Cảm nghĩ về ngày nhà giáo việt nam 20-11
Nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại,
ý nghĩa nhất trong những ngày ý nghĩa. Là ngày để toàn nhân loại
hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thâm, lặng lẽ, những
người ươm mầm xanh cho đất nước.
Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh
sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”.
Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo
nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Vì
vậy, khi ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những em
thơ cắp sách đến trường, từ miền xuôi đến miền ngược, từ hải đảo
xa xôi đến miền núi đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết
ơn vô hạn tời các thầy cô giáo của mình.
Là những học sinh đang ngồi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa,
là những chủ nhân tương lai của đất nước, tập thể lớp 8C chúng em
đã, đang và sẽ phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành
những người công dân có ích cho xã hội, để không phụ lòng mong
mỏi của các thầy cô, để 8C là một khóm hoa đẹp trong mái
trường ..............là một khóm hoa đẹp. Điều đó được thể hiện qua
từng giờ học, sự tiến bộ qua các tuần học của lớp, phấn đấu thi đua
giành những bông hoa điểm 8 tươi thắm nhất dâng tặng thầy cô
nhân ngày 20-11.Và hơn nữa, chúng em đang ấp ủ trong mình
những ước mơ, hoài bão, đó cũng là một động lực giúp chúng em
vươn lên.Với cá nhân em, em luôn có một ước mơ cháy bỏng là trở
thành cô giáo để đem ánh sáng văn hoá về thắp lên những tâm hồn
bé nhỏ của các em thơ tại bản làng em, tiếp bước các thầy cô dìu
dắt những em nhỏ trở thành ngưòi có ích cho xã hội.
MỘT CHUYỆN KHÁC
Sắp đến ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hầu như mọi người, ai cũng nghĩ đến
những người thầy cô yêu dấu của mình với biết bao kỷ niệm thân thương đáng
ghi nhớ. Vậy mà chính chúng ta đã có lúc là thủ phạm tạo nên dư luận không hay
về các thầy cô!
Vì vậy, cứ vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không ít thầy cô giáo bên cạnh
những niềm vui được xã hội quan tâm và tôn vinh, cũng có những nỗi buồn và
suy tư. Buồn vì phải chứng kiến những chuyện “con sâu làm rầu nồi canh” trong
ngành giáo dục được đăng tải khá nhiều trên các phương tiện thông tìn đại
chúng. Có phải hình ảnh người thầy trong xã hội ngày nay không còn như ngày
xưa nữa chăng?
Các bậc phụ huynh nên nhìn lại mình
Xã hội hiện đại ngày nay ai cũng hiểu muốn tiến thân không con đường nào tốt
hơn là học hành là để trở thành tri thức. Đó không phải là con đường duy nhất
nhưng nó lại là con đường được lựa chọn nhiều nhất.
Hơn nữa người Việt ta vốn có thói háo danh và chuộng bằng cấp, vậy nên lúc
nào việc học hành của con cái cũng được quan tâm hàng đầu. Chính vì thế mà
vai trò vị trí của người thầy trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Vì người thầy có
ảnh hưởng quyết định đến chuyện học hành và con đường tiến thân của con em
họ. Và như thế nảy sinh nhu cầu “đi thầy” của nhiều người trong xã hội. Con
mình học dốt đi thầy đã đành, học khá học giỏi cũng đi thầy. Người ta đi thầy
không lẽ mình không đi thầy …(con mình sẽ thiệt), từ đó trào lưu đi thầy nảy sinh.
“Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.
Yêu thì năm bảy đường yêu và ngày nay thì yêu thầy bằng cách “đi thầy” là
nhanh nhất. Đầu năm học nhiều vị phụ huynh kêu trời vì những khoản đóng góp
cao ngất. Trong các khoản đó có quỹ dành cho thầy …và ai dám chống lại cái
quỹ đó?
“Con hư tại mẹ cháu hư tại bà” và thầy hư là tại ..chúng ta (phụ huynh và học
sinh, sinh viên).
Những người trong nghề sư phạm có đồng lương vốn ít ỏi. Công chức nhà nước
thường tăng lương theo số năm mà giá cả thì tăng lên hàng tháng thậm chí hàng
ngày. Cuộc sống của giáo viên nước ta còn nhiều khó khăn thế nên có những
người thầy bần cùng, đành lòng nhận “phong bì” của phụ huynh học sinh hay
sinh viên.
Chúng ta cũng nên thông cảm và hiểu rằng chính chúng ta chứ không phải ai
khác đang làm xấu đi hình ảnh những người thầy. Thế nên chúng ta nên nhìn lại
mình và thông cảm hơn chứ đừng khắt khe với những suy nghĩ một chiều về
những người thầy. Lời của người xưa “Tiên trách kỉ hậu trách nhân” ngẫm lại
thấy bao giờ cũng đúng cả.
Truyền thông cần đa chiều hơn
Nếu chúng ta để ý sẽ thầy báo chí ngày nay thay vì nói đến gương người tốt việc
tốt, là các gương thầy cô giáo mẫu mực hết lòng vì nghề thì lại nói quá nhiều đến
những chuyện tiêu cực. Dạo qua các trang báo mạng chúng ta sẽ thấy nào
chuyện cô trò chửi nhau rồi ghi âm, hay chuyện cô đánh trò…. Ở cấp nào cũng
có từ mầm non tiểu học, trung học đến đại học đều có những vụ bê bối làm xấu
đi hình ảnh người thầy. Điều đáng lạ là những chuyện chẳng hay ho như vậy lại
được các trang báo coi là tin “hót” và liên tục cập nhật các tình tiết “hấp dẫn”. Và
điều dễ hiểu là những câu chuyện như vậy ngay lập tức trở thành chủ đề bàn
luận sôi nổi trên các diễn đàn, hay ở đâu đó trong các công sở và cả quán nước
ven đường. Ngược lại những bài viết về những gương thầy cô là người tốt việc
tốt thì lại được viết ít hơn và nếu có thì cũng chỉ một vài bài và sẽ bị nhanh chóng
quên lãng. Đó là điều vô lí. Phải chăng chúng ta chỉ thích đọc những cái xấu để
rồi nhìn cái gì cũng thấy xấu. Phải chăng chúng ta đã thờ ơ trước những cái đẹp
cái tốt và không tin đó là là sự thật nữa.
Hậu quả là hình ảnh tốt về những người thầy thì ít ỏi còn hình ảnh tiêu cực thì lan
đi nhanh chóng với một tốc độ kinh khủng. Và câu nói “Tiếng lành đồn gần tiếng
dữ đồn xa” càng đúng hơn trong thời đại internet.
Từ những lí do trên mà chúng ta có thể hiểu vì sao mà hình ảnh những người
thầy người cô đang bị xấu đi từng ngày. Bài viết này không hi vọng khẳng định
một điều gì cũng như không ca ngợi một điều gì. Chỉ mong ai đó đọc những dòng
này thì xin hãy thông cảm hơn với những người làm thầy. Làm thầy trong thời
buổi kinh tế thị trường thực sự không dễ chút nào…