Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.2 KB, 4 trang )

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM.
I- ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TAO VÀ PHÁT TRIỂN
1.1- Quá trình hình thành và phát triển.
Từ ngày thành lập 15-1-1956 đến nay, ngành Hàng không dân dụng Việt
nam đã hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng và các nhiệm vụ
chính trị khác do Đảng và Nhà nước giao, không ngừng khẳng định vai trò của
một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù qua các thời kỳ cách mạng trong chiến đấu ,
phục vụ chiến đấu, cũng như tham gia thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân,
từng bước hội nhập mcó kết quả vào cộng đồng hàng không thế giới và khu vực.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, trình độ phát triển và mô hình tổ chức quản lý,
có thể phân quá trình hình thành và phát triển của Nghành theo ba thời kỳ:
Thời kỳ 1956-1975 : Cục Hàng không dân dụng Việt nam trực thuộc phủ thủ
tướng nay ( là chính phủ) nhưng do Bộ quốc phòng trực tiếp quản lý, thực hiện cả
nhiệm vụ dân dụng lẫn quân sự. Với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ chiến đấu và
trực tiếp tham gia chiến đấu, bay chuyên cơ phục vụ các đồng chí lãnh đạo Đảng
và Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp giải phóng Miền nam, thống nhất Tổ quốc.
Trong thời kỳ này ngành Hàng không dân dụng Việt nam trở thành ngành
kinh tế với cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn.
Thời kỳ 1976-1989: Ngành Hàng không dân dụng Việt nam hoạt động theo cơ
chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, vừa làm chức năng quản lý Nhà nước theo
phân cấp vừa làm chức năng sản xuất kinh doanh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu được trú trọng phát triển, hoạt động vận tải
hàng không đã phủ khắp trong phạm vi cả nước. Nhưng quan hệ quốc tế chưa
được mở rộng, mức tăng trưởng còn thấp ( chỉ đạt mức bình quân 5 - 7 %/ năm).
Thời kỳ 1990- nay: Do chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của Đảng
và Nhà nước, ngành Hàng không dân dụng Việt nam có điều kiện phát triển mạnh
mẽ, mở rộng thị trường hoạt động trong nước và tăng cường quan hệ quốc tế, đạt
mức tăng trưởng khoảng 35% / năm về vận tải hàng không, kết cấu hạ tầng không
được đầu tư nâng cấp, đội ngũ cán bộ - nhân viên phát triển cả về số lượng lẫn


chất lượng, từng bước khẳng định vai trò của một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù.
Trong thời kỳ này, Ngành cũng trải qua nhiều lần thay đổi cơ bản về mô
hình tổ chức và cơ chế quản lý, tiếp cận với mô hình phổ biến trên thế giới.
1.2- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành Hàng không dân dụng Việt
nam
1.2.1- Vận tải hàng không.
Trong giai đoạn 1990 đến nay, mạng đường bay trong nước không ngừng
được mở rộng, từ một đường bay theo trục Bắc- Nam với tải cung ứng hạn chế đã
phát triển thành mạng 24 đường bay đến 19 điểm trong cả nước, nối các trung tâm
Hà nội, Đà nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với nhau và các vùng kinh tế trong
nước, vươn tới các vùng sâu, vùng xa và các chuyến bay thường lệ và không
thường lệ với tần suất bay ngày càng dầy ( riêng đường bay Hà nội- Thành phố
Hồ Chí Minh có từ 9 - 10 chuyến mỗi ngày) và tải cung ứng tăng nhanh, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại trong nước bằng đường hàng không.
Trên thị trường vận tải hang không quốc tế, từ chỗ chỉ có các đường bay đến
một số nước Đông Âu và số ít các thủ đô các nước trong khu vực ( Bang kok, vien
tiane, phnompenh), mạng đường bay quốc tế đi / đến Việt nam đã vươn rộng ra
gần hết các châu lục, trở thành một thị trường đầy cạnh tranh sôi động với sự tham
gia của hai doanh nghiệp Việt nam ( VietNam Airlines và Pacific Airlines) và 21
hãng hàng không nước ngoài bay thường lệ và nhiều hãng nước ngoài bay thuê
chuyến. Đến nay, Việt nam đã có đường bay Thương mại thường lệ thẳng đến 19
thành phố lớn thuộc Đông - Bắc Á, (7), Đông - Nam Á (6) , Trung đông (1), Châu
Âu (3) và Châu Úc (2) . Ngoài ra bằng phương thức hợp đồng trao đổi, VietNam
Airlines còn vượt xa đến các điểm khác của Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.
Khối lượng vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế trong giai đoạn
1991-1997 đều tăng nhanh. Về vận tải hàng không trong nước, khối lượng vận
chuyển tính trong năm 1996 so với năm 1991 tăng gấp 7 lần về hành khách và sấp
xỉ 9 lần về hàng hoá. nhờ chính sách bảo hộ thị trường của Nhà nước để bảo vệ
quyền lợi quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế, nên toàn bộ khối lượng vận
chuyển hàng không trong nước đều do các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt

nam thực hiện, còn thị phần của phía Việt nam trên thị trường quốc tế tăng đáng
kể, đặc biệt là đối với thị trường hành khách.
Biểu 1: Kết quả vận chuyển hành khách và hàng hoá trên thị trường vận tải hàng
không Việt nam chỉ tính trong giai đoạn 1992-1997 như sau:
1991 1992 1993 1994 1995 1996 92-97
Vận tải hàng không
- Hành khách
+tốc độ tăng trưởng
- Hàng hoá
+tốc độ tăng trưởng

917
_
18,38
_
1.441
51,7
27,32
48,6
1.899
31,8
32,12
17,6
2.713
42,9
43,39
35,1
3.554
31,0
61,10

40,8
4.149
16,7
79,02
29,3
Vận tải trong nước
- Hành khách
+tốc độ tăng trưởng
- Hàng hoá
+tốc độ tăng trưởng
253
_
3,00
_
465
83,3
3,58
19,2
682
46,8
3,58
19,2
1.050
53,9
11,44
97,1
1.400
37,1
20,50
79,1

1.716
19,1
26.97
31,5
Vận tải quốc tế
- Hành khách
+tốc độ tăng trưởng
+thị phần Việt nam
- Hàng hoá
+tốc độ tăng trưởng
+thị phần Việt nam
664
_
33,36
15,38
_
20,46
976
47,0
38,92
23,74
54,3
28,50
1.217
24,7
40,75
26,31
10,8
29,93
1.663

36,6
44,30
31,95
21,4
30,60
2.114
27,1
46,36
40,60
27,1
35,96
2.433
15,0
46,54
52,05
28,2
36,63

×