần hoàn bàng hệ.



Các dấu hiệu khác do chèn ép: Giọng khàn, nuốt khó, khó thở thanh quản…

Hình: Phù áo khoác trong u trung thất
2.3. Dị ứng


Xuất hiện đột ngột quanh mắt, miệng, mất đi nhanh nếu được xử trí kịp thời.



Kèm theo mề đay, ngứa.




Nặng có thể phù thanh môn gây khó thở cấp.



Có thể do dị ứng thuốc hoặc thức ăn.

2.4. Do thuốc


Gây co mạch thận: Chống viêm giảm đau non-steroide, cyclosporine.



Thuốc hạ huyết áp:


Nhóm giãn mạch trực tiếp: Hydralazine, Methyldopa, Clonidine,
Minoxidil…



Nhóm chẹn kênh calci: Amlodipine, Nifedipine…



Nhóm đối kháng alpha adrenergic.



Hormon steroid: Glucocorticoide, estrogen, progestin à tăng tái hấp thu natri ở

thận à giữ muối và nước.



Liệu pháp miễn dịch (Il-2): tổn thương mao mạch.


2.5. Thiếu vitamin B1 (Tê phù thể ướt)


Nguyên nhân: Ăn uống thiếu, rối loạn tiêu hoá, nghiện rượu.



Vitamin B1 là thành phần của carboxylase giúp chuyển acid pyruvic thành năng
lượng. Thiếu vitamin B1 à ứ đọng acid pyruvic và acid lactic à giãn mạch à phù,
có thể tràn dịch màng tim.



Phù chủ yếu và bắt đầu từ hai bắp chân, bắp chân căng to, tức, ấn lõm ít.



Có thể phù ở mắt cá, cẳng chân sau đó phù có thể xuất hiện ở mặt và toàn thân.



Không liên quan tới thời gian và tư thế bệnh nhân.




Ăn nhạt không đỡ phù.



Tim to + dấu hiệu của suy tim.



Giảm/mất phản xạ gân xương (gân gót, gân gối).

2.6. Tắc bạch mạch


Do bất thường bẩm sinh hoặc thứ phát sau phẫu thuật (cắt hạch nách điều trị ung
thư vú), ung thư di căn, nhiễm trùng mạn tính (giun chỉ).



Giai đoạn đầu phù trắng, mềm, ấn không lõm, rất đau.



Nổi đường đi của bạch mạch thành đường nóng đỏ.



Có các hạch bạch huyết tương ứng sưng đỏ và đau.




Giai đoạn sau da và tổ chức dưới da trở nên dày và cứng.

2.7. Suy giáp


Do thâm nhiễm mucopolychacarid, acid hyaluronic, chondroitin ở mô kẽ + tăng
tính thấm mao mạch với albumin.



Phù mi mắt, nhất là mi dưới.



Có thể có tràn dịch màng tim.



Da mặt dày, mất nếp nhăn, màu vàng sáp.



Bàn tay, bàn chân dày, ngón to; lưỡi to, dày, nói khàn.

2.8. Cường giáp


Hiếm gặp.




Phù niêm do tích luỹ glycosaminoglycan.



Phù chủ yếu trước xương chày, đôi khi cả ở bàn chân.




Da dày, sần sùi, màu nâu hoặc tím đỏ.

Hình: Phù niêm trước xương chày
2.9. Phù do viêm


Phù tại chỗ quanh vùng bị viêm, kèm theo sưng nóng đỏ, do tăng tính thấm thành
mạch quanh vùng bị viêm.

Hình: Viêm mô tế bào chân trái ở bệnh nhân Hội chứng thận hư
2.10. Phù do thai kỳ


Xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ, do thai chèn ép tĩnh mạch chậu.



Xuất hiện ở hai chân, thường không đều nhau, hết sau đẻ.




Tuy nhiên phù ở một bệnh nhân có thai cần chú ý nguyên nhân do tiền sản giật
(phù kèm theo tăng huyết áp, protein niệu, có thể suy giảm chức năng thận) hoặc
do bệnh thận có sẵn khởi phát (hội chứng thận hư, suy thận).

VI. TÓM TẮT
- Phù có thể do nhiều cơ chế, vì vậy phù là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Cần
phải kết hợp giữa khám lâm sàng và các biện pháp cận lâm sàng phù hợp để tìm
nguyên nhân gây phù. Đây là mục tiêu cơ bản của khám phù.
- Cần phân biệt phù toàn thân và phù khu trú. Nếu phù toàn thân có giảm albumin
máu nặng cần tìm nguyên nhân do hội chứng thận hư, xơ gan và suy dinh dưỡng.


Nếu không giảm albumin máu cần tìm nguyên nhân do suy tim, viêm cầu thận và
suy thận.
- Trên lâm sàng, bệnh thận, suy tim và xơ gan là những nguyên nhân chính của
phù toàn thân.
Tài liệu tham khảo:
1. Trường Đại học Y Hà Nội. Triệu chứng học Nội khoa.
2. Eugene Braunwald: Edema. Harrison’s principles of internal medicine. 16 th edition.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×