Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Tác động của mức lương tối thiểu đến tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.77 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

Nguyễn Thị Ngọc Hoan

TÁC ĐỘNG CỦA MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU
ĐẾN TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
CỦA LAO ĐỘNG TRẺ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

Nguyễn Thị Ngọc Hoan

TÁC ĐỘNG CỦA MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU
ĐẾN TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
CỦA LAO ĐỘNG TRẺ

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:

8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM KHÁNH NAM

Tp. Hồ Chí Minh – năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu “Tác động của mức lương tối thiểu đến tình trạng
thất nghiệp của lao động trẻ” là do tôi thực hiện nghiên cứu với sự hướng dẫn của
TS. Phạm Khánh Nam.
Các dữ liệu được thu thập và nội dung trong nghiên cứu này là trung thực. Kết
quả của nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm các nội dung trong toàn bộ nghiên cứu.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 09 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hoan


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .......................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ..................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
1.4. Cấu trúc luận văn .............................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .............................................................5
2.1. Lược khảo lý thuyết .........................................................................................5
2.1.1. Các khái niệm ...........................................................................................5
2.1.2. Mô hình lý thuyết thị trường lao động và mức lương tối thiểu ................7
2.2. Các nghiên cứu liên quan...............................................................................11
2.2.1. Các nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của mức lương tối thiểu đối với
tình trạng thất nghiệp ........................................................................................11
2.2.2. Các nghiên cứu chỉ ra mức lương tối thiểu không có tác động hoặc tác
động không đáng kể đối với tình trạng thất nghiệp ..........................................15
2.2.3. Các nghiên cứu chỉ ra tác động của mức lương tối thiểu lao động dưới
góc độ khác .......................................................................................................17
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................22
3.1. Mô hình nghiên cứu và định nghĩa biến ........................................................22
3.2. Phương pháp kinh tế lượng ............................................................................26
3.2.1. Mô hình tĩnh................................................................................................26
3.2.2. Mô hình động ..............................................................................................29


3.3. Dữ liệu ...........................................................................................................32
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................34
4.1. Thống kê mô tả bộ dữ liệu .............................................................................34
4.1.1 Biến tổng số lao động trẻ thất nghiệp (UEMP) ...........................................34
4.2.2 Biến mức lương tối thiểu (MW) ..................................................................38
4.2.3. Biến kiểm soát ............................................................................................38
4.3. Hệ số tương quan ...........................................................................................41
4.4. Kết quả hồi qui ...............................................................................................42
4.5. Kiểm tra tính đáng tin cậy của kết quả ước lượng – Ước lượng GMM ........44

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................................47
5.1. Kết luận ..........................................................................................................47
5.2. Hàm ý chính sách ...........................................................................................48
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo ........................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FEM

: Mô hình tác động cố định

GMM

: Phương pháp ước lượng mômen tổng quát

ILO

: Tổ chức lao động Quốc tế

OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Pooled OLS : Phương pháp bình phương nhỏ nhất dạng gộp
REM

: Mô hình tác động ngẫu nhiên


WB

: Ngân hàng thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1

Mô tả các biến

Bảng 4.1

Bảng mô tả biến tổng số lao động trẻ thất nghiệp theo nước

Bảng 4.2

Hệ số tương quan

Bảng 4.3

Kết quả ước lượng

Bảng 4.4

Kết quả mô hình động


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1


Đồ thị histogram về tổng số lao động trẻ thất nghiệp

Hình 4.2

Đồ thị histogram về logarit tổng số lao động trẻ thất nghiệp

Hình 4.3

Đồ thị thanh mô tả mức lương tối thiểu theo nước

Hình 4.4

Đồ thị so sánh tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ và lao động có độ
tuổi từ 25 – 54 theo nước

Hình 4.5

Mức độ tham gia công đoàn qua các năm

Hình 4.6

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 20 – 24


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu tác động của mức lương tối thiểu đến tình trạng thất
nghiệp của lao động trẻ ở các nước trên thế giới bằng việc sử dụng phương pháp
bình phương bé nhất kết hợp phương pháp mômen tổng quát GMM và các mô hình
hồi quy khác nhau là mô hình tác động cố định hay mô hình tác động ngẫu nhiên.
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của mức lương tối thiểu đến

tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ tại các quốc gia sử dụng dữ liệu 47 nước từ
năm 2000 đến năm 2016, bằng chứng thực nghiệm cho thấy:
1. Mức lương tối thiểu tăng thì số lao động trẻ thất nghiệp càng tăng
2. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 25 – 54 và tỷ lệ dân số độ tuổi 20 – 24 của
một quốc gia càng cao thì số lao động trẻ thất nghiệp của quốc gia đó càng
cao.


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
“Giải quyết được vấn đề lao động trẻ, một trong những thách thức của xã hội và
thị trường lao động là rất quan trọng, không những giúp quốc gia tăng trưởng
bền vững và toàn diện mà còn thúc đẩy công việc trong tương lai và sự gắn kết
xã hội”.
(Deborah Greenfield, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức lao động thế giới)
Như Greenfield đã nói, lao động trẻ là lực lượng rất quan trọng trong lực lượng
lao động của một quốc gia. Do đó, vấn đề việc làm cho lao động trẻ vẫn là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà chính sách. Theo Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO, 2018), tỷ lệ thanh thiếu niên thất nghiệp trên toàn thế giới đạt
đỉnh điểm ở cuộc khủng hoảng năm 2009 và tính tới thời điểm 2018 đã giảm đáng
kể, tuy nhiên ở nhiều nơi trên thế giới, tỷ lệ này vẫn cao hơn mức trước khủng
hoảng kéo theo tình trạng thất nghiệp dai dẳng và thiếu cơ hội việc làm chất lượng
làm ảnh hưởng đến sự phát triển của lao động trẻ. Năm 2017, ước tính lao động trẻ
chiếm 35% tổng số người thất nghiệp trên toàn thế giới. Trước khủng hoảng 2009
ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ toàn cầu năm 2008 là 12,3% và ổn định ở
mức 13% ở năm 2016 sau khủng hoảng và năm 2018 tăng nhẹ lên 13,1%. Theo Báo
cáo xu hướng việc làm toàn cầu cho thanh niên của ILO (2017), từ 1997 đến 2017,

dân số thanh niên tăng 139 triệu người, trong khi đó lực lượng lao động thanh niên
lại giảm 35 triệu người, phản ảnh tỷ lệ lao động trẻ giảm sút so với lực lượng lao
động từ 21,7% xuống 15,5% và ước tính có 70,9 triệu lao động thanh niên thất
nghiệp năm 2017 toàn cầu.
Ảnh hưởng của mức lương tối thiểu đến thị trường lao động là một vấn đề đang
được quan tâm hiện nay của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Trong những năm gần
đây, các quốc gia thiết lập hoặc chú trọng vào mức lương tối thiểu để hạn chế mức


2

lương thấp và tạo ra các công việc đúng nghĩa. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của
mức lương tối thiểu có thể hỗ trợ giải quyết các thách thức trong việc cải thiện tình
trạng thất nghiệp, thu nhập, lao động trẻ, lao động có thu nhập thấp, …Sự ảnh
hưởng của mức lương tối thiểu đến nền kinh tế đã gây ra nhiều tranh cãi từ khi ra
đời (Fuchs và cộng sự, 1998). Theo Stigler (1946), dù được thiết lập với mục tiêu
giảm nghèo và thúc đẩy sự công bằng trong tiền lương, mức lương tối thiểu vẫn bị
chỉ trích vì những bất lợi tiềm tàng đối với thị trường lao động, phần lớn tập trung
vào nội dung làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt ở lao động có tay nghề thấp. Mặc
dù đã được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều thập kỷ, tuy nhiên vẫn chưa có kết luận
chung cả về phương thức tác động và mức độ tác động của mức lương tối thiểu.
Theo Ferraro và cộng sự (2018), ở trên thế giới, mức lương tối thiểu đã tăng lên
nhưng vẫn còn câu hỏi gây tranh cãi thực tế về tác động của mức lương tối thiểu đối
với việc làm. Zlatkute (2017) cho rằng đa số các nghiên cứu có kết quả tác động
tiêu cực, tuy nhiên đa số ở các thị trường lao động linh hoạt, tác động tiêu cực lại
không đáng kể. Trong khi đó, Stewart (2004b) và Butcher và cộng sự (2012) nói
rằng chứng cứ ngày càng tăng ở các nước phát triển đã gợi ý rằng mức lương tối
thiểu có tác động không đáng kể hoặc không ảnh hưởng đến mức độ lao động
chung. Ưu và nhược điểm của mức lương tối thiểu còn gây nhiều tranh cãi hơn
trong bối cảnh các nền kinh tế đang phát triển với tình trạng thất nghiệp, tiền lương

thấp, tồn tại việc làm phi chính thức, … đang nổi lên trong nền kinh tế thế giới
(Muravyev và Oshchepkov, 2013).
Đề tài này nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của mức lương tối thiểu đến tình
trạng thất nghiệp của lao động trẻ trên thế giới. Bài viết sử dụng mô hình được đề
xuất bởi Neumark và Wascher (2004) để kiểm soát biến số lao động trẻ thất nghiệp
và đo lường mức độ ảnh hưởng của mức lương tối thiểu lên tình trạng thất nghiệp
của nhóm lao động này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu sau đây:


3

(1) Đánh giá tác động của mức lương tối thiểu đến tình trạng thất nghiệp ở lao
động trẻ. Luận văn sẽ thực hiện so sánh giữa mô hình tác động cố định và mô hình
tác động ngẫu nhiên để chọn ra một mô hình tốt nhất để thực hiện kiểm định tác
động của mức lương tối thiểu đến tình trạng thất nghiệp ở lao động trẻ.
(2) Vận dụng kết quả nghiên cứu để đề ra một số kiến nghị đối với mức lương
tối thiểu và tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ ở Việt Nam. Thông qua kết quả
nghiên cứu, tác giả tìm thấy mối liên hệ giữa mức lương tối thiểu với tình trạng thất
nghiệp của lao động trẻ ở các nước trên thế giới. Vì vậy, bài nghiên cứu dựa trên
tình hình phát triển của thị trường lao động tại Việt Nam để đưa ra các chính sách
phù hợp góp phần giảm tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn dựa trên số liệu tỷ lệ thất nghiệp, mức lương
tối thiểu, tổng số lao động và tổng số lao động thất nghiệp của 47 quốc gia từ năm
2000 đến 2016.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương chính với cấu trúc như sau:
- Chương 1 : Phần mở đầu. Phần đầu tiên giới thiệu tính cấp thiết của đề tài,

mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp thực hiện tổng quát và cấu
trúc của luận văn.
- Chương 2 : Tổng quan lý thuyết. Phần tiếp theo trình bày các khái niệm, lý
thuyết liên quan đến thất nghiệp và mức lương tối thiểu; lược khảo các nghiên cứu
thực nghiệm; và đề xuất mô hình nghiên cứu.
- Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu. Phần này mô tả chi tiết trình tự, cách
thức thực hiện, định nghĩa các biến trong mô hình, phương pháp ước lượng và dữ
liệu.


4

- Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Nội dung phần này mô tả thực
trạng, kết quả thực nghiệm, kiểm định kết quả và thảo luận.
- Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Dựa vào kết quả thu được trình
bày trong chương 4, chương này đúc kết các kết quả nghiên cứu chính, trình bày các
hàm ý chính sách phát triển nhằm giảm tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ ở
Việt Nam.


5

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Lược khảo lý thuyết
2.1.1. Các khái niệm
Để đánh giá tác động của mức lương tối thiểu đến tình trạng thất nghiệp của lao
động trẻ, cần phải có đo lường đúng về cả hai yếu tố: mức lương tối thiểu và thất
nghiệp.
“Mức lương tối thiểu là số tiền mà người lao động phải trả lương cho công việc

được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, không thể giảm xuống
mức thấp hơn bởi thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động.”
(Tổ chức lao động Thế giới)
Theo ILO, mục đích của việc thiết lập mức lương tối thiểu là để bảo vệ người
lao động trước mức lương quá thấp từ người sử dụng lao động, là chính sách để
thúc đẩy giải quyết tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng giữa lao động nam và lao
động nữ bằng việc xác lập mức lương tương ứng cho công việc mang lại giá trị như
nhau.
Mức độ hiệu quả của mức lương tối thiểu thể hiện qua 3 điểm sau:
- Sự phủ sóng – tác động bảo vệ đến tất cả người lao động, bao gồm phụ nữ,
lao động trẻ hay người nhập cư, … bất kể ngành nghề;
- Cấp độ - điều chỉnh ở mức thích hợp đảm bảo nhu cầu của người lao động và
gia đình họ;
- Sự tuân thủ - người sử dụng lao động tuân thủ quy định về tiền lương tối
thiểu.
Ngoài ra, ở Việt Nam, định nghĩa mức lương tối thiểu như sau:


6

“Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc
giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu
sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.”
(Điều 91 Bộ luật lao động Việt Nam, 2012)
Thất nghiệp là việc ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được một việc
làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc
(Công ước số 102 của ILO, 1952).
Người thất nghiệp bao gồm toàn bộ những người trên độ tuổi làm việc được
quy định vào thời gian được chỉ định hoặc một tuần cụ thể, cụ thể:
- Người lao động có việc làm, bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị đình chỉ

tạm thời; những người không có việc làm và tìm kiếm việc làm;
- Những người sẵn sàng làm việc trong thời gian quy định và đang tìm việc
làm; những người chưa bao giờ làm việc trước đó hoặc người đã nghỉ hưu;
- Những người không có việc làm và đang tìm kiếm công việc;
- Những người bị sa thải tạm thời hoặc vô thời hạn;
Người không được coi là thất nghiệp bao gồm:
- Những người có ý định thành lập doanh nghiệp riêng, nhưng chưa thực hiện;
những người không tìm kiếm việc làm;
- Những người lao động trong gia đình không làm việc hoặc tìm kiếm việc
làm.
Theo Báo cáo từ Hội nghị quốc tế về thống kê lao động lần thứ 13 (1982), thất
nghiệp có thể phân thành 2 loại:
- Thất nghiệp tạm thời: có thể đo lường trực tiếp bởi lực lượng lao động và các
cuộc điều tra hộ gia đình để phản ánh sự thiếu việc làm, xảy ra khi người lao
động làm việc ít hơn thời gian bình thường và đang tìm kiếm việc làm mới hoặc
làm thêm.


7

- Thất nghiệp cơ cấu: phản ánh sự mất nguồn lực lao động hoặc sự mất cân đối
giữa lao động và các yếu tố sản xuất khác, hay nói cách khác là sự mất cân đối
giữa nhu cầu sử dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động. Đặc điểm
nhận biết loại thất nghiệp này là thu nhập thấp, kỹ năng hạn chế, năng suất
thấp. Cần phân tích nhiều loại dữ liệu như thu nhập và mức độ kỹ năng, các
biện pháp năng suất, … để nghiên cứu về loại thất nghiệp này.
Tỷ lệ thất nghiệp biểu thị tỷ lệ số người thất nghiệp trên lực lượng lao động,
được tính như sau:
Số người thất nghiệp x 100
Tỷ lệ thất nghiệp (%) =

Lực lượng lao động
2.1.2. Mô hình lý thuyết thị trường lao động và mức lương tối thiểu
Nghiên cứu của Neumar và Wascher (2004) dựa trên mô hình bổ sung chính
sách của thị trường lao động được phát triển bởi Coe và Snower (1997).
Giả sử nền kinh tế có đầu vào là lao động và đầu ra là sản lượng. Một nhân viên
tạo ra doanh thu thực tế a (a > 0) và nhận mức lương thực tế w, khi đó lợi nhuận
mỗi nhân viên (a – w) là số dương.
Gọi L là tổng số người trong lực lượng lao động (L > 0) và V là tổng số vị trí
tuyển dụng trên thị trường lao động. Để đơn giản hơn, tác giả giả định mỗi người
lao động chỉ sống trong một khoảng thời gian cố định. Vậy trong từng thời kỳ sẽ có
L người lao động sẽ gia nhập vào thị trường lao động.
Những người lao động chia làm hai loại:
- Những người nhiệt tình tìm việc là những người muốn tìm việc và có thể tạo
ra doanh thu a mỗi người


8

- Những người không nhiệt tình tìm việc là những người không sẵn sàng tìm
kiếm việc làm, họ chỉ giả vờ tìm kiếm để đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất
nghiệp và không tạo ra doanh thu nếu được thuê.
Gọi  (0 <  < 1) là tỷ lệ người lao động nhiệt tình tìm việc trên tổng lực lượng
lao động. Xác suất một vị trí tuyển dụng còn trống phù hợp với một người nhiệt tình
tìm việc là:
L
 =   

V 

(1)


với 0    1 và ’ > 0 khi 0 <  < 1.
Xác suất một người nhiệt tình tìm việc tìm thấy một công việc là:
V
 =   
 L 

(2)

với 0    1 và ’ > 0 khi 0 <  < 1.
Gọi  là chi phí cố định để tìm kiếm được một người lao động cho vị trí cần
tuyển dụng:
L
  
 1 

V
 aw

(3)

Tỷ lệ thất nghiệp u là:
u = 1 – 

(4)

Gọi độ khan hiếm của thị trường lao động là :
=

V

L

với mức độ khan hiếm cân bằng:

(5)


9

 


* = 1 
 
  a 1  w  

1

(6)

Chia lực lượng lao động L thành lao động có kỹ năng Ms và lao động không có
kỹ năng Mn và tổng số vị trí tuyển dụng V thành vị trí cần kỹ năng Vs và vị trí không
cần kỹ năng Vn.
Gọi s, n lần lượt là tỷ lệ người lao động nhiệt tình tìm việc có kỹ năng và
người lao động nhiệt tình tìm việc không có kỹ năng trong tổng lực lượng lao động
và s, n lần lượt là xác suất một công việc cần kỹ năng kết hợp với một lao động có
kỹ năng và xác suất một công việc không cần kỹ năng kết hợp với một lao động
không có kỹ năng, ta có:
 M 
s  s  s s 

 Vs 

(7)

  L  Ms  
n  n  n

Vn



(8)

với 0  i  1 và i’ > 0 khi 0 < i < 1, với i = s, n
Tương tự, xác xuất s một lao động có kỹ năng tìm thấy công việc cần kỹ năng
là:
 V 
s  s  s 
 s M s 

(9)

và xác suất n một lao động không có kỹ năng tìm thấy một công việc không cần kỹ
năng là:


10




Vn
n  n 

 n  L  M s  

(10)

với 0  i  1 và i’ > 0 khi 0 < i < 1, với i = s, n
Gọi ws và wn lần lượt tương ứng với mức lương của lao động có kỹ năng và lao
động không có kỹ năng; s, n tương ứng với chi phí tuyển dụng cố định cho vị trí
lao động có kỹ năng và lao động không có kỹ năng; i là tỷ lệ người lao động nhiệt
tình tìm kiếm việc làm.
Mức độ khan hiếm của thị trường lao động trong hai lĩnh vực có kỹ năng và
không có kỹ năng là:
 

i
i   1 
 
  ai 1  w  

1

*

(11)

Tỷ lệ thất nghiệp của người lao động có kỹ năng và không có kỹ năng là:
ui = 1 – i  (i*)


(12)

Tỷ lệ thất nghiệp tổng hợp là:



u  1  s s  s* 

 ML  1        L LM
*

s

n

n

n

s

(13)

Giả sử tác động của mức lương tối thiểu được gắn với người lao động không có
kỹ năng, nói cách khác ws và wn là tiền lương có từ cân bằng Nash và wmin là mức
lương tối thiểu được chính phủ quy định, với giả định ws < wmin < wn.
Khi đó, mức độ khan hiếm của thị trường lao động trong hai lĩnh vực có kỹ
năng vẫn không thay đổi (như phương trình (12)) và của lao động không có kỹ năng
trở thành:



11

n

min


 n

 n 1 
min  
 an  w  


1

(14)

Vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp của lao động không có kỹ năng sẽ cao hơn so với khi
không có quy định mức lương tối thiểu:
un min  1    n min   un

(15)

Tỷ lệ thất nghiệp tổng hợp cũng cao hơn:
M
L  Ms
u min  1   s  n*   s  1  n  n*  
u

L
L

(16)

2.2. Các nghiên cứu liên quan
2.2.1. Các nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của mức lương tối thiểu đối với
tình trạng thất nghiệp
Nhiều nghiên cứu ở riêng các quốc gia chỉ ra tác động tiêu cực của mức lương
tối thiểu đến việc làm, như nghiên cứu của Betcherman (2013) tìm thấy những tác
động tiêu cực từ các nghiên cứu ở các quốc gia Brazil, Trinidad và Tobago, Costa
Rica, Indonesia và Hungary. Nghiên cứu của Sen và cộng sự (2011) sử dụng dữ liệu
khắp các tỉnh của Canada từ năm 1981 đến 2004 để ước lượng tác động của mức
lương tối thiểu đến tỷ lệ thất nghiệp của thanh thiếu niên, và rộng hơn là tình trạng
đói nghèo của từng tỉnh. Nghiên cứu thiết lập mối liên kết giữa thất nghiệp của
thanh thiếu niên và xác suất một hộ gia đình rơi vào mức đói nghèo. Mức lương tối
thiểu cao hơn dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp thanh thiếu niên giảm, dẫn đến những gia
đình này có thu nhập thấp trước đó sẽ càng nghèo đói hơn. Những quan điểm ủng
hộ tăng mức lương tối thiểu nhằm hỗ trợ người có thu nhập thấp cần xem xét lại.
Một gia đình có thu nhập thấp không nhất thiết được hưởng lợi từ việc tăng lương
tối thiểu. Tác giả kết luận rằng Đạo luật tiền lương tối thiểu công bằng năm 2007
dẫn đến thất nghiệp thanh thiếu niên nhiều hơn và đói nghèo hơn, tăng mức lương


12

tối thiểu là một công cụ không có tác dụng trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ
nghèo.
Pereira (2003) nghiên cứu mức lương tối thiểu và thất nghiệp ở lao động trẻ ở
Bồ Đào Nha. Tác giả so sánh tăng trưởng việc làm độ tuổi 18 – 19 với độ tuổi 20 –

25 và 30 – 35 bằng việc sử dụng “phương pháp tự nhiên” để đánh giá tác động của
mức lương tối thiểu giai đoạn 1986 - 1988. Kết quả cho thấy tác động tiêu cực đáng
kể, có dấu hiệu số việc làm và số giờ làm việc của lao động trẻ giảm và giảm nhiều
hơn so với lao động lớn tuổi hơn. Portugal và Cardoso (2006) phân tích tác động
của mức lương tối thiểu đối với sự tham gia thị trường lao động của lao động Bồ
Đào Nha. Phân tích tổng hợp cho thấy rằng tăng mức lương tối thiểu dường như
không ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm cho lao động nhóm tuổi cụ thể nào. Tuy
nhiên, khi các công ty đóng cửa do tăng lương tối thiểu, các lao động trẻ lại chiếm
tỷ lệ phải tìm kiếm việc làm cao, làm thay đổi quá trình chuyển đổi công việc, việc
làm giảm. Người lao động thất nghiệp khó tìm việc làm hơn.
Gorry (2013) xây dựng mô hình để tìm kiếm mối quan hệ giữa thất nghiệp của
lao động trẻ với mức lương tối thiểu ở các tiểu bang của Hoa Kỳ. Đầu tiên, tác giả
phân lao động trẻ thành hai loại: lao động thiếu kinh nghiệm và lao động giàu kinh
nghiệm. Lao động trẻ thiếu kinh nghiệm gia nhập thị trường lao động và trở nên
giàu kinh nghiệm, từ đó nâng cao năng suất trung bình và khả năng tìm kiếm việc
làm. Kết quả cho thấy sự kết hợp giữa mức lương tối thiểu và kinh nghiệm của lao
động trẻ có ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở lực lượng này. Ngoài
ra, nghiên cứu còn dự báo mức lương tối thiểu của Hoa Kỳ tăng sẽ làm tăng tỷ lệ
thất nghiệp cho lao động trẻ và giải thích được tại sao tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp lại
cao hơn Hoa Kỳ.
Bossler và Gerner (2016) nghiên cứu ở Đức, đất nước vừa ban hành mức lương
tối thiểu từ 1 tháng 1 năm 2015. Nghiên cứu dựa trên so sánh sự khác biệt của tác
động của mức lương tối thiểu đến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng và không bị ảnh
hưởng bởi chính sách này, bên cạnh đó còn có quan điểm người sử dụng lao động ít


13

bị ảnh hưởng bởi mức lương tối thiểu hơn người lao động. Mức lương tối thiểu có
thể gây ra sự lan toả tiền lương trong thị trường bằng cách tăng tiền lương của

người lao động với mức lương theo giờ đã cao hơn mức tối thiểu bắt buộc. Kết quả
cho thấy tình trạng mất việc làm bị tác động bởi mức lương tối thiểu.
Muravyev và Oshchepkov (2013) tận dụng dữ liệu phong phú và thể chế đặc
biệt để xem xét hiệu quả của thị trường lao động dưới tác động của mức lương tối
thiểu ở Nga bao gồm 89 khu vực trong 10 năm. Kết quả cho thấy mức lương tối
thiểu tăng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ từ 15 – 24 tuổi và không có
dấu hiệu tác động đến lao động ở độ tuổi 25 – 72 tuổi, bao gồm cả lao động nữ.
Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra được ảnh hưởng của mức lương tối thiểu đến việc
làm không chính thức. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu bổ sung thêm cho quan
điểm mức lương tối thiểu là một công cụ chính sách để giải quyết đói nghèo và bất
bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên tác động này dường như làm gia tăng tỷ lệ thất
nghiệp để tạo ra các việc làm không chính thức với thu nhập thấp hơn và thiếu hụt
an sinh xã hội.
Laporšek (2013) thảo luận trường hợp của các nước thuộc Liên minh Châu Âu
(EU) trong giai đoạn 1996 đến 2011. Nghiên cứu phát hiện tác động đáng kể của
mức lương tối thiểu đến tình trạng thất nghiệp của thanh thiếu niên, đáng kể hơn ở
lực lượng thanh niên. Mỗi quốc gia thành viên của EU có một hoặc một số hình
thức của mức lương tối thiểu, đa số có mức lương tối thiểu chung, một số quốc gia
như Đan Mạch, Áo, Đức, … đặt mức lương tối thiểu theo ngành hoặc theo mức độ
nghề nghiệp của thỏa thuận tập thể. Các kết quả tương tự với một số nghiên cứu
trước đây khi cho rằng có những tác động tiêu cực đáng kể của mức lương tối thiểu
đối với việc làm của thanh thiếu niên. Giữa các nước có hay không có phân biệt
mức lương tối thiểu cho lao động trẻ, kết quả ước lượng không khác nhau nhiều.
Các quốc gia có mức lương tối thiểu thấp hơn có tình trạng giảm việc làm thấp hơn
so với các nước có mức lương tối thiểu thống nhất. Về các vấn đề khác của thị
trường lao động, đa số sẽ có tác động tiêu cực, ngoại trừ các nước có mật độ công


14


đoàn cao sẽ có xu hướng có tỷ lệ việc làm cao hơn. Các ước tính thực nghiệm về
mức ảnh hưởng của mức lương tối thiểu đến việc giảm việc làm của thanh thiếu
niên giữa các nước EU cho kết quả phù hợp với lý thuyết tân cổ điển, dù độ cao
giãn cao hơn, điều này có thể được giải thích bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế 2009 và các thể chế của thị trường lao động.
Theo Zlatkute (2017), mặc dù mức lương tối thiểu có thể cải thiện kinh tế của
một cá nhân, nó lại ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế của Lithuania, như đóng góp
vào tăng trưởng tiền lương nhưng lại không hỗ trợ tăng năng suất, làm ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh của thị trường lao động. Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra
rằng, tăng mức lương tối thiểu làm ảnh hưởng đến triển vọng tìm kiếm việc làm của
lao động trẻ và lao động không có kỹ năng.
Jia (2014) ước lượng từ dữ liệu thu thập ở 28 tỉnh tại Trung Quốc giai đoạn
1993 đến 2013 bằng phương pháp khác biệt trong sự khác biệt DID. Kết quả cho
thấy rằng có sự không đồng nhất về ảnh hưởng của sự thay đổi mức lương tối thiểu
đến lao động nam và nữ, trong khi lao động nam không bị ảnh hưởng và giờ làm
việc của họ tăng lên sau khi tăng lương tối thiểu thì lao động nữ lại bị giảm việc làm
và giờ làm việc lại không thay đổi. Điều này dẫn đến việc phụ nữ ở vị trí khó khăn
hơn và khi áp dụng mức lương tối thiểu, các công ty có xu hướng tăng giờ làm việc
của lao động nam. Ngoài ra, so sánh giữa các lao động có trình độ học vấn khác
nhau, tác động của mức lương tối thiểu chỉ có ở lao động có ít học vấn hơn. Tác giả
đề nghị quy định mức lương tối thiểu cho những nhóm đối tượng cố định như
những phụ nữ kém học vấn hoặc quy định mức lương tối thiểu theo giờ để công
bằng và phù hợp với cả hai lao động toàn thời gian và bán thời gian. Bên cạnh đó,
cần có nhiều chính sách giải quyết vốn nhân lực để giảm nhẹ các tác động tiêu cực
của việc tăng lương tối thiểu. Bài nghiên cứu cho thấy một điểm khác biệt so với
các nghiên cứu trước ở các nước phát triển, đó là tăng lương tối thiểu có thể dẫn đến
giảm giờ làm việc, tác giả cho rằng nguyên nhân là do các khoản lương khác nhau
và các chính sách lương tối thiểu được áp dụng tại Trung Quốc khác so với các



15

nước phát triển. Ở Trung Quốc, lao động toàn thời gian được áp dụng mức lương tối
thiểu hàng thàng và lao động bán thời gian thì áp dụng mức lương tối thiểu theo
giờ; các doanh nghiệp lựa chọn sa thải hoặc tăng giờ làm để giảm chi phí thay vì
giảm giờ làm như các nước phát triển.
2.2.2. Các nghiên cứu chỉ ra mức lương tối thiểu không có tác động hoặc tác
động không đáng kể đối với tình trạng thất nghiệp
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra mức lương tối thiểu không ảnh hưởng đến việc làm
hoặc tác động không đáng kể. Stewart (2004a) cho thấy việc làm không bị ảnh
hưởng bởi việc áp dụng mức lương tối thiểu quốc gia ở Anh. Stewart (2004b) cho
rằng sự ra đời của mức lương tối thiểu ở Anh không có bất kỳ sự tác động nào đáng
kể đến việc làm của lực lượng lao động, kể cả lao động trẻ. Tác giả đã sử dụng ba
bộ dữ liệu khác nhau với số liệu riêng lẻ để ước tính tác động và kết quả không tìm
thấy tác động đáng kể nào. Dolton và cộng sự (2012) cũng xem xét tác động này đối
với việc làm và bất bình đẳng ở Anh và tìm thấy các hiệu ứng tích cực hay tiêu cực
phụ thuộc vào các phương pháp ước lượng khác nhau, sau đó thực hiện nghiên cứu
lại và không tìm thấy tác động nào. Nghiên cứu của Linde Leonard và cộng sự
(2014) cho rằng các nhà hoạch định chính sách có thể điều chỉnh mức lương tối
thiểu khi hiệu quả việc làm cao và có xu hướng tăng. Neumark và Wascher (2004)
chỉ ra rằng những ảnh hưởng tiêu cực chỉ xảy ra đối với những lao động có trình độ
và tay nghề thấp, còn đối với những công việc cần tay nghề cao lại không bị ảnh
hưởng. Từ đó, các nhà nghiên cứu cho rằng, tăng mức lương tối thiểu như một hình
thức thúc đẩy việc loại những lao động có kỹ năng thấp ra khỏi thị trường, vì người
sử dụng lao động sẽ có xu hướng thuê những lao động có tay nghề cao với mức
lương ổn định, dẫn đến việc làm của lao động có tay nghề thấp giảm, trong khi mục
đích ban đầu của việc đưa ra mức lương tối thiểu là để hỗ trợ họ.
Nghiên cứu của Harasztosi và cộng sự (2015) cho thấy mức lương tối thiểu
không ảnh hưởng đến tình trạng việc làm của Hungary. Hầu hết các công ty tăng



16

lương thay vì giảm việc làm khi mức lương tối thiểu tăng, vì họ cho rằng mức lương
tối thiểu vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với hiệu quả lao động chung.
Šuminas (2015) dựa trên 3 quan điểm: cách tiếp cận tân cổ điển là việc làm
giảm sau khi tăng mức lương tối thiểu; mức lương tối thiểu là chất xúc tác cho hoạt
động nâng cao năng suất và tiền lương; mô hình độc quyền liên quan đến chi phí
tuyển dụng. Mô hình chuỗi thời gian đơn giản được sử dụng để ước tính tác động
của mức lương tối thiểu đến việc làm của Lithuania. Kết quả cho thấy các tác động
tiêu cực, tuy nhiên rất nhỏ, không đáng kể. Năng suất được cho là một trong những
lý do tại sao tăng lương tối thiểu nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm.
Ngoài ra mức độ tăng lương tối thiểu nhẹ cũng góp phần không nhỏ đến tác động
không đáng kể trên.
Một số nghiên cứu ở Hoa Kỳ không tìm thấy tác động của mức lương tối thiểu
đến việc làm dù các nghiên cứu này sử dụng các phương pháp và dữ liệu khác nhau.
Allegretto và cộng sự (2011), O’Neill (2015) kết luận không có ảnh hưởng đáng kể
đến việc sử dụng lao động hưởng mức lương tối thiểu. Allegretto và cộng sự (2017)
đã khẳng định lại bằng nghiên cứu mới với dữ liệu nhiều hơn và kết quả vẫn không
thay đổi, mức lương tối thiểu không tác động đáng kể đến việc làm và tăng lương
của lao động thanh thiếu niên.
D. Lee và Saez (2012) cho thấy mức lương tối thiểu mặc dù tác động tiêu cực
đến việc làm, tuy nhiên có thể là một lựa chọn khả thi cho các chính phủ đánh giá
phân phối lại mức lương thấp công nhân. Tác giả cho rằng mức lương tối thiểu làm
tăng lương của công nhân có tay nghề thấp bằng mức lương tối thiểu, nhưng bao
giờ cũng sẽ dẫn đến thất nghiệp không tự nguyện, làm ảnh hưởng đến phúc lợi của
người lao động mất việc làm. Phần đầu tiên của bài nghiên cứu xem xét thị trường
lao động cạnh tranh không có thuế. Mặc các phân phối lại của chính phủ từ công
nhân có lương cao đến công nhân có lương thấp, độ co giãn cầu lao động có tay
nghề thấp là hữu hạn. Đầu tiên mức lương tối thiểu sẽ mang lại hiệu quả phân phối

tích cực, nhưng theo thời gian, những người lao động cận biên sẽ mất việc. Phần thứ


×