Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CTVN CHI NHÁNH 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.89 KB, 16 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU
DÙNG VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CTVN CHI
NHÁNH 1
4.1 Dự báo xu hướng phát triển tín dụng tiêu dùng trên thị trường VN 2010
Tuy chịu nhìêu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nhìn chung
tình hình kinh tế - xã hội vẫn có những thuận lợi tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế
cũng như tới khuynh hướng tiêu dùng trong tương lai.Điều này sẽ mang lại một khoản lợi
nhuận lớn cho các NHTM khi tung ra các sản phẩm TDTD thu hút nhiều khách hàng.Cụ
thể như sau:
_ Phát triển dân số : Việc tăng mạnh lực lượng lao động và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích
thích việc tiêu dùng. Dự báo sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế
tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới.
_ Thị trường tiêu dùng : Thị trường tiêu dùng 2010 sẽ phát triển tiềm năng của thị trường
nội địa, tiếp tục chuyển biến khởi sắc mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư kinh doanh và
người tiêu dùng. Năm 2009 được xem là năm thị trường tiêu dùng Việt Nam có những
bước phát triển đáng kể, đặc biệt là thị trường bán lẻ .
+ Thị trường bán lẻ : Với xu hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới và trong nước,
sức mua của người dân ngày càng tăng cao, nhiều chuyên gia dự báo thị trường bán lẻ
nước ta sẽ tăng trưởng khoảng 20 – 25% trong năm 2010. Hiện nay người tiêu dùng đã
quan tâm hơn đến hệ thống siêu thị và các cửa hàng tiện ích. Bởi nếu như trong năm 2007
có 66% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua sắm tại siêu thị, thì cuối 2008 con số này đã lên
tới 96%. Tần suất mua sắm tại cửa hàng tiện ích, siêu thị cũng ngày càng tăng, từ 2
lần/tháng trong giai đoạn 2005 – 2007, lên 3 lần/tháng trong năm 2008, và nâng lên 4 –
5/tháng trong năm 2009.Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất
đang ở tuổi 22 - 55, chiếm tới 70,29% dân số Việt Nam. Chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam dự
kiến đạt 53 tỉ USD vào năm 2010.
+ Phân khúc tiêu dùng : Hiện tại phân khúc tiêu thụ ở Việt Nam vẫn chưa rõ nét.
Phân khúc thị trường sẽ tác động đến sự phát triển quảng cáo, những giải pháp thị trường.
Và trên hết là sự phát triển mạnh của sản phẩm và sự thúc đẩy tiêu thụ, đặc biệt là tại các
thành phố lớn
_ Thị trường bất động sản: Thị trường BĐS nước ta đã hình thành và phát triển một cách


nhanh chóng, dự đoán trong năm 2010, thị trường này tiếp tục có những bước phát triển
khởi sắc. Đánh giá về phân phúc thị trường được quan tâm đầu tư nhiều trong thời gian tới,
hiện nay thị trường đang tập trung vào phân khúc căn hộ có giá trung bình và thấp. Nhiều
nhà phát triển dự án cũng đang nhắm đến thị trường số đông này. Tuy nhiên, thị trường
còn cơ hội cho tất cả các phân khúc, vì một khi đã có quá nhiều nhà đầu tư tập trung vào
80% thị trường thì phân khúc 20% còn lại sẽ vẫn tốt cho các nhà đầu tư biết tách mình ra
khỏi đám đông.
_ Thị trường tài chính ngân hàng : phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cùng sự hỗ trợ đắc
lực của hệ thống công nghệ thông tin đang trở thành xu hướng tất yếu và sự cạnh tranh gay
gắt của các NHTM hiện nay.Các dịch vụ Internet Banking, Home Banking, PC banking,
mobile banking…. Điển hình là ACB với dịch vụ NHBL đa năng và có chất lượng,
Techcombank đang trên bước đường hoàn thiện dịch vụ bán lẻ, …
4.2. Chiến lược và định hướng phát triển tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh
Định hướng năm 2010 của NHCT VN trong hoạt động tín dụng là tiếp tục giữ vững
vị thế là một NH có tầm cỡ lớn, tiềm lực tài chính dồi dào. Tập trung nguồn vốn tài trợ
những dự án lớn tầm cỡ quốc gia, mở rộng và thúc đẩy quan hệ tín dụng với các DN lớn,
có uy tín. Đồng hành với việc phát triển song song và đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, hướng
tới mở rộng nguồn vốn đối với các DNVVN, DN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.Cho vay
nền kinh tế sẽ tăng 30%,Tỷ lệ nợ nhóm 2 dưới 3%, Nợ xấu dưới 2%. Trong xu hướng
chung của hội nhập, NHCT phấn đấu trở thành một trong những NH bán lẻ hàng đầu tại
Việt Nam.
Về phía Chi nhánh : tập trung thay đổi cơ cấu dư nợ theo hướng an toàn hiệu quả, luôn
chú trọng đến chất lượng tín dụng ( đảm bảo chất lượng tín dụng trong mức cho phép, nợ
xấu chỉ chiếm 4,45 %/ tổng dư nợ ),mở rộng nhiều hình thức cho vay tiêu dùng ( đặc biệt
là vay tiêu dùng có TSBĐ phục vụ du học, mua sắm…). Đồng thời coi trọng việc xử lý nợ
tồn đọng .Định hướng cho vay tiêu dùng của chi nhánh là mở rộng cho vay đối với khách
hàng có tình hình tài chính lành mạnh. Đồng thời cơ cấu lại tỷ trọng cho vay theo ngành
nghề, giảm dần dư nợ cho vay ngành có rủi ro cao như BĐS, chứng khoán và cho vay
không có TSBĐ…Thường xuyên bám sát đơn vị cho vay kinh doanh BĐS nắm bắt tình
hình đơn vị để có những đối sách kịp thời và hạn chế tối đa nợ xấu.Bên cạnh đó, hỗ trợ

phục vụ cho đối tượng khách hàng là tiểu thương kinh doanh chợ hoặc sản xuất vốn là đối
tượng khách hàng có nhiều tiềm năng phát triển trên địa bàn chợ Bến Thành, các chợ lân
cận và địa bàn sản xuất kinh doanh khác tại TP.Hồ Chí Minh.
4. 3 Những đề xuất để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng
4.3.1 Một số đề xuất đối với Vietinbank chi nhánh 1:
4.3.1.1 Mở rộng mạng lưới hoạt động
Công tác mở rộng mạng lưới hoạt động là một phần trong chiến lược phân phối, nó
góp phần tích cực vào việc mở rộng hoạt động tín dụng của Chi nhánh: huy động được
nguồn vốn lớn từ các tổ chức kinh tế, xã hội và dân cư trên địa bàn. Đồng thời cung cấp
các dịch vụ, tiện ích cho các đối tượng có nhu cầu một cách nhanh chóng, qua đó giảm chi
phí giao dịch, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới cần phải chú ý đến tính hiệu quả. Bởi vì, đi kèm
với nó là các chi phí phát sinh như: trụ sở phải khang trang nhằm tạo ấn tượng ban đầu với
khách hàng, trang thiết bị làm việc phải hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu của công việc... Vì
vậy, việc cân nhắc lựa chọn địa điểm giao dịch là rất quan trọng: đó phải là nơi tập trung
đông cơ quan, doanh nghiệp và dân cư, từ đó sẽ xuất hiện các nhu cầu về tín dụng, về các
dịch vụ ngân hàng khác.
Thực tế, trong ba năm qua, Chi nhánh có tốc độ phát triển mạng lưới cao nhất từ trước đến
nay, mỗi năm mở mới 3 PGD và nâng tổng số mạng lưới của Chi nhánh là 12 đơn vị, bao
gồm 1 trụ sợ chính và 11 PGD (5 PGD loại 1 và 6 PGD loại 2), tăng gấp đôi so với năm
2007. Và đặc biệt năm 2009 Chi nhánh đã mở được 3 PGD loại 1 (đạt 100% kế hoạch) với
trụ sở khang trang tại những vị trí đắc địa và có tiềm năng phát triển kinh tế tài chính là :
PGD Lý Thái Tổ- đóng tại mặt tiền đường Lý Thái Tổ, PGC Nguyễn Thái Học ngay ngã tư
đường Nguyễn Thái Học và Cô Giang, quận 1; PGD Trung Sơn- thuộc khu dân cư Trung
Sơn, huyện Bình Chánh nhưng nằm ngay trên đường Nguyễn Văn Cừ nối dài.
4.3.1.2 Nâng cao chất lượng thẩm định
Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh bằng các biện pháp
thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh, thường xuyên kiểm tra kiểm soát trước trong
và sau khi vay. Món vay phải kiểm soát nhiều lần để nắm tình hình biến động tiền hàng và
có hướng thu nợ sử lý kịp thời khi có chiều hướng xấu

Muốn hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, thì NH phải thực hiện đúng và
đầy đủ các quy định và quy trình cho vay theo đúng văn bản chế độ tín dụng của ngành, và
các quy định của NHNN về phòng ngừa rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó Ngân hàng phải làm
tốt công tác thẩm định cho mỗi dự án, món vay. - Phải nâng cao chất lượng thu thập và xử
lý thông tin. Các thông tin phải được kiểm tra tính chính xác kỹ càng trước khi phân tích.
Muốn vậy thông tin phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu, phải thu
thập thông tin một cách thường xuyên, nên có một bộ phận chuyên thu thập thông tin để
lượng thông tin được cập nhật hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực.
-Ngân hàng nên tiến hành lập phòng hoặc nhóm chuyên trách thẩm định dự án. Để
công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, Ngân hàng có thể quy định đối với những dự án có số
vốn lớn hơn một mức nào đó thì phải có một bộ phận chuyên trách thẩm định, như vậy
công việc thẩm định sẽ toàn diện hơn và bao quát hơn.
4.3.1.3 Định vị thương hiệu Vietinbank_ NH bán lẻ đa năng trong tâm trí khách
hàng.
Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất là dịch vụ
ngân hàng bán lẻ (NHBL). Mục tiêu của dịch vụ NHBL là khách hàng cá nhân, nên các
dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện và thường xuyên, tập trung vào dịch vụ tiền gửi và
tài khoản, vay vốn, mở thẻ tín dụng... Khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm
và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin.
Các NHTM Việt Nam đã và đang phát triển dịch vụ NHBL, đây là xu thế tất yếu, phù hợp
với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, phục vụ đối tượng
khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho các ngân hàng quản lý rủi ro hữu
hiệu, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, định hướng kinh doanh, thị trường
sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.
4.3.1.4 Nhóm giải pháp về sản phẩm :
Chính sách sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá
nhân.Đặc điểm của SPDV NH mang tính vô hình, vì vậy NH cần hữu hình hóa các SPDV
của mình trong nhận thức người tiêu dùng. Cu thể :
Đa dạng hóa SPDV, hoàn thiện và mở rộng danh mục SPDV:
Đa dạng hóa nhưng không trùng lặp, tạo điểm nổi bật trên thị trường. Không nên

đồng nhất tất cả một tỷ lệ nhất định cho một sản phẩm cụ thể. Hoàn thiện các thuộc tính cơ
bản của SPDV sẽ giúp duy trì khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới, làm cho
SPDV trở nên hấp dẫn bằng cách hoàn thiện quy trình, đơn giản hóa thủ tục nghiệp vụ.Ví
dụ :
Mở rộng danh mục Sản phẩm cho vay tín chấp với nhiều đối tượng khách hàng bao
gồm : Cho vay CBNV bao gồm CBNV làm việc tại NHCT, CBNV tại đơn vị nhận chi trả
lương qua thẻ. Cho vay CB quản lý điều hành (QLĐH) bao gồm CB QLĐH làm việc tại
NHCT, CBQLĐH tại đơn vị nhận chi trả lương qua thẻ. Cho vay sinh viên có bảo lãnh của
nhà trường hoặc cam kết của phụ huynh.
Với sự bảo lãnh của công ty và tài khoản lương qua thẻ tại NH của các khách hàng
vay tín chấp, NH sẽ hạn chế được rủi ro và dễ thẩm định tư cách khách hàng qua quá trình
công tác của họ. Dù tín chấp tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro nhưng nếu quy định rõ ràng,
cụ thể với quy trình quản lý chặt chẽ và với tiềm lực tài chính vững mạnh thì đây chính là
thị trường đầy tiềm năng để NHCT khai thác và mở rộng trong tầm kiểm soát đặc biệt là
trong hoàn cảnh kinh tế như hiện nay.
NHCT cần đẩy mạnh và thu hút khách hàng ở hai nghiệp vụ TDTD ngắn hạn khá
hấp dẫn an toàn và mang lại nguồn thu từ phí dịch vụ cao đó là thẻ tín dụng và thấu chi qua
tài khoản, dựa trên tài sản đảm bảo tiền vay có tính thanh khoản và an toàn hơn là cầm cố
sổ tiết kiệm, cổ phiếu hay chứng từ có giá khác.
Đa dạng hóa thời hạn cho vay :
Bên cạnh đó, ứng với mỗi đối tượng khách hàng tùy theo nhu cầu và tình hình tài
chính cụ thể, NH có thể đa dạng hóa thời hạn cho vay không chi là 5 năm ( với mua xe mới
) là 4 năm ( xe qua sử dụng ) hay nếu khách hàng có thu nhập cao, có khả năng trả nợ sớm
cho khoản vay mua nhà ở ( 20 năm ) hay nhà dự án hoặc xe ô tô , xây dựng sữa chựa nhà
( 5 năm) như hiện nay, NH có thể rút ngắn thời hạn vay trong hợp đồng tín dụng ký kết
với khách hàng thay vì hoàn tất thủ tục trả nợ trước hạn. Vì với vay tiêu dùng, thời hạn vay
càng dài, lãi suất càng cao và số tiền phải hàng kỳ trả càng lớn.
Tăng cường các dịch vụ tiện ích nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm TDTD tại
chi nhánh :
Tăng cường các sản phẩm tiện ích_ các thuộc tính bổ sung mang lại lợi ích cho

khách hàng khi sử dụng Điều này được thể hiện ở việc xây dựng gói sản phẩm CVTD
nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Không nên bán đơn thuần 1 SPDV mà
NHCT cần kết hợp bán chéo bán thêm các SPDV dưới hình thức bán từng gói SPDV cho
từng đối tượng khách hàng.Gói sản phẩm bao gồm sản phẩm cốt lõi và sản phẩm bổ sung
kết hợp .
Đồng thời, NHCT cần nhận thức rằng, càng ngày sự khác biệt về giá (lãi suất ) của
dịch vụ ngân hàng sẽ không còn nữa, thay vào đó là sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ là
chủ yếu.
Mở rộng hợp tác với các đối tác kinh doanh :
Cần tăng cường hợp tác với các trung tâm mua sắm lớn, các siêu thị, các hãng mỹ
phẩm, công ty du lịch, bệnh viện, trường học quốc tế và trong nước và các chủ dự án đầu
tư nhà ở, đất ở, nhà dự án…để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng gián tiếp. Tuy nhiên,
việc mua lại các khoản nợ sẽ đối diện với nhiều rủi ro nên NH cần lựa chọn đối tác có uy
tín, hợp đồng ký kết phải có những điều khoản chặt chẽ, quy định quyền hạn rõ ràng nếu
khách hàng không trả được nợ và phải thẩm định kỹ lưỡng khoản nợ trước khi mua lại .
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế và triển khai những SP CVTD đa dạng :
NHCT cần hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển chiến lược sản
phẩm khách hàng cá nhân, trong đó cho vay tiêu dùng phải phù hợp với nhu cầu hiện có

×